Trang phục các dân tộc Tây Nguyên

Người Gia rai cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai (372.302 người, chiếm 29,2% dân số toàn tỉnh và 90,5% tổng số người Jrai tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Kon Tum (20.606 người), Đắk Lắk (16.129 người). Đây là dân tộc bản địa có số dân đông nhất Tây Nguyên.Thường nhật, nam đội khăn, theo lối quấn nhiều vòng trên đầu rồi buông sang một bên tai, hoặc quấn gọn ghẽ như khăn xếp của người Kinh. Khăn màu chàm. Nhìn chung nam giới Gia Rai đóng khố. Khố này thường ngắn hơn khố ngày hội, là loại vải trắng có kẻ sọc.

pptx34 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 6978 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trang phục các dân tộc Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG THẦY VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNHTrang phục các dân tộc Tây NguyênNhóm sinh viên: Trần Văn Quảng Nguyễn Xuân ĐứcGiáo viên hướng dẫn: Vũ Sinh LươngNội dungGiới thiệu các dân tộc ở Tây Nguyên.Đặc điểm trang phục từng dân tộc.Dân tộc ở Tây NguyênVùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.Ngoài người Kinh, ở Tây Nguyên còn có rất nhiều các dân tộc thiểu số như: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Cơ Ho, Nùng, Xơ Đăng, Mnông, Brâu, Thái, Mạ, Mường, Dao, Giẻ Chiêng, Chu ru...Dân tộc Gia RaiNgười Gia rai cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai (372.302 người, chiếm 29,2% dân số toàn tỉnh và 90,5% tổng số người Jrai tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Kon Tum (20.606 người), Đắk Lắk (16.129 người). Đây là dân tộc bản địa có số dân đông nhất Tây Nguyên.Thường nhật, nam đội khăn, theo lối quấn nhiều vòng trên đầu rồi buông sang một bên tai, hoặc quấn gọn ghẽ như khăn xếp của người Kinh. Khăn màu chàm. Nhìn chung nam giới Gia Rai đóng khố. Khố này thường ngắn hơn khố ngày hội, là loại vải trắng có kẻ sọc.Ngày lễ họ mang khố màu chàm, khố loại này được trang trí hoa văn màu trắng, đỏ thành các đường viền ở mép khố, đặc biệt hai đầu với các tua trên nền chàm. Có nhóm ở trần, có nhóm mang áo (cộc tay và dài tay màu chàm, khoét cổ chui đầu). Loại ngắn tay thường có đường viền chỉ màu trắng bên sườn.Dân tộc Gia RaiPhụ nữ để tóc dài búi sau gáy hoặc quấn gọn trên đỉnh đầu. Áo là loại áo ngắn, chui đầu, phổ biến là kiểu chui đầu cổ "hình thuyền". Trên nền chàm áo được trang trí các sọc hoa văn theo bố cục ngang thân áo ở cổ, vai, ống tay, giữa ngực, gấu áo và hai cổ tay áo. Đó là các sọc màu đỏ xen trắng và vàng trên nền chàm hoặc màu xanh nhạt diệp và màu chàm. Váy là loại váy hở quấn vào thân Phong cách trang trí trên váy cũng thiên về lối bố cục ngang với các đường sọc màu.Trang sức là khuyên tai,vòng cổ,vòng tay bằng bạc,dây chuyền bằng đồng hoặc hạt cườmDân tộc Ê ĐêTheo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 Người Ê Đê cư trú tập trung tại tỉnh: Đắc Lắc (298.534 người, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% tổng số người Ê Đê tại Việt Nam),Nam để tóc ngắn quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu. Y phục truyền thống gồm áo và khố.Áo có hai loại cơ bản:Loại áo dài trùm mông: Có tay áo dài, thân áo cũng dài trùm mông, có xẻ tà và khoét cổ chui đầu. Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở ngực, hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí và viền vải đỏ, trắng. Loại áo dài quá gối: Đây là loại áo dài quá gối, có khoét cổ, ống tay bình thường không trang trí như loại áo dài trùm mông ...Khố: Khố có nhiều loại và được phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí hoa văn. Áo thường ngày ít có hoa văn, bên cạnh các loại áo trên còn có loại áo cộc tay đến khủy, hoặc không tay. Nam giới cũng mang hoa tai và vòng cổ.Dân tộc Ê ĐêPhụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy. Họ mang áo váy trong trang phục thường nhật.Áo: Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ mặc kiểu chui đầu. Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo màu chàm thẫm các bộ phận được trang trí là: cổ áo lan sang hai bên bả vai xuống giữa cánh tay, cửa tay áo, gấu áo. Đó là các đường viền kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng. Đếch là tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu áo. Váy: Đi cùng với áo của phụ nữ Ê đê là chiếc váy mở quấn quanh thân. Cũng trên nền chàm, váy được gia công trang trí các sọc nằm ngang ở mép trên, mép dưới và giữa thân bằng chỉ các màu tương tự như áo. Váy loại tốt là myêng đếch, rồi đến myêng đrai, myêng piêk. Loại bình thường mặc đi làm rẫy là bong.Dân tộc Ba NaTheo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 Người Ba Na cư trú tập trung tại các tỉnh: Gia Lai (150.416 người, chiếm 11,8% dân số toàn tỉnh và 66,1% tổng số người Ba Na tại Việt Nam), Kon Tum (53.997 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 23,7% tổng số người Ba Na tại Việt Nam), Nam giới Ba Na mặc áo chui đầu, cổ xẻ. Đây là loại áo cộc tay, thân áo có đường trang trí sọc đỏ chạy ngang, gấu áo màu trắng. Nam mang khố hình chữ T theo lối quấn ngang dưới bụng, luồn qua háng rồi che một phần mông. Ngày rét, họ mang theo tấm choàng. Ngày trước nam giới búi tóc giữa đỉnh đầu hoặc để xõa. Nếu có mang khăn thì thường chít theo kiểu đầu rìu. Trong dịp lễ bỏ mả, họ thường búi tóc sau gáy và cắm một lông chim công. Nam cũng thường mang vòng tay bằng đồng.Dân tộc Ba NaPhụ nữ Ba Na ưa để tóc ngang vai, có khi búi và cài lược hoặc lông chim, hoặc trâm bằng đồng, thiếc. Họ thường đeo chuỗi hạt cườm ở cổ và vòng tay bằng đồng xoắn ốc dài từ cổ đến khủy tay. Tục xả tai phổ biến vừa mang ý nghĩa trang sức vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng của cộng đồng. Hoa tai có thể là kim loại, có thể là tre, gỗ. Phụ nữ Ba Na mặc áo chủ yếu là loại chui đầu, ngắn thân và váy. Áo có thể cộc tay hay dài tay. Váy là loại váy hở, quanh bụng còn đeo những vòng đồng và cài tẩu hút thọc vào đó.Dân tộc NùngTheo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 Đắk Lắk (71.461 người)  Đắk Nông (27.333 người),  Lâm Đồng (24.526 người), Cả nam và nữ đều mặc một loại quần cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân và các đường viền chỉ màu tập trung rõ nhất ở tà và gấu áo.Trang phục namNam giới người Nùng thường mặc áo dài ngang hông, tứ thân, may áo gần sát người, tay áo dài và rộng, cổ áo khoét tròn, áo có 7 cúc và thường có 4 túi hoặc 2 túi. Trong khi đó, trang phục của phụ nữ Nùng phong phú và đa đạng hơn.Dân tộc NùngTrang phục nữPhụ nữ Nùng mặc áo năm thân màu chàm, áo ngắn đủ che mông, áo được may rất rộng cả phần thân và tay, giúp cho cử động được thoải mái. Chiếc áo của phụ nữ Nùng được trang trí bằng cách thêm miếng vải khác màu vào cổ tay áo và phía trước ngực, thông thường là vải đen đắp lên áo chàm.Dân tộc TàyTheo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc (1.400.519 người). Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, người Tày còn di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng.  Đắk Lắk (51.285 người)Trang phục namQuần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng. Nam cũng có áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối. Ngoài ra, họ còn có thêm áo 4 thân, đây là loại áo xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và có hai túi nhỏ ở phía trước.Dân tộc TàyTrang phục nữNữ mặc áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng nhất là với thanh nữ. Trong những ngày lễ tết, họ mặc thêm chiếc áo trắng ở bên trong.Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu mỏ quạ của người Kinh.Dân tộc M’nôngTheo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 . Người M’Nông cư trú tập trung tại các tỉnh: Đắk Lắk (40.344 người, chiếm 39,3% tổng số người M’Nông tại Việt Nam), Đắk Nông (39.964 người, chiếm 38,9% tổng số người M’Nông tại Việt Nam), Lâm Đồng(9.099 người)Nam đóng khố và chiếc áo dài che quá mông. Đặc điểm chung trên những chiếc áo của nam giới M’nông là cổ tròn, thân bằng vai và mở xuống một đoạn của ngực áo nhưng được đính khuy và khuyết. Áo hở tà, vạt sau dài hơn vạt trước một chút. Áo mặc hơi chùng, đôi ống tay vừa sát. Các dải hoa văn trang trí cũng nằm trên đường biên áo.Dân tộc M’nôngTrang phục nữĐàn bà M'Nông mặc váy quấn buông dài trên mắt cá chân. Khố, váy, áo của người M'Nông có màu chàm thẫm được trang trí bằng các hoa văn truyền thống, màu đỏ rất đẹp mắt.Nữ giới còn thích quàng lên cổ những chuỗi hạt cườm ngũ sắcDân tộc Giẻ ChiêngTheo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 Người Giẻ Triêng cư trú tập trung tại các tỉnh: Kon Tum (32.644 người, chiếm 62,1% tổng số người Giẻ Triêng tại Việt Nam),  tại Đắk Lắk (78 người) và một số ít ở các tỉnh khácTrang phục namNam giới để tóc ngắn hoặc đội khăn chàm theo lối chữ nhất trên đầu. Thân ở trần hoặc mặc tấm áo, khoác ngoài chéo qua vai, màu chàm có các sọc trang trí. Họ mang khố khổ hẹp, dài không có tua, thân và các mép khố được viền và trang trí hoa văn ở hai đầu trên nền chàm. Nam cũng đeo vòng cổ, vòng ngoài khố mang chuỗi hạt vòng. Trong các dịp tết lễ, họ mang thêm tấm choàng rộng màu chàm, có các sắc màu trang trí phủ kín thân.Dân tộc Giẻ ChiêngTrang phục nữPhụ nữ Giẻ Triêng để tóc dài, quấn sau gáy. Họ không mặc áo mà mang loại váy dài, cao sát nách. Đây là loại váy ống tương đối dài rộng. Đầu váy, giữa thân và gấu váy được trang trí các sọc hoa văn màu đỏ trên nền chàm. Lối mặc có tính chất vừa váy, vừa áo này là một đặc điểm rất khác biệt của phụ nữ Gié Triêng, ít gặp ở các dân tộc khác từ Bắc vào Nam. Phụ nữ còn mang vòng tay vòng cổ.Dân tộc MạTheo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 Người Mạ cư trú tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng (31.869 người, chiếm 77,0% tổng số người Mạ tại Việt Nam), Đắk Nông (6.456 người)Trang phục namNam đóng khố, áo hở tà, vạt sau dài hơn vạt trước, về mùa đông thì nhiều người ở trần.Khố của nam giới có loại dài: loại ngắn, có loại đơn giản chỉ một màu chàm sẫm và hai đường hoa văn đơn sơ dọc theo rìa mép. Có loại ở hai đầu khố còn đính thêm những chuỗi hật cườm và đề những dải tua dài.