Tự do theo sách giáo lý công giáo

Tự do luân lý Ki-tô giáo trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong toàn bộ của sách nói chung, và trong toàn bộ phần luân lý Ki-tô giáo nói riêng, vì sách Giáo Lý chỉ trình bày nội dung tự do luân lý Ki-tô giáo vỏn vẹn tất cả là 19 so (ở mục 3, thuộc phần thứ 3 của sách). Nhưng sách Giáo Lý vẫn cho thấy tự do là một trong những nền tảng nòng cốt trong đời sống luân lý Ki-tô giáo. Vì " sẽ không có luân lý nếu vắng bóng tự do", câu nói đó của Giám Mục Mgr André- Mutien LEONARD đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do trong luân lý(X. Chất vấn luân lý, 1994 ; trang 42), và sách Giáo Lý còn làm nổi bật trọng tâm của tự do luân lý trong chương trình cứu độ(X. SGL, số 1739 - 1742). Chính Chúa Ki-tô là nội dung của ơn cứu độ, Ngài là tột đỉnh của mặc khải. Qua đó, Thiên Chúa tỏ bày cho con người biết ý định và công trình cứu độ của Người, đồng thời Người cho con người biết Ðấng cứu độ là Ðấng nào, Ngài chờ đợi gì nơi con người. Khi con người đứng trước thảm trạng của tội lỗi và làm nô lệ cho tội lỗi, là con người mất tự do, tức là mất khả năng hiến thân cho Thiên Chúa và tha nhân. Trước thảm trạng đó, Chúa Ki-tô đã công bố : "Các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ cho các ngươi được tự do"(Ga 8,32). Và Ngài mặc khải tiếp : "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6). Chúa Ki-tô chính là sự thật, Ngài đã mở ra cho nhân loại con đường dẫn đến tự do. Do đó, nhận biết Ngài là nhận ra con đường dẫn đến tự do đích thực, mà tự do đích thực chính là khả năng hiến thân phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Ðó là điều mà Ngài chờ đợi nơi con người.

docx55 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4893 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tự do theo sách giáo lý công giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dẫn Nhập Tự do luân lý Ki-tô giáo trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong toàn bộ của sách nói chung, và trong toàn bộ phần luân lý Ki-tô giáo nói riêng, vì sách Giáo Lý chỉ trình bày nội dung tự do luân lý Ki-tô giáo vỏn vẹn tất cả là 19 so (ở mục 3, thuộc phần thứ 3 của sách). Nhưng sách Giáo Lý vẫn cho thấy tự do là một trong những nền tảng nòng cốt trong đời sống luân lý Ki-tô giáo. Vì " sẽ không có luân lý nếu vắng bóng tự do", câu nói đó của Giám Mục Mgr André- Mutien LEONARD đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do trong luân lý(X. Chất vấn luân lý, 1994 ; trang 42), và sách Giáo Lý còn làm nổi bật trọng tâm của tự do luân lý trong chương trình cứu độ(X. SGL, số 1739 - 1742). Chính Chúa Ki-tô là nội dung của ơn cứu độ, Ngài là tột đỉnh của mặc khải. Qua đó, Thiên Chúa tỏ bày cho con người biết ý định và công trình cứu độ của Người, đồng thời  Người cho con người biết Ðấng cứu độ là Ðấng nào, Ngài chờ đợi gì nơi con người. Khi con người đứng trước thảm trạng của tội lỗi và làm nô lệ cho tội lỗi, là con người mất tự do, tức là mất khả năng hiến thân cho Thiên Chúa và tha nhân. Trước thảm trạng đó, Chúa Ki-tô đã công bố : "Các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ cho các ngươi được tự do"(Ga 8,32). Và