Có 3 khuynh hướng hiện nay, một là, chứng minh rằng Phật học và khoa học hiện đại là tương đồng (khác trước đây là tôn giáo, Phật giáo là trái ngược với khoa học). Và chính khoa học hiện đại tìm đến Phật học chứ không phải ngược lại. Rằng Phật học là ”một siêu khoa học” (hay là dự đoán khoa học) chứ không phải là ảo vọng, hư vọng, nhưng ít liên hệ với nhận thức triết học biện chứng trong lịch sử1 ;
Một khuynh hướng khác là, cũng chứng minh khoa học hiện đại và Phật học có sự tương đồng, nhưng từ đó lại bác bỏ chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- thành tự đỉnh cao của tró tuệ nhân loại từ Platon, Aristốt, Lãotử - coi nó như một phương pháp sai lạc khi nhận thức chân lý, tức bản chất của thế giới (xem sách “Bản chất của đời sống”2).
Ba là, nghiên cứu sự tương đồng, sự bổ sung giữa khoa học hiện đại và chủ nghĩa duy vật biện chứng
28 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2529 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triết lý Phật giáo, khoa học hiện đại và chủ nghĩa Mác, dưới góc nhìn triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Triết lý Phật giáo, khoa học hiện đại và chủ nghĩa Mác, dưới góc nhìn triết học
Triết lý Phật giáo, khoa học hiện đại và chủ nghĩa Mác, dưới góc nhìn triết họcNCVCC, TS.Hồ Bá Thâm, Viện nghiên cứu phát triển tp. HCMTạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5(59) 2008
Phật giáo là một tôn giáo lớn có chiều sâu đạo học, chiều sâu triết học vũ trụ và nhân sinh. Phật học chủ yếu nghiên chiều sâu đạo học, chiều sâu triết học ấy. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng đang chú ý là nghiên cứu nó trong tương quan, hay tương đồng (chứ không phải đồng nhất) với khoa học hiện đại. Nhưng ít nghiên cứu nó trong quan hệ tương đồng như thế nào đối với chủ nghĩa Mác hay không. Có 3 khuynh hướng hiện nay, một là, chứng minh rằng Phật học và khoa học hiện đại là tương đồng (khác trước đây là tôn giáo, Phật giáo là trái ngược với khoa học). Và chính khoa học hiện đại tìm đến Phật học chứ không phải ngược lại. Rằng Phật học là ”một siêu khoa học” (hay là dự đoán khoa học) chứ không phải là ảo vọng, hư vọng, nhưng ít liên hệ với nhận thức triết học biện chứng trong lịch sử1 ;Một khuynh hướng khác là, cũng chứng minh khoa học hiện đại và Phật học có sự tương đồng, nhưng từ đó lại bác bỏ chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- thành tự đỉnh cao của tró tuệ nhân loại từ Platon, Aristốt, Lãotử - coi nó như một phương pháp sai lạc khi nhận thức chân lý, tức bản chất của thế giới (xem sách “Bản chất của đời sống”2).Ba là, nghiên cứu sự tương đồng, sự bổ sung giữa khoa học hiện đại và chủ nghĩa duy vật biện chứng
