Hai người nam nữkhi chưa bước vào hôn nhân,họlà những người có tài
sản riêng, hoàn toàn tựdo trong việc định đoạt tài sản của mình. Khi bước vào
hôn nhân, điều đó đã khác.
Trong thời kì hôn nhân, hai người phải ràng buộc với nhau bởi rất nhiều
bổn phận,nghĩa vụvà quyền lợi. Lợi ích của họ vì thếđã hòa làm một đểtrở
thành một thứ có tên là lợi ích gia đình. Thời trước, khi xác lập, thay đổi,
chấm dứt một giao dịch,họ chỉ nhân danh lợi ích gia đình. Tài sản chung là
thứcần có để tạo điều kiện cho việcnhân danh lợi ích gia đình khitham gia
các giao dịch. Suy cho cùng, tài sản chung hay là tài sản riêng của vợ, chồng
cũng phải được khai thác để nhằm bảo đảm cho sự tồn tại, duy trì và phát
triển của gia đình. Ngàynay,trong nềnkinh tếthịtrường định hướng xã hội
chủnghĩa, diện mạo của gia đình đã thay đổi đáng kể, chức năng kinh tếcủa
gia đình đã chuyển từ sản xuất sang tiêu dùng. Cùng với điều đó việc mỗi
người có đủtài sản riêng đểđặt cơ sởvật chất cho các hoạt động nghềnghiệp
và các giao dịchdo mình thực hiện không phụthuộc nhiều vào người còn lại
là rất cần thiết. Qui định vềchia tài sản chung của vợchồng trong thời kì hôn
nhân là một giải pháp cho vấn đề đó trong bối cảnh chế độ tài sản của vợ
chồng trong Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay là chếđộcộng đồng tạo sản.
Theo thời gian gần đây, sốlượng án phải giải quyết vềchia tài sản chung
của vợchồng trong thời kì hôn nhân trong cảnước đang có chiều hướng gia
tăng: năm 2004 là 159 vụ, năm 2005 là 398 vụ, năm 2006 là 404 vụ, năm
2007 là 452 vụ
*
.Qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân tại
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã cụthểhơn so với Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 1986 song vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần có quan điểm thống
nhất vềlí luận cũng như thực tiễn xét xử
61 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2693 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
Năm: 2008
Tên công trình:
TỪ CHIA TÀI SẢN CHUNG ĐẾN
THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN
Thuộc chuyên ngành:
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM: 2008
Tên công trình:
TỪ CHIA TÀI SẢN CHUNG ĐẾN
THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN
Thuộc nhóm chuyên ngành khoa học: XH2b.
Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Linh Nhâm Nam, Nữ: Nữ
Dân tộc: Kinh
Lớp: Dân sự 31B Năm thứ: 2/ Số năm đào tạo: 3.5
Khoa: Luật Dân sự
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Cừ
- 1 -
MỤC LỤC
Nội dung trang
MỤC LỤC 01
LỜI MỞ ĐẦU 03
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIA TÀI SẢN
CHUNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, ÝNGHĨA 05
1.1.1. Các khái niệm cơ bản 05
1.1.2. Đặc điểm của việc chia tài sản chung trong thời kì 06
hôn nhân
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc chia tài sản chung trong 07
thời kì hôn nhân
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KÌ 08
HÔN NHÂN THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KÌ
1.2.1. Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân trong 08
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986
1.2.2. Chia tài sản chung trong Luật Hôn nhân và Gia đình 10
năm 2000
1.3. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH TƯƠNG TỰ TRONG PHÁP LUẬT 10
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.3.1. Chế định chia tài sản vợ chồng trong thời kì hôn nhân 11
Theo Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan
1.3.2. Một loại hậu hôn ước (postnuptial agreement) ở Hoa Kì 12
1.3.3. Qui ước về tài sản trong Luật Hôn nhân của Cộng hòa 13
nhân dân Trung Hoa năm 2001
Chương 2 QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHIA TÀI SẢN
CHUNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN
2.1. TÀI SẢN CHIA 15
2.1.1. Tài sản chung theo qui định của pháp luật 15
2.1.2. Nguyên tắc của việc qui định tài sản chung 22
2.2. NGƯỜI YÊU CẦU CHIA 24
- 2 -
2.3. ĐIỀU KIỆN CHIA 25
2.3.1. Đầu tư kinh doanh riêng 25
2.3.2. Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng 26
2.3.3 Lí do chính đáng khác 27
2.4. CÁCH THỨC CHIA 27
2.5. HÌNH THỨC CHIA VÀ HIỆU LỰC 28
2.5.1. Thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng 28
2.5.2. Quyết định của tòa án 29
2.6. HẬU QUẢ PHÁP LÍ VỀ TÀI SẢN CỦA VIỆC CHIA 29
2.7. VIỆC KHÔI PHỤC CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 31
Chương 3 VẤN ĐỀ THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
3.1. THỎA THUẬN NHẬP TÀI SẢN RIÊNG CỦA MỘT BÊN 32
VỢ HOẶC CHỒNG VÀO TÀI SẢN CHUNG
3.2. THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 33
TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN
3.2.1. Những ý kiến về sự hợp lí và hợp pháp của các 33
qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
3.2.2. Hạn chế về mặt xã hội của việc chia tài sản chung 37
3.3. THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG 38
THỜI KÌ HÔN NHÂN
3.3.1. Nội dung và hình thức 38
3.3.2. Tính hợp pháp 40
3.3.3. Tính hợp lí 42
3.3.4. Kiến nghị của người viết 44
LỜI KẾT 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Phụ lục 50
- 3 -
LỜI MỞ ĐẦU
Hai người nam nữ khi chưa bước vào hôn nhân, họ là những người có tài
sản riêng, hoàn toàn tự do trong việc định đoạt tài sản của mình. Khi bước vào
hôn nhân, điều đó đã khác.