Ngài mặc khải tiếp : "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6). Chúa Ki-tô chính là sự thật, Ngài đã mở ra cho nhân loại con đường dẫn đến tự do. Do đó, nhận biết Ngài là nhận ra con đường dẫn đến tự do đích thực, mà tự do đích thực chính là khả năng hiến thân phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Ðó là điều mà Ngài chờ đợi nơi con người. Thế nhưng, con người không thể đạt được sự tự do đó bằng sức riêng của mình. Chúa Ki-tô đã lên án thái độ kiêu căng tự mãn của những người Do Thái, khi họ tự phụ rằng đã là con cháu Abraham thì họ không còn là nô lệ nữa. Tự do đích thực thiết yếu là một hồng ân của Chúa. Chúa Ki-tô đã xác quyết : "Nếu Người Con có cho các ngươi được tự do, thì các ngươi mới đích thực được tự do" (Ga 8,36), chỉ có Chúa Ki-tô mới là Ðấng giải phóng đích thực của nhân loại ; chỉ có Chúa Ki-tô mới mang lại tự do đích thực cho con người ; và tự do ấy là tự do nền tảng cho mọi thứ tự do khác. Không có tự do đích thực ấy, nghĩa là không có tự do khỏi tội lỗi, thì mọi thứ tự do khác chỉ là ảo tưởng mà thôi. Có tự do ấy tức là sống theo đúng chân lý (sự thật). Con người được tạo thành theo và giống hình ảnh Thiên Chúa Tình Yêu ; con người được mời gọi để nhận biết và phụng thờ Thiên Chúa, và hiến thân cho tha nhân ; đó là chân lý mà các Ki-tô hữu không ngừng được mời gọi để sống và làm chứng. Ðể đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, con người hướng về Thiên Chúa với tất cả tự do, ý thức và trách nhiệm của mình. Và như vậy, nền tảng cuối cùng của đời sống luân lý là chính Thiên Chúa - Thiên Chúa là Cha. Người đã ban cho ta tất cả thì đáp lại phải yêu mến và làm theo ý Người với lòng hiếu thảo. Qua ân sủng và giáo huấn của Chúa Ki-tô, Chúa Ki-tô mài dũa lương tâm ta thêm nhạy bén. Ðồng thời mỗi ngày Ngài càng đưa ra thêm nhiều đòi hỏi, vì Ngài muốn đưa ta tới toàn thiện. Ðó là tất cả những gì mà sách Giáo Lý muốn trình bày, và sẽ có ích trong đời sống đức tin cũng như trong đời sống luân lý, nhất là công việc mục vụ sau này, nếu chúng ta cố gắng tìm hiểu, phân tích tự do luân lý Ki-tô giáo trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, 1992. Dĩ nhiên, khi thực hiện nghiên cứu này, bản thân người nghiên cứu có rất nhiều giới hạn : -          Trước hết, hạn chế về vốn ngoại ngữ. Do đó khi tìm hiểu, người nghiên cứu chỉ tham khảo phần nhiều các tài liệu trích dịch bằng tiếng Việt, chứ không dám tham khảo các tài liệu bằng ngoại ngữ và các tài liệu gốc. -           Tiếp đến, vốn ngôn ngữ tiếng Việt cũng không được phong phú lắm. Nên khi viết, diễn tả, hay trình bày những ý tưởng, những suy nghĩ . bản thân người nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn trong lối hành văn : câu văn sai, không đủ câu, không rõ ràng . -           Sau cùng hạn chế về khả năng phân tích - tổng hợp các ý tưởng có liên quan tới vấn đề cần nghiên cứu. Do đó bài viết thiếu mạch lạc, không có chiều sâu, chiều rộng. Chính vì có những hạn chế trên, bài nghiên cứu này không nghiên cứu về tự do theo các trường phái Tâm lý học, Triết học, hay các trường phái Thần học nào. Nhưng chỉ là nghiên cứu hay phân tích sung quanh vấn đề tự do luân lý Ki-tô