Chè là loại cây công nghiệp dài ngày được trồng nhiều ở Miền Trung Tây Nguyên và đặc biệt nhiều ở phía Bắc Việt Nam. Sản xuất chè trong nhiều năm qua đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và còn xuất khẩu đem lại hàng trăm triệu đô la cho đất nước. Tuy có những thời điểm giá chè xuống thấp gây khó khăn cho người nông dân trồng chè nhưng nhìn tổng thể cây chè vẫn góp phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng, ngoài ra còn góp phần tạo việc làm, cải thiện và bảo vệ môi trường. Trước yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay, đặc biệt là hội nhập kinh tế, cây chè được nhìn nhận như là 1 lĩnh vực đầu tư có thể phát triển an toàn, lâu bền và vững chắc cả trong nước và quốc tế. Để đạt được điều đó, cần phải nhìn rõ vào thực trạng ngành chè Việt Nam, thực trạng các doanh nghiệp chè Việt Nam để khắc phục và nhìn nhận nhu cầu, xu hướng của thị trường trong nước và quốc tế để phát triển và mở rộng.
34 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trồng và sản xuất chế biến chè olong chè viên chất lượng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT MINH DỰ ÁN
CHỦ ĐẦU TƯ:
Địa điểm đầu tư:
Hà Nội- 6/2015
TRỒNG VÀ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN CHÈ OLONG CHÈ VIÊN CHẤT LƯỢNG CAO
THUYẾT MINH DỰ ÁN
TRỒNG VÀ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN CHÈ OLONG CHÈ VIÊN CHẤT LƯỢNG CAO
Hà Nội- 6/2015
MỤC LỤC
PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU
Chè là loại cây công nghiệp dài ngày được trồng nhiều ở Miền Trung Tây Nguyên và đặc biệt nhiều ở phía Bắc Việt Nam. Sản xuất chè trong nhiều năm qua đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và còn xuất khẩu đem lại hàng trăm triệu đô la cho đất nước. Tuy có những thời điểm giá chè xuống thấp gây khó khăn cho người nông dân trồng chè nhưng nhìn tổng thể cây chè vẫn góp phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng, ngoài ra còn góp phần tạo việc làm, cải thiện và bảo vệ môi trường. Trước yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay, đặc biệt là hội nhập kinh tế, cây chè được nhìn nhận như là 1 lĩnh vực đầu tư có thể phát triển an toàn, lâu bền và vững chắc cả trong nước và quốc tế. Để đạt được điều đó, cần phải nhìn rõ vào thực trạng ngành chè Việt Nam, thực trạng các doanh nghiệp chè Việt Nam để khắc phục và nhìn nhận nhu cầu, xu hướng của thị trường trong nước và quốc tế để phát triển và mở rộng.
PHẦN B: NỘI DUNG DỰ ÁN
TÓM TẮT DỰ ÁN
Giới thiệu chủ đầu tư
Tên công ty :
Mã số doanh nghiệp :
Đại diện pháp luật :
Địa chỉ trụ sở :
Vốn điều lệ :
Ngành nghề KD :
Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án :
Địa điểm xây dựng :
Sản phẩm dự án :
Mục tiêu đầu tư :
Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.
Tổng vốn đầu tư : 24,059,300,000đồng
+ Đầu tư TSCĐ : 26,309,300,000đồng (bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng)
Cơ cấu vốn:
+ Vốn chủ sở hữu : chiếm 17% trên tổng vốn đầu tư TSCĐ tương đương 4,059,300,000 đồng.
+ Vốn vay ngân hàng: vốn vay 83% trên tổng vốn đầu tư tức là 20,000,000,000 đồng.
CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Căn cứ pháp lý
Báo cáo đầu tư được lập dựa trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau :
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;
Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11, ngày 26 tháng 07 năm 2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
Quyết định số 43/2007/QĐ-BNN ngày 16/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v/v ban hành Quy định quản lý sản xuất, chế biến và chứng nhận chè an toàn;
Chủ sở hữu đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đã được cấp Quyết định giao đất, hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và triển khai xây dựng nhà máy sản xuất chế biến chè, trồng chè theo đúng giấy phép và quy định của pháp luật.
Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất
Điều kiện tự nhiên của vùng thực hiện dự án
Dự án “Trồng và chế biến chè Olong, chè viên chất lượng cao” được thực hiện tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Hình: Vùng thực hiện dự án
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.
Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60c. Tổng lượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm).
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C ,tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,80C; Lượng mưa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm.
Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện.
Ba Vì là nơi có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xung quang gần như được bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà. Ngoài ra trong khu vực còn có nhiều các dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống.
Tóm lại, từ yếu tố địa hình, khí hậu, đất đai vùng núi đồi gò kể trên, Ba Vì là vùng đất có nhiều lợi thế để phát triển cây chè.
Điều kiện kinh tế xã hội của vùng thực hiện dự án
Tình hình kinh tế - chính trị trong nước và khu vực còn có những diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương các cấp. Song được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, sự nỗ lực phấn đấu các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân các dân tộc Huyện nhà trong suốt những năm qua, cho nên tình hình kinh tế xã hội của Huyện tiếp tục được phát triển và hoàn thành vượt mức kế hoạch 13/17 chỉ tiêu trên tất cả các mặt. Tổng giá trị sản xuất đạt 17.670 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch tăng 12% so với cùng kỳ năm 2013, giá trị tăng thêm đạt 8.630 tỷ đồng đạt 101% kế hoạch, tăng trưởng kinh tế đạt 12,1%, cơ cấu kinh tế theo giá trị tăng thêm đạt và vượt kế hoạch đề ra, nhóm ngành du lịch – dịch vụ chiếm 52%, nông – lâm nghiệp chỉ còn 33%, công nghiệp xây dựng chiếm 15% thu nhập bình quân đầu người đạt 31 triệu đồng/năm.
Riêng lĩnh vực trồng chè, huyện Ba Vì có khoảng gần 3000ha đất có thể trồng được cây chè. Đến thời điểm năm 2013, diện tích chè toàn huyện đã có trên 1.770ha, với nhiều giống chè như chè Ô Long, chè Kim Tuyên, chè Bát Tiên, chè LDP1 .v.v. Đặc biệt có địa phương có truyền thống trồng chè lâu đời trên diện rộng như Ba Trại đạt năng suất chất lượng cao từ 75 đến 100 tạ/ha. Do vậy giá trị thu nhập từ chè đạt tới trên 60 triệu/ha. Việc phát triển nhiều cây chè, góp phần không nhỏ tăng thu nhập trên 1ha canh tác ở Ba Vì; nó còn giải quyết việc làm, giúp cho nông dân ngắn bó với đồng đất hơn. Nhưng về thực tế, hiện nay cây chè vẫn còn gặp khó khăn và hiệu quả chưa đáp ứng với tiềm năng của vùng đất này.
Theo kế hoạch, đến năm 2020, huyện này đề ra chiến lược xây dựng 3 vùng chè lớn mạnh gắn liền với các vùng du lịch sinh thái trong huyện gồm vùng chè Ba Trại, Vân Hòa – Yên Bài và Minh Quang – Khánh Thượng, đưa sản lượng chè lên 3 vạn tấn chè búp tươi, xuất khẩu 4.000 tấn chè các loại mỗi năm...Ở “thủ phủ chè” xã Ba Trại hiện có khoảng 80% số hộ dân sản xuất chế biến chè búp khô với diện tích trồng chè gần 500ha, chiếm 1/3 diện tích cây chè toàn huyện. Xã có 9/9 thôn được công nhận là làng nghề chế biến chè búp khô.
Cây chè đang trở thành cây trồng xóa đói giảm nghèo, đưa lại nguồn thu nhập chính và ổn định cho hơn 10.000 người làm việc trong các nông trường, công ty chè và các hộ gia đình trong huyện, góp phần tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân, đóng góp vào ngân sách Nhà nước ngày càng lớn.