Áo có nhiều loại: Áo dài tay, ngắn tay và cộc tay. Mùa lạnh, những người già thường khoác thêm một tấm mền.Dân tộc MạTrang phục cổ truyền của phụ nữ Mạ là họ mặc váy quần dài quá bắp chân, áo chui đầu vừa sát thân, dài tới thắt lưng và kín tà.Nữ mặc áo sát thân, dài tới thắt lưng, không xẻ tà, vạt trước và vạt sau bằng nhau, cổ áo tròn thấp. Nửa thân áo trước và sau lưng được trang trí hoa văn màu đỏ và xanh trong bố cục dải băng ngang thânNgười mạ ,đeo nhiều vòng trang sức như vòng,bông tai bằng đồng ,kền,ngà voiDân tộc Cơ HoTheo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Người Cơ Ho cư trú tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng (145.665 người, chiếm 12,3% dân số toàn tỉnh và 87,7% tổng số người Cơ Ho tại Việt Nam).Người Cơ Ho ngày xưa ăn mặc rất đơn giản: tất cả đều cởi trần, đàn ông đóng khố, phụ nữ mặc váy ngắn. Người đàn ông đóng một chiếc khố dài từ 1,5 đến 2 m, rộng và có hoa văn theo dải dọc, quấn vòng quanh bụng, luồn qua háng, để cho hai đầu khố qua phía trước và phía sau mông.Dân tộc Cơ HoPhụ nữ thì mặc váy hở quấn quanh người một vòng và dắt cạp. Váy của họ thường màu đen bố cục hình dải màu trắng viền dọc tấm vải. Nếu thời tiết lạnh, họ khoác thêm chăn (ùi) ra ngoài.Trong các buổi lễ cúng bái, người Cơ Ho thường diện trang sức là chuỗi cườm đeo ở cổ. Riêng thiếu nữ chưa chồng thêm vòng đồng đeo ở cổ tay cổ chân đến 25 chiếc, đến khi lấy chồng thì tháo bớt raDân tộc Xơ ĐăngTheo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Người Xơ Đăng cư trú tập trung ở tỉnh Kon Tum, quan hệ gần gũi với người Giẻ-triêng, người Co, người Hrê và người Bana.  Người Xơ Đăng cư trú tập trung tại tỉnh Kon Tum (104.759 người,  Người Xơ Đăng cư trú tập trung tại tỉnh Kon Tum (104.759 người, chiếm 24,4% dân số toàn tỉnh và 61,8% tổng số người Xơ Đăng tại Việt Nam).Trang phục nam giới Xơ Đăng gồm có: khăn, khố. Những bộ áo quần bằng vỏ cây được người Xơ Đăng (Kon Tum) xem như báu vật cổ truyền, biểu tượng linh thiêng. Họ ra sức giữ gìn và bảo vệ.Thông thường áo được may theo kiểu dáng cổ tròn, không có tay, toàn bộ chiếc áo chỉ có hai đường khâu kín đáo ở hai bên nách, mặt trong rất láng vì được mài nhẵn còn mặt ngoài sần sùi hơn. Dân tộc Xơ ĐăngTrang phục của phụ nữ Xơ Đăng gồm có: áo (ao goh), váy ktắc), tấm choàng (khăn vai)  Váy (ktắc) của phụ nữ Xơ Đăng được dệt thẳng thành một tấm vải dài, chỉ cần nối hai đầu với nhau là thành chiếc váy kín hình ốngTrên váy dệt xen kẽ chỉ các màu với nhau, trong đó màu đỏ là chủ yếu. Ở phần gấu váy có hai đường chỉ đỏ chạy song song ở giữa hai đường này là một đường chỉ trắng.Dân tộc TháiTheo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009  Đắk Lắk (17.135 người), Đắk Nông (10.311 người).Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích.Dân tộc TháiTrang phục nam người Thái đơn giản và ít chứa đựng sắc thái tộc người và cũng biến đổi nhanh hơn. Trang phục nam giới gồm: áo, quần, thắt lưng và các loại khăn.Áo nam giới có hai loại, áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn. Khuy áo làm bằng đồng hay tết thành nút vải. Áo không có trang trí hoa văn chỉ trong dịp trang trọng người ta mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo cánh ngắn mới, lấp ló đôi quả chì ở đầu đường xẻ tà hai bên hông áo..Dân tộc ChuruTheo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Người Chu Ru cư trú tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng (18.631 người, chiếm 96,5% tổng số người Chu Ru tại Việt Nam)Các