giáo theo sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo mà thôi. Tuy nhiên, khi nghiên cứu hay phân tích cũng còn có thể so sánh với các nền tảng khác như : Thánh Kinh, Truyền Thống của Giáo Hội, và các sách Giáo lý khác hay các sách Thần học khác. Trong việc nghiên cứu, bản thân người nghiên cứu không dám làm một cuộc khám phá mới, mà chỉ là muốn đọc lại hay học lại vấn đề, nhằm để hiểu vàthấy được tự do luân lý Ki-tô Giáo trong sách Giáo lý, đó là một hồng ân của Chúa Ki-tô, đồng thời nhằm giúp ích cho đời sống mục vụ sau này, nhất là việc dạy Giáo lý. CHƯƠNG I VÀI SỰ KIỆN CĂN BẢN I. QUYỀN TỰ DO Theo tâm lý tự nhiên của con người, ai cũng ham muốn tự do, yêu thích tự do. Lý do khiến con người ham muốn và yêu thích tự do, hay nói theo cách khác là sự  " khát vọng" tự do chính là từ sự kiện cảnh nô lệ, vì ở đâu có cảnh nô lệ thì ở đó có cảnh cưỡng bách làm mất tự do, và ở đâu có sự cưỡng bách là ở đó có sự đấu tranh chống lại sự cưỡng bách để dành lại sự tự do. Một sự kiện có trong kinh nghiệm của con người, con người có ý thức về khát vọng tự do, đồng thời cũng ý thức về sự thất bại của khát vọng đó, càng khát vọng bao nhiêu thì càng có sức vươn lên bấy nhiêu. Do đó, con người có khát vọng là con người có sức giải thoát mình khỏi tất cả mọi thứ cưỡng bách: những cưỡng bách của thân xác khiến cho thân xác con người bị tê liệt; những cưỡng bách do người khác, hạn chế đà tiến của mình; những cưỡng bách do vạn vật, luôn va chạm đến cuộc sống của con người cách tàn bạo; những cưỡng bách của chính tâm hồn mình, bất thuận với bản thân mình. Vì thế, khát vọng được giải thoát này, chính là khát vọng giải thoát khỏi tất cả mọi thứ cưỡng bách đó, nhằm đạt tới sự tự do, thống trị thế giới, xây dựng một cộng đoàn nhân loại, mở ra và thực hiện niềm vui của mình. Ngày nay, con người rất ngưỡng mộ và hăng say theo đuổi tự do. Và họ thực có lý (x Gs, 17) vì theo họ, tự do rất quí. Nó là tất cả để người ta sống nhờ nó, chết cho nó, coi tự do là điều quí hóa nhất nơi con người, vì chính Thượng Ðế cũng tôn trọng tự do của con người (x bản dịch của Nguyễn Tri Sử (1991), Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, trang 161-162). Nên về cá nhân con người thì biết bao hình thức đòi hưởng quyền tự do gần như tuyệt đối như : yêu vội, Beatle, tóc dài tóc ngắn...về tập thể thì đòi dân tộc tự quyết, các phong trào giải phóng dân tộc...Ki-tô giáo phải lấy cách sống tự do đích thực mà giác ngộ người thời đại thấy rõ : tự do là thanh gươm hai lưỡi. Không sử dụng đúng tự do đích thực, chính những bóng dáng tự do giả tạo sẽ giết luôn quyền tự do đích thực. E. Mounier đã phát biểu có vẻ phi lý, song lại rất đúng với thực tế của cuộc sống con người thời nay : "Tự do có điều kiện". Ðời người không bao giờ có tự do hoàn toàn. Ðời người là bãi chiến trường cho tự do vật lộn với cái xấu nơi con người dể dần dà tự do đành chiến thắng từng bước, từng phần. Tất cả công việc này phải nhờ trợ giúp của Chúa Thánh Thần. "Ðâu có Thần Khí của Chúa thì đấy có tự do" (2Cr 3, 17).    Thế nhưng tự do có thật không? Thế nào là tự do, sự kiện con người có tự do như thế nào? Tự do có giới hạn không? Giữa tự do thể lý và tự do luân lý, chúng khác nhau và có sự liên lạc gì với nhau?  