Theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001) thì tư tưởng Hồ Chí Minh được định nghĩa như sau:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta; kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.”
6 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2314 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh - Con đường hình thành và phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001) thì tư tưởng Hồ Chí Minh được định nghĩa như sau:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta; kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội…
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.”
2. Con đường hình thành tư tưởng HCM
Cho đến trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến, bảo thủ, vẫn thi hành chính sách áp bức, bóc lột ở bên trong và bế quan tỏa cảng đối với bên ngoài, không tạo ra được cơ hội để dân tộc tiếp xúc với thế giới văn minh; vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trì trệ là chủ yếu; không mở trường đào tạo khoa học kĩ thuật, kinh tế và cự tuyệt mọi đề án cả cách, canh tân của nhiều nhà tư tưởng đương thời. Do đó triều đình nhà Nguyễn đã không chuẩn bị được tiềm lực vật chất và tinh thần, không phát huy được thế mạnh của dân tộc để có đủ sức mạnh bảo vệ tổ quốc, chống lại kẻ thù bên ngoài.
Từ năm 1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta. Vua quan nhà Nguyễn đã từng bước nhượng bộ, đi từ quan điểm chủ chiến đến quan điểm chủ hòa rồi cuối cùng cam chịu đầu hàng để mưu giữ lấy ngai vàng và lợi ích riêng của chúng.
Có thể thấy rằng, việc nhân dân ta bị mất nước, bị rơi vào cảnh lầm than, nô lệ không phải là một tất yếu lịch sử mà chính là do sự bạc nhược, ươn hèn của nhà cầm quyền lúc bấy giờ.
Kể từ khi rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp, cuộc sống của nhân dân ta đã vô cùng khổ cực, lầm than, phải sống dưới sự áp bức, bóc lột của hai tầng thống trị: thực dân Pháp và vua quan nhà Nguyễn. Có áp bức thì phải có đấu tranh, hàng loạt phong trào vũ trang kháng chiến chống thực dân Pháp của quần chúng nhân dân lần lượt xuất hiện và lan rộng trong cả nước: ở Nam Bộ có Trương Định, Nguyễn Trung Trực…, ở Trung Bộ có Trần Tấn, Đạng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng…, ở Bắc Bộ có Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích… Những phong trào đó đã viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc, nhưng cuối cùng đều đi đến thất bại vì chưa có được một đường lối kháng chiến rõ ràng, còn mang nặng tư tưởng phong kiến.
Đến đầu thế kỉ XX, dưới ảnh hưởng của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam bắt đầu có sự chuyển biến và phân hóa, xuất hiện hai giai cấp mới: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
Bên cạnh đó, “Tân thư”, “Tân văn”… cùng với các cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khả Siêu từ Trung Quốc… đã ảnh hưởng trực tiếp vào Việt Nam.
Dưới tác động của những nhân tố mới, các phong tròa yêu nước chống Pháp của nhân dân ta dần dần chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản với các phong trào tiêu biểu như: Đông Du, Đông Kinh nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang Phục Hội do các sĩ phu phong kiến có tư tưởng duy tân truyền bá và dẫn dắt. Những phong trào ấy đã ghi thêm vào những trang sử vẻ vang của dân tộc ta, song cuối cùng lại cũng đều thất bại vì còn gắn với hệ tư tưởng tư sản – lúc này đã trở nên lỗi thời và lạc hậu ở phương tây, lãnh tụ của các phong trào còn nhiều hạn chế và bất lực trước những nhiệm vụ lịch sử của đất nước.
Có thể nói, các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX của nhân dân ta đã bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, rơi vào tình trạng khó khăn, bế tắc, tưởng chừng như không có đường ra: trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa (12/1907); cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế và các tình miền Trung bị đàn áp đẫm máu (4/1908); vụ Hà Thành đầu độc bị thất bại và tàn sát (6/1908); căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây và đánh phá (1/1909); phong trào Đông Du bị tan rã, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông bị trục xuất khỏi nước Nhật (2/1909); các lãnh tụ của phong trào Duy Tân Trung Kì người thì bị bắt, người bị đưa lên máy chém (Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi…), người bị đày ra Côn Đảo (Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn…).
Từ thực tế lịch sử đó, có thể thấy được phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi thì phải tìm ra và đi theo một con đường mới. Đây cũng là một nhu cầu cấp bách được đặt ra đối với các nhà yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ trong đó có người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước, gần gũi với nhân dân. Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người là một nhà nho giàu lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, lao động cần cù, có ý chí kiên cường vượt qua gian khổ, khó khăn để đạt được mục tiêu, chí hướng của mình. Chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị - xã hội cùng với tư tưởng yêu nước thương dân của cụ phó bảng đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân sinh quan cách mạng, tư tưởng chính trị và nhân cách của Hồ Chí Minh.