cô gái Chu ru nổi bật giữa cao nguyên với chiếc khăn màu trắng quấn từ trước ra sau, rồi vòng qua vai, tạo thành chiếc áo với những đường chỉ thướt tha rủ xuống 2 ống tay. Dải hoa văn dệt bằng chỉ đỏ chạy dọc mép khăn làm cho chiếc áo không một đường may ấy càng nổi bật trên chiếc váy màu đen. Dân tộc ChuruNam giới Churu choàng một tấm khăn chéo qua người hoặc mặc áo dài màu đen, váy trắng, đầu quấn khăn trắng. Nếu bạn đã thấy chiếc khăn trắng với 2 dải tua rua rủ xuống hai bên tai của người Chăm theo đạo Bà la môn thì chiếc khăn của người Chu ru cũng hệt như thế.          Dân tộc BrâuTheo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 Người Brâu cư trú tập trung tại các tỉnh: Kon Tum (379 người, chiếm 95,5% tổng số người Brâu tại Việt Nam).Đàn ông Brâu thường ở trần đóng khố (tiếng địa phương gọi là chơ rái). Họ bây giờ thích mặc những chiếc váy sặc sỡ hoa văn, áo thun thể thao và nói tiếng của người Kinh.Dân tộc BrâuTrong khi đó, phụ nữ dân tộc Brâu thường để tóc dài hoặc cắt ngắn. Thời xưa, họ thường mặc váy buông xuống ngang bắp chân và có màu đen hay nâu xám. Đó là loại váy hở, quấn quanh thân. Thân váy,đầu váy và chân váy với lối đáp các miếng vải khác màu có các sọc đen ngang đơn giản chạy ngang thân váy. Mùa lạnh họ mang chiếc áo chui đầu, cộc tay, khoét cổ. Đây là loại áo ngắn thân thẳng, tổng thể áo có hình gần vuông. Toàn bộ thân trước màu sáng có đường viền đậm trên vãi và gấu áo; phía lưng áo được xử lý màu sáng có sọc ngang đơn giản nửa phía dưới áo. Ngoài ra, phụ nữ Brâu rất ưa thích đồ trang sức như những chiếc vòng tay, vòng cổ bằng đồng, bằng bạc hay bằng nhôm.Dân tộc MườngTheo Tổng điều tra dân số năm 2009, người Mường có khoảng 35.544 người ở Đắk Lắk, chiếm khoảng 0.7% dân số Tây Nguyên.Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mông. Đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng. Quần lá tọa ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Xưa có tục để tóc dài búi tóc. Trong lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác đôi áo chúng đen dài tới gối, cái cúc nách và sườn phải.Dân tộc MườngBộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét độc đáo. Khăn đội đầu là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa, yếm, áo cánh thân rất ngắn thường xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá chân gồm hai phần chính là thân váy và cạp váy.Áo mặc thường ngày có tên là áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, thân ngắn hơn so với áo cánh người Kinh, ống tay dài, áo màu nâu,trắng.Bên trong là loại áo báng, cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn. Đầu thường đội khăn trắng, xanh với phong cách không cầu kỳ như một số tộc người khác. Váy là loại váy kín màu đen. Kết luậnTây nguyên là nơi cư trú lâu đời của dân tộc bản địa.Các dân tộc người nơi đây còn bảo lưu nhiều vốn văn hóa. Dấu ấn văn hóa đó thể hiện bản sắc dân tộc qua các bộ trang phụcMỗi dân tộc có một nét độc đáo riêng về trang phục được thể hiện qua bàn tay nghệ nhân.Thể hiện qua các thiết kế,kiểu dáng, màu sắc, hoa văn.Trang phục,trang sức của các dân tộc là sản phẩm sáng tạo văn hóa đặc sắc.Giữ gìn trang phục truyền thống là việc làm quan trọng để bảo tồn phát triển những đa dạng văn hóa các dân tộc.Đồng thời phát huy giá trị sẵn có với những nét tinh hoa đậm đà bản sắc dân tộc.Cám ơn thầy và các bạn đã theo dõi!
Luận văn liên quan