Đất nước ta hiện nay, đang trong giai đoạn phát triển kinh tế và thúc đẩy hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc hoạch định một chính sách tỷ giá hối
đoái với những giải pháp hữu hiệu để sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái một cách phù
hợp với quy luật nhằm hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển kinh tế và hội nhập là một
vấn đề hết sức quan trọng. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài
tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái, nhưng trong giai đoạn phát triển nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam tỷ giá luôn là vấn đề mới mẻ,cần phải tiếp tục nghiên
cứu và hoàn thiện.Vơí việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh(7/2000), đánh dấu việc ra đời thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã
đặt ra nhiều vấn đề quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả các công cụ mang tính
kinh tế như việc sử dụng tín phiếu kho bạc trong can thiệp vào tỷ giá hối đoái,và từ
đó tạo điều kiện cho nghiệp vụ thị trường mở phát triển. Đồng thời, đặt ra nhiều vấn
đề trong việc nghiên cứu cơ chế, hành lang pháp lý cũng như việc phối hợp các chính
sách trong việc xây dựng một tỷ giá hối đoái phù hợp nhằm biến nó thành một công
cụ quản lý nền kinh tế một cách tích cực.
Vì vậy, trên tinh thần vừa nghiên cứu vừa học hỏi, bài viết này tập trung vào
phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, đồng thời nêu ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong giai
đoạn tới. Bài viết này được kết cấu làm 4 phần:
Phần I: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái.
Phần II: Tỷ giá trong mối liên hệ với cán cân thanh toán quốc tế
Phần III: Thực trạng và xu hướng phát triển chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
Phần IV: Những giải pháp chủ yếu cho việc hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái
trong giai đoạn tới
35 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2849 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tỷ giá hối đoái - Mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp để hoàn thiện chính sách tỷ giá tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Tỷ giá hối đoái - mối quan hệ với cán
cân thanh toán quốc tế và giải pháp để
hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam
Lời mở đầu
Đất nước ta hiện nay, đang trong giai đoạn phát triển kinh tế và thúc đẩy hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc hoạch định một chính sách tỷ giá hối
đoái với những giải pháp hữu hiệu để sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái một cách phù
hợp với quy luật nhằm hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển kinh tế và hội nhập là một
vấn đề hết sức quan trọng. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài
tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái, nhưng trong giai đoạn phát triển nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam tỷ giá luôn là vấn đề mới mẻ,cần phải tiếp tục nghiên
cứu và hoàn thiện.Vơí việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh(7/2000), đánh dấu việc ra đời thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã
đặt ra nhiều vấn đề quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả các công cụ mang tính
kinh tế như việc sử dụng tín phiếu kho bạc trong can thiệp vào tỷ giá hối đoái,và từ
đó tạo điều kiện cho nghiệp vụ thị trường mở phát triển... Đồng thời, đặt ra nhiều vấn
đề trong việc nghiên cứu cơ chế, hành lang pháp lý cũng như việc phối hợp các chính
sách trong việc xây dựng một tỷ giá hối đoái phù hợp nhằm biến nó thành một công
cụ quản lý nền kinh tế một cách tích cực.
Vì vậy, trên tinh thần vừa nghiên cứu vừa học hỏi, bài viết này tập trung vào
phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, đồng thời nêu ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong giai
đoạn tới. Bài viết này được kết cấu làm 4 phần:
Phần I: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái.
Phần II: Tỷ giá trong mối liên hệ với cán cân thanh toán quốc tế
Phần III: Thực trạng và xu hướng phát triển chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
Phần IV: Những giải pháp chủ yếu cho việc hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái
trong giai đoạn tới
Phần I
Lý luận chung về tỷ giá hối đoái
I- Tỷ giá hối đoái :
. Tỷ giá hối đoái:
1.1.Khái niệm
Có thể hiêu một cách đơn giản tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền nước này
biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ nước khác.
Tỷ giá hối đoái là mức giá tại đó hai đồng tiền có thể chuyển đổi cho nhau
(đồng tiền trong nước và ngoại tệ). Như vây, tỷ giá hối đoái chính là sự so sánh giá trị
giữa các đồng tiền của các nước với nhau.
Tỷ giá hối đoái chiếm vị trí chủ chốt trong hoạt động kinh tế đối ngoại của một
quốc gia, là vị trí trung tâm trong các diễn biến kinh tế vĩ mô biểu hiện mối quan hệ
kinh tế giữa nền kinh tế trong với các nền kinh tế của các quốc gia có quan hệ mậu
dịch.
