Vào đầu những năm 1900, hiệp hội những nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn
(1)
ra
đời. Nhà đầu tư muốn mua quyền chọn sẽ liên hệ với một công ty thành viên, công ty
này sẽ tìm người bán quyền chọn từ khách hàng của công ty hoặc của các công ty thành
viên khác. Nếu không có người bán, công ty đó sẽ tự phát hành quyền chọn với giá cả
thích hợp. Thị trường hoạt động theo cách này gọi là thị trường phi tập trung OTC
(2)
,
các nhà kinh doanh không gặp nhau trên sàn giao dịch.
Việc mua bán quyền chọn trở nên phổ biến đầu tiên ở Chicago Board of Options
Exchange. Vào thời kỳ đó chủ yếu trao đổi các cổ phiếu thương mại đơn lẻ.
Năm 1982, quyền chọn bắt đầu giao dịch trên các hợp đồng tương lai với trái phiếu
chính phủ, và loại giao dịch này phát triển rất nhanh. Giao dịch trên thị trường đấu giá
mở, việc mua bán quyền chọn cung cấp rất nhiều công cụ để đầu cơ và phòng hộ giá cho
cộng đồng thương mại. Sự thành công của hợp đồng quyền chọn đã mở lối cho việc ra
đời quyền chọn trên vô số các hàng hoá tiêu dùng, như ngô, đậu nành và các sản phẩm
khác.
93 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4205 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng quyền chọn tron thực tiễn để phòng ngừa rủi ro các chiến lược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
© www.empirics.net
QUYỀN CHỌN VÀ QUYỀN CHỌN THỰC
ỨNG DỤNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Sản phẩm nghiên cứu
Công ty TNHH Dan Houtte, Vương và Đối tác
© DHVP Empirics.net
Mục lục
I Quyền chọn 4
1 Tổng quan về quyền chọn 5
1 Tổng quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.1 Quá trình hình thành thị trường quyền chọn . . . . . . . . . . . . 5
1.2 Mức độ phát triển hiện nay . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.3 Một số khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
2 Các đặc trưng của quyền chọn trên cổ phiếu . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn cổ phiếu . . . . . . . . 7
2.2 Các giả định và ký hiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
3 Giao dịch quyền chọn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
2 Các chiến lược kinh doanh hợp đồng quyền chọn 12
1 Trường hợp một quyền chọn của một cổ phiếu duy nhất . . . . . . . . . . 12
2 Mua bán song hành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2.1 Mua bán theo chiều lên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2.2 Mua bán theo chiều xuống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.3 Mua bán quyền chọn liên hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
2.4 Mua bán song hành theo lịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
2.5 Mua bán theo tỉ lệ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2.6 Chiến lược mua bán chênh lệch theo đường chéo . . . . . . . . . . 23
3 Chiến lược kinh doanh kết hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
3.1 Chiến lược mua hàng hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
3.2 Chiến lược Strips và Straps . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
3.3 Chiến lược mua bán hỗn hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
3 Định giá quyền chọn 27
1 Một số tính chất cơ bản của hợp đồng quyền chọn cổ phiếu . . . . . . . . 28
1.1 Các giới hạn trên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
1.2 Giới hạn dưới của quyền chọn không trả cổ tức . . . . . . . . . . . 28
1.3 Giới hạn dưới của quyền chọn trả cổ tức . . . . . . . . . . . . . . . 30
1.4 Mối quan hệ giữa quyền chọn mua và quyền chọn bán . . . . . . . 30
2 Định giá quyền chọn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
2.1 Định giá quyền chọn cây nhị phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
2.2 Mô hình Black-Scholes . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
2
© Dan Houtte, Vuong & Partners - Empirics.net
© DHVP - Empirics.net
MỤC LỤC
II Quyền chọn thực 55
4 Tổng quan về “quyền chọn thực”: một cách nhìn mới về đầu tư 56
1 Cách tiếp cận theo quan điểm quyền chọn . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
2 Tính không thể đảo ngược và Khả năng trì hoãn . . . . . . . . . . . . . . 57
3 Dao động giá hai thời kỳ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59