Lợi thế của sản phẩm chè mang thương hiệu Chè Song Ying
Công ty Cổ phần Chè Song Ying có lợi thế sau:
Nguồn nhân sự có kiến thức và kinh nghiệm cao về ngành trồng và chế biến chè.
Vùng nguyên liệu sẵn có nên dự án hoàn toàn chủ động về nguồn nguyên liệu mà không phụ thuộc vào bất kỳ một nhà cung cấp nào.
Chất lượng: Nguồn gốc giống chè rõ ràng, quá trình chăm sóc, thu hoạch, sản xuất, bảo quản và đóng gói đảm bảo đạt yêu cầu xuất khẩu có thể bảo chứng cho chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu Vệ sinh an toàn thực phẩm vốn là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu.
Hương vị: không sử dụng hương liệu hóa chất, hoàn toàn tự nhiên.
Hình thức, mẫu mã: đẹp
Thương hiệu: Chè Song Ying được đầu tư thương hiệu và làm thương hiệu khá bài bản.
Phân phối: rộng khắp.
Khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án
Lợi ích của chè
Trong cuốn sách về chè, nhà triết học Kakuzo Okakura năm 1906 đã viết: “Chè bắt đầu như một loại thuốc và phát triển thành một loại nước giải khát có lợi cho sức khỏe.”
Nghiên cứu khoa học đã khẳng định những gì mà người châu Á đã tin trong nhiều thế kỷ – đó là chè có chứa chất chống oxy hoá mạnh mẽ của tự nhiên, có thể bảo vệ người uống chè thường xuyên từ nhiều căn bệnh do lão hóa.
Chè và bệnh tim mạch: Thường xuyên uống chè làm giảm quá trình oxy hóa của chất béo. Nghiên cứu cho thấy rằng cả chè xanh và chè đen đều có hiệu quả như nhau. Chè cũng giúp làm giảm sự đông máu, một trong những nguyên nhân tăng tắc động mạch vành.
Chè chiết xuất và polyphenol chè có thể ức chế sự kết tập tiểu cầu ở một mức độ nhất định, do đó giảm nguy cơ thrombosis. Cả hai xanh và Chè cũng cải thiện chức năng nội mô (vasoconstriction và giãn mạch – sự kiểm soát của huyết áp, xơ vữa động mạch, hình thành các mạch máu mới-angiogenesis).
Chè và bệnh ung thư: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng chất polyphenol trong chè xanh và đen có thể trực tiếp trung hòa phản ứng hóa học với chất gây ung thư, do đó làm giảm nguy cơ ung thư. Polyphenol trong chè hạn chế sự khởi đầu và giai đoạn phát triển sau này của các chất gây ung thư.Kết quả của các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chè làm tăng hoạt động của detoxifying enzym tự nhiên có trong cơ thể con người. Thường xuyên uống chè – đặc biệt là chè tươi – ngăn ngừa sự hình thành của khối u hoặc giảm tốc độ tăng trưởng của khối u lớn.
Chè và bệnh tiểu đường: Trong bệnh tiểu đường loại 1, tuyến tụy không sản xuất số lượng insulin cần thiết để điều chỉnh đường huyết. Trong bệnh tiểu đường loại 2, gan và tế bào cơ không thể sử dụng insulin sản xuất được để điều chỉnh đường huyết.
Một số chất chiết xuất từ thực vật có chứa chất, mà có thể làm được chức năng của insulin và hỗ trợ cho trường hợp tiểu đường loại 2 không phụ thuộc vào insulin bệnh tiểu đường. Các flavonol, myricetin, tìm thấy trong chè xanh và đen là loại chất có thể có cơ chế hoạt động giống như insulin.
Alpha xúc tác enzym amylase chuyển đổi tinh bột trong thức ăn thánh glucose trong quá trình tiêu hóa. Khi tiêu hóa Glucose dễ dàng được hấp thu vào trong dòng máu, trong khi tinh bột không được hấp thu. Polyphenol trong chè ức chế hoạt động của alpha-amylase và có thể góp phần vào việc giảm đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy rằng uống chè thường xuyên có thể có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
Chè và người cao tuổi: Chất chống oxy hóa trong chè được biết đến với khả năng làm chậm quá trình oxy hoá của cơ thể. Chè có thể giúp cho người già có chất lượng cuộc sống tốt hơn và cũng có thể tăng thêm tuổi thọ.
