Truyền thông đại chúng trong việc bảo tồn - Quảng bá di tích và lễ hội hai Bà Trưng Mê Linh – Hà Nội

Do những nguyên nhân mang tính lịch sử - xã hội cụ thể, Việt Nam trở thành một quốc gia có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng cùng tồn tại và phát triển. Kết quả của sự phong phú này là việc xuất hiện của nhiều loại di tích tích khác nhau trong hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của người Việt Nam, từ các ngôi chùa, quán, đền thờ, phủ thờ đến các ngôi miếu, am, nhà thờ . Chính điều này đã làm nên sự phong phú, đa dạng đời sống văn hóa, đời sống tinh thần và tạo ra những bản sắc riêng của người Việt. Sau một thời gian dài không được quan tâm, những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, hệ thống di sản văn hóa trong đó có di tích lễ hội Hai Bà Trưng ngày càng được chú ý tới việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là việc làm hết sức cần thiết và đem lại hiệu quả đáng kể trên nhiều phương diện; tuy nhiên, việc bảo tồn và quảng bá di tích lịch sử trong những năm gần đây vẫn gặp những khó khăn nhất định đặc biệt trong việc truyền thông hình ảnh di tích tới quần chúng nhân dân. Ngày nay, các phương tiện công nghệ số bùng nổ mạnh mẽ việc quảng bá hình ảnh di sản văn hóa dân tộc tới người dân khá dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên, công tác tuyền truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về di tích và lễ hội chưa thực sự được giới truyền thông quan tâm một cách triệt để, mới chỉ có những giải pháp truyền thông tạm thời từ ban quản lí di tích, chưa thỏa đáng, dẫn tới việc các di sản văn hóa nói chung và di tích Hai Bà Trưng không được đông đảo quần chúng nhân dân và bạn bè quốc tế biết tới. Nguyên nhân này do đâu

pdf17 trang | Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyền thông đại chúng trong việc bảo tồn - Quảng bá di tích và lễ hội hai Bà Trưng Mê Linh – Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TR¦êNG §¹I HäC V¡N HO¸ Hµ NéI Khoa v¨n hãa häc -------------------- TruyÒn th«ng ®¹i chóng trong viÖc b¶o tån - qu¶ng b¸ di TÝCH vµ lÔ héi hai bµ trƯNg mª linh – hµ néi KhãA LUËN TèT NGHIÖP §¹I HäC Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Hồng Vân Người hướng dẫn: Th.s: Lê Thị Kim Loan Hµ Néi – 2015 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ và động viên. Vì vậy tôi gửi lời cảm ơn tới những người đã dõi theo hay sát cánh bên tôi, để giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài của mình. Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới ThS. Lê Thị Kim Loan – giảng viên khoa Văn hóa học là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Nhà báo - ThS. Nguyễn Xuân Hồng – là người đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin quý báu trong quá trình khảo sát làm bài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy tại khoa Văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuân lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Ngô Thị Hồng Vân 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 7 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 7 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................... 8 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......... 9 4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................ 9 5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................... 15 6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ............................................................................... 16 Chương 1 ............................................................................................................................ 17 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ TỔNG QUAN...................................... 17 VỀ DI TÍCH, LỄ HỘI ĐỀN HAI BÀ TRƯNG - MÊ LINH - HÀ NỘI ........................ 17 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN .............................................. 17 1.1.1. Truyền thông và truyền thông đại chúng ....................................................................... 17 1.1.2. Bảo tồn ........................................................................................................................... 