Ứng dụng của tế bào gốc da trong chữa bỏng

Da là một trong các cơ quan lớn nhất và hoạt động nhiều nhất ở cơ thể người. Gồm ba lớp cấu trúc chính là: lớp biểu bì, lớp trung bì, lớp hạ bì, ở da còn có các tổ chức (tuyến tiết, lông, móng, các thụ quan). Đối với người Việt trưởng thành thì diện tích bề mặt da trung bình chiếm khoảng 15 - 17% trọng lượng toàn cơ thể. Da có chiều dày khoảng 0,07 - 2,5mm, dày nhất ở vùng tay, bàn chân là từ 3 - 4 mm và mỏng nhất ở vùng mi mắt 0,3 mm, môi. Da dày mỏng khác nhau được giải thích bởi các tác động của các yếu tố khác nhau của môi trường vào từng vùng riêng rẽ trên cơ thể. Da là cơ quan của hệ bài tiết, được bao bọc quanh cơ thể, che chở cơ thể khỏi các tác nhân không có lợi của môi trường bên ngoài đối với cơ thể, giữ nhiệt độ cơ thể không đổi. Da có chức năng chính trong điều hòa trao đổi chất, cảm nhận nhiệt độ, chức năng cảm giác, tổng hợp vitamin B, D và có vai trò làm đẹp.

pdf44 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3038 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng của tế bào gốc da trong chữa bỏng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 2 I. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC ........................................................... 3 1.1. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 3 1.2. Tình hình nghiên cứu tế bào gốc da hiện nay ............................................ 3 1.3. Các phương pháp điều trị bỏng hiện nay .................................................. 3 II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ ................................................................................ 5 2.1.Đại cương về da ........................................................................................ 5 2.1.1. Giới thiệu .............................................................................................. 5 2.1.2. Lớp biểu bì ............................................................................................ 6 2.1.3. Lớp trung bì .........................................................................................15 2.1.4. Màng cơ bản ........................................................................................15 2.1.5. Sự phân bố mạch và thần kinh ..............................................................15 2.1.6. Cấu trúc phụ trên da.............................................................................16 2.2. Tế bào gốc ...............................................................................................18 2.2.1.Khái niệm ..............................................................................................18 2.2.2. Phân loại tế bào gốc theo khả năng biệt hóa ........................................19 2.2.3. Phân loại tế bào gốc dựa vào vị trí thu nhận tế bào gốc .......................20 2.3. Biệt hóa tế bào .........................................................................................21 2.3. Cơ chế biệt hóa của tế bào gốc biểu bì .....................................................23 2.3.1. Cơ chế biệt hóa của tế bào gốc biểu bì .................................................23 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng ...........................................................................24 III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN VỌNG ........................................28 3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...........................................................28 3.1.1. Việc nuôi cấy nguyên bào sợi, nguyên bào sừng biểu bì.......................28 3.1.2. Công nghệ sử dụng tế bào gốc ..............................................................30 3.1.3. Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học .................................31 3.1.4. Phương pháp trị liệu tế bào gốc ...........................................................31 3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................................31 3.2.1. Công nghệ nuôi cấy tế bào da hiện nay ................................................32 3.2.2. Công nghệ nuôi cấy nguyên bào sợi trong điều trị bỏng .......................33 3.2.3. Công nghệ nuôi cấy tế bào sừng da tự thân trong điều trị bỏng...........37 3.2.4. Sử dụng tế bào gốc trong công nghệ nuôi cấy tế bào ............................39 3.3.Triển vọng ứng dụng của tế bào gốc .........................................................39 KẾT LUẬN ..........................................................................................................41 PHỤ LỤC .............................................................................................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................44 ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 2 MỞ ĐẦU Nhiều năm trở lại đây, công nghệ nuôi cấy tế bào gốc đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ và mang lại kết quả to lớn trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong y sinh học. Một trong những thành tựu đó phải nói đến các ứng dụng của nuôi cấy tế bào da và tế bào gốc để điều trị bỏng. Hiện nay, trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu khoa học tìm kiếm các nguồn tế bào gốc tối ưu và khả năng ứng dụng của tế bào gốc trong cuộc sống. Một trong các ứng dụng lớn trong điều trị bỏng là tạo ra các vật liệu sinh học để làm lớp màng che phủ tạm thời hay tạo các màng biểu bì nhân tạo. Các nghiên cứu mới đã góp phần điều trị các tổn thương do bỏng, như trị sẹo cho người bị bỏng, nuôi cấy và cấy ghép tế bào gốc da cho người bị bỏng... Nhờ thành tựu của công nghệ mới, nhiều bệnh nhân đã được cứu sống và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân bị bỏng. ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 3 I. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC 1.1. Lịch sử nghiên cứu Năm 1800: phát hiện rằng một số tế bào có thể tạo ra các tế bào khác Năm 1956: các nhà khoa học trên thế giới đã có những thành công đầu tiên trong nghiên cứu cấy truyền các tế bào xương. Năm 1968: Marvin Karasek thực hiện nuôi và biệt hóa tế bào của da thỏ thành công. Năm 1978, Marvin Karasek đã tìm thấy sự liên quan giữa tế bào sừng và nguyên bào sợi trong quá trình nuôi cấy. Năm 1980, Marvin Karasek đã thành công khi cấy 1cm2 dây rốn, sau một thời gian nuôi cấy đã đạt 3m2 biểu bì. Với những cống hiến của mình và bằng sự kiện trên, ông được xem là ông tổ của kỹ thuật nuôi cấy tế bào sừng. Tháng 11/2007: James Thomson và Junying Yu thuộc đại học Wusconsin – Madison (Mỹ) đã công bố kết quả nghiên cứu tái tạo tế bào da thành tế bào gốc. Từ đó đến nay, tế bào gốc ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong y học nhất là cấy ghép tế bào gốc da để chữa bỏng. 1.2. Tình hình nghiên cứu tế bào gốc da hiện nay Trên thế giới đang phát triển công nghệ tạo tế bào mầm từ các tế bào trưởng thành để phục vụ cho nhiều mục đích. Ở Việt Nam hiện đang có 3 ứng dụng lớn của tế bào gốc trong điều trị bỏng và các vết thương mãn tính; trong thẩm mỹ; trong chỉnh hình,… 1.3. Các phương pháp điều trị bỏng hiện nay Các bác sỹ lấy phần da lành của người bỏng để ghép lên nơi bị bỏng, phương pháp này gọi là ghép da tự thân. Dùng da đồng loại như da của người thân bệnh nhân hoặc da dị loại như ếch, trung bì da heo để ghép lên. ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 4 Hiện nay, Viện Bỏng đang áp dụng phương pháp nuôi cấy nguyên bào sợi, loại tế bào có tác dụng tái tạo da, để điều trị cho các bệnh nhân bị bỏng nặng. ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 5 II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ 2.1.