Chè và sức khỏe răng miệng: Chè có chứa chất florua, vì vậy uống chè thường xuyên cung cấp một lượng florua đáng kể để ngăn ngừa và giảm sâu răng. Nghiên cứu cho thấy ngoài chất florua, các polyphenol trong chè cũng tác động để giảm sâu răng. Chè ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại trong răng miệng.
Ngoài những lợi ích trên, các nhà khoa học đã xác định được một hợp chất gọi là L-theanine trong chè. L-theanine được coi là chất mang đến một cảm giác thư giãn và duy trì sự tỉnh táo.
50mg L-theanine (chứa trong 2-3 tách chè) tự nhiên có thể kích thích não bộ, làm tỉnh táo và mang lại cảm giác thư thái.
Riêng chè Olong, ngoài những lợi ích trên, chè Olong có hương thơm tự nhiên quyến rũ, lá chè Olong cũng chứa những chất có một không hai trong giới thảo mộc thực phẩm. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đó cho thấy, trong lá chè Olong có khoảng 26% - 28% Tanin là một chất sát khuẩn mạnh, có tác dụng làm săn chắc da, góp phần giảm thiểu quá trình oxy hóa (Antioxidant), acid amin tổng số 1.6% một số vitamin B1, B2 và C, cafein đạt khoảng 150mg/g. Với những thành phần như vậy, chè Olong góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ sức khỏe, bổ sung vitamin B1, B2, C và Tanin, phù hợp với mọi lứa tuổi. Phụ nữ dùng Olong để bồi bổ cho làn da được săn chắc, trẻ trung, giảm bớt sự thoái hóa. Nam giới dùng chè Olong để tăng cường sức dẻo dai và bền vững của các mao mạch nhỏ, làm cho cuộc sống càng hưng phấn hơn.
Thị trường tổng quan và nhu cầu của khách hàng
Xuất khẩu
Hiện nay đã có hơn 100 nước ở các vùng lãnh thổ tiêu thụ chè Việt Nam nhưng chúng ta đang bán tập trung vào các thị trường lớn (thị trường truyền thống) như: Đông Âu, Nga – tiêu thụ khoảng 10 nghìn tấn/năm; thị trường Châu Âu khoảng 30 nghìn tấn/năm; các nước Trung Cận Đông, Pakistan, Iraq tiêu thụ hơn 20 nghìn tấn/năm Gần đây nổi lên một số thị trường xuất khẩu chè mới của Việt Nam như Thổ Nhĩ Kỳ, Arabi, Nam Âu Thị trường thứ 3 là các nước ở gần nước ta như các nước Đông Nam Á, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Inđonexia, Malaysia, Singapore Phần lớn các nước này đều là những nước tiêu thụ chè của Việt Nam nhưng họ cũng là những nhà kinh doanh, bán buôn nổi tiếng trên thế giới.
Theo thống kê, 10 tháng đầu năm, tổng lượng chè xuất khẩu của cả nước đạt 109.630 tấn với giá trị 186,2 triệu USD, giảm 5,4% về lượng và 0,326% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá chè xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2014 đạt 1.698 USD/tấn, tăng 5,33% so với cùng kỳ năm 2013.
Tháng 11 ước xuất khẩu 11 nghìn tấn, giá trị đạt 20 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 11 tháng đầu năm ước đạt 121 nghìn tấn, giá trị đạt 206 triệu USD, giảm 5,2% về khối lượng nhưng lại tăng 0,3% về giá trị so cùng kỳ năm 2013. Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) ước tính, tổng lượng chè xuất khẩu cả năm khoảng 135.000 tấn, trị giá 235 triệu USD, giảm gần 10% về lượng nhưng tăng khoảng 6% về giá trị so với năm trước.
Pakistan - thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại chè của Việt Nam, đạt 27.596 tấn, tương đương 64,37 triệu USD trong 10 tháng, chiếm 34,57% trong tổng kim ngạch (tăng 60,4% về khối lượng và tăng 85,71% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013).
