Ứng dụng mô hình Markowizt trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán ngày nay đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ lâu, tại các nước có nền kinh tế phát triển, chỉ số của thị trường chứng khoán đã được coi là “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và phát triển trong khoảng thời gian chưa lâu nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể và dần dần trở thành một thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế - tài chính của đất nước, trở thành một kênh thu hút vốn và đầu tư phổ biến của các thành phần kinh tế từ tập thể đến cá nhân. Giai đoạn 2006 – 2007, thị trường chứng khoán thật sự sôi động và mang lại những khoản lợi nhuận đáng kể cho các nhà đầu tư, chỉ số VnIndex cũng không ngừng tăng và có lúc đạt được hơn 1000 điểm - một con số khả quan cho thị trường chứng khoán còn non trẻ của chúng ta. Bước sang năm 2008, sự khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ đã tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không thể tránh khỏi tác động tiêu cực của cuộc suy thoái mang tính toàn cầu đó. Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, các nhà đầu tư mất niềm tin vào cổ phiếu, tình hình kinh doanh của các công ty gặp nhiều thô lỗ khiến nhiều chứng khoán rớt giá thảm hại, chỉ số VnIndex cũng không ngừng giảm, chạm đáy hết lần này đền lần khác. Tuy nhiên, từ đầu năm 2009 đến nay, thị trường chứng khoán đã có những dấu hiệu hồi phục tích cực. Xét thấy sự biến động phức tạp của thị trường giai đoạn 2008 – 2009 tới cổ phiếu cũng như sự bất an của các nhà đầu tư khi lựa chọn danh mục đầu tư, với những kiến thức thu thập được về lý thuyết Markowizt, nhóm đề tài đã nghiên cứu và ứng dụng mô hình Markowizt trên thị trường chứng khoán Việt Nam để xây dựng một danh mục đầu tư tối ưu dựa trên những thông tin, dữ liệu về giá cả và mối tương quan giữa các cổ phiếu trên thị trường với những phương pháp tính cơ bản, dễ sử dụng và có thể đưa ra được những đánh giá một cách tổng quan đối với các chứng khoán và kết hợp chúng một cách hiệu quả trong danh mục đầu tư.

pdf41 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3383 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng mô hình Markowizt trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2019 Ứng dụng mô hình Markowizt trên thị trường chứng khoán Việt Nam 1 MỤC LỤC CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG ................................................................... 5 1. Tổng quan về lý thuyết Markowitz ................................................... 5 1.1. Nguồn gốc ra đời: ................................................................................ 5 1.1.1. Vài nét về nhà kinh tế học Harry Markowitz: ............................... 5 1.1.2. Giới thiệu về lý thuyết danh mục đầu tư của Markowitz .............. 6 1.2. Nội dung của lý thuyết Markowitz: .................................................... 7 1.2.1. Một số khái niệm ........................................................................... 7 1.2.2. Nguyên tắc thiết lập danh mục đầu tư theo lý thuyết Markowizt 11 2. Các bƣớc thiết lập mô hình Markowizt. .............................................. 11 CHƢƠNG II: ÁP DỤNG MÔ HÌNH MARKOWIZT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................................................. 12 1. Thiết lập Danh mục đầu tƣ tối ƣu theo lý thuyết Markowizt ...... 12 1.1. Mục tiêu ............................................................................................. 12 1.2. Các bước thực hiện ........................................................................... 