3. Ở ĐÂY CÁC THÀNH TỰU KHOA HỌC HIỆN ĐẠI VỪA CHỨNG MINH TÍNH BIỆN CHỨNG CHIỀU SÂU CỦA THẾ GIỚI VỪA LÀM SÂU SẮC THÊM NÓ.Riêng chúng tôi, qua nghiên cứu thấy rằng xét về mặt triết học biện chứng thì có sự tương đồng nhất định giữa Phật học, khoa học hiện đại và triết học biện chứng của chủ nghĩa Mác. Có thể coi đây là cách tiếp cận thứ tư về chủ đề này.Thực ra thì hầu như ít có sự nghiên cứu về sự tương đồng, sự bổ sung giữa triết học Mác và triết học của Phật giáo (hay nói chung là triết học phương Đông). Nói khác, ngày nay phát triển triết học Mác không chỉ từ thành tựu văn minh đương đại mà cả từ văn minh cổ phương Đông. Truớc kia, nếu có thì chỉ mang tính phê phán về mặt thế giới quan, mặt khác biệt và loại trừ là chính. Ngày nay tư duy biện chứng về vấn đề này đã khác trước nhiều. Các vấn đề được nghiên cứu lại khách qua hơn, ít bị chi phối bởi ý thức hệ chủ quan. Nhưng sang thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã nhận xét rằng đạo đức tôn giáo có phần phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa. Nhưng về mặt biện chứng pháp và thế giới quan chưa có được kết luận nào đáng lưu ý và có tinh thần đổi mới. Hinh như giới học thuật nước ta cũng cảm nhận được nhưng chưa quan tâm nhiều sự nghiên cứu trực tiếp này.Các nghiên cứu nhìn chung, tuy mức độ khác nhau, nhưng đều được xem xét trên cả góc độ bản thể luận và nhận thức luận, nhân sinh quan. Sau đây chúng ta cũng xem xét về đại thể các vấn đề như vậy nhưng là một bài viết ngắn thì không thể nêu chi tiết được.1-Ngày nay khoa học hiện đại chỉ ra rằng thế giới này không chỉ có cái vật chất hữu hình như vật thể, thể chất mà có cả cái “vật chất” vô hình như năng lượng, thông tin, ánh sáng, trường, tức các “vi tế, sóng - hạt mà cái sau này mới là nguồn gốc của cái trước. Bản chất chiều sâu của thế giới không phải là vật, thể chất mà là một “bọng sóng”, “tơ trời”, một cái ”hư vô”, “chân không” (nhưng không mà có, có mà không - vô mà hữu, hữu mà vô). Cái vô sinh ra cái có. Cái vô cũng là có nhưng không hữu hình. Điều mà Einstein và nhiều nhà khoa học hiện đại tìm ra lại được Phật nói tới như một trực giác, hay là những dự đoán thiên tài, như cách nói của Ăng ghen.Điều này, tức những khám phá mới nhất của vật lý học lượng tử, hạ nguyên từ hay sinh học gen… dù thời Mác và Ăng ghen hay Lênin chưa biết được nhưng trên cơ sở nghiên cứu khoa học tự nhiên, các ông cũng cho rằng, bản chất của “thế giới vật chất” (mà “vật chất” được hiểu như một “phạm trù triết học” (dùng để chỉ thực tại khách quan…) chứ không phải là của khoa học cụ thể) trong tính vô tận và bất diệt của nó là mang tính vật chất, dù nó hữu hình hay vô hình, rằng các hình thức vật chất ấy chuyển hóa cho nhau. Vật chất ở đây không thể quy về một dạng vật thể nào mà mà là ở sự tác động qua lại giữa chúng. Nhưng việc phát hiện ra bản chất vừa sóng - vừa hạt, phi vật phi tâm của thực tại vật chất. Đó là các vi tế có tính “hư ảo”, phi vật phi tâm, những âm ba rung chuyển hay những làn sóng của nó càng thấy rằng con người có khả năng nhận thức nó, dù chỉ mới bước đầu trên con đương vạn dặm. Nhận thức đó là cả bằng khoa học, triết học và bằng cả đạo học. Rằng, “Vật là Tâm thô kệch. Tâm là vật vi tế”4. Không có sự phân chia cơ bản giữa tâm và vật, giữa sóng và hạt. Thế giới là “duy tâm biến hiện” nhưng “tâm là vật vi tế” chứ không phải ý thức tinh thần chủ quan. Ngay cả “tâm linh”- như lực thứ năm (giả thuyết) liên kết các