18 1.1.3. Quảng bá ........................................................................................................................ 19 1.2. CÁC THỂ LOẠI TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY................................................................................................... 20 1.3. TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN HAI BÀ TRƯNG 23 1.3.1. Di tích đền Hai Bà Trưng ................................................................................................ 23 1.3.2. Lễ hội tại đền Hai Bà Trưng ............................................................................................ 26 Chương 2 ............................................................................................................................ 29 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ QUẢNG BÁ DI TÍCH - LỄ HỘI HAI BÀ TRƯNG – MÊ LINH – HÀ NỘI ...................................................................................................................................... 29 2.1. XUẤT BẢN ......................................................................................... 29 2.1.1. Vài nét về sự hình thành và phát triển của xuất bản ..................................................... 29 2.1.2. Thực trạng hoạt động xuất bản sách trong bảo tồn và quảng bá di tích, lễ hội đền Hai Bà Trưng - Mê Linh - Hà Nội ..................................................................................................... 32 2.2. TRUYỀN HÌNH .................................................................................. 35 2.2.1. Vài nét về sự hình thành và phát triển của truyền hình ................................................ 35 4 2.2.2. Thực trạng hoạt động của truyền hình trong bảo tồn và quảng bá di tích - lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh – Hà Nội ................................................................................................... 38 2.3. BÁO ĐIỆN TỬ .................................................................................... 41 2.3.1. Vài nét về sự hình thành và phát triển của báo điện tử ................................................ 41 2.3.2. Thực trạng hoạt động của báo điện tử trong bảo tồn và quảng bá di tích – lễ hội Hai Bà Trưng – Mê Linh – Hà Nội ( khảo sát ở 5 báo điện tử lớn Dân trí, Vn Express, 24h.com, VietNamnets, Tuổi trẻ online) ................................................................................................. 42 2.4. MẠNG Xà HỘI .................................................................................. 48 2.4.1. Vài nét về sự hình thành phát triển của mạng xã hội .................................................... 48 2.4.2. Thực trạng hoạt động của mạng xã hội trong bảo tồn và quảng bá di tích, lễ hội đền Hai Bà Trưng - Mê Linh - Hà Nội ............................................................................................... 50 2.5. TRANG WEB ( WEBSITE) .............................................................. 55 2.5.1. Vài nét về sự hình thành và phát triển của website ..................................................... 55 2.5.2. Thực trạng hoạt động của các websie trong bảo tồn và quảng bá di tích, lễ hội đền Hai Bà Trưng - Mê Linh - Hà Nội. .................................................................................................... 56 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 61 Chương 3 ............................................................................................................................ 62 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRONG BẢO TỒN VÀ QUẢNG BÁ DI TÍCH, LỄ HỘI ĐỀN HAI BÀ TRƯNG - MÊ LINH - HÀ NỘI ............................................................... 62 3.1. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ QUẢNG BÁ DI TÍCH, LỄ HỘI ĐỀN HAI BÀ TRƯNG - MÊ LINH - HÀ NỘI ................................................. 62 3.1.1. Vai trò của truyền thông đại chúng trong bảo tồn và quảng bá di tích, lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh – Hà Nội ........................................................................................................ 