Bằng hành động thực tiễn, nghiên cứu lý luận, trải qua một cuộc đời oanh
liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng
và đẹp đẽ, Hồ Chí Minh đã hình thành triết lý hành động của mình từ rất sớm, trở
thành chủ đề nhất quán xuyên suốt đến tận cuối đời. Cùng với tư tưởng, đạo đức,
phong cách, phương pháp, triết lý hành động Hồ Chí Minh được thực hiện trên
thực tế đã đem lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Những thắng lợi đã đưa
nhân dân một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị thực dân, đế quốc đô hộ trở thành người
làm chủ, đất nước được độc lập, hòa bình, nhân dân được tự do, hạnh phúc.
Triết lý hành động Hồ Chí Minh hình thành trước nhu cầu lựa chọn con
đường cách mạng để giải phóng và phát triển dân tộc. Đi ra thế giới, đến với chủ
nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân
tộc là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Triết lý hành động Hồ Chí
Minh chỉ ra độc lập dân tộc, quyền độc lập dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm
phạm và tự do, hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu hành động. Nội dung mục
tiêu hành động Hồ Chí Minh là những giá trị bất biến, mục tiêu bất biến được thể
hiện bằng những hành động phong phú, mạnh mẽ của Hồ Chí Minh trong quá
trình lãnh đạo, thực hiện hóa các mục tiêu cách mạng. Triết lý về mục tiêu hành
động Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị, góp phần định hướng hành động cho
Đảng, nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.
161 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triết lý hành động Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
YÊN NGỌC TRUNG
TRIẾT LÝ HÀNH ĐỘNG HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
YÊN NGỌC TRUNG
TRIẾT LÝ HÀNH ĐỘNG HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 62 31 02 04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. BÙI ĐÌNH PHONG
2. PGS.TS. LÊ VĂN TÍCH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả
Yên Ngọc Trung
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1. Nghiên cứu triết lý 6
1.2. Nghiên cứu triết lý Hồ Chí Minh 11
1.3. Nghiên cứu triết lý hành động Hồ Chí Minh 16
1.4. Kết quả nghiên cứu và vấn đề đặt ra cho luận án 30
Chương 2: KHÁI NIỆM, CƠ SỞ HÌNH THÀNH, BẢN CHẤT TRIẾT LÝ
HÀNH ĐỘNG HỒ CHÍ MINH 33
2.1. Một số khái niệm 33
2.2. Cơ sở hình thành triết lý hành động Hồ Chí Minh 43
2.3. Bản chất triết lý hành động Hồ Chí Minh 67
Chương 3: NỘI DUNG CƠ BẢN TRIẾT LÝ HÀNH ĐỘNG HỒ CHÍ MINH 78
3.1. Triết lý về mục tiêu hành động 78
3.2. Triết lý về động lực hành động 88
3.3. Triết lý về phương pháp hành động 102
Chương 4: GIÁ TRỊ DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI TRIẾT LÝ HÀNH ĐỘNG
HỒ CHÍ MINH 123
4.1. Giá trị đối với sự phát triển dân tộc 123
4.2. Giá trị thời đại triết lý hành động Hồ Chí Minh 137
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Bằng hành động thực tiễn, nghiên cứu lý luận, trải qua một cuộc đời oanh
liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng
và đẹp đẽ, Hồ Chí Minh đã hình thành triết lý hành động của mình từ rất sớm, trở
thành chủ đề nhất quán xuyên suốt đến tận cuối đời. Cùng với tư tưởng, đạo đức,
phong cách, phương pháp, triết lý hành động Hồ Chí Minh được thực hiện trên
thực tế đã đem lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Những thắng lợi đã đưa
nhân dân một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị thực dân, đế quốc đô hộ trở thành người
làm chủ, đất nước được độc lập, hòa bình, nhân dân được tự do, hạnh phúc.