lực cơ bản khác thì nó cũng được hiểu ở dạng “vật chất vi tế” ấy chứ không theo nghĩa thần thánh hay ý thức chủ quan của con người, kể cả “ý niệm tuyệt đối” của Hêghen. Ý niệm tuyệt đối của Hêghen, nếu hiểu là tinh thần hoàn toàn phi vật chất thì là “duy tâm khách quan”, nhưng nếu chúng ta hiểu theo tinh thần chữ Tâm của Phật học, tức vật chất mịn, sóng hạt, trường thì có phần hợp lý và dự đoán thiên tài về nguồn gốc của sự sinh thành vũ trụ. Như vậy, là Tâm mới tồn tại thực còn vật là tồn tại ảo, tức chỉ tồn tại tạm thời và sẽ biến mất và nó phụ thuộc vào Tâm, vào quang minh, cái vĩnh hằng. Với ý nghĩa thế giới vật chất mà khoa học vật lý hay triết học quan niệm trước đây (theo nghĩa vật thể, thể chất) cũng như hiện nay (thế giới của sóng hạt, vi tế, bọng sóng, tơ trời) “chỉ là một quan niệm” theo nghĩa nhận thức luận. Như vậy, tức nó, vật chất chỉ là một khái niệm phản ánh5 hiện thực khách quan một cách chủ quan. Thế giới hiện thực là có thật dù nhận thức của chúng ta về nó chỉ là một quan niệm, một khái niệm, chứ không phải thế giới có thật lại phụ thuộc vào ý thức con người hay ý thức của thần thánh.2. Phật học cũng đã phác thảo một thế giới tinh thần, ý thức và không chỉ nhận thức bằng 5 căn tương hỗ (5 giác quan) mà cả bằng nhiều căn khác nhưng tựu trung là căn thứ sáu, tức 6 căn chứ không phải 5 căn. Căn thứ 6 tức ý thức. Thậm chí cụ thể hơn thì sau ý thức còn có thức thứ 7 là Mạt na thức và thức thứ 8 là tàng thức. Ý thức ở chiều sâu trực giác, KHÔNG CHỈ Ở TIỀM THỨC MÀ CẢ VÔ THỨC, DIỆU TÂM. Ở Chiều sâu ấy là tàng thức, tịnh sắc căn liên thông với DIỆU TÂM, đi sâu vào diệu tâm. Tiền ngũ thức là 5 căn bên ngoài, còn tịnh sắc căn mới là căn bên trong nghe thấy hết mọi thế giới. Có người nhận xét rằng về mặt này có sự trùng hợp, tương đồng kỳ lạ giữa Phật tổ và Frớt (Freud). Và không chỉ Frớt mà là cả một trào lưu (Jung, Fromm, Assagioli…) với nhiều dáng vẻ và nội dung cách tâm khác nhau.Chúng ta ngày càng hiểu rằng nhận thức, ý thức của con người không chỉ là bằng tính duy lý và lôgích suy luận hay thực nghiệm khoa học mà cả nằng trực giác tâm linh và bằng thực nghiệm tâm linh, tức dạng nhận thức đạo học. Nhận thức không chỉ bằng 5 giác quan như một thời chúng ta chỉ hiểu như vậy mà bằng tất cả những gì trong chiều sâu tâm thức, quang năng của bộ óc người như một tiểu vũ trụ còn nhiều bí ẩn, ngoài 5 giác ấy. Sự thực là 5 giác quan của con người dù là khởi đầu tạo nên cảm giác của nhận thức cảm tính và lý tính nhưng nó chưa phải là tất cả. Nhiều động vật có khả năng nhận biết thông tin ở chiều sâu mà 5 giác quan của con người không nhận thấy. Nhưng thật ra con người một động vật tiến hóa cao nhất trong giới tự nhiên cũng có tất cả các khả năng ấy, tuy khi con người phát triển mạnh về tư duy lý tính thì thường bị khả năng lý tính ấy ấn át. Thật ra, chỉ có sự tương đồng giữa óc người với vũ trụ thì con người mới nhận thức được bí mật của thế giới. Con người và vũ trụ là đồng nhất thể. Tâm con người (tất nhiên không phải là lương tâm hay đạo đức mà là năng lực phản ánh) và