Đại cương về da 2.1.1. Giới thiệu Da là một trong các cơ quan lớn nhất và hoạt động nhiều nhất ở cơ thể người. Gồm ba lớp cấu trúc chính là: lớp biểu bì, lớp trung bì, lớp hạ bì, ở da còn có các tổ chức (tuyến tiết, lông, móng, các thụ quan). Đối với người Việt trưởng thành thì diện tích bề mặt da trung bình chiếm khoảng 15 - 17% trọng lượng toàn cơ thể. Da có chiều dày khoảng 0,07 - 2,5mm, dày nhất ở vùng tay, bàn chân là từ 3 - 4 mm và mỏng nhất ở vùng mi mắt 0,3 mm, môi. Da dày mỏng khác nhau được giải thích bởi các tác động của các yếu tố khác nhau của môi trường vào từng vùng riêng rẽ trên cơ thể. Da là cơ quan của hệ bài tiết, được bao bọc quanh cơ thể, che chở cơ thể khỏi các tác nhân không có lợi của môi trường bên ngoài đối với cơ thể, giữ nhiệt độ cơ thể không đổi. Da có chức năng chính trong điều hòa trao đổi chất, cảm nhận nhiệt độ, chức năng cảm giác, tổng hợp vitamin B, D và có vai trò làm đẹp. ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 6 2.1.2. Lớp biểu bì Biểu bì là lớp ngoài cùng của da, tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài. Và là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể, mỏng và chia thành năm lớp nhỏ: lớp đáy, lớp sợi, lớp hạt, lớp bóng, lớp sừng. Trong biểu bì không có các mạch máu và mạch bạch huyết điển hình. Biểu bì được nuôi dưỡng nhờ cơ chế khuếch tán các chất dinh dưỡng từ mô liên kết qua màng đáy. ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 7 Xen giữ các lớp tế bào biểu mô có các đầu mút tận cùng thần kinh trần, không có vỏ bao quanh. Chúng chia nhánh nhỏ chia nhỏ chạy luồn trong các khoảng gian bào và tiếp xúc với các tế bào biểu bì. Một số đấu mút thần kinh cảm giác này khi tiếp xúc với tế bào biệt hóa thành tế bào cảm giác phụ đống vai trò như một thụ thể tiếp xúc cảm giác của da. ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 8 a. Lớp đáy Lớp đáy được tại bởi một tế bào khối vuông hay trụ thấp, nằm trên đáy màng, có khả năng phân chia liên tục và di chuyền ra bề mặt để thay thế dần cho các tế bào già bên trong bong ra, đó là các tế bào sừng. Chủ yếu lớp đáy có chứa khoảng 10% là tế bào sừng, 50% các tế bào khác đang ở thời điểm giao thời của sinh trưởng, 40% còn lại là các tế bào ở hậu kỳ của giảm phân. Những tế bào của lớp đáy đó được gắn kết trên màng cơ bản nhờ các phân tử dính fibronectindo nguyên bào sợi của trung kỳ tiết ra. Ngoài ra nằm rải rác trong lớp đáy còn có một số loại tế bào khác: hắc tố bào, tế bào Langerhans và Merkel. ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 9 b. Lớp sợi Lớp sợi ở trên lớp đáy, đó là tập hợp của 5 - 20 tầng tế bào đa diện liên kết chặt chẽ với nhau nhờ các cầu nối liên bào phân nhánh, chặt chẽ. Các tế bào này tương đối đặc trưng bởi hình đa diện và nhân hình cầu. c. Lớp hạt Lớp hạt bao gồm từ 3 - 5 lớp tế bào đa diện dẹp, ở trên lớp sợi. Các tế bào này chứa nhiều hạt sắc tố và nhân, chúng tự chết theo chu trình để sẵn sàng chuyển thành dạng tế bào sừng hóa. Lớp hạt gồm các tế bào hình thoi, trong tế bào thường có chứa rất nhiều các hạt keratohyalin bắt màu bazơ khá đậm. d. Lớp bóng Lớp bóng nằm phía trên lớp hạt là một lớp mỏng và đã có sự biến đổi sâu sắc về bản chất của các tế bào của lớp. Tế bào trở nên dài hơn, dẹt hơn, nhân và tất cả các bào quan biến mất dần do bị phân giải. Nói chung, chúng đã thoái hóa không còn hình dạng tế bào. e. Lớp sừng Ở trên bề mặt biểu bì, tế bào biến thành những lá sừng mỏng, trong bào tương chứa rất nhiều sừng nhằm ngăn cản sự thoát hơi nước, cách nhiệt và những nhân tố bất lợi khác từ ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể. Sự đổi mới hoàn toàn của lớp biểu bì tính từ khi sản sinh ra một tế bào gốc mới đến khi rụng thành vảy vào khoảng 45 - 75 ngày. Tuy nhiên quá trình này còn phụ thuộc vào môi trường nội tại của mô có thuận lợi hay không bao gồm các tín hiệu tiếp xúc để tế bào sao chép và di chuyển cùng những nhân tố hóa học của các nhân tố tăng trưởng. ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 10 f. Các tế bào thuộc lớp biểu bì Tế bào sừng Là những tế bào có nguồn gốc từ ngoại phôi bì và phân bố khắp biểu bì (chiếm 95% tổng số tế bào của lớp biểu bì) và cũng có hoạt động phân bào. Trong quá trình biệt hóa những tế bào này di chuyển lên phía trên thay cho các tế bào phía trên bị bong ra, nhờ đó lớp biểu bì luôn được thay mới. Quá trình di chuyển lên trên của các tế bào thường xảy ra khoảng 25 - 50 ngày. Tế bào melanin Là các tế bào dạng đuôi gai chứa các sắc tố melanin có màu nâu đen được tìm thấy trong da, mắt, tóc. Phân tử melanin được hình thành khi acid amin bị oxy hóa. Chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 2% số tế bào của lớp biểu bì. Tế bào melanin giúp hình thành nên màu sắc da, hấp thu năng lượng UV và bảo vệ da tránh tác hại của tia UV. Tế bào Langerhans ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 11 Có nguồn gốc từ tủy xương, theo máu xâm nhập vào da. Chúng chiếm tỷ lệ 2 - 8% các tế bào biểu bì. Những tế bào này liên quan đến hệ thống miễn dịch của biểu bì. Chúng phát hiện và xử lý, trình diện kháng nguyên lạ xâm nhập vào biểu bì, kích thích gây nên đáp ứng nhu cầu miễn dịch. Tế bào Merkel Là những tế bào thần kinh nội tiết, chiếm một lượng nhỏ khoảng 1% trong lớp đáy biểu bì, liên kết với nhau bằng cầu nối gian bào. Chúng tiếp xúc với đầu cuối dây thần kinh và có chức năng như một thể cảm thụ cơ học. Ngoài ra, còn một số tế bào khác trong biểu bì như: tế bào bạch cầu trung tính, tế bào bạch cầu ưa acid, hồng cầu,… Là những loại sẽ xuất hiện và tăng lên trong trường hợp bệnh lý. g. Hình thái điển hình của các tế bào biểu bì Biểu bì có cấu trúc lát tầng được tạo bởi nhiều lớp tế bào, lớp trên cùng có hình dẹt đa diện, đây có thể coi là loại biểu mô bảo vệ điển hình. ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 12 Biểu mô trụ tầng có lớp tế bào trên cùng trên hình trụ, loại mô này có ít. Loại biểu mô vuông tầng có lớp tế bào nằm trên cùng có hình vuông, các tế bào này chứa rất nhiều sắc tố. h. Một số cấu trúc đặc biệt của các tế bào biểu bì Do đặc điểm tiếp xúc với bề mặt ngoài, luôn có một mặt tự do, tế bào biểu bì nói chung và tế bào da có một số cấu trúc liên kết đặc biệt, vì thế khi quan sát dưới kính hiển vi quang học, màng của các tế bào nằm sát nhau, không chứa các khoảng gian bào. Những khoảng gian bào đó (có khi rộng tới 20 - 30mm) thường được lấp đầy bởi glycocalyx có bản chất glycoprotein tạo thành cấu trúc lớp dải bịt. Lớp này có ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 13 vai trò rất quan trọng trong việc gắn kết các tế bào biểu mô với nhau, ngăn chặn sự ngấm của các chất dịch không cần thiết, nhưng lại rất linh động trong quá trình âm bào và miễn dịch tự nhiên cũng như việc lưu chuyển các chất mà cơ thể hay tế bào cần. Vùng dính nằm sát bên dưới dải bịt do lớp bào tương của tế bào tiếp giáp với lớp trong trở nên đặc, kết hợp với các sợi nhỏ tạo thành một vành liên tục quanh tế bào. Thể liên kết dưới kính hiển vi, quan sát thấy chúng được tạo thành hai mảnh đặc biệt đối diện của hai mảng bào tương thuộc hai tế bào nằm cạnh nhau. Tại đó khoảng gian bào rộng ra và chứa một chất có mật độ điện tử thấp. Từ vị trí thể liên kết, các sợi sừng tỏa đều ra các vùng bào tương xung quanh. ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 14 Khe liên kết còn gặp ở nhiều loại tế bào khác: cơ trơn, cơ tim, mô thần kinh,... Khoảng gian bào hẹp lại chỉ khoảng 2mm, có những đơn vị kết nối hình ống nối xuyên ngang hai màng tế bào cạnh nhau. Lòng ống cho phép các ion, phân tử có kích thước nhỏ (dưới 1000 Da) di chuyển từ tế bào này qua tế bào khác. Đây chính là synap điện, cơ sở cấu trúc truyền thông tin giữa hai tế bào biểu bì. Khe liên kết Thể liên kết ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 15 Sự phân cực của tế bào được biểu hiện rất rõ ở các tế bào biểu mô: phần bào tương phía trên hoàn toàn khác với phần phía dưới nhân. Sự phân cực này có liên quan mật thiết tới các chức năng của tế bào biểu bì. Mặt tự do của các tế bào biểu bì thường tạo các khía (giống như bàn chải) để tăng diện tích tiếp xúc và giữa các khía là những xơ actin. 