Triết lý hành động Hồ Chí Minh hình thành trước nhu cầu lựa chọn con
đường cách mạng để giải phóng và phát triển dân tộc. Đi ra thế giới, đến với chủ
nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân
tộc là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Triết lý hành động Hồ Chí
Minh chỉ ra độc lập dân tộc, quyền độc lập dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm
phạm và tự do, hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu hành động. Nội dung mục
tiêu hành động Hồ Chí Minh là những giá trị bất biến, mục tiêu bất biến được thể
hiện bằng những hành động phong phú, mạnh mẽ của Hồ Chí Minh trong quá
trình lãnh đạo, thực hiện hóa các mục tiêu cách mạng. Triết lý về mục tiêu hành
động Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị, góp phần định hướng hành động cho
Đảng, nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.
Qua lăng kính chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh không chỉ chọn lọc
được các giá trị triết lý của dân tộc, của phương Đông, phương Tây mà còn nhận
thấy và phát triển các động lực cho hành động cách mạng. Triết lý về sức mạnh
của quần chúng, vai trò của quần chúng nhân dân được quán triệt trong hành
động. Dân là điểm mấu chốt, cốt lõi của mọi hành động, triết lý hành động Hồ
Chí Minh. Lòng yêu nước và tinh thần yêu nước của nhân dân trong truyền
thống dân tộc được Hồ Chí Minh xác định như các thứ của quý, Người bằng
hành động cụ thể, thiết thực khơi dậy và phát huy các thứ của quý đó phục vụ
2
cho sự nghiệp cách mạng. Lòng yêu nước được phát huy bằng thi đua là yêu
nước, yêu nước phải thi đua, cùng tinh thần đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết dân
tộc và quốc tế, tạo ra động lực hành động mạnh mẽ quyết định cho những thắng
lợi cách mạng. Trong sự nghiệp cách mạng, phương pháp dân chủ, phong cách
dân chủ được thực hành đã trở thành cái chìa khóa vạn năng để có thể giải quyết
mọi khó khăn. Triết lý về động lực hành động thể hiện trong triết lý hành động
Hồ Chí Minh có cơ sở lý luận khoa học, có kết quả thực tiễn phong phú khẳng
định, đã và đang là những nội dung định hướng cho hành động của Đảng trong
hoạch định chủ trương, xây dựng chính sách nhằm phát huy tốt nhất các động
lực cho sự nghiệp cách mạng trong điều kiện mới của đất nước.
Triết lý về phương pháp hành động Hồ Chí Minh thể hiện trong sự nghiệp
cách mạng phong phú và sâu sắc. Triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là phương
pháp hành động, chỉ đạo hành động số một của Hồ Chí Minh. Quán triệt triết lý
này trong hành động đảm bảo kiên định mục tiêu độc lập của dân tộc, tự do,
hạnh phúc của nhân dân, đồng thời thể hiện tính linh hoạt, sáng tạo trong phương
pháp hành động cụ thể nhằm hoàn thành các mục tiêu mà cách mạng đặt ra.
Trước thực trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, nói không đi đôi với làm,
nói một đằng, làm một nẻo,... trong đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, các triết lý
về phương pháp hành động miệng nói tay làm, nêu gương trong hành động, đảng
viên đi trước làng nước theo sau, đảng viên là đầu tàu gương mẫu trong triết lý
hành động Hồ Chí Minh càng khẳng định giá trị mạnh mẽ của việc vận dụng, thực
hành triết lý. Triết lý hành động Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm, nêu gương,
làm gương trong hành động là một giá trị cần được phát triển, mở rộng, trở thành
các tiêu chí quan trọng trong đánh giá phẩm chất đạo đức, tư tưởng của cán bộ,
đảng viên hiện nay.
Với những kết quả đạt được trong thực tế hành động cách mạng, triết lý
hành động Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển triết lý hành động có trong chủ
nghĩa Mác - Lênin, phát triển triết lý hành động của dân tộc lên tầm cao mới. Nội
3
dung triết lý định hướng hành động cho Đảng, định hướng xây dựng phẩm chất,
chuẩn mực hành động, chiến đấu, lao động học tập cho cán bộ, đảng viên. Đồng
thời những thắng lợi của cách mạng Việt Nam, của triết lý hành động Hồ Chí
Minh đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa trên
thế giới. Thực hiện triết lý hành động của mình, Hồ Chí Minh cho thấy tấm
gương người chiến sĩ cộng sản quốc tế trong sáng, thủy chung, khẳng định triết
lý hành động nhân văn của dân tộc Việt Nam.
Triết lý hành động Hồ Chí Minh, với những nội dung khoa học và sâu sắc,
các giá trị của nó làm phong phú di sản Hồ Chí Minh, tài sản tinh thần vô cùng
to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, giá trị lý luận và thực tiễn của triết lý
có ý nghĩa đối với sự phát triển của dân tộc và thời đại. Vì những lý do đó tôi
chọn Triết lý hành động Hồ Chí Minh làm luận án tiến sĩ với mong muốn được
hiểu biết và góp phần làm sáng tỏ kho tàng di sản Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận án nghiên cứu làm rõ về khái niệm, cơ sở hình thành, bản chất, nội
dung cơ bản; giá trị dân tộc và thời đại triết lý hành động Hồ Chí Minh.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích, luận án giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra
những kết quả và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.
- Xác định khái niệm; cơ sở hình thành triết lý hành động Hồ Chí Minh.
- Phân tích nội dung, xác định bản chất triết lý hành động Hồ Chí Minh.
- Đánh giá giá trị dân tộc và thời đại triết lý hành động Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Triết lý hành động Hồ Chí Minh bao gồm các khía cạnh cơ sở hình thành,
nội dung, bản chất, giá trị dân tộc và thời đại của triết lý.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Dưới góc độ Hồ Chí Minh học, về tư liệu, luận án phân tích hành động,
việc làm, bài viết, bài nói, chỉ đạo thực tiễn của Hồ Chí Minh; về nội dung là
những quan điểm, hành động thực tiễn; về thời gian chủ yếu từ sau Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 đến năm 1969, để làm rõ nội dung, giá trị của triết lý.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
con đường, mục tiêu, động lực, phương pháp hành động cách mạng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và
các phương pháp cụ thể như: phương pháp logic và phương pháp lịch sử trong
phân tích, đánh giá các sự kiện, hành động của Hồ Chí Minh; sử dụng phương
pháp trừu tượng hóa và khái quát hóa để làm rõ triết lý hành động Hồ Chí Minh
biểu đạt trên các lĩnh vực, đồng thời sử dụng một số phương pháp cụ thể khác
như phân tích, so sánh, tổng hợp, để hoàn thành mục đích luận án đặt ra.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài góp phần làm rõ khái niệm, xác định bản chất triết lý hành động
Hồ Chí Minh.
- Đề tài làm rõ cơ sở hình thành, nội dung triết lý hành động Hồ Chí Minh.