Ðây là những điểm mà chúng ta cần phải nghiên cứu thêm để làm rõ vài sự kiện căn bản của tự do. II. TỰ DO CÓ THẬT KHÔNG ? - Tự do có thật, ít là tự do thái độ. Và đó là đồng tình (ưng thuận) hay chống đối (từ khước) ước muốn và quyết định. Chính thái độ ấy, nó đánh giá con người mình, ngay cả trước khi có hành động hoặc không có hay chưa có hoàn cảnh để hành động. Vì nền tảng của hành động tự do là ở ý thức và quyết định. Nên anh A vì điên loạn mà giết người, vì bị trói mà không thể cứu người, thì không ai qui trách nhiệm cho anh A cả. Như vậy tự do có thật, nhưng hậu quả của nó khi quyết định và hành động là chuyện khác. - Theo Gaudium et Spes, ở số 4 và số 17. Ðã khẳng địng rằng : Chưa bao giờ con người ngày nay, lại ý thức mãnh liệt về tự do. Như vậy là tự do có thật, vì ngày nay người ta đề cập nhiều tới vấn đề tự do ; nhấn mạnh đến quyền tự do ; Tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, tự do phụng tự. Ðó là những quyền tự do cơ bản nhất của con người được công bố trong Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền, và được hầu hết các nước trên thế giới thừa nhận. Như vậy là hợp lý! Tuy nhiên, cũng có một vài xu hướng triết học chủ trương "thuyết định mệnh" không công nhận có tự do trong hoạt động của con người, vì họ nghĩ rằng ; mọi việc ta làm đều được qui định bởi các điều kiện tiên thiên và hậu thiên, như môi trường sống, gia truyền, giáo dục...(x. Fouillé, La liberté et la déterminisme, Alcan, Paris). Trong thần học cũng có những chủ trương tương tự của Luther, Calvin, Jansénius ... họ nghĩ rằng : Sau tội nguyên tổ, tự do của con người đã bị kiệt quệ và suy giảm đến độ không thể căn cứ vào đó để đoán định tội phúc. Vì thế, con người bất lực trước sức lôi cuốn của khuynh hướng xấu, của mãnh lực tội lỗi. Do đó, con người không còn quyền tự quyết để tự chọn điều lành tránh điều xấu nữa (x. Maritain, Lidée thomiste de la Libertétrong tập san RTh, 1939, trang 440-500). Như vậy còn đâu là phẩm giá làm người ? Mất tự do, con người như mất thế làm chủ mọi việc mình làm, con người cũng chẳng còn có trách nhiệm về đời mình nữa. Chúng ta đọc lại Hiến chế Gaudium et Spes của Công Ðồng Vaticanô II đã quả quyết rằng: người thời nay "rất ngưỡng mộ và hăng say theo đuổi tự do, và họ thực có lý". Bởi lẽ "phẩm giá làm người đòi hỏi họ phải hành động theo sự lựa chọn có ý thức và tự do, nghĩa là chính con người được thúc đẩy và hướng dẫn tự bên trong, chứ không do bản năng mù quáng hay cưỡng chế hoàn toàn từ bên ngoài" (x GS. 17). Chính  vì được tự do tự quyết, con người chịu trách nhiệm về cách sống của mình. - Kinh Thánh đã chứng thực kinh nghiệm của cuộc sống : Con người có khả năng lựa chọn làm lành hay làm dữ trong cuộc đời. Lệnh cấm ăn quả cây "sự biết tốt xấu" (St2, 17), khẳng định "Ta đã đặt trước mặt ngươi hôm nay sự sống và sự lành, sự chết và sự dữ" (Tl 30, 15) tỏ rõ con người được quyền "tự định liệu" đi tìm Thiên Chúa và hạnh phúc (x GS 17). Chúa Giê-su chỉ cho nhập Nước Trời những ai biết tự nguyện dấn thân đi vào (x Mt13, 18-23). Mỗi người sẽ lãnh thưởng tùy theo sự thiện chí và cách sống của mình (x 1Cr 4, 