Trình bày ý nghĩa của cặp chỉ tiêu GDP(hoặc GNP) bình quân đầu người trong phân tích kinh tế vĩ mô?
VD: minh họa bằng những số liệu thực tế của Việt Nam 10 năm trở lại đây?
GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó.
Trình độ phát triển kinh tế tinh bằng GDP bình quân đầu người có sự khác nhau rất lớn giữa các nước. Thu nhập bình quân đầu người của những nước giàu nhất thế giới cao gấp hàng chục lần so với các nước nghèo nhất thế giới. Vì tỉ lệ tăng của GDP thực tế cũng biến đổi mạnh, nên vị thế tương đối giữa các nước có thể thay đổi đáng kể theo thời gian. Mức sống của một nền kinh tế phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nó. Năng suất đến lượt nó lại phụ thuộc vào tích lũy tư bản hiện vật, vốn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và tiến bộ công nghệ.
GDP bình quân đầu người là thước đo sản lượng thu nhập của một nền kinh tế, nó là số liệu thông kê thường gặp nhất vì được coi là chỉ báo tốt nhất về phúc lợi kinh tế xã hội.
Kết quả hoạt động kinh tế của một người bất kì được phản ánh trước hết qua thu nhập của người ấy, thông thường một người có thu nhập cao dễ cho phép người ta chi mua những hàng hóa và dịch vụ chất lượng tốt có giá cao để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần đa dạng của họ. Trong khi đó những người có thu nhập thấp không có khả năng cho trả cho những hàng hóa và dịch vụ đắt tiền và do đó chỉ được hưởng thụ một mức sống khiêm tốn hơn nhiều so với những người có thu nhập cao. Điều này cũng tương tự đúng đối với các nền kinh tế quốc gia. Nền kinh tế hoạt động có hiệu quả khi mà mọi người trong nền kinh tế tạo ra và hưởng thu nhập cao. Kết quả là tổng thu nhập do mọi thành viên trong nền kinh tế tạo ra sẽ lớn và mọi người được hưởng mức sống cao hơn so với nền kinh tế có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn.
.........
2 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 6487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày ý nghĩa của cặp chỉ tiêu GDP- GNP bình quân đầu người trong phân tích kinh tế vĩ mô VD- minh họa bằng những số liệu thực tế của Việt Nam 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trình bày ý nghĩa của cặp chỉ tiêu GDP(hoặc GNP) bình quân đầu người trong phân tích kinh tế vĩ mô?
VD: minh họa bằng những số liệu thực tế của Việt Nam 10 năm trở lại đây?
GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó.
Trình độ phát triển kinh tế tinh bằng GDP bình quân đầu người có sự khác nhau rất lớn giữa các nước. Thu nhập bình quân đầu người của những nước giàu nhất thế giới cao gấp hàng chục lần so với các nước nghèo nhất thế giới. Vì tỉ lệ tăng của GDP thực tế cũng biến đổi mạnh, nên vị thế tương đối giữa các nước có thể thay đổi đáng kể theo thời gian. Mức sống của một nền kinh tế phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nó. Năng suất đến lượt nó lại phụ thuộc vào tích lũy tư bản hiện vật, vốn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và tiến bộ công nghệ.
GDP bình quân đầu người là thước đo sản lượng thu nhập của một nền kinh tế, nó là số liệu thông kê thường gặp nhất vì được coi là chỉ báo tốt nhất về phúc lợi kinh tế xã hội.
Kết quả hoạt động kinh tế của một người bất kì được phản ánh trước hết qua thu nhập của người ấy, thông thường một người có thu nhập cao dễ cho phép người ta chi mua những hàng hóa và dịch vụ chất lượng tốt có giá cao để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần đa dạng của họ. Trong khi đó những người có thu nhập thấp không có khả năng cho trả cho những hàng hóa và dịch vụ đắt tiền và do đó chỉ được hưởng thụ một mức sống khiêm tốn hơn nhiều so với những người có thu nhập cao. Điều này cũng tương tự đúng đối với các nền kinh tế quốc gia. Nền kinh tế hoạt động có hiệu quả khi mà mọi người trong nền kinh tế tạo ra và hưởng thu nhập cao. Kết quả là tổng thu nhập do mọi thành viên trong nền kinh tế tạo ra sẽ lớn và mọi người được hưởng mức sống cao hơn so với nền kinh tế có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn.
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tốc độ tăng trưởng
6,79
6,84
7,20
7,26
7,70
8,43
8,17
8,50
6,36
6.38
6.58
GDP/người (USD)
391
413
440
492
552
636
723
835
960
1050
1168
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy GDP bình quân đầu người của nước ta qua 10 năm đều tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tăng giúp cho GDP bình quân đầu người tăng. Khoảng thời gian kinh tế thế giới bị suy thoái làm tốc độ tăng trưởng bị chậm lại nên GDP tăng không nhiều.