Nghệ Tĩnh, quê hương của Hồ Chí Minh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Chính nơi đây là cái nôi đã nuôi dưỡng nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung…, các lãnh tụ yêu nước cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…
Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã đau xót chứng kiến cảnh sống đối lập giữa cuộc sống đói khổ, bị áp bức, bóc lột, bị đày đọa của nhân dân ta với cuộc sống xa hoa, đồi trụy, những tội ác dã man, tàn bạo của những tên thực dân và thái độ ươn hèn, bạc nhược của bè luc quan lại Nam triều. Tư tưởng yêu nước cũng như những bài học thất bại của những nhà yêu nước tiền bối đương thời cũng đã có những tác động không nhỏ tới người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Chính những điều đó đã có ảnh hưởng và nuôi dưỡng lí tưởng yêu nước cách mạng của Người ngay từ đầu và theo suốt quá trình cách mạng. Bởi vì, ở Người, tư tưởng yêu nước thương dân, cảm thông với mọi nỗi đau khổ của nhân dân, của đồng bào luôn có sự gắn bó chặt chẽ, không có sự tách rời. Chính điều đó đã thôi thúc Người đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Bằng trực giác, Người nhận thấy rằng muốn cứu nước, giải phóng dân tộc thì không thể đi theo con đường mà các bậc tiền bối đã đi mà cần phải tìm ra một con đường mới. Và Người đã quyết định sang Pháp, từ Pháp đến các nước khác xem họ làm như thế nào, học tập rồi trở về giúp đồng bào mình.
3. Sự phát triển của tư tưởng HCM
Trên phạm vi thế giới, từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và đã trở thành một hệ thống trên thế giới. Các nước đế quốc vừa tranh giành, xâu xé thuộc địa, vừa vào hùa với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ yếu trong vòng kìm kẹp thuộc địa của chúng. Lúc này, mỗi thuộc địa là một mắt xích trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Thực tế đó đòi hỏi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không còn là hành động riêng lẻ của từng nước mà phải trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống lại chủ nghĩa đế quốc và gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới chống lại giai cấp tư sản ở chính quốc.
Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở về Pháp hoạt động. Nhờ lăn lộn với phong trào quần chúng và sát cánh với những người yêu nước Việt Nam và những người cách mạng từ các thuộc địa của Pháp, Người đã nhanh chóng tiếp cận với phái tả và gia nhập Đảng Xã hội Pháp năm 1919 – một chính đảng duy nhất ở Pháp lúc bấy giờ bảo vệ, tỏ sự đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa bị áp bức, bóc lột và theo đuổi những lí tưởng cao đẹp của cách mạng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái.
Cùng năm đó, nhân dịp Hội nghị Hòa bình được tổ chức tại Véc Xây, nhân danh những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc kí tên và gửi tới hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam với mong muốn được giúp đỡ để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nhưng bản yêu sách này đã không được chấp nhận. Qua sự thật này, Nguyễn Ái Quốc đã nhận rõ bản chất giả dối của chủ nghĩa đế quốc và rút ra được bài học là muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào chính bản thân mình, vào lực lượng của mình, không thể tin theo những tuyên bố bằng lời nói cảu chủ nghĩa đế quốc mà cần phải nhận rõ những hành động của họ đằng sau những lời tuyên bố ấy – gọi là “Hội nghị Hòa bình” song trên thực tế là để thỏa thuận giữa các nước đế quốc với nhau trong việc phân chia lại thị trường thế giới.
Vào thời gian đó, Cách mạng tháng 10/1917 ở Nga thành công, tháng 3/1919 V.I. Lenin thành lập Quốc tế III thay thế Quốc tế II và việc nhà nước Xô Viết non trẻ đánh bại cuộc chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc vào nước Nga, đồng thời giải quyết xong vẫn đề nội chiến là những sự kiện vĩ đại làm thay đổi cục diện chính trị của tình hình thế giới với lợi thế nghiêng về nước Nga, về phong trào đâu tranh giải phóng dân tộc và làm cho bầu không khí chính trị của các nước Châu Âu trở nên sôi động, nhất là trong Đảng xã hội Pháp. Chính những sự kiện đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình nhận thức và chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.
Trong một cuộc họp, Nguyễn Ái Quốc được một đồng chí đưa cho đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lenin đăng trên báo nhân đạo. Khi đọc bản luận cương này, Người nói: “Luận cương của Lenin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng nhân dân đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Người đã biểu quyết tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
Bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lenin đã giúp Hồ Chí Minh tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và đánh dấu bước chuyển căn bản trong tư tưởng của Người – từ lập trường dân tộc sang lập trường giai cấp, từ một người yêu nước trở thành người cộng sản. Sự kiện này cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.