13 1.2.1. Lựa chọn các cổ phiếu cho danh mục đầu tư .............................. 13 1.2.2. Định giá cổ phiếu theo phương pháp tương đối ......................... 19 2. Thiết lập công thức tính thu nhập và rủi ro của danh mục ......... 20 2.1. Thiết lập công thức tính thu nhập danh mục .................................. 20 2.1.1. Công thức tính lợi suất của mỗi cổ phiếu.................................... 20 2.1.2. Công thức tính thu nhập doanh mục: .......................................... 21 2.2. Thiết lập công thức tính rủi ro danh mục ........................................ 21 2.2.1. Công thức tính rủi ro của mỗi cổ phiếu ...................................... 21 2.2.2. Công thức tính rủi ro của danh mục ........................................... 22 3. Xử lý dữ liệu - Chỉ ra nguyên tắc đa dạng hoá một cách hiệu quả trong danh mục đầu tƣ .............................................................................. 23 3.1. Bảng tính lợi suất của mỗi cổ phiếu (dùng hàm excel): ................. 23 3.2. Bảng tính phương sai, hiệp phương sai ........................................... 24 3.2.1. Bảng tính tổng quát ..................................................................... 24 3.2.2. Bảng tính toán cụ thể ................................................................... 24 3.3. Lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu - Giải bài toán Markowizt ........ 26 3.3.1. Xác định tỷ trọng các chứng khoán sao cho rủi ro của danh mục đầu tư là nhỏ nhất .................................................................................... 26 3.3.2. Kiểm định lại bài toán Markowizt ............................................... 28 4. Quản lý danh mục đầu tƣ chứng khoán ......................................... 30 4.1. Chức năng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán ....................... 30 4.2. Các phương pháp quản lý danh mục đầu tư chứng khoán - quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu .......................................................................... 31 2 4.2.1. Quản lý danh mục cổ phiếu theo phương pháp thụ động ........... 31 4.2.2. Quản lý danh mục cổ phiếu theo phương pháp chủ động ........... 32 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ TĂNG CƢỜNG TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 33 1. Đối với Nhà Nƣớc và các cơ quan chức năng: ............................... 33 2. Đối với các công ty chứng khoán: ................................................... 35 3. Đối với nhà đầu tƣ cá nhân.............................................................. 36 3 LỜI NÓI ĐẦU Thị trường chứng khoán ngày nay đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ lâu, tại các nước có nền kinh tế phát triển, chỉ số của thị trường chứng khoán đã được coi là “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và phát triển trong khoảng thời gian chưa lâu nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể và dần dần trở thành một thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế - tài chính của đất nước, trở thành một kênh thu hút vốn và đầu tư phổ biến của các thành phần kinh tế từ tập thể đến cá nhân. Giai đoạn 2006 – 2007, thị trường chứng khoán thật sự sôi động và mang lại những khoản lợi nhuận đáng kể cho các nhà đầu tư, chỉ số VnIndex cũng không ngừng tăng và có lúc đạt được hơn 1000 điểm - một con số khả quan cho thị trường chứng khoán còn non trẻ của chúng ta. Bước sang năm 2008, sự khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ đã tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không thể tránh khỏi tác động tiêu cực của cuộc suy thoái mang tính toàn cầu đó. Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, các nhà đầu tư mất niềm tin vào cổ phiếu, tình hình kinh doanh của các công ty gặp nhiều thô lỗ khiến nhiều chứng khoán rớt giá thảm hại, chỉ số VnIndex cũng không ngừng giảm, chạm đáy hết lần này đền lần khác. Tuy nhiên, từ đầu năm 2009 đến nay, thị trường chứng khoán đã có những dấu hiệu hồi phục tích cực. Xét thấy sự biến động phức tạp của thị trường giai đoạn 2008 – 2009 tới cổ phiếu cũng như sự bất an của các nhà đầu tư khi lựa chọn danh mục đầu tư, với những kiến thức thu thập được về lý thuyết Markowizt, nhóm đề tài đã nghiên cứu và ứng dụng mô hình Markowizt trên thị trường chứng khoán Việt Nam để xây dựng một danh mục đầu tư tối ưu dựa trên những thông tin, dữ liệu về giá cả và mối tương quan giữa các cổ phiếu trên thị trường với những 4 phương pháp tính cơ bản, dễ sử dụng và có thể đưa ra được những đánh giá một cách tổng quan đối với các chứng khoán và kết hợp chúng một cách hiệu quả trong danh mục đầu tư. 5 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG 1. Tổng quan về lý thuyết Markowitz 1.1. Nguồn gốc ra đời: 1.1.1. Vài nét về nhà kinh tế học Harry Markowitz: Harry Markowitz sinh năm 1927 tại Chicago, Mỹ. Khi đưa ra lý thuyết về tối ưu hoá danh mục đầu tư (portfolio theory) ông đang là tiến sĩ và là giảng viên tại đại học NewYork. Đóng góp tiên phong đầu tiên trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp vào những năm 1950 là của giáo sư Harry Markowitz, ông đã phát triển một lý thuyết phân bổ tài sản tài chính trong hoàn cảnh có rủi ro của các hãng và hộ gia đình, lý thuyết này còn được gọi là thuyết lựa chọn danh mục đầu tư. Thuyết này phân tích cách thức tài sản có thể được đầu tư vào những tài sản khác nhau về doanh thu dự kiến và độ rủi ro, nhờ đó có thể làm giảm thiểu độ rủi ro. Ngày 16 tháng 10 năm 1990, Viện khoa học hoàng gia Thụy Điển quyết định trao giải khoa học kinh tế tưởng nhớ Alfred Nobel năm 1990 cho giáo sư Harry Markowitz, đại học Newyork, Hoa Kì; giáo sư Merton Miller, đại học Chicago, Hoa Kì; và giáo sư William Sharpe, đại học Stanford, Hoa Kì vì đã tiên phong nghiên cứu lý thuyết tài chính doanh nghiệp. Trong đó giáo sư 6 Harry Markowitz được vinh danh vì đã có những đóng góp cho lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư 1.1.2. Giới thiệu về lý thuyết danh mục đầu tư của Markowitz Đóng góp mà giáo sư Harry Markowitz được trao giải lần đầu tiên được công bố trong một bài luận có tiêu đề “lựa chọn danh mục đầu tư” - portfolio selection- năm 1952 và sau đó phổ biến hơn trong sách của ông mang tên lựa chọn danh mục đầu tư (sự đa dạng hóa hiệu quả, năm 1959). Lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư được phát triển từ công trình nghiên cứu trước của ông là một thuyết có tính chất quy chuẩn cho các nhà quản lý đầu tư, đó là một lý thuyết cho đầu tư tài sản vào những tài sản khác nhau về doanh thu kì vọng và độ rủi ro của nó. Tất nhiên ở mức độ chung, các nhà quản lý đầu tư và các nhà kinh tế từ lâu đã biết đến sự cần thiết phải tính đến doanh thu cũng như độ rủi ro, “không nên đặt nhiều trứng vào cùng một rổ”. Đóng góp chủ yếu của giáo sư Harry Markowitz là đã phát triển một lý thuyết được trình bày chặt chẽ và hiệu quả cho lựa chọn danh mục đầu tư trong điều kiện không chắc chắn – lý thuyết này còn trở thành một nền móng chắc chắn cho các nghiên cứu sau này về kinh tế tài chính. Do đó, phần thiết yếu gắn liền với rủi ro của một tài sản không phải là độ rủi ro của mỗi tài sản riêng biệt mà là sự gộp rủi ro vào tổng danh mục đầu tư. Tuy vậy, quy luật số lượng lớn không thể ứng dụng được hoàn toàn cho sự đa dạng hóa rủi ro trong lựa chọn danh mục đầu tư vì trong thực tiễn doanh thu