2.1.3. Lớp trung bì Trung bì là mô liên kết vững chắc bao gồm các chất nền, các tế bào liên kết, các sợi đàn hồi, nang lông, mạch máu sợi thần kinh và các thụ quan. Bề dày của lớp trung bì phát triển tùy từng vùng, nơi dày nhất có thể lên tới 2mm. Trung bì được chia làm hai lớp tuy nhiên ranh giới không rõ ràng. 2.1.4. Màng cơ bản Là ranh giới chỗ nối giữa trung bì và biểu bì, nếu các tế bào biểu bì bên trên và trung bì bên dưới. Nó có cấu trúc mô xơ liên kết, có chức năng ngăn cản sự thoát các phân tử có trọng lượng phân tử lớn hơn 40 KDa nhưng vẫn cho phép tế bào Langerhans, tế bào Merkel, các tế bào lympho và các hắc tố bào đi qua chúng. Màng cơ bản gồm bốn lớp là: lớp nền của tế bào gốc, lớp lá trong suốt, lớp lá dày và lớp lá dưới. Thành phần của màng cơ bản gồm các chất: kháng nguyên Bullous pemphigoid (là một glyprotein 200.000 Da), Laminin (glyprotein 1x10 Da), Collagen IV và VII. 2.1.5. Sự phân bố mạch và thần kinh Những tiêu động mạch dinh dưỡng cho da đến từ hai đám rối mạch, một khu trí giữa lớp nhú và lớp lưới, đám rối còn lại nằm giữa trung bì và hạ bì. Sự phân bố thần kinh ở da rất đa dạng nhằm tiếp nhận các kích thích của môi trường. Ước tính, mỗi cm da chứa tới 70 cm mạch máu, 55 cm dây thần kinh, 100 tuyến mồ hôi, 15 tuyến nhờn, 230 thụ quan cảm giác và một số tuyến dịch. ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 16 Ngoài ra trong lớp da, các đầu mút thần kinh trên đến tiếp xúc với các tế bào biểu mô cũng như các tuyến phụ thuộc da, quanh các nang lông. 2.1.6. Cấu trúc phụ trên da Lông Lông phủ trên toàn bộ cơ thể, chúng có tác dụng như một giác quan phụ, bảo vệ điều hòa thân nhiệt, giúp dể thoát mồ hôi. Lông được phát triển từ các tế bào bị sừng hóa và chiều dài tự nhiên biến động từ vài mm tới hàng mét (tóc), tiết diện từ 0,005 - 0,6 mm tùy theo từng vùng. Cấu tạo chung, lông gồm rễ lông nằm dưới da và được bao bởi bao chân lông. Tại đây, lông phình ra gọi là hành lông, nơi có cơ trơn vận lông bám vào. Phần trên là thân lông và ngọn lông. Trên tiết diện cắt ngang, phần ngoài cùng mỏng bao bọc gọi là màng lông, tiếp ngay đến là vỏ lông, nơi chứa các phân tử sắc tố melanin, trong cùng là tủy lông bị sừng hóa dần từ hành lông tới ngọn lông. Móng Đây là cấu trúc đã hóa sừng của phần thượng bì nằm ở mặt mu của các ngón tay, ngón chân. Chức năng chủ yếu của móng là để bảo vệ ngón. Móng có phần thân lộ ra ngoài và phần rễ ăn sâu trong lớp da. Giữa da và rễ móng có một phần rãnh được gọi là lớp sừng trên móng và một vùng da bị sừng hóa được gọi là lớp sừng dưới móng. Hai bên gờ của móng là lớp sừng quanh móng tiếp xúc với ít da hơn. Quan sát phía trước của lớp sừng trên móng có hình bán nguyệt màu trắng đục, đó là nơi đang trong giai đoạn sừng hóa. Các chấm trắng lốm đốm là sự sừng hóa chưa hoàn toàn. Các tuyến của da Có ba tuyến: ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 17 - Tuyến nhờn: gọi là tuyến bã đổ vào nang tuyến (trừ các khu vực không có lông thì đổ trực tiếp ra da), sản phẩm của tuyến này giúp da luôn có độ ẩm, mềm mại và chống thấm nước nhưng lại thoát hơi nước. - Tuyến mồ hôi: có cấu trúc ống, phần dưới cuộn lại thành búi nằm rất sâu dưới da, phần trên nối ra bề mặt da. Trên toàn bộ diện tích da có khoảng 200 triệu tuyến, mật độ cao nhất ở các lòng bàn tay, bàn chân và hốc nách. Ở phần da môi không có tuyến mồ hôi. Tuyến mồ hôi còn là nơi cư trú chủ yếu của các vi sinh vật sống cộng sinh. Việc tiết mồ hôi liên quan đến điều hòa thân nhiệt. Bình thường mồ hôi tiết liên tục nhưng ít, trung bình một ngày khoảng nửa lít. Khi môi trường nóng bức, hoạt động mạnh, bệnh lý... lượng mồ hôi tiết tăng lên một lượng lớn theo nghiên cứu khoảng 5 - 6 lít một ngày. - Tuyến sữa gồm một đôi tuyến trước ngực, chúng có nguồn gốc biệt hóa từ tuyến mồ hôi. Tuyến này có liên quan mật thiết tới các hoạt động sinh dục của con người. Nó có thể được coi như một bộ phận sinh dục ngoài của cơ thể. ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC DA TRONG CHỮA BỎNG SVTH: Nguyễn Thị Xuân Hà - Nguyễn Thị Hiền - Lưu Thị Lan 18 Cơ thể con người được cấu tạo từ tế bào, trong cơ