- Xác định giá trị dân tộc và thời đại của triết lý hành động Hồ Chí Minh;
góp phần khẳng định tính toàn diện của di sản Hồ Chí Minh.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần là cơ sở khoa học định
hướng hành động cho các chủ thể lãnh đạo tiến trình cách mạng, đảm bảo sự
thống nhất, xuyên suốt trong mọi hành động. Định hướng xây dựng mục tiêu
hành động, lựa chọn phương pháp hành động, xác định động lực và phát huy
động lực cách mạng. Triết lý góp phần làm căn cứ khoa học trong xây dựng,
5
cũng như đánh giá đội ngũ cán bộ, đảng viên. Góp phần truyền cảm hứng hành
động đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, hình thành nên một đội ngũ cán bộ,
đảng viên có tâm, có đức, có tài trong xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần gia tăng tri thức về khoa học chính trị nói chung, Hồ
Chí Minh học nói riêng và là cơ sở lý luận để khai thác tốt hơn di sản Hồ Chí
Minh vào quá trình phát triển xã hội.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập
trong các chuyên ngành của khoa học chính trị như: Hồ Chí Minh học, chính trị
học, xây dựng Đảng cũng như vận dụng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng hiện nay.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác
giả liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu
thành 4 chương, 12 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. NGHIÊN CỨU TRIẾT LÝ
Triết lý là khái niệm có lịch sử ra đời sớm và được bàn luận nhiều trong các
công trình nghiên cứu liên quan đến nhân sinh quan, thế giới quan. Nhưng cho đến
nay, chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu triết lý. Khái niệm triết lý chỉ
được luận bàn trong mối quan hệ với triết học hoặc minh triết, cũng có thể được
bàn đến trong các nghiên cứu liên quan đến một số triết lý cụ thể như: triết lý phát
triển, triết lý giáo dục, triết lý nhân sinh, Trong những công trình này, các tác
giả bước đầu đưa ra khái niệm triết lý, đặc điểm nhận biết, phân biệt giữa triết lý,
triết học hay minh triết. Mặc dù còn có những quan điểm chưa thống nhất về vị trí
của triết lý trong mối quan hệ với minh triết, triết học nhưng cơ bản các nhà
nghiên cứu dần đi đến sự thống nhất về đặc điểm, nội dung, bản chất để xác định
vị trí của các khái niệm này trong mối quan hệ với nhau.
Nghiên cứu khái niệm triết lý, có thể kể đến Những dị biệt giữa hai nền
triết lý Đông Tây [11] của Kim Định. Trong tiểu luận này, tác giả so sánh cả ba
khái niệm triết lý, minh triết và triết học. Qua nghiên cứu, ông cho rằng triết lý
và minh triết giống nhau ở đối tượng, cả hai lấy cứu cánh con người làm trọng
tâm suy nghĩ, lấy sự thực hiện đến rốt ráo cái tính bản nhiên của con người làm
mục tiêu. Triết lý và minh triết khác nhau ở phương pháp, minh triết nhìn thẳng
trực nghiệm không đưa ra lý sự biện chứng, bàn giải như triết lý. Ông đi đến kết
luận, xét về nội tại triết lý thấp hơn minh triết, nhưng lại có giá trị hơn minh triết
ở chỗ nó gần với quảng đại quần chúng nhân dân, phần nào giúp quần chúng
nhân dân hiểu được minh triết.
So sánh triết lý và triết học, tác giả nhận định triết học khác triết lý ở ba
điểm: Thứ nhất, triết học không lấy con người mà lấy thiên nhiên sự vật làm trung
tâm suy tư. Thứ hai, triết học theo lối khoa học phê phán và phân tích cố gắng tìm
ra những ý niệm độc đáo và tích lũy sự kiện để kết thành những hệ thống mạch lạc
chặt chẽ. Về mục tiêu, triết học lấy tri thức làm cùng đích, vì thế nó không nhằm
7
thực hiện vào bản thân như triết lý mà nhằm tìm biết sự khách quan. Thứ ba,
phương Đông thiên về minh triết và triết lý còn phương Tây thiên về triết học.
Như vậy, trong Tiểu luận nghiên cứu Những dị biệt giữa hai nền triết lý
Đông Tây, tác giả không xác định các khái niệm triết học, triết lý, minh triết mà
là đưa ra các đặc điểm để phân biệt các khái niệm này.
Cuốn Triết lý phát triển ở Việt Nam mấy vấn đề cốt yếu [74], một công
trình nghiên cứu của nhiều học giả về phát triển xã hội. Cuốn sách trình bày khái
niệm triết học, triết lý và phân tích mối quan hệ về bản chất giữa hai khái niệm.
Trong sách, các tác giả trích dẫn quan điểm của Trần Văn Giàu cho rằng,
triết học và triết lý không giống nhau, “triết học chủ yếu là lý luận về nhận
thức Còn triết lý chủ yếu hướng về đạo lý; hướng về đạo lý, chứ không chỉ là
đạo lý” [74, tr.20-21]. Triết lý chủ yếu đặt vấn đề tốt hay xấu, nên hay không nên
chứ không đặt vấn đề đúng hay sai, phải hay không phải. Giữa hai loại vấn đề ấy
tuy có quan hệ với nhau, nhưng có khác nhau. Quan hệ với nhau của hai vấn đề
có thể hiểu đều là những nội dung của tư tưởng, nhưng phạm trù và nội dung cần
tìm hiểu của mỗi vấn đề là khác nhau.