Về hình thức,tỷ giá hối đoái là giá đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện
bằng các đơn vị tiền tệ nước ngoài ;là hệ số qui đổi của đồng tiền này sang đồng tiền
khác, được xác định bởi mối quan hệ cung- cầu trên thị trường.
Về nội dung,tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao
đổi hàng hoá, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia.
Trong quá trình theo dõi sự vận động của tỷ giá hối đoái, các nhà kinh tế đưa ra
hai khái niệm về tỷ giá là tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế. Chúng
ta lần lượt bàn về từng loại và xem xét về mối quan hệ giữa chúng
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá tương đối giữa
hai đồng tiền, nó phản ánh tỷ lệ chuyển đổi giữa hai đồng tiền và được biết đến nhiều
thông qua các thị trường tài chính tiền tệ, các phương tiện truyền thông đại chúng...
Khi nói đến tỷ giá hối đoái giữa hai nước, người ta thường ám chỉ tỷ giá hối đoái danh
nghĩa.
-T ỷ giá hối đoái thực tế: Tỷ giá hối đoái thực tế là giá tương đối của hàng hoá ở
hai nước.Tức là tỷ giá hối đoái thực tế cho chúng ta biết tỷ lệ mà dựa vào đó hàng hoá
của một nước được trao đổi với hàng hoá của nước khác.Tỷ giá hối đoái thực tế đôi
khi được gọi là tỷ lệ trao đổi.Tỷ giá hối đoái thực tế phản ánh tính cạnh tranh của nền
kinh tế và được đo bằng tỷ lệ so sánh mặt bằng giá cả giữa hai quốc gia.Tỷ giá hối
đoái thực tế đối với một loại hàng hoá duy nhất được tính bởi công thức :
Tỷ giá hối
đoái thực tế
=
(Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá hàng nội)
Giá hàng ngoạI
Tỷ lệ trao đổi giữa hàng nội và hàng ngoại phụ thuộc vào giá hàng hoá được
tính bằng nội tệ và tỷ giá mà tại đó hai đồng tiền được trao đổi với nhau.
Từ công thức tính tỷ giá hối đoái thực tế của một loại hàng hoá duy nhất,người
ta đưa ra công thức tính tỷ giá hối đoái của một giỏ hàng hoá rộng hơn.Ký hiệu e là tỷ
giá hối đoái danh nghĩa ;P là mức giá trong nước và P*là mức giá nước ngoài.Khi đó
tỷ giá hối đoái thực tế được tính bởi công thức sau:
Tỷ giá hối đoái
thực tế
=
Tỷ giá hối đoái danh
nghĩa e
x
Tỷ số các mức
giá P/P*
Từ công thức trên cho thấy :nếu tỷ giá hối đoái thực tế cao thì có nghĩa là hàng
ngoại tương đối rẻ và hàng ngoại tương đối đắt. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái thực tế
thấp thì hàng ngoại tương đối đắt và hàng ngoại tương đối rẻ.
Ngoài hai khái niệm cơ bản trên về tỷ giá, thực tế trong nền kinh tế thị trường
còn tồn tại nhiều loại tỷ giá khác nhau.Nếu dựa trên tiêu thức là đối tượng quản lý thì
có tỷ giá chính thức (tỷ giá được công bố trên thị trường để làm cơ sở cho các hoạt
động giao dịch...) và tỷ giá thị trường (tỷ giá được hình thành thông qua các giao
dịch cụ thề của các thành viên trên thị trường).Nếu dựa trên kỹ thuật giao dịch thì cơ
bản có hai loại là tỷ giá mua/bán giao ngay và tỷ giá mua /bán kỳ hạn.
II- Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế thị trường:
Quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao, giữa các nước trên thế giới đã phát sinh
quan hệ thanh toán quốc tế. Mỗi quốc gia đều có một đồng tiền riêng nên trong giao
dịch quốc tế phải chuyển đổi đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác theo một
tỷ lệ nhất định . Như vậy, mọi hoạt động quan hệ quốc tế đều phải thông qua tiền tệ
và tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong việc xác định giá cả đồng tiền. Điều đó
được thể hiện ở những tác dụng sau:
Thứ nhất là vai trò của tỷ giá hối đoái đối với ngoại thương: tỷ giá giữa đồng
nội tệ và đồng ngoại tệ là quan trọng đối với một quốc gia vì trước tiên nó tác động
trực tiếp đến giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó.Ví dụ: 1 xe ô tô
có giá không đổi trên thị trường là 30000 USD được nhập khẩu,tính tương đương
thành tiền Việt Nam là 405 triệu đồng khi mức tỷ giá là 1USD =13500VND,n hưng
khi tỷ giá tăng lên ở mức 1USD=14500 thì giá của chiếc ô tô đó tính bằng tiền Việt
Nam là 435 triệu, dẫn đến việc nhập khẩu loại ô tô đó giảm xuống.Từ đó có thể rút ra
kết luận là: Nếu tỷ giá hối đoái có sự gia tăng, có nghĩa là đồng nội tệ giảm sẽ làm
giảm nhập khẩu,tăng xuất khẩu,cán cân thương mại thặng dư.Điều ngược lại cũng
đúng, tức là nếu tỷ giá hối đoái có sự sụt giảm (đồng nội tệ tăng giá) sẽ làm giảm xuất
khẩu,tăng nhập khẩu,cán cân thương mại xấu đi.Như vậy tỷ giá hối đoái có vai trò
quyết định thực trạng cán cân thương mại của các quốc gia.
Thứ hai là vai trò của tỷ giá hối đoái với sản lượng,việc làm, lạm phát: Tỷ giá
hối đoái không chỉ quan trọng là vì tác động đến ngoại thương như trình bày ở
trên.Mà thông qua đó,tỷ giá sẽ tác động đến các khía cạnh khác của nền kinh tế như
mặt bằng giá cả trong nước,lạm phát,khả năng sản xuất,việc làm...
Cũng theo ví dụ trên và giả định mặt bằng giá cả thế giới là không đổi,khi tỷ giá
tăng từ mức 1SD=13500VND (năm 1998) lên mức 1USD= 14500 (năm2000) thì
không những ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng, mặt khác, nếu tỷ giá hối đoái tăng liên
tục có nghĩa là đồng Việt Nam liên tục mất giá thì có nghĩa là lạm phát gia tăng. Bên
cạnh đó, đối với lĩnh vực sản xuất, tính cạnh tranh của hàng hoá trong nước tăng,sản
xuất phát triển,tạo thêm việc làm,sản lượng quốc gia có thể tăng lên. Ngược lại thì
lạm phát sẽ giảm,khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực trong nước giảm, sản lượng
giảm, thất nghiệp tăng.
Thứ ba. Tỷ giá hối đoái là một công cụ quản lý vĩ mô hết sức lợi hại. Vì vậy nên
Chính phủ các nước luôn quan tâm tìm cách điều chỉnh việc xác định tỷ giá trên thị
trường hối đoái với ý đồ sử dụng nó làm công cụ để quản lý và điều tiết những mất
cân đối lớn trong hoạt động kinh tế trong nước cũng như những mất cân đối trong
kinh tế đối ngoại.
Tóm lại, tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế
mở vì sự thay đổi của tỷ giá hối đoái có tác động đến hai nhóm mục tiêu của nền kinh
tế là mục tiêu cân bằng ngoại thương và mục tiêu cân bằng nội (sản lượng, việc
làm,và lạm phát).
III- Các yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá hối đoái :
Lạm phát : Theo thuyết ngang sức mua thì tỷ giá hối đoái giũa hai đồng tiền sẽ được
điều chỉnh phù hợp với mức giá cả hai nước. Chẳng hạn, khi mức lạm phát trong
nước cao hơn mức lạm phát ở nước ngoài thì nhu cầu về hàng nội địa giảm khiến
đồng nội tệ có xu hướng giảm giá để cho hàng nội địa có thể bán được trên thị
trường.
Lãi suất : tác động đến tỷ giá theo thuyết ngang bằng lãi suất. Thuyết này nói
lên rằng lãi suất thực giữa các nước là bằng nhau, sự khác nhau tạm thời của lãi suất
thực giữa các nước được bù đắp bởi sự thay đổi trong tỷ giá. Khi lãi suất trong nước
tăng so với lãi suất nước ngoài sẽ dẫn đến nhu cầu đầu tư bằng đồng bản tệ tăng,
ngoại tệ giảm, đồng bản tệ có xu hướng tăng giá và ngược lại.