5), dù cho ơn đó là hồng ân Chúa ban để "lôi kéo nó" (Ga 6, 44). Trong thư gửi tín hữu Rô-ma đoạn 6,15-17, thánh Phao-lô đã phân biệt cho chúng ta thấy : tuân phục tội lỗi là làm nô lệ cho tội lỗi ; còn người tín hữu đã đón nhận phép Thánh Tẩy trong Ðức Ki-tô thì làm nô lệ Thiên Chúa bằng cách vâng phục Người ; đây là sự tự do đích thực, vì là việc phụng sự xuất phát từ tâm hồn, từ lòng yêu mến Thiên Chúa và yêu mến tha nhân. - Truyền thống Ki-tô giáo cũng hằng quả quyết phải tự do dấn thân, con người mới được cứu độ. Trong tác phẩm De Libero arbitrio, Thánh Augustinô làm chứng nguyên cớ làm lành hay tránh dữ, là chính là ý chí tự do của con người (De civ. Dei 5, 10). Tóm tắt quan điểm truyền thống của Giáo Hội Công Giáo, đồng thời cũng chống lại quan điểm của phong trào cải cách hay canh tân, Công Ðồng Tridentinô xác định : Si quis liberum hominis arbitrium post Adae peccatum amissum et exstinctum esse dixerit (...) a. s. (khóa VI, can 5 = D. 815) : "ai nói rằng, sau tội Adam, sự tự do tự quyết của con người bị mất tiêu và bị tuyệt diệt (...) thì bị vạ tuyệt thông". Khẳng định này vừa bảo đảm con người vẫn được tự do sau nguyên tội, đồng thời cũng bảo đảm cho ý chí vẫn còn có khả năng để cho ơn thánh tác động hiệu quả. Công Ðồng Vaticano II nhắc lại đạo lý đó : "Tự do của con người vì tội lỗi làm tổn thương nên chỉ nhờ ơn Chúa trợ lực mới có thể thực hiện việc hướng về Thiên Chúa cách hoàn toàn sống động. Vậy trước tòa án Thiên Chúa, mỗi người sẽ phải trả lẽ về đời sống của mình tùy theo chính họ đã làm điều thiện hay điều ác" (GS, 17). Nhưng tự do là gì? III. Tự Do Là Gì ? Vấn đề tự do là vấn đề rất khó và phức tạp, ngay chính từ "Tự do" cũng rất hàm hồ, nó có thể mang nhiều ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, thậm chí ngược nhau, nhưng nó lại cần thiết vì dùng để chỉ một gía trị thiết yếu. Do đó, có thể nghĩ rằng tự do đơn giản chỉ là không bị áp lực nào, có thể làm điều mình muốn theo cách mình muốn, vào lúc mình muốn. Bên ngoài có vẻ là hiển nhiên rồi, nhưng kỳ thực định nghĩa ấy không thỏa đáng chút nào. Bởi lẽ một đàng, chúng ta bị giới hạn rất nhiều và một cách hết sức cụ thể. Ðàng khác, định nghĩa ấy chưa được lưu ý đủ tới sự kiện căn bản : con người là một hữu thể có ý thức, có dự phóng, được phú ban khả năng suy nghĩ và có trách nhiệm về việc mình làm. Nếu vậy, tự do đối với con người không chỉ là được sống theo bản năng, theo những xung đột hay theo dục vọng của mình. Mà tự do thật sự là làm được điều mà mình nghĩ là tốt nhất. Ðành rằng "điều tốt nhất" này thay đổi theo cá nhân, tùy theo những giá trị mà mỗi cá nhân đề xuất. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là trừ khi có một cung cách cư xử phi nhân, thiếu tính người, trong bất cứ chọn lựa _ quyết định và hành động nào của mình, con người cũng không thể không dựa vào trên ý thức, suy nghĩ và trách nhiệm của mình. Vì thế, đối với chúng ta. Tự do không phải là cư xử thất thường, thiếu suy nghĩ. Nói tóm lại là thiếu trách nhiệm. Ngược lại, tự do là một hành động như là hữu thể được ban cho lý trí. Tự do đó đối với con người là có những lựa chọn thực tế, hợp lý và có trách nhiệm, tùy theo hoàn