62 3.1.2. Hạn chế của truyền thông đại chúng trong bảo tồn và quảng bá di tích, lễ hội đền Hai Bà Trưng -Mê Linh - Hà Nội ...................................................................................................... 65 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG BẢO TỒN VÀ QUẢNG BÁ DI TÍCH, LỄ HỘI ĐỀN HAI BÀ TRƯNG - MÊ LINH - HÀ NỘI ...... 68 3.2.1. Giải pháp chung.............................................................................................................. 68 3.2.1.1. Phát triển phải đi đôi với quản lý ............................................................................... 68 3.2.1.2. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông. ................................................................... 69 3.2.1.3. Về hạ tầng và đội ngũ cán bộ tác nghiệp ................................................................... 70 3.2.2. Giải pháp cụ thể ............................................................................................................ 71 5 3.2.2.1. Xuất bản ...................................................................................................................... 71 3.2.2.2. Báo Truyền hình ......................................................................................................... 72 3.2.2.3. Đối với các phương tiện Internet ( Mạng xã hội, website, báo điện tử) ..................... 73 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 77 7 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Do những nguyên nhân mang tính lịch sử - xã hội cụ thể, Việt Nam trở thành một quốc gia có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng cùng tồn tại và phát triển. Kết quả của sự phong phú này là việc xuất hiện của nhiều loại di tích tích khác nhau trong hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của người Việt Nam, từ các ngôi chùa, quán, đền thờ, phủ thờ đến các ngôi miếu, am, nhà thờ. Chính điều này đã làm nên sự phong phú, đa dạng đời sống văn hóa, đời sống tinh thần và tạo ra những bản sắc riêng của người Việt. Sau một thời gian dài không được quan tâm, những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, hệ thống di sản văn hóa trong đó có di tích lễ hội Hai Bà Trưng ngày càng được chú ý tới việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là việc làm hết sức cần thiết và đem lại hiệu quả đáng kể trên nhiều phương diện; tuy nhiên, việc bảo tồn và quảng bá di tích lịch sử trong những năm gần đây vẫn gặp những khó khăn nhất định đặc biệt trong việc truyền thông hình ảnh di tích tới quần chúng nhân dân. Ngày nay, các phương tiện công nghệ số bùng nổ mạnh mẽ việc quảng bá hình ảnh di sản văn hóa dân tộc tới người dân khá dễ dàng và đơn giản. Tuy nhiên, công tác tuyền truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về di tích và lễ hội chưa thực sự được giới truyền thông quan tâm một cách triệt để, mới chỉ có những giải pháp truyền thông tạm thời từ ban quản lí di tích, chưa thỏa đáng, dẫn tới việc các di sản văn hóa nói chung và di tích Hai Bà Trưng không được đông đảo quần chúng nhân dân và bạn bè quốc tế biết tới. Nguyên nhân này do đâu? Từ ban quản lí di tích? hay do sự quan tâm 8 của giới truyền thông tới di tích còn chưa mặn mà? Không phải lúc nào những câu hỏi này cũng có thể giải quyết một cách thỏa đáng, nhất là ở các địa phương, khi cán bộ quản lý di tích hay cán bộ truyền thông (phóng viên, biên tập viên) còn nhiều bất cập cả về số lượng và trình độ chuyên môn so với đòi hỏi của thực tế. Là sinh viên Đại học văn hóa Hà Nội, chuyên ngành văn hóa truyền thông, tôi quyết định lấy đề tài: “Truyền thông đại chúng trong việc bảo tồn - quảng bá di tích và lễ hội Hai Bà Trưng - Mê Linh - Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp ra trường của mình. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích ục đích cuối cùng của đề tài là đánh giá được hiệu quả của truyền thông đại chúng trong việc bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa nói chung và di tích, lễ hội đền Hai Bà Trưng - Mê Linh - Hà Nội nói riêng. ặt khác, sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như một công cụ hữu hiệu nhất trong việc kêu gọi mọi người tham gia bảo tồn, gìn giữ những giá trị quý báu của dân tộc gồm hai dạng di sản vật thể và di sản phi vật thể. 2.2. Nhiệm vụ Đề tài khóa luận có những nhiệm vụ chính sau: - ô tả thực trạng hoạt động truyền thông đại chúng trong việc bảo tồn, quảng bá di tích và lễ hội đền Hai Bà Trưng - Mê Linh - Hà Nội. - Nghiên cứu tác động truyền thông đại chúng trong việc bảo tồn và quảng bá di tích, lễ hội đền Hai Bà Trưng - Mê Linh - Hà Nội. 9 - Đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông đại chúng trong việc bảo tồn và quảng bá di sản nói chung và di tích, lễ hội đền Hai Bà Trưng - Mê Linh - Hà Nội nói riêng. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của truyền thông đại chúng trong việc bảo tồn - quảng bá di tích và lễ hội đền Hai Bà Trưng 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu khảo sát các loại hình truyền thông liên quan đến di tích và lễ hội đền Hai Bà Trưng - Mê Linh - Hà Nội. - Về thời gian: Khảo sát trong giai đoạn 2013 tới nay. Đây là giai đoạn từ khi di tích đèn Hai Ba Trưng được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, cũng là giai đoạn phát triển của truyền thông với sự ra đời và nâng cấp của những phương tiện truyền thông mới, những bước đột phá trong công nghệ khoa học của xã hội loài người. Với sự đa dạng trong phương tiện truyền tải, con người ngày càng có thêm nhiều cách thức giao lưu, truyền tải cũng như tiếp nhận thông tin. 4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 4.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài Với một hệ thống hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia. Trong số di tích quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt. Di tích Đền Hai Bà Trưng là một trong số đó. Di tích Hai Bà Trưng không những có giá trị lịch sử và văn hóa mà còn mang lại những giá trị lớn trên phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch.Việc nghiên cứu di 10 tích này đã giành được sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. Từ các kiểu thức kiến trúc, kết cấu kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc đến các câu truyện truyền thuyết, tín ngưỡng liên quan đến di tích, thậm chí cả ý nghĩa của các loại hiện vật trong di tích đều đã được các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật, tôn giáo, nhân học đề cập đến trong các nghiên cứu của mình. ặc dù vậy, một vấn đề khá quan trọng, một nội dung nghiên cứu còn đang bị bỏ ngỏ ở di tích này đó là hoạt động truyền thông đại chúng trong việc bảo tồn và quang bá di tích – lễ hội chưa một đề tài nghiên cứu nào nhắc tới. Điểm qua những tài liệu này ta có thể thấy rõ điều đó: 4.2. Các tài liệu nghiên cứu của các học giả trong nước ột trong những cuốn sách hàng đầu nghiên cứu về lễ hội ở Việt Nam là cuốn Kho tàng Lễ hội cổ truyền Việt Nam của nhiều tác giả: Nguyễn Chí Bền, Trần Lâm Biền, Bùi Khởi Giang, Nguyễn inh San được Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, tạp chí Văn hóa nghệ thuật Hà Nội xuất bản năm 2000. Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam là cuốn sách nói về bản sắc văn hóa Việt Nam với cái nhìn tổng quan về lễ hội cô truyền, cách sắp xếp và nhìn nhận lễ hội cổ truyền gắn với vùng văn hóa. Sắc thái các vùng văn hóa được thể hiện ở các đối tượng văn hóa cụ thể. Lễ hội Hai Bà Trưng được nhắc tới trong cuốn sách dưới góc độ nghiên cứu về lịch sử, cuộc chiến oai hùng của Hai Bà Trưng, nguồn gốc và sự ra đời của lễ hội. Bên cạnh đó cuốn sách còn mô tả chi tiết về kiến trúc của di tích, cách sắp xếp bài trí các pho tượng trong đền cách đặt các ban thờ. Cuối cùng là mô tả chi tiết về lễ hội, thời gian diễn ra lễ hội, các nghi thức và nghi lễ được mô tả một cách cụ thể và đầy đủ. [tr. 505 -511]. Cuốn sách nghiên cứu rất đầy đủ và chi tiết về lễ hội tuy nhiên không có mục đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn hay quảng bá di tích cũng như lễ hội Hai Bà Trưng. 