Năng suất lao động : Nếu năng suất lao động của một nước cao hơn các nước
khác sẽ làm cho giá cả hàng nội địa rẻ hơn so với hàng ngoại. Do vậy, nhu cầu hàng
nội địa tăng, đồng nội tệ có xu hướng tăng giá.
Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế của một nước ảnh hưởng trực tiếp đến
tỷ giá thông qua quan hệ cung cầu. Khi cán cân thanh toán quốc tế thặng dư làm cho
dự trữ ngoại tệ tăng, cung ngoại tệ tăng. Do đó đồng ngoại tệ có xu hướng giảm giá.
Ngược lại, cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt , nhu cầu ngoại tệ tăng làm cho
ngoại tệ có xu hướng tăng giá.
Thay đổi mức cung tiền tệ: Nếu lượng cung tiền tăng, về mặt dài hạn giá cả
trong nước sẽ tăng, do đó tỷ giá có xu hướng tăng lên, đồng bản tệ mất giá và ngược
lại.
Thuế quan và Quota : Khi chính phủ đưa ra hàng rào thuế quan, sẽ làm cho
nhu cầu nhập khẩu giảm, dẫn đến cầu ngoại tệ giảm và ngoại tệ có xu hướng giảm
giá.
Sự can thiệp của chính phủ trên thị trường hối đoái : Trong chế độ tỷ giá thả
nổi có quản lý, Ngân hàng Trung ương sẽ can thiệp trên thị trường ngoại hối khi tỷ
giá biến động quá mức để làm thay đổi cung cầu ngoại tệ. Khi Ngân hàng Trung ương
bán ngoại tệ làm cho cung ngoại tệ trên thị trường tăng, tỷ giá giảm. Ngược lại, khi
mua ngoại tệ cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá tăng lên.
Những sự can thiệp khác của chính phủ như chính sách đầu tư nước ngoài,
chính sách quản lý ngoại hối cũng tác động đến tỷ giá.
IV- Chính sách tỷ giá hối đoái .
Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ dùng để tác động vào
cung - cầu ngoại tệ trên thị trường từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt
được những mục tiêu cần thiết.
Về cơ bản, chính sách tỷ giá hối đoái bao gồm hai vấn đề lớn là: vấn đề lựa
chọn chế độ tỷ giá hối đoái và vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Chúng ta lần lượt
ngiên cưú hai vấn đề này.
1. Vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái:
. Các chế độ tỷ giá hối đoái:
Nếu đứng trên tiêu thức sự phát triển của cả hệ thống tài chính thế giới, thực tế
đã có các chế độ tỷ giá hối đoái như: chế độ hối đoái cố định một cách tự nhiên theo
bản vị vàng, chế độ tỷ giá hối đoái cố định danh định Breton Woods,chế độ tỷ giá hối
đoái Gia -mai-ca, chế độ tỷ giá hối đoái bán thả nổi đặc trưng hiện nay... Nhưng nếu
đứng trên tiêu thức tồn tại trong nền kinh tế quốc tế, về cơ bản, có thể phân chia
thành ba chế độ tỷ giá hối đoái như sau:
* Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi thuần tuý: Là một chế độ tỷ giá hối đoái mà
trong đó tỷ giá hối đoái sẽ được xác định và vận động một cách tự do theo quy luật
thị trường, cụ thể là quy luật cung cầu trên thị trường ngoại tệ. Đặc trưng của chế độ
tỷ giá hối đoái này là:
- Tỷ giá hối đoái được xác định và thay đổi hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình
cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
- Nhà nước mà cụ thể là NHTW hoàn toàn không có một cam kết nào về việc
chỉ đạo, điều hành tỷ giá hối đoái.
- Nhà nước mà cụ thể là NHTW không có bất cứ một sự can thiệp trực tiếp nào
vào thị trường ngoại tệ(đương nhiên vẫn có những can thiệp gián tiếp nhằm giảm bớt
những biến động mạnh của tỷ giá trên thị trường nhằm giảm bớt những tác hại đối với
nền kinh tế bằng các biện pháp thuần túy như tham gia mua bán ngoại tệ trên thị
trường theo giá cả do thị trường quyết định với tư cách như một nhà kinh doanh giao
dịch bình thường).