từ các tài sản khác nhau có liên quan với nhau. Vì vậy nói chung là không thể hạn chế hoàn tàn độ rủi ro kể cả có bao nhiêu loại chứng khoán trong một danh mục đầu tư. Vì vậy, vấn đề vô cùng lớn và phức tạp đối với lựa chọn danh mục đầu tư liên quan đến rất nhiều tài sản khác nhau, mỗi tài sản có các đặc tính luôn biến 7 đổi được cắt giảm thành vấn đề nhỏ và đơn giản hơn: là phân tích sự biến động. Trong một bài nghiên cứu năm 1956, giáo sư Harry Markowitz đã chỉ ra cách thức giải quyết bài toán dự tính danh mục đầu tư hiệu quả. (theo thuật ngữ chuyên môn có nghĩa là phân tích được trình bày thành một phương trình lập trình luận đề, một chương trình lập sẵn là một hàm lợi ích bậc hai, là doanh thu dự kiến từ các tài sản khác nhau, sự dao động và đống biến của tài sản và những hạn chế của chủ đầu tư). Mô hình đã được ủng hộ rất nhiều vì tính đơn giản về đại số và tính khả thi cho ứng dụng trong thực nghiệm của nó. Nói chung, công trình nghiên cứu của giáo sư Harry Markowitz về thuyết lựa chọn danh mục đầu tư có thể được coi là đã thiết lập phân tích tài chính vĩ mô là lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong phân tích kinh tế. 1.2. Nội dung của lý thuyết Markowitz: Lý thuyết Markowitz giả thiết rằng các nhà đầu tư đều tìm cách đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình để tối ưu hoá lợi nhuận cũng như để xác định rủi ro. Vì lợi nhuận của tài sản là yếu tố thay đổi nên lợi nhuận của một danh mục đầu tư bao gồm nhiều loại tài sản với sự kết hợp tỷ trọng khác nhau là tổng các lợi nhuận của các tài sản đó theo tỷ trọng kết hợp. Thêm vào đó do lợi nhuận có thể thay đổi nên danh mục này phát sinh lợi nhuận và rủi ro kỳ vọng (E(R) và Var). 1.2.1. Một số khái niệm a. Rủi ro và lợi nhuận( Risk and return): Mô hình này giả thiết rằng các nhà đầu tư đều có một mức ngại rủi ro nhất định, điều này có nghĩa là với 2 tài sản cho về cùng một mức lợi nhuận thì nhà đầu tư sẽ có xu hướng lựa chọn tài sản nào có độ rủi ro thấp hơn. Do đó, một nhà đầu tư sẽ chỉ chấp nhận một mức rủi ro cao hơn khi họ thu về được lợi 8 nhuận cao hơn và ngược lại nếu muốn thu lợi cao hơn anh ta phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn. Mức ngại rủi ro này là khác nhau giữa các nhà đầu tư. b. Trung bình và phương sai ( mean and variance): Giả thiết rằng các nhà đầu tư chỉ bị ảnh hưởng bởi trung bình lợi nhuận trong tương lai hay còn gọi là lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư. Trong đó phương sai là bình phương của độ lệch chuẩn. Mức chấp nhận rủi ro và thu nhập kỳ vọng của các nhà đầu tư là khác nhau. Ở đây độ lệch chuẩn được coi là tham số đặc trưng cho rủi ro, còn bình quân lợi nhuận trong tương lai chính là lợi nhuận kỳ vọng. Tập hợp những điểm cho rủi ro tối thiểu và lợi nhuận tối đa tạo nên đường thị trường hiệu quả theo đó giá cả của ngày hôm nay được dung để dự báo sát nhất cho ngày mai. Cũng theo mô hình này: Lợi nhuận của danh mục đầu tư là tổng lợi nhuận của các tài sản tạo thành danh mục theo tỉ trọng kết hợp của chúng. Độ lệch chuẩn của danh mục là một hàm số với biết là hệ số tương quan ρ của các tài sản cấu thành. Tuy nhiên khi tỷ trọng các tài sản thay đổi thì độ lệch chuẩn này cũng thay đổi nhưng ko giống sự thay đổi của các tài sản. Trong đó : Tỷ trọng của mỗi chứng khoán trong danh mục Cov (i,j) : Hiệp phương sai của thu nhập chứng khoán i và j Hệ số tương quan: - 1≤ ρ≤ 1: ρ càng nhỏ thì rủi ro càng thấp. 9 + ρ=1 (hệ số tương quan dương hoàn hảo) thì độ lệch chuẩn của danh mục sẽ bằng tổng độ lệch chuẩn của các tài sản trong danh mục theo tỉ trọng của chúng. Phương sai danh mục bằng bình phương của tổng các độ lệch chuẩn của các tài