3.1 Tính chất tương tự như một quyền chọn tài chính . . . . . . . . . 61
4 Cơ hội đầu tư khi chi phí thay đổi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
5 Cơ hội đầu tư khi lãi suất thay đổi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
5 Quyết định đầu tư của doanh nghiệp 67
1 Cơ hội và thời điểm đầu tư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
1.1 Mô hình ban đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
1.2 Tiếp cận mô hình bằng quy hoạch động . . . . . . . . . . . . . . . 69
1.3 Tiếp cậnmôhình bằng phương pháp phân tích “Nhu cầu tài chính
ngẫu nhiên” . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
1.4 Các tính chất của nguyên tắc đầu tư tối ưu . . . . . . . . . . . . . 72
2 Định giá dự án và ra quyết định đầu tư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
2.1 Chi phí vận hành và sự trì hoãn tạm thời . . . . . . . . . . . . . . 77
2.2 Định giá dự án khi đầu ra thay đổi . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
3 Chiến lược ra nhập hoặc từ bỏ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78
3.1 Chiến lược ra nhập và từ bỏ hỗn hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
3.2 Định giá hai quyền chọn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
6 Ứng dụng phân tích và định giá 82
1 Định giá cơ hội đầu tư khi chi phí đầu tư thay đổi . . . . . . . . . . . . . . 82
1.1 Giới thiệu mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82
1.2 Phương pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82
2 Định giá cơ hội đầu tư khi thời điểm thực hiện không xác định . . . . . . 86
2.1 Giới thiệu mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86
2.2 Mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 87
Phụ lục tra cứu 92
3
c© EMISCOM, 4/2006
© Dan Houtte, Vuong & Partners - Empirics.net
© DHVP - Empirics.net
Phần I
Quyền chọn
4
© Dan Houtte, Vuong & Partners - Empirics.net
© DHVP - Empirics.net
Chương 1
Tổng quan về quyền chọn
1 Tổng quan
1.1 Quá trình hình thành thị trường quyền chọn
Vào đầu những năm 1900, hiệp hội những nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn(1) ra
đời. Nhà đầu tư muốn mua quyền chọn sẽ liên hệ với một công ty thành viên, công ty
này sẽ tìm người bán quyền chọn từ khách hàng của công ty hoặc của các công ty thành
viên khác. Nếu không có người bán, công ty đó sẽ tự phát hành quyền chọn với giá cả
thích hợp. Thị trường hoạt động theo cách này gọi là thị trường phi tập trung OTC (2),
các nhà kinh doanh không gặp nhau trên sàn giao dịch.
Việc mua bán quyền chọn trở nên phổ biến đầu tiên ở Chicago Board of Options
Exchange. Vào thời kỳ đó chủ yếu trao đổi các cổ phiếu thương mại đơn lẻ.
Năm 1982, quyền chọn bắt đầu giao dịch trên các hợp đồng tương lai với trái phiếu
chính phủ, và loại giao dịch này phát triển rất nhanh. Giao dịch trên thị trường đấu giá
mở, việc mua bán quyền chọn cung cấp rất nhiều công cụ để đầu cơ và phòng hộ giá cho
cộng đồng thương mại. Sự thành công của hợp đồng quyền chọn đã mở lối cho việc ra
đời quyền chọn trên vô số các hàng hoá tiêu dùng, như ngô, đậu nành và các sản phẩm
khác.
1.2 Mức độ phát triển hiện nay
Khi xã hội ngày càng phát triển, giao dịch quyền chọn ngày càng trở nên phổ biến hơn,
lan rộng sang Anh, Brasil, Đức, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông và Australia.
Việc toàn cầu hoá thị trường thế giới đã tạo ra nhu cầu liên kết điện tử và thương
mại 24/24 trong ngày. Thị trường Mỹ đã đáp ứng nhu cầu này bằng cách tạo ra những
sảnphẩmgiaodịchquốc tế,mở rộng giờ giaodịch và triển khaimột sàn giaodịchđiện tử.
(1)Option
(2)Over-the-counter
5
© Dan Houtte, Vuong & Partners - Empirics.net
© DHVP - Empirics.net
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CHỌN
Những hệ thống đáng chú ý nhất là GLOBEX (được CME phát triển) và Project A
(được CBOT) phát triển. Ở Đức, Deutsche Terminborse Exchange đã bỏ kiểu giao dịch
đấu giá mở, thay vào đó vận hành sàn giao dịch điện tử.
Trên hệ thốngGLOBEX, các nhà đầu tư cá thể có thể giao dịch dựa trên chỉ số SP500,
SP500 mini và NASDAQ 100 và các hợp đồng con. Các nhà đầu tư cá thể cũng có thể
mua bán ngoại hối trên GLOBEX.