tâm vũ trụ là một. Như vậy là ở con người có tất cả những khả năng nhận thức và giao tiếp tự nhiên thiên phú và lại có cả khả năng nhân tạo, có ý thức mà không động vật nào thực sự có hay ở trình độ người ấy. Chỉ có điều là những khả năng này ở con người, cũng như những bí mật của vũ trụ càng ngày con người mới dần dần hiểu ra, tuy mới là một phần rất nhỏ, còn đa phần như vật chất đen và những dạng năng lượng khác còn chưa được nhận biết rõ ràng.Chỉ có điều là ngoài ý thức, vô thức như là sản phẩm của hoạt động tinh thần từ ý thức chuyển thành vô thức và có cả sự hình thành vô thức ngay từ đầu - những hình ảnh đi vào não bộ không qua ý thức. Nhưng ngay cả ý thức vô thức này là qua các giác quan phi ý thức. Còn một điều nữa, thần giao cách cảm, truyền tư tưởng từ xa… cho người khác thì không đơn giản và có thể không phải là cái vô thức mà các trường phái Phân tâm học đã nêu lên. Nó là cái sau - siêu vật lý và sau – siêu tâm lý, nghĩa là nó truyền đi hay thu nhận bằng một trường (trường sinh học, trường quang tử sinh học?) khác với trường ý thức, dù nó vẫn liên hệ, hay liên thông với trường ý thức, và trường vô thức, nói chung là trường tâm thần điều mà khoa học chưa thể giải thích rõ.Những năm gần đây người ta không chỉ tìm hiểu và chứng minh năng lực thần diệu, như thần giao cách cảm, năng lực đọc ý nghĩ của người khác…, mà còn đưa ra những giả thuyết khác như khả năng tìm mộ, giao tiếp được với người chết (?!) mà trước kia có thể coi là ma thuật. Thực ta thì việc các hình ảnh âm thanh hay hình dạng của con người có thể còn lưu lại dưới dạng trường - thông tin trong không gian ở một mức độ nào đó, hay khi ta cắt một chiếc lá thì nó vẫn còn lại dạng hình bị cắt dưới hình thức hào quang nào đó là có thật, và tính chất “bức xạ tàn dư” đã được khoa học vật lý khám phá. Với ý nghĩa đó, nếu ý thức của người chết còn lưu lại và người có năng lực thần giao cách cảm bắt được tần số trừờng ấy thì có thể thông tin của ý thức thời người đó đang sống, tức là quá khứ chứ không thể có lời bàn, những suy nghĩ, đối đáp về những gì xảy ra sau đó hay hiện nay (như có người quan niệm và mô tả!?). Thực ra người chết không thể phản ánh, hay biết được NHỮNG GÌ SAU KHI ĐÃ CHẾT. Người chết, não ngưng họat động thì không thể có ý thức hoạt động như cũ nữa, không phản ánh được thực tại sau khi chết được nữa, dù có thể còn một trường tâm thần lưu giữ nó. Không thể có hiện tượng là linh hồn, nếu là có thật, thì cũng không thể hoạt động như khi chủ thể của nó đang sống.Chỉ có điều là ta thấy người có năng lực tìm mộ, giao cảm được với người chết bao giờ cũng cần qua cái trung gian. Cái trung gian đó là người thân đang sống của người đã chết. Chính não của người thân đang hoạt động và trong đó biết bao hình ảnh, ký ức về người đã chết và cả suy nghĩ, nguyện vọng của những người sống đang hoạt động và đang giao cảm với người có năng lực ngoại cảm mà họ không biết. Hay nói chính xác hơn người có năng lực ngoại cảm đã đọc được ý nghĩ người thân đang sống của các người đã khuất (các liệt sĩ chẳng hạn). Nghĩa