sản trong danh mục. + ρ=0: Phương sai của danh mục bằng tổng các bình phương của phương sai từng tài sản. + ρ<0: rủi ro của các tài sản sẽ biến động ngược chiều nhau. Do đó độ lệch chuẩn sẽ nhỏ hơn. c. Sự đa dạng hoá danh mục: Một nhà đầu tư có thể giảm bớt rủi ro trong danh mục đầu tư bằng cách kết hợp các tài sản với nhau sao cho hệ số tương quan giữa chúng nhỏ hơn 1 nếu nhỏ hơn 0 thì càng tốt.Việc đa dạng hoá danh mục đầu tư giúp nhà đầu tư có thể lựa chọn một danh mục ít rủi ro hơn mà vẫn thu về được mức lợi nhuận dự tính. d. Đường phân bổ vốn CAL (Capital Allocation Line): Danh mục đầu tư được đa dạng hoá thông qua việc kết hợp danh muc chứng khoán rủi ro với chứng khoán phi rủi ro. Danh mục tối ưu đạt được khi tỷ lệ kết hợp giữa 2 loại chứng khoán đạt hiệu quả tối ưu đối với nhà đầu tư. Có: σ2p = w 2 f σ 2 f+ w 2 i σ 2 i+2 wfwiρf,iσfσi Mà : σ2f = 0 v à ρf,I = 0 ta có: σ 2 p = w 2 i σ 2 i  độ lệch chuẩn : σp = wiσi Trong đó: f: chứng khoán phi rủi ro i: chứng khoán rủi ro p: danh mục đầu tư 10 Độ lệch tiêu chuẩn của danh mục kết hợp giữa tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro có quan hệ tuyến tính với độ lệch tiêu chuẩn của tài sản rủi ro. Đồ thị biểu diễn thu nhập và rủi ro của danh mục này có dạng đường thẳng. Đường thẳng này chính là đường phân bổ vốn CAL. e. Đường cong hiệu quả (Efficient Frontier): Là tập hợp các danh mục đầu tư với tỷ lệ thu nhập tối đa tại mọi mức rủi ro nhất định hay mức rủi ro tối thiểu tại mọi mức thu nhập nhất định. Những điểm nằm phía trên đường này là những điểm không thể đạt tới được vì người ta không thể thu được lợi suất cao hơn nữa tại mọi mức rủi ro và ngược lại. Những điểm nằm phía dưới đường này là những điểm chưa đạt yêu cầu của nhà đầu tư. Đường này là đường cong lồi vì quan hệ giữa lợi suất và rủi ro không phải là tương quan tuyến tính. Ở điểm tiếp xúc cao nhất giữa đường cong hiệu quả và đường phân bổ vốn là danh mục tối ưu nhất gọi là danh mục thị trường ( market portfolio). Tại đó nhà đầu tư thu được lợi nhuận tối đa hoặc rủi ro tối thiểu với khả năng phân bổ vốn của mình có thể là bằng cách đi vay tài sản phi rủi ro để tài trợ cho tài sản rủi ro. Điểm này có đặc tính là khi kết hợp nó với một tài sản phi rủi ro thì 11 nó sẽ tạo ra lợi suất lớn hơn so với một danh mục chỉ có sự kết hợp của các tài sản rủi ro. f. Tài sản phi rủi ro: Là những trái khoán do chính phủ phát hành, nhà đầu tư được hưởng mức lãi suất phi rủi ro và thực tế rủi ro với tài sản này bằng 0 vì nó được sự đảm bảo từ phía chính phủ. Vì tài sản này có phương sai bằng 0, nó không biến động tương quan với bất kỳ tài sản nào khác, do đó khi một danh mục đầu tư được tạo thành từ một tài sản phi rủi ro và một tài sản rủi ro, thì quan hệ giữa lợi suất và rủi ro sẽ là quan hệ tuyến tính theo như công thức trong mục D, đường phân bổ vốn CAL. g. Rủi ro hệ thống và rủi ro cá biệt: Rủi ro cá biệt là rủi ro chỉ liên quan đến mỗi loại tài sản. Rủi ro hệ thống là rủi ro liên quan đến toàn bộ thị trường chứng khoán nói chung. 1.2.2. Nguyên tắc thiết lập danh mục đầu tư theo lý thuyết Markowizt Thiết lập công thức tính thu nhập và rủi ro của danh mục đầu tư Chỉ ra nguyên tắc đa dạng hoá một cách hiệu quả trong danh mục đầu tư. 2. Các bƣớc thiết lập mô hình Markowizt. Bước 1: Xác định các kết hợp thu nhập - rủi ro tối ưu từ tập hợp các tài sản rủi ro. - Tỉ suất sinh lời của từng cổ phiếu sẽ được tính theo tháng bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng này đến ngày đầu tiên của tháng tiếp theo. - Dựa trên lợi suất từng tháng như đã tính theo các công thức trên tính return trung bình của từng mã cổ phiếu bằng hàm Average(Ri). 