cảnh, trong những điều kiện đa tạp của mình : giáo dục, lịch sử bản thân và tập thể, tính tình, hoàn cảnh, nghề nghiệp và xã hội ... - Theo viễn cảnh triết học hiện đại cũng như viễn cảnh Ki-tô giáo thì tự do là nguyên nhân khiến con người nên cao quí thật. Vì lẽ nhờ có tự do đúng đắn hướng dẫn, con người "tự giải thoát khỏi mọi kiềm tỏa của đam mê mà theo đuổi cùng đích của mình trong thái độ tự do chọn lấy điều thiện" (GS 17). Cũng như nhân vị là một sự thể vừa hiện hữu độc lập vừa hướng về kẻ khác, sự tự do nơi con người làm cho nhân vị vừa có khả năng tự lập, tự quản, vừa biết mở rộng đón  nhận tha nhân. Nhân vị vừa là một sự kiện đầy tiềm năng tiến lên, vừa là một thực tại đang kiện toàn. Sự tự do nơi họ cũng thế, khả năng thiên phú phải được khai thác cho tiến bộ. Con người thuộc hữu trần thế là con người sa ngã phạm tội, song cũng được Chúa Giê-su cứu chuộc. Sự tự do nơi nó cũng là một khả năng đã bị tội lỗi nô dịch, song nhờ ơn cứu chuộc của Chúa Giê-su, nó có thể được giải phóng dần dần khỏi mọi kiềm tỏa trong và ngoài để hướng thiện. Do đó có thể nói rằng : lịch sử một nhân vị chính là lịch sử phục hồi sự tự do chân chính nơi nó. Diễn tả như thế để ngụ ý rằng : phải chinh phục dần dần để có được sự  tự do đích thực. Tự do của người trưởng thành là thứ tự do biết tự chủ, tự mình ra luật cho mình giữ. Luật mình ra cho mình giữ để hoàn thành bản thân mỗi ngày được tự do hơn. Câu nói này có vẻ nghịch lý. Nhưng sự thực đời người là thế. Ví dụ : tự do nơi trẻ nhỏ dần dần lớn thêm khi ép mình theo chế độ kỷ luật nào đó. Pháp chế tạm thời được áp đặt để giúp con người dần dần biết tự chủ tự quản, tự trị. Ví dụ : trẻ bắt đầu đi học để tập sống có kỷ cương của nhà trường, và tôi chỉ thực sự tự do làm chủ bàn máy khi mười ngón tay đã qua giai đoạn tập dợt đúng phương pháp. - Ðứng trên phương diện khác, như ông Trường Chinh cũng lập luận tương tự : "các văn nghệ sĩ đến bây giờ  vẫn còn nói, con người của tôi chia làm hai : "con người công dân có khuynh hướng rõ rệt và con người nghệ sĩ có tương đối tự do. Ngụy biện ! tự do là quí, nhưng trên đời không có tự do tách rời tất yếu bao giờ. Ăng-ghen đã viết tự do là sự tự chủ con người của ta và làm chủ được thế giới bên ngoài. Sự tự chủ là sự làm chủ đó căn cứ vào chỗ ta hiểu biết những qui luật tất yếu của tự nhiên. Cho nên sự tự do cũng tất yếu phải là một sản phẩm của một lịch sử tiến hóa".    Tại sao đã "tự do" lại còn "tất yếu"? Bởi vì người có tự do là người hiểu rõ qui luật tất yếu khách quan của tự nhiên, của hoạt động trong phạm vi hiểu biết của những qui luật đó (Chủ Nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam; nxb Sự thật Hà Nội, in lần thứ hai 1974, trang 23).    Như vậy, tự do tuyệt đối ở đời này là giả tưởng, ảo vọng. Tuy nhiên, những qui luật hợp đạo làm người "buộc" ta phải tuân theo để phát triển nhân vị, không hủy diệt tự do thật nơi con người. Người ta có tự do, khi có ý thức làm chủ được hành vi của mình. Việc làm chủ này dĩ nhiên còn tùy theo mình còn bị cản trở bởi bệnh hoạn, thói quen, tật xấu... hay không (x. Ford, Criminal responsibility and catholie thought trong bulletin of the guild of Catholie psychiatricts,  (1958), trang 3_22). - Còn theo quan điểm Chủ Nghĩa Cộng Sản cho rằng : tự do là cái tất yếu được nhận thức ; tự do là trạng thái một dân tộc, một xã hội và các thành viên không bị cấm đoán, hạn chế vô lý trong các hoạt động xã hội _ chính trị; tự do là trạng thái không bị giam cầm và không bị làm nô lệ, là không có những sự ràng buộc, hạn chế về những mặt nào đó, đối lập với những trường hợp thông thường nào khác...