là, bộ ba đang họat động, có thể là bộ não nhà ngoại cảm, “bức xạ tàn dư”, hay linh hồn thực sự của người đã khuất và bộ não của những người thân đang sống của người đã khuất nối lại, liên lạc với nhau mà nhà ngoại cảm ở thể chủ động, có ý thức, dù là giao tiếp nửa vô thức, giao tiếp kiểu nửa ý thức - nửa bằng trường sinh học, thông tin sinh học. Hoạt động của não bộ xét ở cấp độ vật chất thì nó là họat động của sóng điện, trường sinh học gắn liền với thông tin sinh học (tương tự thông tin vật lý mang thông tin âm thanh, hình ảnh, động tác mà ta biết qua cơ chế phát thanh, truyền hình), nhưng nó có thể mang ý thức, hay có ý thức nên ta biết được và có thể là vô thức nên ta không biết được. Hoặc thậm chí có thể có cả dạng trao đổi tự nhiên ngoài ý thức, ngoài tâm thần. Cơ sở vật chất của ý thức thì nó vừa có ở trường vũ trụ vừa ở cả cơ thể người sống. Nhưng ý thức với tư cách là ý thức – sản phẩm của xã hội lịch sử mà chủ thể là con người thực tiễn thì chỉ ở con người đang sông mới có. Còn nó lên thông bằng cơ chế như thế nào, tất nhiên, đây là một vấn đề phải nghiên cứu sâu và có hệ thống mới lý giải được. Nhưng đứng trên tinh thần nhận thức luận Phật học về cái Tâm và khoa học hiện đại, kể cả thành tựu của tư tưởng Frớt, cũng như lập trường duy vật biện chứng, chúng ta có thể hiểu đại thể như vậy. Nhưng không thể từ cực này phủ nhận cực khác: hoặc chỉ nhận thức duy lý, lôgích, hoặc chỉ có nhận thức phi lý, băng tâm linh, hoặc chỉ có não trái hay chỉ có não phải chứ không phải cả hai và sự phối hợp, chuyển hóa, bổ sung giữa chúng. Chính phép biện chứng của chủ nghĩa Mác mà phát triển là “sự thống nhất các mặt đối lập” cho phép thực hiện phương châm ấy.3-Về mặt nhân sinh quan, Phật học triết lý về sự giải thoát khỏi bể khổ của cuộc đời “sinh – bệnh- lão- tử” là một thực tại. Tu luyện tâm linh (cả đạo đức và trí tuệ) và gỉải thoát là một con đường giải thoát chúng sinh. Đạo Phật và tôn giáo nói chung là hướng Thiện, là hướng tới từ bi, bác ái cho chúng sinh, dù có khi mang tính siên nhiên thần thánh có khi mang tính vô thần hoặc thế tục. Đó là tinh thần nhân văn là cao cả. Tinh thần tôn giáo như vậy là nửa phần hồn của nhân loại. Chính vì vậy, là ngày nay chúng ta nhận thấy rõ hơn đạo đức tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn tôn giáo có mặt phù hợp với định hướng nhân văn xã hội chủ nghĩa. Và chủ nghĩa cộng sản như sự đỉnh cao của loài người thật sự trở về với chính mình hợp nhất phần đời và phần đạo- nhân gian và thần thánh, Niết bàn hay Thiên đường. Thật là sáng suốt khi đạo Phận nêu một phương tâm tích hợp mới mà này nay mới có. Phương châm khai sáng mới của đạo Phật Việt Nam là Đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Đó là một sự phát hiện của tôn giáo trở lại chính mình và vươn tới đỉnh cao mới của văn minh, tiến bộ, tức một sự nhận chân thông thái và đầy mẫn cảm nhân văn phù hợp xu thế tiến bộ chủ đạo của thời đại ngày nay. Ngay đạo Thiên chúa ở nước ta cũng nêu lên phương châm hết sức sáng suốt: Đồng hành cùng dân tộc, sống phúc âm trong lòng