Đứng sau thị trường Pakistan là các thị trường như: Đài Loan 27,15 triệu USD, Nga 15,74 triệu USD, Trung Quốc 15,29 triệu USD, Hoa Kỳ 9,96 triệu USD.
Nhìn chung, xuất khẩu chè sang phần lớn các thị trường đều sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, thị trường Indonesia có tốc độ giảm mạnh nhất, giảm 55,77% về khối lượng và giảm 57,38% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Hiệp hội Chè – Vitas cho rằng năm 2014 là một năm khó khăn với ngành chè. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt với nhiều rào cản tại các thị trường, nhất là trong việc đáp ứng yêu cầu về an toàn chất lượng sản phẩm. Điều đáng chú ý nhất trong năm là giá chè xuất khẩu tương đối ổn định, dẫn tới giá trị xuất khẩu cả năm tăng nhẹ. Điều này là bởi năm nay lượng chè xanh có giá xuất khẩu cao được xuất đi nhiều hơn. Ước cả năm, chè xanh chiếm tới 60% trong tổng lượng chè xuất khẩu, tăng hơn 10% so với năm trước. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt vẫn là Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Pakistan, Indonesia, Malaysia
Tiềm năng phát triển ngành chè ở nước ta
Theo tính toán của chuyên gia ngành chè, hiện tiềm năng ở thị trường trong nước còn rất lớn. Với dân số gần 90 triệu người, chỉ cần mỗi người dân tiêu thụ 1kg/người/năm thì một năm đã tiêu thụ được gần 90.000 tấn chè, lúc này áp lực về xuất khẩu không còn nữa. Hiện nay, có một nghịch lý là chúng ta cứ cố xuất khẩu chè thô để tăng sản lượng xuất khẩu, giá bán lại thấp, trong khi đó thị trường trong nước lại bị bỏ trống. Trong những năm qua, một số thương hiệu chè túi lọc nước ngoài đã tấn công vào thị trường Việt Nam, người tiêu dùng phải trả với giá cao Hiện nay, một số công ty chế biến chè trong nước đã chuyển hướng từ xuất khẩu chè sang phát triển thị trường trong nước và bước đầu đã gặt hái được thành công.
Theo dự báo, trong những năm tới, tiêu thụ chè ngày càng có xu hướng tăng, bởi chè là sản phẩm thiên nhiên, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, tìm đến thức uống từ thiên nhiên. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng doanh nghiệp trong nước làm thương hiệu phân phối, đóng gói sản phẩm chè một cách bài bản vẫn còn ít. Do vậy, Nhà nước cần tạo cơ chế tốt để thu hút các doanh nghiệp đầu tư đóng gói, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thương hiệu chè, góp phần nâng cao giá trị kinh tế.
Nhu cầu của khách hàng
- Chất lượng: Xã hội ngày một phát triển, người tiêu dùng cũng ngày một quan tâm đến các vấn đề an toàn sức khỏe. Đặc biệt trước thực trạng chè bẩn, chè không an toàn trong khi đó chè là thức uống tốt cho sức khỏe, thì nhu cầu chè sạch, chè an toàn luôn ngày một cao.
- Hình thức: Ngoài ra người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm không chỉ đảm bảo tiêu chí sạch, an toàn mà còn phải tiện dụng, bắt mắt, thu hút khách hàng.
Sản phẩm của Chè Song Ying được nghiên cứu kỹ lưỡng, chuẩn bị chu đáo để đáp ứng được các nhu cầu trên.
QUY MÔ DỰ ÁN
Địa điểm đầu tư
Dự án “Trồng và chế biến chè Olong, chè viên chất lượng cao” được thực hiện tại xã Tản Lĩnh và xã Cẩm Lĩnh, Huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
Các bước đầu tư dự án
Hoàn tất thủ tục pháp lý
Sửa chữa bảo dưỡng máy móc, nhà xưởng
Chăm sóc cải tạo vùng nguyên liệu trồng chè
Liên hệ ký hợp đồng cung cấp