* Chế độ tỷ giá hối đoái cố định: Là một chế độ tỷ giá hối đoái mà trong đó nhà
nước (cụ thể là NHTW) ấn định tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của quốc gia mình và
một đồng tiền nào đó hoặc theo một rổ các đồng tiền nào đó ở một mức không
đổi.Bằng cách thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại tệ để thực hiện các hoạt
động mua bán lượng dư cung hay dư cầu ngoại tệ với mức tỷ giá hối đoái cố định đã
công bố.Ví dụ như nếu cung trên thị trường nhỏ hơn cầu ở mức tỷ giá hối đoái cố
định đó thì ngân hàng sẽ đảm bảo bán ra một lượng ngoại tệ bằng lượng dư cầu và
ngược lại.Như vậy, NHTW sẽ thực hiện hoạt động mua bán lượng dư cung hay cầu
đó với tư cách là người mua bán cuối cùng, người điều phối.
* Chế độ tỷ giá hối đoái bán thả nổi (thả nổi có quản lý): Là một chế độ tỷ giá
hối đoái có sự kết hợp giữa hai chế độ tỷ giá hối đoái nói trên. Trong đó tỷ giá hối
đoái sẽ tự xác định trên thị trường theo quy luật cung cầu, Chính phủ chỉ can thiệp
khi tỷ giá có những biến động mạnh. Cách thức này thường thấy ở các nước hiện nay
là xác định một mức tỷ giá hối đoái chính thức và một biên độ dao động, nếu tỷ giá
trên thị trường dao động vượt quá biên độ dao động cho phép so với tỷ giá chính thức
thì can thiệp của nhà nước sẽ được thực hiện để duy trì biên độ đó. Nếu tình hình
kinh tế có những biến động lớn thì mức tỷ giá hối đoái cũng như biên độ giao động
cho phép cũng thường được nhà nước xác định và công bố lại. Trong chế độ này,
việc can thiệp dẫn đến những biến động tỷ giá trên thị trường phụ thuộc vào việc
đánh giá của các nhà điều hành chính sách kinh tế vĩ mô về các biến số, các mục tiêu
của nền kinh tế.
Trên đây là ba chế độ tỷ giá hối đoái cơ bản theo quan niệm chung hiện nay
trong việc phân loại chế độ tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên trong thực tế tồn tại nhiều loại
chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau dựa trên ba chế độ tỷ giá cơ bản đó. Chẳng hạn
trong chế độ tỷ giá cố định thì còn có cố định theo một đồng tiền hay một rổ đồng
tiền; cố định theo đồng tiền này và thả nổi với đồng tiền khác; cố định vĩnh viễn (chỉ
thay đổi khi tình hình kinh tế thay đổi) hoặc cố định nhưng nhà nước sẽ đánh giá lại
mức tỷgiá cố định này theo định kỳ... Một quốc gia có thể thực thi một chế độ tỷ giá
hối đoái cố định trong một vài năm,sau đó có thể thả nổi rồi trở lại cố định hay bán
thả nổi. Hay nói một cách khác,việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái thường mang tính
"định kỳ". Một vấn đề cần chú ý trong việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái là việc xác
định tỷ giá chính thức cho thị trường.Trong chế độ tỷ giá cố định hay bán thả nổi,
việc xác định một mức tỷ giá mang tính chính thức là cần thiết để làm chuẩn cho hoạt
động can thiệp của chính phủ trên thị trường.
2. Vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái:
Vấn đề thứ hai trong chính sách tỷ giá hối đoái là vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối
đoái nhằm đảm bảo các cân bằng kinh tế vĩ mô tuỳ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái
được lựa chọn. Một cách tổng quát, trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi thuần tuý, vấn
đề lựa chọn và điều chỉnh tỷ giá hối đoái không cần phải đặt ra vì điều đó hoàn toàn
do thị trường quyết định. Việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái càng gần với thái cực
cố định bao nhiêu thì vấn đề xác định mức tỷ giá cân bằng hợp lý và điều chỉnh tỷ giá
khi có những thay đổi trong nền kinh tế vĩ mô càng quan trọng bấy nhiêu. Trong thực
tế nhà nước có thể điều chỉnh sự mất cân bằng trong tỷ giá bằng các giải pháp sau:
- Giải pháp thường dùng là phá giá đồng tiền: Mục đích của phá giá đồng tiền là
để tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và cải thiện tình hình cán cân thương mại trong
tài khoản vãng lai.Lý do là phá giá sẽ giúp giảm giá hàng xuất khẩu và tăng giá hàng
nhập khẩu.Tuy nhiên,việc để thực hiện việc phá giá thành công đòi hỏi phải có hàng
loạt các điều kiện đi kèm như điều kiện Marshall-Lerner.Điều kiện Marshall -Lerner
chỉ ra rằng :khi nào mà độ co giãn của đường cầu xuất khẩu cộng với độ co dãn của
đường cầu nhập khẩu lớn hơn 1( xk +nk >1) thì phá giá mới giúp cải thiện cán cân
thương mại.Ngoài việc thoả mãn điều kiện Marshall-Lerner, để thực hiện phá giá
thành công,còn cần thiết phải có những điều kiện kinh tế đi kèm như: chính phủ phải
kiên quyết thực thi một chính sách tài chính tiền tệ thắt chặt, dự trữ ngoại tệ đủ lớn...