12 - Tiếp tục tính phương sai (var) và độ lệch chuẩn (σ) của từng mã cổ phiếu bằng hàm Var (Ri) và hàm SQRT(Var). - Lập ma trận hiệp phương sai của danh mục đầu tư. - Tính thu nhập và rủi ro của danh mục theo các số liệu đã xử lý ở trên theo công thức tính thu nhập và rủi ro của danh mục. - Thực hiện hàm solver (Tool/Solver) với các điều kiện để trả về kết quả là danh mục tối ưu. Bước 2: Xem xét tác động của tài sản phi rủi ro tới đường cong hiệu quả, trong đó tính đến khả năng vay và cho vay tiền. Bước 3: Lựa chọn danh mục cuối cùng (kết hợp giữa tài sản phi rủi ro và danh mục tài sản rủi ro tối ưu) căn cứ vào mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư. CHƢƠNG II: ÁP DỤNG MÔ HÌNH MARKOWIZT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1. Thiết lập Danh mục đầu tƣ tối ƣu theo lý thuyết Markowizt 1.1. Mục tiêu Đánh giá việc áp dụng Lý thuyết Markowizt trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Lý thuyết của Markowizt cho rằng việc đa dạng hoá danh mục đầu tư sẽ làm giảm thiểu rủi ro phi hệ thống đối với các nhà đầu tư. Nếu trong danh mục càng có nhiều chứng khoán thì sự tương tác bù trừ càng lớn và càng có nhiều khả năng giảm thiểu rủi ro. Phần rủi ro có thể giảm thiểu được nhờ đa dạng hoá là rủi ro không hệ thống. Mục tiêu của bài toán Markowizt là tìm các tỷ trọng của mỗi chứng khoán trong danh mục sao cho giảm tới mức tối thiểu rủi ro (phương sai) và 13 đạt được một mức thu nhập nhất định. Từ đó nhà đầu tư sẽ lựa chọn cho mình một danh mục trong tập hợp này dựa trên quan điểm của mình về việc đánh đổi giữa thu nhập và rủi ro. 1.2. Các bước thực hiện 1.2.1. Lựa chọn các cổ phiếu cho danh mục đầu tư a. Tiêu chí lựa chọn: - Là những cổ phiếu thuộc các nhóm ngành có khả năng sinh lời và an toàn trên thị trường hiện nay như: dược phẩm, các sản phẩm thuộc nhóm ngành sản xuất tiêu dùng, dịch vụ, thuỷ sản… Những nhóm ngành này có hệ số bêta thường thấp hơn 1, do đó so với thị trường thì chúng có tính an toàn cao. Nguyên nhân một phần là do đây là những mặt hàng thiết yếu đối với người tiêu dùng, họ sẽ vẫn phải mua và sử dụng chúng cho dù tình hình kinh tế phát triển như thế nào. Do đó, có thể nói rằng, cổ phiếu của các ngành này ít bị ảnh hưởng bởi những khó khăn kinh tế. - Là những cổ phiếu có tầm ảnh hưởng đến thị trường như cổ phiếu ngành dầu khí, ngân hàng. Đây là những nhóm ngành được đánh giá là có sức bật khá lớn, đầu tư lâu dài có thể mang lại khả năng sinh lợi cao. - Là những cổ phiếu của các công ty lớn, có uy tín, có tình hình kinh doanh khả quan, có tiềm năng trên thị trường (dựa trên một sổ chi tiêu như lịch sử công ty, giá cổ phiếu, các chỉ số tài chính – ROA, ROE…). - Thời gian niêm yết của cổ phiếu trên sàn giao dịch xét trong khoảng thời gian từ 01/05/2008 đến 31/05/2009 để có thể phản ánh được chính xác thị trường và đồng nhất dữ liệu với nhau. - Có sự đa dạng về ngành nghề, quy mô, giá trị, mức độ rủi ro của cổ phiếu trên thị trường. b. Danh mục lựa chọn: 14 - Số lượng cổ phiếu: 5 cổ phiếu với mục đích là hướng tới các nhà đầu tư cá nhân vừa và nhỏ với số vốn hạn chế và phù hợp với việc tính toán. - Danh mục gồm: STT Cổ phiếu Ngành Số công ty thuộc ngành P/E ngành Hệ số β của ngành 1 REE Công ty cổ phần cơ điện lạnh Tập đoàn đa ngành 5 32.1 1.4 2 DHG Công ty cổ phần dược Hậu Giang Dược phẩm 8 17.2 0.8 3 PVC Tổng công ty cổ phần dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí Dầu khí 3 7.5 1.4 4 ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Ngân hàng 4 14.1 1.1 5 SGH Công ty cổ phần khách sạn Sài Gòn Dịch vụ giải trí 6 37.6 0.7 (Nguồn: cophieu68.com) c. Giới thiệu về các cổ phiếu thuộc danh mục (1) Cổ phiếu ACB – ngân hàng t
Luận văn liên quan