Trên hệ thống Project A (hiện tại là hệ thống Eurex (3)), các nhà đầu tư cá thể có thể
mua bán trái phiếu T-bonds và tín phiếu, quyền chọn, và tất cả các sản phẩm ngũ cốc
trên CBOT. Giao dịch điện tử được thiết kế để hỗ trợ việc đấu giá mở ngoài giờ giao dịch
chính thức.
1.3 Một số khái niệm
Quyền chọn
Một quyền chọn là một phương tiện đầu tư cho phép người mua quyền chọn này có
quyền, nhưng không bị bắt buộc phải, bán hoặc mua một tài sản nào.
Quyền chọnmua (4) Người sở hữu một quyền chọn mua có quyền mua một tài sản,
tại một mức giá nhất định, vào một thời điểm nhất định.
Quyền chọn bán (5) Người sở hữu một quyền chọn bán có quyền bán một tài sản,
tại một mức giá nhất định, vào một thời điểm nhất định.
Giá thực hiện (6) Giá thực hiện còn được gọi là giá điểm là mức giá tại đó tài sản
trong một quyền chọn có thể được mua hoặc bán.
Tài sản cơ sở (7) Là loại tài sản sẽ được giao trên cơ sởmua hoặc bán khi quyền chọn
được thực hiện.
In-the-Money Nếumột quyền chọn có giá trị nội tại (8), nó được gọi là in-the-money.
Quyền chọn mua. Một quyền chọn mua được gọi là in-the-money khi giá tài
sản cơ sở cao hơn giá thực hiện.
Quyền chọn bán. Một quyền chọn bán được gọi là in-the-money khi giá tài sản
cơ sở thấp hơn giá thực hiện.
(3)Tháng 8 năm 2000, CBOT xây dựng Eurex, tất cả các giao dịch trên Project A hiện tại đều thực hiện
trên Eurex
(4)Call
(5)Put
(6)Strike price
(7)Underlying Asset
(8)intrinsic value
6
c© EMISCOM, 4/2006
© Dan Houtte, Vuong & Partners - Empirics.net
© DHVP - Empirics.net
2. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA QUYỀN CHỌN TRÊN CỔ PHIẾU
Out-of-the-Money
Quyền chọnmua. Một quyền chọn mua là out-of-the-money nếu giá tài sản cơ
sở hiện tại thấp hơn giá thực hiện.
Quyền chọn bán. Một quyền chọn mua là out-of-the-money nếu giá tài sản cơ
sở hiện tại cao hơn giá thực hiện.
Quyền chọn kiểu Châu Âu Quyền chọn kiểu Châu Âu là quyền chọn được thực
hiện vào cuối kỳ hạn.
Quyền chọn kiểuMỹ Quyền chọn kiểuMỹ là quyền chọn có thể được thực hiện vào
bất kỳ thời điểm nào trước khi đáo hạn. Quyền chọn này có tính linh động hơn so với
quyền chọn kiểu Châu Âu.
Thế trường vị (9) Là vị thế khi nhà đầu tư mua tài sản, ở đây là mua một quyền chọn
trên tài sản do dự báo rằng giá tài sản sẽ tăng phiếu tăng.
Thế đoản vị (10) Nhìn chung vị thế của nhà đầu tư khi bán một tài sản mà người đó
không sở hữu. Vị thế này trái ngược với thế trường vị.
2 Các đặc trưng của quyền chọn trên cổ phiếu
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn cổ phiếu
Có 6 yếu tố tác động đến giá quyền chọn cổ phiếu:
1. Giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại;
2. Giá thực hiện;
3. Khoảng thời gian từ thời điểm hiện tại cho đến khi đáo hạn quyền;
4. Độ bất ổn của giá cổ phiếu;
5. Lãi suất phi rủi ro;
6. Cổ tức kỳ vọng sẽ thanh toán trong khoảng thời gian quyền có hiệu lực;
Báo cáo sẽ tiến hành phân tích tác động tới giá quyền chọn khi thay đổimỗi yếu tố kể
trên trongđiều kiện các yếu tố còn lại khôngđổi. Kết quả chungđược trìnhbàyởbảng 1.1
(9)Long position
(10)Short position
7
c© EMISCOM, 4/2006
© Dan Houtte, Vuong & Partners - Empirics.net
© DHVP - Empirics.net
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CHỌN
Bảng 1.1: Tóm tắt tác động của các yếu tố đến giá quyền chọn cổ phiếu
Quyền chọn Quyền chọn Quyền chọn Quyền chọn
Biến mua Châu Âu bán Châu Âu mua kiểu Mỹ bán kiểu Mỹ
Giá cổ phiếu + - + -
Giá thực hiện - + - +
Thời gian đáo hạn ? ? + +
Độ bất ổn + + + +
Lãi suất phi rủi ro + - + -
Cổ tức - + - +
Giá cổ phiếu và giá thực hiện
Nếu một quyền chọn mua được thực hiện ở một thời điểm trong tương lai thì khoản lợi
nhuận thu được sẽ bằng khoảng lớn hơn của giá cổ phiếu so với giá thực hiện. Do đó
nếu giá cổ phiếu tăng thì giá của quyền chọn mua sẽ tăng và nếu giá thực hiện tăng thì
giá của quyền chọn mua sẽ giảm. Với một quyền chọn bán, lợi nhuận thu về nếu quyền
chọn được thực hiện sẽ bằng khoảng lớn hơn của giá thực hiện so với giá cổ phiếu. Như
thế giá quyền chọn bán sẽ tăng nếu như giá thực hiện tăng và giảm nếu như giá cổ phiếu
tăng.
