Trình bày về những vòng đàm phán đã qua của GATT - Những vòng đàm phán này có tác dụng như thế nào đối với các nước tham gia

Một chương trình làm việc đã được lên kế hoạch tạo nền tảng cho vòng đàm phán Uruguay , cụ thể: Tăng cường nền kinh tế thế giới và thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng việc làm và thu nhập trên toàn thế giới. Giải quyết các vấn đề quan trọng bức xúc của chính sách thương mại, minh bạch hóa thương mại quốc tế, đồng thời đưa ra một hệ thống giải quyết các tranh chấp hoàn chỉnh và cơ chế đánh giá chính sách thương mại, nhằm đánh giá tổng thể thường xuyên, rõ ràng, có hệ thống về các chính sách thương mại của các thành viên GATT, mở rộng hệ thống thương mại tới một số lĩnh vực mới đặc biệt là thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Nhượng bộ cho xâm nhập thị trường của những sản phẩm nông sản nhiêt đới với mục tiêu giúp đỡ các nước đang phát triển, tiếp cận thị trường, quy định về chống bán phá giá và đề nghị thành lập một tổ chức mới. Giảm thuế và các biện pháp trợ cấp xuất khẩu, giảm hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu khác, về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại.

ppt9 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2523 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày về những vòng đàm phán đã qua của GATT - Những vòng đàm phán này có tác dụng như thế nào đối với các nước tham gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 5 ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: Trình bày về những vòng đàm phán đã qua của GATT. Những vòng đàm phán này có tác dụng như thế nào đối với các nước tham gia Các vòng đàm phán thương mại GATT Bối cảnh ra đời vòng đàm phán Uruguay Trước vòng đàm phán Uruguay, GATT đã có 7 vòng đàm phán, tuy nhiên những kết quả trong các vòng đàm phán này chưa thỏa mãn yêu cầu phát triển của thời đại, đặc biệt với những nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Và những khó khăn mà GATT phải đối mặt chính là những nhân tố khiến cho các thành viên của GATT tin rằng cần có những nỗ lực mới nhằm củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên. Mục tiêu của vòng đàm phán Uruguay Một chương trình làm việc đã được lên kế hoạch tạo nền tảng cho vòng đàm phán Uruguay , cụ thể: Tăng cường nền kinh tế thế giới và thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng việc làm và thu nhập trên toàn thế giới. Giải quyết các vấn đề quan trọng bức xúc của chính sách thương mại, minh bạch hóa thương mại quốc tế, đồng thời đưa ra một hệ thống giải quyết các tranh chấp hoàn chỉnh và cơ chế đánh giá chính sách thương mại, nhằm đánh giá tổng thể thường xuyên, rõ ràng, có hệ thống về các chính sách thương mại của các thành viên GATT, mở rộng hệ thống thương mại tới một số lĩnh vực mới đặc biệt là thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Nhượng bộ cho xâm nhập thị trường của những sản phẩm nông sản nhiêt đới với mục tiêu giúp đỡ các nước đang phát triển, tiếp cận thị trường, quy định về chống bán phá giá và đề nghị thành lập một tổ chức mới. Giảm thuế và các biện pháp trợ cấp xuất khẩu, giảm hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu khác, về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Nội dung và kết quả vòng đàm phán Uruguay 6 hiệp định chính của vòng đàm phán Uruguay Hiệp định về nông nghiệp Nội dung hiệp định Sau những nỗ lực của các bên thì Hiệp định về nông nghiệp đã được ký kết nhằm mục tiêu cải cách thương mại nông sản và làm cho các chính sách nông nghiệp có định hướng thị trường hơn. Hiệp định nông nghiệp đề cập đến hai vấn để chính: Mở cửa thị trường nông nghiệp: thuế quan hóa các biện pháp phi thuế quan, cắt giảm và ràng buộc thuế quan đối với các mặt hàng nông sản. Quy định về khoản trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp trong nước đối với các mặt hàng nông sản. Tác động của hiệp định Việc mở cửa thị trường sẽ tạo điều kiện cho các nước đang phát triển thâm nhập sâu vào thị trường các nước phát triển. Việc loại bỏ các biện pháp phi thuế quan sẽ khiến cho thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp công khai, minh bạch và có tính dự báo hơn. Tăng khả năng cạnh tranh nông sản của các nước đang phát triển xuất khẩu nông sản. Hàng rào bảo hộ đã được minh bách hóa thông qua quá trình thuế quan hóa tất cả các biện pháp phi thuế quan. Do quy định mức cắt giảm chung chỉ là 36% cho nên các nước phát triển thường cắt giảm thật nhiều những mặt hàng vốn có mức thuế thấp, đặc biệt là đối với những mặt hàng chế biến xuất khẩu từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển. Hiệp định về dệt may Nội dung hiệp định Những kết quả chính của kết quả Vòng đàm phán này có thể được tóm tắt như sau: Cam kết cắt giảm thuế đối với các sản phẩm công nghiệp của các nước cao hơn hẳn các cam kết được đưa ra trong Vòng đàm phán Tokyo. Tác động của hiệp định Hiệp định sẽ giúp cho các nước đang phát triển mở rộng thị trường hàng dệt may của họ sang các nước đang phát triển. Việc xóa bỏ hạn ngạch sẽ kích thích tiêu dùng tại các nước phát triển, từ đó làm tăng lượng xuất khẩu của các nước đang phát triển. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) Nội dung hiệp định GATS được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ Tất cả các thành viên của WTO đều tham gia GATS. Các nguyên tắc cơ bản của WTO về đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia cũng đều áp dụng với GATS. Hiệp định đưa ra những quy định về mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ, và việc mở cửa thị trường không có sự phân biệt đối xử giữa các nước. Đồng thời, các nước phải công bố qui định chung và thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ những biện pháp có ảnh hưởng tới sự vận hành của GATS. Tác động của hiệp định Hiệp định khiến cho các nước đang phát triển phải chỉ dẫn về dịch vụ công nghệ, khía cạnh kĩ thuật và thương mại lập đầu mối tiếp xúc có nghĩa vụ cung cấp các hướng dẫn đặc biệt cho các nhà cung cấp dịch vụ của những nước đó. Nước đang phát triển có thể trực tiếp đưa yêu cầu thông tin cho các đầu mối tiếp xúc, ngược lại, các nước phát triển phải đưa thông tin cho chính phủ nước đó. Các nước đang phát triển có thể thành lập đầu mối cung cấp thông tin muộn hơn 2 năm so với thời gian quy định.     Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) Nội dung hiệp định Hiệp định TRIPS đã làm thay đổi bộ mặt của hệ thống sở hữu trí tuệ thế giới. Về nguyên tắc bảo hộ sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPS đòi hỏi mọi quốc gia thành viên của WTO phải xây dựng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ theo các tiêu chuẩn tối thiểu thống nhất. Một cách tổng quát, các tiêu chuẩn tối thiểu ấn định trong Hiệp định TRIPS nhằm bảo đảm cho mỗi quốc gia thành viên có một hệ thống sở hữu trí tuệ đầy đủ và có hiệu quả. Mỗi nước thành viên của WTO có nghĩa vụ dành cho công dân của nước thành viên khác, theo nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc, sự bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và có hiệu quả. Các lĩnh vực của sở hữu trí tuệ được điều chỉnh là: quyền tác giả và quyền liên quan (tức là quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng); nhãn hiệu hàng hoá, bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ; chỉ dẫn địa lý, bao gồm cả tên gọi xuất xứ; kiểu dáng công nghiệp; patent, bao gồm cả bảo hộ giống cây trồng mới; thiết kế bố trí mạch tích hợp; và thông tin không được tiết lộ, bao gồm cả bí mật thương mại và dữ liệu thử nghiệm.  Tác động của hiệp định   Khuyến khích các hoạt động phát minh sáng chế cũng như chuyển giao công nghệ sang các nước đang phát triển. Tạo điều kiện cho các nước đang phát triển xây dựng hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả, từ đó khuyến khích được các phát minh sáng chế trong nước. Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS) Nội dung hiệp định Hiệp định TRIMs chỉ áp dụng cho thương mại hàng hóa mà không áp dụng cho các lĩnh vực khác. Hiệp định TRIMs cấm áp dụng một số biện pháp bị coi là vi phạm  nguyên tắc "Đãi ngộ Quốc gia" và các biện pháp có tác dụng hạn chế thương mại bao gồm: Các biện pháp bắt buộc hay điều kiện về quy định một "tỷ lệ nội địa hóa" đối với doanh nghiệp. Các biện pháp "cân bằng thương mại " buộc doanh nghiệp phải tự cân đối về khối lượng và trị giá xuất nhập khẩu, về ngoại hối.... Tác động của hiệp định Hiệp định làm cho dòng chu chuyển vốn và đầu tư trên thế giới được lưu thông và mở rộng phạm vi đầu tư. Thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển cả về qui mô và phạm vi. Đối với các nước đang phát triển thì việc loại bỏ các biện pháp đầu tư sẽ có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế trong nước. Mục tiêu của nhà đầu tư vẫn là lợi nhuận, nếu như không có những biện pháp quản lý đầu tư thì lợi nhuận thu được sẽ chuyển ra nước ngoài, vì vậy sẽ tác động xấu đến thương mại trong nước Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO Nội dung hiệp định: Các bên kí kết hiệp định này thừa nhận rằng: Tất cả những mối quan hệ của họ trong lĩnh vực kinh tế và thương mại phải được thực hiện với mục tiêu nâng cao mức sống, bảo đảm đầy đủ việc; mở rộng sản xuất, thương mại hàng hoá và dịch vụ, trong khi đó vẫn bảo đảm việc sử dụng tối ưu nguồn lực của thế giới theo đúng mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ và duy trì môi trường và nâng cao các biện pháp để thực hiện điều đó theo cách thức phù hợp với những nhu cầu và mối quan tâm riêng rẽ của mỗi bên ở các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau. . Cần phải có nỗ lực tích cực để bảo đảm rằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia kém phát triển nhất, duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong thương mại quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia đó, Mong muốn đóng góp vào những mục tiêu này bằng cách tham gia vào những thoả thuận tương hỗ và cùng có lợi theo hướng giảm đáng kể thuế và các hàng rào cản trở thương mại khác và theo hướng loại bỏ sự phân biệt đối xử trong các mối quan hệ thương mại quốc tế, Kết quả Các nước kí kết quyết tâm xây dựng một cơ chế thương mại đa biên chặt chẽ, ổn định, và khả thi hơn, duy trì những nguyên tắc cơ bản và tiếp tục theo đuổi những mục tiêu đang đặt ra cho cơ chế thương mại đa biên này. Điều đặc biệt là với tuyên bố Marakesh được kí ngày 15/4/1994 tại thành phố Marrakesh, vương quốc Morroco, các Bộ trưởng đã quyết định thành lập nên Tổ chức Thương mại thế giới WTO - một quyết định tạo nên một bước ngoặt lịch sử cho nền Thương mại toàn cầu
Luận văn liên quan