- Bên cạnh giải pháp phá giá, vấn đề điều chỉnh khi có sự mất cân bằng ngoại
còn có thể tiến hành bằng các giải pháp khác như:Thuế nhập khẩu và trợ cấp xuất
khẩu, chính sách thu nhập và tiết kiệm...
2.1.Các công cụ sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái :
- Công cụ lãi suất chiết khấu: Phương pháp dùng lãi suất chiết khấu để điều
chỉnh tỷ giá hối đoái là phương pháp thường dùng với mong muốn có những thay
đổi cấp thời về tỷ giá. Cơ chế tác động của công cụ này là: Trong thế cân bằng
ban đầu của cung cầu ngoại tệ trên thị trường, khi lãi suất chiết khấu thay đổi sẽ
kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất trên thị trường. Từ đó, tác động đến
xu hướng chuyển dịch của dòng vốn quốc tế làm thay đổi tài khoản vốn và làm
những người sở hữu vốn trong nước chuyển đổi đồng vốn của mình sang đồng
tiền có lãi suất cao hơn để thu lợi và làm thay đổi tỷ giá hối đoái.Ví dụ khi lãi suất
tăng sẽ dẫn đến xu hướng là một dòng vốn vay ngắn hạn từ thị trường thế giới đổ
vào trong nước và những người sở hữu vốn ngoại tệ trong nước sẽ có khuynh
hướng chuyển đổi đồng ngoại tệ sang đồng nội tệ. Kết quả là tỷ giá giảm. Ngược
lại, sẽ làm tỷ giá tăng.
Điều kiện để sử dụng công cụ lãi suất chiết khấu trong việc tác động đến tỷ
giá là phải có một thị trường vốn (nhất là thị trường vốn ngắn hạn) đủ mạnh, tự do,
linh hoạt; tài khoản vốn được mở cửa.
- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: Chính phủ cụ thể là NHTW sử dụng
công cụ này để tác động vào tỷ giá hối đoái bằng cách mua bán ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối. Một nghiệp vụ mua ngoại tệ trên thị trường cuả NHTW sẽ làm
giảm cung ngoại tệ, từ đó làm tăng tỷ giá hối đoái (ngoại tệ tăng hay nội tệ giảm
giá). Ngược lại, một nghiệp vụ bán ngoại tệ rên thị trường sẽ làm giảm tỷ giá hối
đoái.
Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ có tác động mạnh đến tỷ giá hối
đoái.Tuy nhiên để thực hiện nghiệp vụ nàyđòi hỏi quốc gia phải có dự trữ đủ
mạnh.Bên cạnh công cụ này, NHTW có thể tiến hành mua bán các chứng từ có
giá như tín phiếu kho bạc để làm thay đổi cung tiền trong nước vẫn có tác động tỷ
giá vì làm thay đổi lãi suất, mức giá cả... trong nước. Tuy nhiên cách thức này chỉ
có tác động gián tiếp đến tỷ giá nhưng lại có tác động trực tiếp đến các biến số
kinh tế vĩ mô khác.Do đó công cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ thường không
được dùng như một công cụ nhằm can thiệp điều chỉnh tỷ giá hối đoái mà chỉ
được dùng phối hợp với công cụ nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ.
Ngoài hai công cụ cơ bản và thuần tuý mang tính kinh tế trên, các quốc gia
cũng thường dùng một số công cụ mang tính hành chính như các quy định quản lý
ngoại hối, điều chỉnh các nghiệp vụ mua bán trên thị trường... và những điều
chỉnh trong chính sách tài chính (thay đổi chỉ tiêu,thuế khoá của chính phủ) cũng
sẽ có tác động làm thay đổi tỷ giá hối đoái.