Thời gian đến lúc đáo hạn
Yếu tố này có tác động rõ ràng hơn đến quyền chọn kiểu Mỹ (cả mua và bán), nếu như
thời gian còn lại cho đến lúc đáo hạn càng dài thì giá của quyền chọn sẽ càng cao. Xét
với hai quyền chọn giống nhau về cá yếu tố khác ngoại trừ thời gian cho đến ngày đáo
hạn. Người sở hữu quyền chọn có thời gian dài hơn rõ ràng có nhiều thời gian để lựa
chọn thực hiện quyền hơn người sở hữu quyền chọn ngắn hơn.
Với quyền chọn kiểu Châu Âu, thời gian đến ngày đáo hạn không thực sự có ảnh
hưởng đến giá quyền chọn do cả 2 quyền nói trên đều chỉ có thể thực hiện ở thời cùng
một thời điểm là ngày đáo hạn. Thậm chí trong nhiều trường hợp quyền chọn ngắn
hơn có thể có giá cao hơn, chẳng hạn như hai quyền chọn mua có chung mọi đặc tính,
một quyền sẽ đáo hạn trong 1 tháng nữa, quyền còn lại đáo hạn trong 2 tháng. Nếu cổ
phiếu có trả cổ tức và thời điểm thanh toán là 6 tuần nữa, thì do tác động của việc trả
cổ tức, quyền chọn đáo hạn trong 1 tháng hơn sẽ có giá cao hơn.
Độ bất ổn
Định nghĩa chính xác về độ bất ổn sẽ được giới thiệu trong phầnmô hình Black-Scholes,
ở đây có thể hiểu đơn giản nhất độ bất ổn là một thước đo mức độ không chắc chắn của
bản thân nhà đầu tư vào biến động trong tương lai của giá cổ phiếu. Độ bất ổn càng cao
thì khả năng giá cổ phiếu có thể lên rất cao hoặc xuống rất thấp cũng tăng cao. Người sở
hữu cổ phiếu có thể coi hai xu hướng này “triệt tiêu” lẫn nhau và không quá lo lắng. Tuy
nhiên người sở hữu quyền mua hay quyền bán thì không như vậy. Người sở hữu quyền
mua sẽ có lợi nếu như giá cổ phiếu tăng lên nhưng họ chỉ phải chịu rủi ro có giới hạn
8
c© EMISCOM, 4/2006
© Dan Houtte, Vuong & Partners - Empirics.net
© DHVP - Empirics.net
2. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA QUYỀN CHỌN TRÊN CỔ PHIẾU
nếu giá giảm, mức lỗ cao nhất họ phải chịu chính bằng giá của quyền mua. Với người
sở hữu quyền bán, họ sẽ có lợi nếu như giá của cổ phiếu giảmmạnh và họ chỉ phải chịu
rủi ro có giới hạn nếu giá tăng, lỗ cao nhất phải chịu cũng chính là giá của quyền mua.
Vì lý do này, giá của quyền chọn mua và quyền chọn bán sẽ tăng cao nếu như độ bất ổn
của cổ phiếu tăng.
Lãi suất phi rủi ro
Tác động của lãi suất phi rủi ro đến giá của quyền chọn cổ phiếu không thực sự rõ ràng
như những trường hợp trước. Khi lãi suất phi rủi ro trong nền kinh tế tăng tỉ lệ tăng
trưởng kỳ vọng với giá cổ phiếu cũng sẽ có xu hướng tăng. Đồng thời giá trị hiện tại
của các dòng tiền mà nhà đầu tư kỳ vọng sẽ nhận được trong tương lai sẽ giảm. