Trình bày mô hình hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM)

Quản lý chuỗi cung ứng: Là phối hợp tất cả các hoạt động và các dòng TT liên quan đến việc mua, sản xuất và di chuyển sản phẩm. • SCM tích hợp nhu cầu hậu cần nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng thành 1 quá trình liên kết. • SCM là mạng lưới các điều kiện dễ dàng cho việc thu mua NVL, chuyển NVL thô thành sản phẩm trung gian và cuối cùng, và phân phối sản phẩm cuối cùng đến khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là một sự quản lý toàn bộ chuỗi giá trị thặng dư (value-added), từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất rồi tới các nhà bán buôn, bán lẻ và cuối cùng là tới khách hàng đầu cuối. SCM có 3 mục tiêu chính: • Giảm hàng tồn kho. • Tăng lượng giao dịch thông qua việc đẩy mạnh trao đổi dữ liệu với thời gian thực. • Tăng doanh thu bán hàng với việc triển khai đáp ứng khách hàng một cách hiệu quả hơn.

doc37 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7589 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trình bày mô hình hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Trình bày mô hình hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM). Khái niệm: Khái niệm chuỗi cung ứng: Là mạng lưới các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà lắp ráp, nhà phân phối và các trang thiết bị hậu cần. Nhằm thực hiện các chức năng: Thu mua nguyên vật liệu. Chuyển thành các sản phẩm trung gian và cuối cùng. Phân phối các sản phẩm đến khách hàng. Khái niệm về dây chuyền cung cấp: Là quá trình từ khi doanh nghiệp tìm kiếm và mua nguyên vật liệu cần thiết, sản xuất ra sản phẩm, và đưa sản phẩm đó đến tay khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng: Là phối hợp tất cả các hoạt động và các dòng TT liên quan đến việc mua, sản xuất và di chuyển sản phẩm. SCM tích hợp nhu cầu hậu cần nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng thành 1 quá trình liên kết. SCM là mạng lưới các điều kiện dễ dàng cho việc thu mua NVL, chuyển NVL thô thành sản phẩm trung gian và cuối cùng, và phân phối sản phẩm cuối cùng đến khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là một sự quản lý toàn bộ chuỗi giá trị thặng dư (value-added), từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất rồi tới các nhà bán buôn, bán lẻ và cuối cùng là tới khách hàng đầu cuối. SCM có 3 mục tiêu chính: Giảm hàng tồn kho. Tăng lượng giao dịch thông qua việc đẩy mạnh trao đổi dữ liệu với thời gian thực. Tăng doanh thu bán hàng với việc triển khai đáp ứng khách hàng một cách hiệu quả hơn. SCM là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất. Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty. Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng. SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin. Nguồn gốc của SCM: SCM là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistic (hậu cần). Trong tiếng Anh, một điều thú vị là từ Logistics này không hề có liên quan gì đến từ “Logistic” trong toán học. Khi dịch sang tiếng Việt, có người dịch là hậu cần, có người dịch là kho vận, dịch vụ cung ứng. Tuy nhiên, tất cả các cách dịch đó đều chưa thoả đáng, không phản ánh đầy đủ và chính xác bản chất của Logistics. Vì vậy, tốt hơn cả là chúng ta hãy giữ nguyên thuật ngữ Logistics và sau đó tìm hiểu tường tận ý nghĩa của nó. Ban đầu, logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Đến cuối thế kỷ 20, Logistics được ghi nhận như là một chức năng kinh doanh chủ yếu, mang lại thành công cho các công ty cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - ESCAP) ghi nhận Logistics đã phát triển qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution): Đó là quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan với nhau nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách hiệu quả nhất. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau: Vận tải. Phân phối. Bảo quản hàng hoá. Quản lý kho bãi. Bao bì, nhãn mác, đóng gói. Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics Giai đoạn này có sự phối kết hợp công tác quản lý của cả hai mặt trên vào cùng một hệ thống có tên là Cung ứng vật tư và Phân phối sản phẩm. Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng (SCM) Theo ESCAP thì đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi quan hệ từ nhà cung cấp nguyên liệu – đơn vị sản xuất - đến người tiêu dùng. Khái niệm SCM chú trọng việc phát triển các mối quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp, người tiêu dùng và các bên liên quan như các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và các công ty công nghệ thông tin. Các mô hình SCM Mô hình: Mô hình đơn giản:  Mô tả: Một công ty sản xuất sẽ nằm trong “mô hình đơn giản”, khi họ chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm của mình rồi bán hàng trực tiếp cho người sử dụng. Ở đây, bạn chỉ phải xử lý việc mua nguyên vật liệu rồi sản xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một địa điểm duy nhất (single-site). Mô hình phức tạp:     Mô tả: Trong mô hình phức tạp, doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp (đây cũng chính là thành phẩm của đơn vị này), từ các nhà phân phối và từ các nhà máy “chị em” (có điểm tương đồng với nhà sản xuất). Ngoài việc tự sản xuất ra sản phẩm, doanh nghiệp còn đón nhận nhiều nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình sản xuất từ các nhà thầu phụ và đối tác sản xuất theo hợp đồng. Trong mô hình phức tạp này, hệ thống SCM phải xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hoặc mua qua trung gian, làm ra sản phẩm và đưa sản phẩm đến các nhà máy “chị em” để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện. Các công ty sản xuất phức tạp sẽ bán và vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến khách hàng hoặc thông qua nhiều kênh bán hàng khác, chẳng hạn như các nhà bán lẻ, các nhà phân phối và các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs). Hoạt động này bao quát nhiều địa điểm (multiple-site) với sản phẩm, hàng hóa tại các trung tâm phân phối được bổ sung từ các nhà máy sản xuất. Đơn đặt hàng có thể được chuyển từ các địa điểm xác định, đòi hỏi công ty phải có tầm nhìn về danh mục sản phẩm/dịch vụ đang có trong toàn bộ hệ thống phân phối. Các sản phẩm có thể tiếp tục được phân bổ ra thị trường từ địa điểm nhà cung cấp và nhà thầu phụ. Sự phát triển trong hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng đã tạo ra các yêu cầu mới cho các quy trình áp dụng SCM. Chẳng hạn, một hệ thống SCM xử lý những sản phẩm được đặt tại các địa điểm của khách hàng và nguyên vật liệu của nhà cung cấp lại nằm tại công ty sản xuất. Cấu trúc của SCM: Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng. Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà cung cấp dịch vụ. Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng. Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất. Các thành phần cơ bản của SCM: Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Các thành phần này là các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng: Sản xuất (Làm gì? Như thế nào? Khi nào?). Vận chuyển (Khi nào? Vận chuyển như thế nào?). Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ). Định vị (Nơi nào tốt nhất? Để làm cái gì?). Thông tin (Cơ sở để ra quyết định). Sản xuất: Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm. Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này. Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp: Thị trường cần những sản phẩm gì? Sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất và khi nào được sản xuất? Để trả lời các câu hỏi đó thì hệ thống SCM hỗ trợ các hoạt động về sản xuất bao gồm việc tạo các kế hoạch sản xuất tổng thể có tính đến khả năng của các nhà máy, tính cân bằng tải công việc, điều khiển chất lượng và bảo trì các thiết bị. Vận chuyển: Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển. Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản: Đường biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn về địa điểm giao nhận. Đường sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao nhận. Đường bộ: nhanh, thuận tiện. Đường hàng không: nhanh, giá thành cao. Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…). Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng hóa là chất lỏng, chất khí..). Hàng tồn kho sẽ được vận chuyển như thế nào từ một điểm trong chuỗi cung ứng tới một điểm trong chuỗi cung ứng khác? Tiền cước phí vận chuyển bằng máy bay và vận chuyển bằng các xe tải thường là rất nhanh với độ tin cậy cao nhưng chi phí lại rất đắt. Vận chuyện bằng đường biển hoặc đường sắt thường có chi phí rẻ hơn nhiều nhưng lại mất nhiều thời gian quá cảnh và độ tin cậy lại không cao. Tình trạng không chắc chắn này phải được đề phòng bằng việc phải có các mức dự trữ tồn kho cao. Như vậy là doanh nghiệp phải xác định chế độ vận chuyển nào cho hợp lý? Tồn kho: Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào. Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty . Nếu tồn kho ít tức là sản phẩm của công ty được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa. Nhưng những thành phần kho nào nên lưu trong kho ở mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng? Lượng tồn kho về nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc sản phẩm nên là bao nhiều thì hợp lý? Mục tiêu chính của hàng tồn kho là đóng vai trò hàng đợi dự trữ nhằm chuẩn bị cho những tình trạng không rõ ràng và không chắc chắn trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, việc lưu trữ hàng tồn kho có thể dẫn đến chi phí cao. Vì vậy, việc tối ưu hóa lượng hàng tồn kho như làm sao để mức tồn kho là tối thiểu và đến mức nào thì nên đặt hàng? Định vị: Bạn tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Những địa điểm nào chúng ta nên đặt những phương tiện cho sản xuất và cho kho bãi? Địa điểm nào là hiệu quả nhất về mặt chi phí để sản xuất và đặt kho bãi? Có nên dùng chung các phương tiện hay xây dựng mới? Một khi tất cả những quyết định trên được thực hiện thì sẽ xác định được các con đường tốt nhất để sản phẩm có thể vận chuyển tới nơi tiêu thụ đầu cuối một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung ứng. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thông tin: Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của bạn. Bạn cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều nhất lượng thông tin cần thiết.Doanh nghiệp thường đặt ra câu hỏi :Nên thu thập bao nhiêu dữ liệu và nên chia sẻ bao nhiêu thông tin? Thông tin chính xác và đúng thời điểm sẽ tạo cho doanh nghiệp những cam kết về sự phối hợp và đưa ra quyết định tốt hơn. Với thông tin “tốt”, con người có thể đưa ra các quyết định một cách hiệu quả về những vấn đề như sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, nơi nào nên đặt kho hàng và vận chuyển như thế nào là tốt nhất. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tác dụng. Phần II: Doanh nghiệp xây dựng SCM nhằm mục đích gì? Doanh nghiệp cần có SCM: Các chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp, và kết quả là các doanh nghiệp sẽ gặp phải càng nhiều thách thức trong quá trình quản lý. Bất kỳ nhà sản xuất nào với một chuỗi cung ứng đa dạng, nhiều thành phần của mình đều nhanh chóng nhận ra giá trị và các lợi ích thu được từ một giải pháp SCM. SCM bôi trơn các hoạt động của chuỗi cung ứng thuận tiện hơn, nhịp nhàng hơn, hiệu quả hơn và chính xác hơn bằng cách kết nối tất cả các nhà cung cấp, các đối tác thành một mạng lưới gắn kết chặt chẽ. Hiện nay, SCM không chỉ còn dành riêng cho các nhà máy, các đơn vị sản xuất nữa. Các nhà bán lẻ trên toàn cầu cũng bắt đầu nhận thấy giải pháp SCM có thể thúc đẩy chuỗi cung ứng của họ trở nên hiệu quả hơn, giúp họ kiểm soát chặt chẽ hệ thống phân phối cũng như mức tồn kho tại các cửa hàng, đại lý. Ngoài ra, rất nhiều các nhà cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực khác nhau cũng đang duy trì các kênh phân phối phức tạp bao gồm một lượng lớn các đối tác. Những nhà quản lý như họ hoàn toàn có thể đạt được một tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư hiệu quả bằng cách ứng dụng giải pháp SCM. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày một gia tăng với các sản phẩm chất lượng cao chi phí sản xuất thấp, các công ty phải vượt ra ngoài những cách thức tiếp cận truyền thống nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh.Các nhà hoạch định chiến lược kinh doanh đã chỉ ra rằng sự khác biệt cạnh tranh ngày nay không còn đơn thuần là thị phần, đặc tính sản phẩm/dịch vụ, các điểm mạnh hay thậm chí là sức mạnh của mạng lưới các kênh phân phối…Thay vào đó, điều khiến các công ty gặt hái thành công chính là đặt trọng tâm vào các khách hàng. Trọng tâm vào khách hàng có nghĩa rằng các kênh cung ứng được tổ chức xung quanh các khách hàng thay vì xung quanh các sản phẩm hay dịch vụ. Dây chuyên cung ứng càng hiểu rõ nhu cầu và hành vi của từng khách hàng bao nhiêu, nó càng hiệu quả trong việc xây dựng một mối quan hệ gắn bó với khách hàng bấy nhiêu. Cũng như vậy, các nhà cung cấp càng khơi dậy những nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng hiệu quả bao nhiêu, họ càng có nhiều cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh bấy nhiêu. Các công ty hàng đầu trên thị trường giờ đây tự nhìn nhận bản thân không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm, khu vực bán hàng, nhãn hiệu mà họ còn quan tâm đặc biệt đến “danh mục các khách hàng” (portfolio of customers). Những công ty này được tổ chức cho mục đích duy nhất là tối đa hoá lợi nhuận khách hàng bằng việc nắm vững, truyển tải và thực thi một giá trị tuyệt với cho các khách hàng. Theo hãng AMR Research, các công ty có một mạng lưới cung ứng hướng theo nhu cầu và trọng tâm vào khách hàng luôn đảm bảo tỷ lệ hàng tồn kho dưới 15%; hoạt động xử lý đơn đặt hàng diễn ra tốt đẹp và thời gian chu trình tiền mặt thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh đến 35%. Những kết quả như vậy đã dẫn tới việc cải thiện được 10% doanh thu và 5 đến 7% lợi nhuận. Vậy tại sao yếu tố khách hàng lại quan trọng? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong các xu hướng kinh doanh mạnh mẽ dưới đây có tác động tới bản chất nhu cầu của khách hàng và các công ty phản ứng nhu thế nào với các nhu cầu đó?  Sức mạnh của các khách hàng: Các khách hàng ngày nay đang sử dụng tầm ảnh hưởng lớn mạnh của mình lên hoạt động kinh doanh của các công ty. Họ yêu cầu được đối xử như những cá nhân duy nhất, và họ mong đợi các đối tác cung ứng của họ cung cấp các gói sản phẩm, dịch vụ và thông tin hiệu quả nhất. Với những mong đợi của khách hàng được đặt vào các công ty hàng đầu, họ yêu cầu một chất lượng cao nhất với mức giá thấp nhất. Các khách hàng mong muốn tự động hoá các công cụ đặt hàng qua đó trao thêm quyền ảnh hưởng cho họ trong việc thiết kế nội dung sản phẩm và dịch vụ. Họ tìm kiếm những cam kết hoàn thành đơn đặt hàng một cách nhanh chóng, nội dung thông tin mạnh mẽ, hài hoà hoạt động tìm kiếm và đặt hàng, và tăng cường yếu tố hậu mãi. Toàn cầu hoá. Những mô hình sản xuất và phân phối truyền thống đang dần thay đổi cơ bản cùng với sự phát triển chóng móng của các nền kinh tế quốc gia, sự bùng nổ các nhà máy gia công ở những nước đang phát triển, và tốc độ tăng trưởng công nghiệp hoá mạnh mẽ ở nhiều nơi, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Các chiến lược tiêu dùng lớn được xây dựng trên cơ sở sản xuất chi phí thấp nhanh chóng lấn áp các chiến lược tiêu dùng truyền thống tại phương Tây. Chiều hướng này có tác động không chỉ tới hàng hoá mà còn tới các dịch vụ và sản phẩm giá trị cao. Các dây chuyền cung ứng mạng lưới. Tốc độ thay đổi trong nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm, thời gian tiếp thị, đương đầu với các sức ép sáng tạo gia tăng đã và đang yêu cầu các công ty tìm kiếm mối quan hệ cộng tác liên quan tới các kênh cung ứng. Mục tiêu là nhằm nâng cao năng lực cốt lõi và hướng khách hàng tới sự thoả mãn cũng như tăng trưởng lợi nhuận. Chuyển từ kinh tế dịch vụ sang kinh tế tự phục vụ. Khi mà những lựa chọn sản phẩm/dịch vụ và các kênh cung ứng ngày một gia tăng, những nguồn cung đơn lẻ, sự gia tăng lòng trung thành nhãn hiệu, và việc định giá phụ thuộc giá trị hàng ngày trở nên quy chuẩn. Trong cùng thời gian này, các khách hàng được kêu gọi ngày một nhiều hơn về việc tìm kiếm, cài đặt, duy trì, cập nhập và tái chế các sản phẩm cơ bản cá nhân giống như phần cứng và phần mềm máy tính. Trong môi trường tự phục vụ ngày một gia tăng như vậy, các dây chuyền cung ứng sẽ cần phải thay đổi trọng tâm từ việc sản xuất và phân phối các sản phẩm đến việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đem lại một sự thoả mãn cao độ cùng những trải nghiệm thú vị. Một số phương pháp tiếp thị, kinh doanh và giao tiếp mới sẽ cần đến để chuyển các dây chuyền cung ứng từ chỗ quản lý các giao dịch tới quản lý các mối quan hệ khách hàng. Như vậy nếu doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một chuỗi cung ứng (SCM - Supply Chain Management) linh hoạt và hiệu quả thì doanh nghiệp ngay lập tức có thể có hành động phản hồi lại với những thay đổi nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, đồng thời vẫn có thể đảm bảo chi phí sản xuất ở mức thấp để tối đa hóa lợi nhuận . Theo AMR Research yếu tố cơ bản để cạnh tranh ngày nay trong các công ty hàng đầu là sở hữu được một chuỗi cung ứng trội hơn hẳn đối thủ. Nói cách khác thì quản trị chuỗi cung ứng không còn là một chức năng mang tính hoạt động của các công ty hàng đầu mà trở thành một bộ phận chiến lược của công ty. Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng có thể giúp các nhà quản lý đạt được mục tiêu bằng cách cho phép họ dự đoán tốt hơn các xu hướng thị trường, thỏa thuận những đơn hàng tốt nhất có thể với các nhà cung ứng, tối ưu hóa mức tồn kho, và liên kết tốt hơn với các kênh phân phối. Chính vì những lợi ích mà SCM mang lại, ngày càng nhiều các công ty đi xây dựng cho mình một mô hình SCM phù hợp nhất nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của mình. Các tính năng chính của SCM: Các giải pháp SCM cung cấp một bộ ứng dụng toàn diện bao gồm các phân hệ và các tính năng hỗ trợ từ đầu đến cuối các quy trình cung ứng, bao gồm: Quản lý kho để tối ưu mức tồn kho (thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, các linh kiện, bộ phận thay thế cho các hệ thống máy móc) đồng thời tối thiểu hóa các chi phí tồn kho liên quan. Quản lý đơn hàng bao gồm tự động nhập các đơn hàng, lập kế hoạch cung ứng, điều chỉnh giá, sản phẩm để đẩy nhanh quy trình đặt hàng - giao hàng. Quản lý mua hàng để hợp lý hóa quy trình tìm kiếm nhà cung cấp, tiến hành mua hàng và thanh toán. Quản lý hậu cần để tăng mức độ hiệu quả của công tác quản lý kho hàng, phối hợp các kênh vận chuyển, từ đó tăng độ chính xác (về thời gian) của công tác giao hàng. Lập kế hoạch chuỗi cung ứng để cải thiện các hoạt động liên quan bằng cách dự báo chính xác nhu cầu thị trường, hạn chế việc sản xuất dư thừa. Quản lý thu hồi để đẩy nhanh quá trình kiểm tra đánh giá và xử lý các sản phẩm lỗi; đồng thời tự động hóa quy trình khiếu nại, đòi bồi hoàn từ các nhà cung ứng và các công ty bảo hiểm. Quản lý hoa hồng để giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn quá trình đàm phán với các nhà cung cấp, tỷ lệ giảm giá, các chính sách hoa hồng cũng như các nghĩa
Luận văn liên quan