dân tộc, nghĩa là Thiên đường ngay ở mặt đất trước khi là Thiên đường ở “cõi bên kia”, cũng là phù hợp với tinh thần nhân văn của thời đại chúng ta. Hồ Chí Minh là một trong những người sớm nhất tìm thấy sự tương đồng nhân văn, sự bổ sung như vậy giữa chủ nghĩa xã hội nhân văn và tinh thần nhân văn tôn giáo.Khoa học tìm ra quy luật tự nhiên và xã hội để gúp con người làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân. Đó là mục đich cao cả của khoa học. Chúng ta không thể phủ nhận mặt trái của khoa học công nhệ nhất là khi nằm trong tay các thế lực phi nhân tính. Nhưng phải thấy sức mạnh và mục đích nhân văn của khoa học. Hồ Chí Minh vì vậy cho rằng, chủ nghĩa xã hội cộng với tiến bộ khoa học và công nghệ sẽ đưa nhân loại đến phồn vinh và hạnh phúc.Chủ nghĩa Mác ra đời dựa trên các thành tựu khoa học của thời đại, trí tuệ và văn hóa của nhân loại trước hết là ở phương Tây và nghiên cứu khoa học, tổng kết khá toàn diện tư tưởng nhân loại và thực tiễn đương thời. Chủ nghĩa Mác dưới hình thức chủ nghĩa xã hội là một phong trào thế tục, phong trào cách mạng và trọng lý với tinh thần nhân văn phương Tây trong cội nguồn tự nhiên của nó. Nhưng nó- chủ nghĩa nhân văn phương Tây- là một đỉnh cao của sự phát triển và được thanh lọc qua chủ nghĩa duy vật biện chứng và thực tiễn, nên nó- chủ nghĩa nhân của chủ nghĩa Mác có giá trị phổ biến cả cho phương Đông. Tất nhiên, đó là một chủ nghĩa nhân văn hiện thực và hoàn bị. Lúc đó chủ nghĩa Mác, với tinh thần duy vật biện chứng, Mác phê phán thế giới quan duy tâm tôn giáo nhưng vẫn nhận thấy nhu cầu tôn giáo là khách quan và có tính nhân bản của nó, nghĩa là không vứt đứa trẻ tắm trong chậu nước bẩn.Chủ nghĩa Mác đã vượt lên tư duy đương thời cả về mặt khoa học, triết học và nhân bản tôn giáo, tạo nên tư duy biện chứng tổng hòa vĩ đại và đã thể hiện trong sự phân tích các nguyên nhân của sự tha hóa nhân loại, nhất là trong xã hội tư bản và tìm quy luật, tìm lực lượng trung tâm và phương tiện trong đời sống hiện thực để giải phóng giai cấp, giải phóng loài người khỏi cảnh nô lệ lầm than, con người đọa đày con người, sự tha hóa tận cùng và toàn diện cả trong kinh tế, chính trị và tôn giáo. Chủ nghĩa Mác đó là chủ nghĩa nhân văn thực tiễn, toàn diện và triệt để chưa từng có.Triết học Mác là duy vật biện chứng, duy vật thực tiễn và nhân văn, chứ không phải duy vật tầm thường, siêu hình hay duy vật nói chung nào, là thành tựu vĩ đại bậc nhất của tư duy nhân loại, vẫn là triết học của thời đại chúng ta và cả trong tương lai. Theo sự bình chọn của những tổ chức có uy tín trên thế giới thì Mác vẫn là nhà triết học đứng ở hàng đầu trong 10 nhà triết học vĩ đại nhất mọi thời đại. Vậy còn triết học Phật giáo thì sao? Tôi nghĩ Phật tổ cũng có mặt trong tốp 10 người ấy. Enstein cho rằng nếu tương lai cần một tôn giáo vũ trụ có khả năng bao quát cả khoa học và tôn giáo thì đó là Phật giáo (có vẽ cả bản thể luận, nhận thức luận và nhân quan luận). Ngay Hêghen trước đây cũng đánh giá cao đạo học trong đó có tư tưởng của Phật tổ và của Lão tử.Hồ Chí