Trên cùng mạch luận giải vấn đề, các tác giả trích dẫn quan điểm của Vũ
Khiêu, “Triết lý là triết học khiêm tốn nói về mình. Triết lý không thể hiện tầm
khái quát vũ trụ quan và nhân sinh quan mà thể hiện ý nghĩ và hành vi có ý nghĩa
chỉ đạo cuộc sống con người” [74, tr.21]. Như vậy, triết lý cũng giống như triết
học, đều đề cập những vấn đề thuộc phạm trù tư tưởng, nhưng triết lý ở mức độ
khiêm tốn hơn triết học về tầm khái quát. Quan điểm này phản ánh sự thâm trầm
nhưng hết sức sâu sắc, ý nghĩa của triết lý. Không thể hiện là một hệ thống như
triết học nhưng chứa đựng những giá trị quan trọng, cốt lõi của tư tưởng, của đạo
lý, trực tiếp chỉ đạo cuộc sống của con người.
Cũng bàn về vấn đề này, Hoàng Trinh cho rằng,
Triết lý là những nguyên lý đầu tiên, những ý tưởng cơ bản được dùng
làm nền tảng cho sự tìm tòi và suy lý của con người về cội nguồn, bản
chất và các hình thái tự nhiên, xã hội và bản thân, làm phương châm
8
cho sự xử thế và xử sự của con người trong các hành động sống hàng
ngày, Có những dân tộc đã có những triết lý từ lâu mặc dầu chưa có
triết học với hệ thống các khái niệm của nó [93, tr.8].
Như vậy, Hoàng Trinh cùng quan điểm với Vũ Khiêu khi cho rằng triết lý
là những ý tưởng cơ bản, nền tảng cho sự tìm tòi. Quan điểm này có điểm tương
đồng với quan điểm triết lý là triết học khiêm tốn nói về mình. Tuy nhiên, ở đây
ông lại quan niệm đó là những nguyên lý đầu tiên, cơ bản, nền tảng cho sự tìm
tòi và suy lý. Và đi đến khẳng định có những dân tộc có triết lý từ lâu mặc dù
chưa có triết học.
Từ quan điểm của các giáo sư, cùng với sự phân tích, ví dụ minh chứng cụ
thể để so sánh sự khác biệt giữa triết học và triết lý, các tác giả của cuốn sách đi
đến nhận định và đưa ra một cách hiểu khác về triết lý. Các tác giả không hướng
tới việc đánh giá triết học và triết lý cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào cao
hơn cái nào mà chỉ đánh giá về tính hệ thống, mức độ khái quát của các khái
niệm. Trong quan niệm của các tác giả, triết lý ở khía cạnh là những kết luận
được rút ra, suy ra từ một triết thuyết, một hệ thống các nguyên lý triết học nhất
định, như vậy, triết lý cô đọng hơn triết học. Chính đặc điểm này của triết lý tạo
nên cảm quan về sự rời rạc của những nội dung triết lý. Khó có thể thấy tính hệ
thống khi mỗi nội dung được cô đọng theo một cách và ở mức sâu sắc nhất có
thể. Các tác giả còn chỉ ra triết lý là những kết luận được rút ra, triết lý còn là
những tư tưởng, những quan niệm, “là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm
và đúc kết thành những quan điểm, luận điểm, phương châm cơ bản và cốt lõi
nhất về cuộc sống cũng như về những hoạt động thực tiễn rất đa dạng của con
người trong xã hội” [74, tr.31]. Đưa đến một cách hiểu về triết lý như vậy, cũng
cho thấy sự phù hợp trong quá trình phát triển của triết học và triết lý. Rõ ràng,
khi các trường phái triết học đã phát triển, được phổ biến sâu rộng nhưng không
làm hạn chế hay đánh mất cơ hội ra đời của triết lý, các triết lý vẫn tiếp tục được
đúc kết, ra đời và phát huy những giá trị của nó trong đời sống xã hội. Và nó thể
hiện rõ nghiên cứu triết học hay triết lý thì đều trên cùng một cấp độ là nghiên
9
cứu tư tưởng, chỉ khác ở góc độ triết học và triết lý hướng đến cái gì, hình thành
như thế nào trên cùng một chủ thể tư tưởng.