(xTừ Ðiển Bách Khoa tiếng Việt, nxb khoa học xã hội, 1994).    - Kế đến là theo quan điểm Ki-tô giáo : tự do là một khả năng tự trị và là một khả năng hiến thân. Và hành vi tự do chủ yếu là một lựa chọn, nên tự do cũng là một khả năng chọn lựa (x. bản dịch Trần Thái Ðỉnh và Nguyễn Bình Tĩnh _1997_Quan niệm Ki-tô giáo về con người, Ðại chủng viện Huế, trang 205-207). Do đó, có thể nói rõ hơn : tự do là khả năng lựa chọn tùy theo ý mình. Trong mỗi hành vi tự do có ba yếu tố : cân nhắc, quyết định và chịu trách nhiệm về điều mình đã quyết định. Nếu hiểu tự do là làm bất cứ điều gì mình muốn, muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm, muốn tổ chức thì giờ lúc nào tùy ý, mới nhìn qua tự do kiểu này, thì sẽ thấy sai lầm đáng tiếc, và sẽ có biết bao điều, có biết bao người đi ngược lại sự tự do đó; ví dụ : như thời khóa biểu ở trường không cho phép chạy chơi theo các hàng giậu để bắt bướm, hay như những bó buộc của lao động, của thời khóa biểu trên tầu điện đã chi phối bao thứ trong một ngày của người công nhân !    Ta phải nói ngay rằng đó không phải là tự do thật. Với kinh nghiệm hằng ngày của ta sẽ mau chóng nhận ra điều đó, dù phải vất vả lắm mới khám phá ra được. Một người được tự do, muốn tổ chức thời giờ thế nào tùy ý, có thể đi nghỉ mát, thất nghiệp, hay nghỉ hưu, sẽ mau chóng thấy chán ngán và rầu rĩ. Tôi đã có kinh nghiệm riêng về điều đó, nhân một kỳ nghỉ dưỡng bệnh khá dài : Tôi chưa thấy có gì buồn chán hơn là mỗi buổi sáng khi thức dậy lại tự hỏi hôm nay, từ sáng đến chiều, mình sẽ làm gì và sau cùng tìm quên trong giấc ngủ tối. Ðó là chưa nói những đêm mất ngủ là những đêm tự do thật ngột ngạt, nặng nề, khó thở...    Như vậy tự do đích thật, chính là hết lòng làm được những điều mình biết là tốt nhất. Ðó là chấp nhận để cho bản thân mình được thực hiện qua một sự lựa chọn hay qua một công trình nào đó, dù hầu như bao giờ cũng phải nỗ lực và ép mình, chứ không phải muốn làm thì làm. Tự do đích thực là tự do được gắn liền với chân lý, với chân lý "nguyên thủy" vốn chiếu tỏa một cách tuyệt mỹ trên dung nhan của Ðức Giê-su Ki-tô (x. 2Cr 3, 5-18). Như vậy, tự do đích thực là tự do gắn liền với chân lý cách trọn vẹn vì : "Chân lý sẽ giải thoát anh em" (Ga 14, 6). Do đó, sứ điệp về tự do Ki-tô giáo : "chỉ trong chân lý thì tự do của con người mới có được một phẩm chất gọi là nhân bản và có trách nhiệm" (x. Ðức Gio-an Phao-lô II.Veritatis Splendor (Chân lý rạng ngời), công bố ngày 5-10-1998 chuyên ngữ bằng tiếng Việt, trang 8).    Chỉ có tự do đích thực, con người mới tự khẳng định và xây dựng bản thân mình theo ý muốn của Thiên Chúa, vì con người được kêu gọi và tự do của họ là khả năng đáp lại tiếng mời gọi đó, thực hiện sự  cao cả của mình bằng cách
Luận văn liên quan