11 ột cuốn sách khác nghiên cứu về lễ hội của nhóm tác giả Lê Trung Vũ, Hoàng Lê, Trần Văn ỹ đó là Lễ hội Thăng Long được được nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm 1998. Lễ hội Thăng Long là cuốn sách nói về 51 lễ hội tiêu biểu của người Việt, cả lễ hội truyền thống và những lễ hội dân gian. Đây là những lễ hội có từ thời Hà Nội mang tên Thăng Long ( 1010) và là lễ hội của người Việt. Di ti tích và Lễ hội đền Hai Bà Trưng trong cuốn sách chủ yếu nghiên cứu về nhân vật được thờ, địa điểm, thời gian và đặc điểm được thờ trong di tích. Bên cạnh đó cuốn sách cũng mô tả chi tiết về cách thức tổ chức và quy trình diễn ra lễ hội Hai Bà Trưng[24,tr87 – 90]. Cũng lại là một công trình nghiên cứu về lễ hội truyền thống của người Việt tuy nhiên Lễ hội Thăng Long cũng mới chỉ liệt kê chi tiết các lễ hội của Hà Nội trong đó có di tích Hai Bà Trưng mà không hề có nội dung nào liên quan tới vấn đề bảo tồn hay quảng bá di tích cũng như lễ hội của Thăng Long nói chung và di tích, lễ hội Hai Bà Trưng nói riêng. Tác giả Xuân ai với cuốn Vĩnh Phúc. Đất thắng tích và lễ hội được nhà xuất bản Trẻ xuất bản tháng 07 năm 2008. Vĩnh Phúc. Đất thắng tích và lễ hội tập trung viết về những nét cơ bản về văn hóa của vùng đất cổ qua một số danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử tiêu biểu. Bên cạnh đó cuốn sách còn nói sâu về một số lễ hội, các danh nhân, một số làng nghề truyền thống, một số món ăn độc đáo của Vĩnh Phúc. Di tích Hai Bà Trưng được tác giả Xuân ai đề cập trong cuốn sách chủ yếu nhắc tới chiến công hiển hách của Hai Bà Trưng, kiến trúc cách bài trí sắp xếp đền thờ Hai Bà và đền thờ ông Thi Sách, ngoài ra cuốn sách còn đề cập tới các dự án quy hoạch, tôn tạo tổng thể Đền Hai Bà Trưng, trong đó có 5 dự án đầu tư tư tôn tạo cụ thể được ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định phê duyệt ngày 29.8.2002 [26, 12 tr.55 – 59]. Nhưng không có dự án nào liên quan tới quảng bá di tích thông qua hoạt động truyền thông đại chúng. Cuốn sách khác đó là Hà Nội danh thắng và di tích tập 1 của TS. Lưu inh Trị làm chủ biên do nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm 2011. Hà Nội danh thắng và di tích là đề tài kế thừa, được khảo sát, thẩm định và hiệu đính những kết quả đã công bố trước; Bổ sung những tài liệu khoa học cần thiết về số lượng, nội dung của khoảng 400 di tích, danh thắng. Công trình này tập hợp tương đối đầy đủ và hệ thống những tư liệu, thông tin thể hiện những nét tiêu biểu đặc trưng nhất về văn hoá Hà Nội nhìn từ góc độ danh lam thắng cảnh và di tích. Đây cũng là công trình nghiên cứu tổng quan văn hoá Thăng Long - Hà Nội, nhằm nghiên cứu chọn lọc, thống kê, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hoá, và di tích cách mạng kháng chiến tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội. Di tích Hai Bà Trưng được đề cập trong cuốn sách mô tả chi tiết về kiến trúc quanh đền, những điểm khác biệt về kiến trúc của di tích lịch sử Hai Bà Trưng so với các di tích lịch sử khác của quốc gia. .[27,tr566 – 574]. Tuy mô tả rất chi tiết về kiến trúc của di tích nhưng cũng chưa có nội dung nào trong cuốn sách nhắc tới việc bảo tồn và quảng bá di tích thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. ột cuốn sách khác là Di tích danh thắng Vĩnh Phúc do sở Thông tin phát hành năm 2007. Đây là cuốn sách nói về các địa điểm danh thắng nổi bật của Tỉnh Vĩnh phúc như vườn quốc gia Tam Đảo, Hồ Đại Lải, danh thắng Tây Thiên, Núi Sáng... các di tích lịch sử trong đó có di tích Hai Bà Trưng, Mê Linh. Trong phần đề cập tới di tích Hai Bà Trưng, cuốn sách nhắc tới chiến công oai hùng của Hai Bà Trưng trong cuộc đấu tranh chống quan Nam Hán đô hộ nước ta, sau đó là quá trình xây dựng di tích và hình thành lễ hội được tổ chức mùng 6 tháng giêng âm lịch hằng năm[28,tr56 – 58]. 13 Tuy cuốn sách viết khá chi tiết về di tích cũng như lịch sử ra đời của lễ hội, nhưng như một số công trình khác, cuốn sách không có nội dung nào đề cập tới việc bảo tồn và quảng bá di tích thông qua các loại hình truyền thông đại chúng. 4.3. Một số văn bản pháp quy Luật Di sản văn hóa của nước ta ban hành năm 2001 và được sửa đổi bổ sung năm 2009, đây là văn bản pháp lý cao nhất từ trước đến nay về vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam. Luật Di sản văn hóa đã cụ thể hóa đường lối, chính sách thể hiện tư duy đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dân chủ hóa xã hội hóa các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Luật Di sản văn hóa là văn bản đặc biệt công nhận di vật, cổ vật tại các di tích lịch sử văn hóa là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học. Luật Di sản Văn Hóa số 28/2001/QH10 luật của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việ
Luận văn liên quan