Bài viết Mấy suy nghĩ về triết học và triết lý [83] của Hồ Sỹ Quý chứa
đựng những suy nghĩ, nghiền ngẫm có chiều sâu về mối quan hệ giữa triết học và
triết lý. Hồ Sỹ Quý đồng quan điểm với Trần Văn Giàu khi cho rằng triết lý và
triết học là hai khái niệm khác nhau. Nhưng trong bài viết, Hồ Sỹ Quý quan
niệm “nếu có thể đem so sánh với triết học thì triết lý luôn luôn ở trình độ thấp
hơn về tính hệ thống, độ toàn vẹn và khả năng nhất quán trong việc giải quyết
vấn đề mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy” [83, tr.57]. Quan điểm này thống nhất
với quan điểm của các nhà nghiên cứu khác khi so sánh về tính hệ thống, đặc
điểm hình thức của triết học và triết lý. Tuy nhiên, khi chỉ ra trong “đa số các
trường hợp, triết lý thường thiếu chặt chẽ hơn, phiến diện hơn và có nhiều khả
năng chứa đựng mâu thuẫn hơn so với triết học” [83, tr.57], thì đã cho thấy một
cách đánh giá vừa có sự thống nhất vừa có sự khác biệt với quan điểm triết lý là
triết học khiêm tốn nói về mình của Vũ Khiêu, hay triết lý là những nguyên lý
đầu tiên, những ý tưởng cơ bản của Hoàng Trinh.
Về mặt hình thức thể hiện triết lý, Hồ Sỹ Quý cũng cho rằng “triết lý có
thể và nên được hiểu là những tư tưởng, quan điểm hay quan niệm, mang tính
khái quát cao; được phản ánh một cách cô đúc dưới dạng các mệnh đề hoặc các
cách phán đoán thường là trau chuốt về mặt ngữ pháp” [83, tr.57] và nó cũng có
giá trị định hướng cho hoạt động của con người trong đời sống xã hội về mặt thế
giới quan, phương pháp luận hoặc nhân sinh quan. Quan điểm này hoàn toàn
đồng nhất với quan điểm của các nhà khoa học khi nghiên cứu về triết lý.
Trong sách Triết lý phát triển Hồ Chí Minh - giá trị lý luận và thực tiễn
[2] do Phạm Ngọc Anh chủ biên, các tác giả phân tích, lý giải rõ hơn về mối
quan hệ giữa triết học và triết lý. Về mặt hình thức thể hiện, giá trị của triết lý,
các tác giả đồng quan điểm với nhận định trong các nghiên cứu trước đó của các
nhà khoa học. Trên cơ sở nhận định của các nhà nghiên cứu, các tác giả vừa bổ
sung và hệ thống các đánh giá, đưa ra nhận định về triết lý, triết học. Các tác giả
nhận định,
10
Triết lý là kết quả của sự kết tinh trên cơ sở những nguyên lý triết học,
hay cơ sở thực tiễn của con người, được thể hiện dưới dạng những luận
điểm, những mệnh đề, những tư tưởng được coi là cốt lõi nhất về cuộc
sống, về con người và về xã hội, được nhiều người thừa nhận, coi đó là
nguyên tắc xử thế, phương châm sống và hành động [2, tr.27-28].
Điểm khác trong quan điểm của các tác giả so với các nhà nghiên cứu
trước đó khi khẳng định triết lý là kết quả của sự kết tinh trên cơ sở những
nguyên lý t