Minh cho rằng chủ nghĩa Mác vẫn còn đúng với thế giới phương Đông. Nhưng cần bổ sung vào nguồn gốc lịch sử của chủ nghĩa Mác về dân tộc học phương Đông, tức là văn hóa phương Đông. Rằng phương Tây văn minh vẫn chưa phải là toàn thế giới. Dưới ánh sáng khoa học hiện đại, và thực tiễn xã hội toàn cầu hóa, hòa bình, hợp tác và phát triển, phương Đông vươn tới văn minh phương Tây, nhưng đồng thời phương Tây lại đang hướng về, tìm về phương Đông như tìm về một nửa của chính mình (phương Đông lạc hậu về khoa học công nghệ và kinh tế nhưng hoàn toàn không lạc hậu về văn hóa, về đạo học). Phương Tây tìm về phương Đông là tìm về sự sống, tìm về văn hóa, tìm về một nửa của chính mình để cân bằng âm dương.Tất nhiên, đã qua rồi cái thời áp đặt văn minh kiểu xâm lăng “khai phá văn minh” mang tính kẻ cả , bành trướng của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trước kia. Hện tại là một con đường mới, tự nhiên, một hướng đi tự giác, sự hội nhập, bổ sung cho sự thiếu hụt và cũng là một sự trở về, mang tính nhân văn, tính biện chứng của thời đại có cội nguồn trong lịch sử tiến hóa trí tuệ loài người.Triết học Mác là đỉnh cao sáng tạo của trí tuệ loài người nhưng chủ yếu là từ văn minh phương Tây. Trí tuệ phương Đông thì nổi bật nhất vẫn là trí tuệ Nho - Phật - Lão, một kho báu trí tuệ và văn hóa rực rỡ bậc nhất của loài người mà ngày nay vẫn còn làm cho phương Tây không khỏi ngỡ ngàng, không còn dám coi phương Đông lạc hậu. Nho nhập thế với triết lý chính trị đạo đức nhân sinh gần với nhập thế cách mạng của chủ nghĩa Mác, nhưng Phật- Lão với triết lý hòa đồng vũ trụ, vẫn gần gũi với triết học sinh thái của chủ nghĩa Mác, đồng thời tư tưởng giải thoát tâm linh và đề cao nhận thức trực giác lại bổ sung cho triết học Mác.Tất nhiên, ngày nay chúng ta cần xây dựng lại triết học Mác hiện đại trên tầm tư duy biện chứng và nhân văn sinh thái ấy. Chúng ta nhận thấy giữa khoa học, tôn giáo và chủ nghĩa Mác, tuy có những khác biệt không nhỏ, nhưng trong chiều sâu của chúng có nhiều mặt tương đồng và cần có sự bổ sung lẫn nhau từ những khác biệt. Đứng trên tinh thần vì con người, tinh thần nhân bản, nhân đạo và nhân văn thì những mặt hợp lý và tiến bộ, nhân đạo giữa khoa học, Phật học hay tôn giáo nói chung và chủ nghĩa Mác thì con người, loài người mới đựợc giải phóng và hạnh phúc toàn diện và đầy đủ trong tương lai của sự phát triển. TRIẾT HỌC NHÂN VĂN MỚI, tức chủ nghĩa duy vật nhân văn, là phương hướng chủ yếu của sự phát triển triết học ấy, nó tích hợp cả nhân văn tôn giáo và không tôn giáo, giữa tôn giáo với khoa học, đạo học và triết học.Từ đó chúng ta mới hiểu lý tưởng nhân văn và hương pháp luận “cầu đồng tôn dị” trong triết lý của dân tộc mà cũng là của Hồ Chí Minh khi Cụ nói về điểm chung, nhân đạo, biện chứng của các học thuyết và tư tưởng ấy, thể hiện dòng chảy liên tục của văn hóa và trí tuệ ấy từ quá khứ đến tương lai, dòng hợp lưu của thời đại.Từ những trình bày trên đây có thể tạm kết luận rằng, rõ ràng về cơ bản có sự tương đồng giữa khoa học hiện đại, biện chứng Phật học và bi