Trong thời kì hôn nhân, hai người phải ràng buộc với nhau bởi rất nhiều
bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi. Lợi ích của họ vì thế đã hòa làm một để trở
thành một thứ có tên là lợi ích gia đình. Thời trước, khi xác lập, thay đổi,
chấm dứt một giao dịch, họ chỉ nhân danh lợi ích gia đình. Tài sản chung là
thứ cần có để tạo điều kiện cho việc nhân danh lợi ích gia đình khi tham gia
các giao dịch. Suy cho cùng, tài sản chung hay là tài sản riêng của vợ, chồng
cũng phải được khai thác để nhằm bảo đảm cho sự tồn tại, duy trì và phát
triển của gia đình. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, diện mạo của gia đình đã thay đổi đáng kể, chức năng kinh tế của
gia đình đã chuyển từ sản xuất sang tiêu dùng. Cùng với điều đó việc mỗi
người có đủ tài sản riêng để đặt cơ sở vật chất cho các hoạt động nghề nghiệp
và các giao dịch do mình thực hiện không phụ thuộc nhiều vào người còn lại
là rất cần thiết. Qui định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn
nhân là một giải pháp cho vấn đề đó trong bối cảnh chế độ tài sản của vợ
chồng trong Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay là chế độ cộng đồng tạo sản.
Theo thời gian gần đây, số lượng án phải giải quyết về chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kì hôn nhân trong cả nước đang có chiều hướng gia
tăng: năm 2004 là 159 vụ, năm 2005 là 398 vụ, năm 2006 là 404 vụ, năm
2007 là 452 vụ*. Qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân tại
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã cụ thể hơn so với Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 1986 song vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần có quan điểm thống
nhất về lí luận cũng như thực tiễn xét xử. Hơn nữa còn có một vấn đề là việc
chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân thường được coi là đi kèm với
những mâu thuẫn về tình cảm của vợ chồng, vì thế mọi người nghĩ chia tài
* Theo thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án hôn nhân và gia đình (thống kê theo báo cáo của các tòa sơ thẩm
trong cả nước) - tài liệu từ Vụ Thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao.
- 4 -
sản chung trong thời kì hôn nhân là một việc không tốt. Điều đó cho thấy cần
thiết phải có sự nghiên cứu sâu về vấn đề chia tài sản chung trong thời kì hôn
nhân của vợ chồng cũng như có giải pháp cho việc chia tài sản chung mà vẫn
có thể giữ được hạnh phúc gia đình. Chính vì lí do đó mà người viết chọn đề
tài “Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong
thời kì hôn nhân” để nghiên cứu.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết muốn đề cập, phân tích
toàn bộ các qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và chứng
minh được tính hợp pháp cũng như sự hợp lí của việc tồn tại một thỏa thuận
về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân với nội dung, hình thức và
phạm vi phù hợp, kiến nghị về việc cụ thể hóa thỏa thuận này để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc áp dụng nó.
Hiện tại, việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân được nhiều tác
giả đề cập đến trong nhiều công trình, bài viết, tuy nhiên chỉ là đề cập tới nó
như một phần của một vấn đề khác hoặc là chỉ đề cập tới một phần của nó.
Việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng cũng được nhiều tác giả đề cập tới
nhưng là đề cập dưới góc độ gắn nó với chế độ tài sản ước định và cho rằng
nó không phù hợp với qui định pháp luật hiện hành. Việc phân tích toàn bộ
các qui định pháp luật về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, tóm tắt về
một số chế định tương tự trong pháp luật của các nước và chứng minh tính
hợp pháp của một loại thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn
nhân sẽ là điểm mới của đề tài.
Nội dung chính của đề tài được kết cấu thành 3 chương với 13 mục lớn.
Cụ thể:
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về chia tài sản chung trong thời kì
hôn nhân;
- Chương 2: Qui định của pháp luật hiện hành về chia tài sản chung
trong thời kì hôn nhân;
- Chương 3: Vấn đề thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong pháp luật
Việt Nam.
- 5 -
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG
THỜI KÌ HÔN NHÂN
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, Ý NGHĨA
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Thời kì hôn nhân
Thời kì hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng. Theo
pháp luật Việt Nam thì thời kì hôn nhân được tính từ ngày đăng ký kết hôn
đến ngày chấm dứt hôn nhân1. Tuy nhiên từ các qui định của Nghị quyết số
35/2000/NQ-QH10 có thể suy ra hai trường hợp đặc biệt mà thời kì hôn nhân
được tính theo cách khác, đó là trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập
trước ngày 3/1/1987 mà không đăng kí kết hôn, trường hợp quan hệ vợ chồng
được xác lập trong khoảng thời gian từ ngày 3/1/1987 đến ngày 1/1/2001 mà
đăng kí kết hôn trong khoảng từ ngày 1/1/2001 đến ngày 1/1/2003 (thời kì
hôn nhân được tính từ ngày quan hệ vợ chồng thực tế được xác lập đến ngày
chấm dứt hôn nhân)2.
Tài sản chung
Tài sản chung là tài sản thuộc sở hữu của nhiều chủ sở hữu. Tuy nhiên
khái niệm tài sản chung được đề cập ở đây chỉ là tài sản thuộc sở hữu chung
hợp nhất của vợ chồng, tức là tài sản thuộc sở hữu của cả vợ và chồng mà với
tài sản đó phần quyền sở hữu của mỗi người không được xác định.
Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không được định nghĩa
trong các văn bản pháp luật, có lẽ nhà làm luật cho rằng cụm từ chia tài sản
chung trong thời kì hôn nhân đã đủ để phản ánh khái niệm đó. Theo người
viết có thể tạm định nghĩa: chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là việc
1 Khoản 7 điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
2 TS. Nguyễn Văn Cừ, Thời kì hôn nhân - căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng, Tạp chí Tòa án nhân
dân tháng 12 - 2006 (số 23), tr. 7 - 13.
- 6 -
chuyển một phần hoặc toàn bộ các tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất
của vợ chồng thành các tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng, hay
sở hữu chung theo phần của vợ chồng.
1.1.2. Đặc điểm của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
Chế định chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chỉ có thể tồn tại khi
pháp luật ghi nhận quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng vì
nếu không ghi nhận quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng thì
vợ chồng sẽ không được bình đẳng trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản, mà mục đích của vợ chồng khi chia tài sản chung là để cho vợ hoặc
chồng hoặc cả hai có thể tự do định đoạt với những tài sản được chia.
Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chỉ có thể thực hiện được
trong thời kì hôn nhân, việc chia tài sản thuộc sở hữu chung của hai người
chưa kết hôn hay chia tài sản của hai người đã li hôn đều không thể coi là chia
tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân.
Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chỉ có thể thực hiện khi
tồn tại khối tài sản chung vì nếu khối tài sản chung không thể tồn tại thì
không có đối tượng để chia. Tuy nhiên một số trường hợp cũng có thể chia
với khối tài sản chung chưa thuộc sở hữu của vợ chồng trong hiện tại nhưng
sẽ phát sinh trong tương lai3.
Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không làm chấm dứt
hoàn toàn sở hữu chung của vợ chồng vì việc chia tài sản chung này không
chỉ đơn thuần như việc chia tài sản chung thuộc các hình thức sở hữu chung
như qui định của Bộ luật Dân sự 4, khối tài sản chung vẫn có thể còn tồn tại
hoặc vẫn có thể xuất hiện (trong trường hợp không chia hết hoặc sau khi chia
lại được thừa kế chung, tặng cho chung, hay vợ chồng khôi phục chế độ tài
sản chung...)
3 Sẽ làm rõ điều này ở các phần sau.
4 Theo đ i ều 226 Bộ l uậ t Dân sự năm 2005 v iệc ch ia tà i sản chung là mộ t t rong số các
căn cứ l àm chấm dứt sở hữu chung.
- 7 -
Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân hoàn toàn không làm ảnh
hưởng tới quan hệ nhân thân của vợ chồng. Sau khi chia tài sản chung, quan
hệ vợ chồng vẫn tồn tại trước pháp luật, do đó vẫn tồn tại mọi quyền và nghĩa
vụ của vợ chồng như chung thủy yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, tôn
trọng giữ gìn danh dự, nhân phẩm uy tín cho nhau, tôn trọng tự do tín ngưỡng
tôn giáo của nhau … điều này khác hẳn với chế định li thân ở một số nước.
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn
nhân
Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là một giải pháp để loại
bỏ các mâu thuẫn giữa vợ chồng trong quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản. Tài
sản chung của vợ chồng theo qui định pháp luật phải được quản lí theo sự
nhất trí của hai người, định đoạt theo sự thỏa thuận của hai người mà hai
người thì không phải bao giờ cũng có thể nhất trí về cách quản lí của nhau,
bằng lòng về cách định đoạt tài sản của nhau và như thế thì chắc chắn sẽ có
mâu thuẫn phát sinh, mâu thuẫn đó khiến cho việc dịch chuyển tài sản bị
chậm lại, có khi bị ngừng lại gây bất lợi cho kinh tế gia đình. Còn việc định
đoạt tài sản thuộc sở hữu cá nhân thì không cần có sự nhất trí, sự bằng lòng
của nhau, chính vì vậy mà việc chia tài sản chung sẽ là một giải pháp để loại
bỏ các mâu thuẫn trong quản lí, sử dụng và định đoạt tài sản.
Việc chia tài sản chung là một giải pháp cho các cặp vợ chồng có tuổi vì
lí do nào đó mà có mẫu thuẫn sâu sắc về tình cảm, nhưng lại không dám ra
tòa li hôn do sợ điều tiếng của dư luận, sợ mất hòa khí gia đình, sợ con cái lo
buồn, sợ hàng xóm chê cười. Qui định này tạo điều kiện cho họ được có tài
sản riêng để sống độc lập, tránh đối mặt với các mâu thuẫn.
Qui định về việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân đã đánh dấu
sự chuyển mình theo thời đại của các qui định pháp luật về quyền sở hữu tài
sản của vợ chồng. Việt Nam trong một thời gian dài tồn tại dựa vào nền kinh
tế nông nghiệp lạc hậu nên tư duy của con người khó lòng thoát khỏi nguyên
tắc của xã hội trồng lúa nước - đó là ổn định để tồn tại, đoàn kết để tồn tại,
chính vì thế mà người ta thường lạ lẫm với việc rạch ròi về tài sản, nhất lại là
tài sản của vợ chồng, nếu như cặp vợ chồng nào có sự độc lập về tài chính với
- 8 -
nhau hay sự phân định “của anh, của tôi” thì thường bị người ta chê cười.
Sang thời đại của công nghệ thông tin, của internet, của thẻ tín dụng, của toàn
cầu hóa sự độc lập của mỗi cá nhân không thể bị bó buộc trong lối tư duy cũ
đó nữa. Và con người thực sự cần sự độc lập hơn về tài chính để có thể tồn tại
trong xã hội hiện đại. Việc chia tài sản trong chung trong thời kì hôn nhân
như một giải pháp để dung hòa giữa truyền thống xưa và tư duy của ngày nay.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KÌ HÔN
NHÂN THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ
Như đã nói ở trên người Việt Nam tự ngàn xưa đã luôn coi trọng sự ổn
định, với tư duy “an cư thì mới lạc nghiệp”, gia đình với người Việt Nam luôn
được đặt lên hàng đầu, và sự phân chia tài sản trong thời kì hôn nhân trong cố
luật là không thể có.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân trong pháp
luật Việt Nam trước khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực là
không hề có. Tuy một số luật dưới thời Ngụy quyền, thời Pháp thuộc do ảnh
hưởng của pháp luật phương Tây cũng qui định cho vợ chồng được thỏa
thuận về tài sản trong hôn ước (lập trước khi kết hôn), nhưng hôn ước này thì
lại bất di bất dịch nên việc chia tài sản chung không thể được thực hiện trong
thời kì hôn nhân.
Qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân lần đầu tiên xuất
hiện trong pháp luật Việt Nam tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986.
1.2.1. Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân trong Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 1986
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 chế độ tài sản vợ chồng là
chế độ tài sản pháp định, tài sản chung của vợ chồng “gồm tài sản do vợ hoặc
chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung
hoặc được cho chung”5. Luật không qui định rằng những tài sản mà vợ chồng
5 Xem điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986.
- 9 -
thỏa thuận là tài sản chung thì cũng thuộc khối tài sản chung nhưng lại qui
định "đối với tài sản mà vợ chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế
riêng hoặc được cho riêng trong thời kì hôn nhân thì người có tài sản đó có
quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng”6 và việc
nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng được thực hiện theo
qui định của Nghị định số 45-HĐBT ngày 27/2/1991 về tổ chức và hoạt động
của công chứng nhà nước7.
Tài sản chung của vợ chồng chỉ có thể được chia trong thời kì hôn nhân
khi có lí do chính đáng và có yêu cầu của một bên hoặc cả hai bên. Chỉ có
một cách thức chia duy nhất là quyết định của tòa án. Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 1986 không dự liệu các lí do chính đáng nên việc đánh giá lí do
chính đáng hoàn toàn phụ thuộc vào tòa án (Nghị quyết hướng dẫn Luật Hôn
nhân và Gia đình có nêu một trường hợp được coi là lí do chính đáng đó là vợ
chồng tính tình không hợp nhưng con cái đã lớn nên không muốn li hôn mà
chỉ muốn ở riêng8). Nguyên tắc chia giống như chia tài sản trong một vụ li
hôn9. Luật cũng không hề dự liệu về hậu quả pháp lí về tài sản sau khi chia tài
sản chung trong thời kì hôn nhân và các văn bản dưới luật cũng không hướng
dẫn vấn đề này. Vấn đề nhập lại tài sản riêng có được do chia tài sản chung
trong thời kì hôn nhân cũng không được qui định trong luật, mà luật cũng chỉ
qui định về việc nhập hay không nhập các tài sản có trước khi kết hôn, tài sản
được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân10.
Xuất phát từ tình hình năm 1986 đất nước ta đang bước vào thời kì đổi
mới, nên mọi qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân chưa được
cụ thể. Hơn nữa với tình hình thời đó thì không có một vụ án nào về chia tài
6 Xem điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986.
7 Điều 27 Nghị định số 45- HĐBT có qui định: “Công chứng viên chứng nhận tài sản mà vợ hoặc chồng có
trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản đó
được nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng trên cơ sở đơn của người có tài sản đó”
8 Xem Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988.
9 Điều 18 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 qui định: “Khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có
lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 của Luật này” (điều 42
có qui định về nguyên tắc chia tài sản khi li hôn).
10 Xem điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986.
- 10 -
sản chung trong thời kì hôn nhân nào được đưa ra xét xử sơ thẩm11, trường
hợp chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mà được tòa án giải quyết (nếu
có) cũng chỉ được coi là trường hợp đặc biệt ngoại lệ.
1.2.2. Chia tài sản chung trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 tài sản chung của vợ chồng
bao gồm: “tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho
chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”. Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã bổ sung thêm một căn cứ xác lập tài sản
chung của vợ chồng đó là thỏa thuận của vợ chồng.
Theo luật tài sản chung của vợ chồng cũng chỉ được chia khi có lí do chính
đáng, luật dự liệu cụ thể hai trường hợp được coi là có lí do chính đáng đó là vợ
chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng. Luật cũng cho
phép vợ chồng được thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản bên cạnh việc
chia tài sản chung bằng quyết định của tòa án.
Luật đã dự liệu về hậu quả pháp lí của việc chia tài sản chung trong thời kì
hôn nhân, và theo qui định về tài sản chung thì vợ chồng cũng có thể nhập lại tài
sản đã được chia vào khối tài sản chung theo căn cứ xác lập tài sản chung là thỏa
thuận của vợ chồng.
Vấn đề qui định của pháp luật về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân sẽ
được làm rõ hơn ở chương 2.
1.3. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH TƯƠNG TỰ TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI
Do sự khác nhau về nền văn hóa và các điều kiện kinh tế, chính trị
những hình thức có thể coi là chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân ở một
11 Theo thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án hôn nhân và gia đình (thống kê theo báo cáo của các tòa sơ thẩm
trong cả nước) thì trong thời gian từ năm 1987 đến hết quí 3 năm 2004 chưa hề có vụ án chia tài sản chung
trong thời kì hôn nhân nào được thụ lí - tài liệu từ Vụ Thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao.
- 11 -
số nước có sự khác nhau nhất định với Việt Nam. Sau đây xin được điểm qua
một số hình thức tương tự chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân.
1.3.1. Ch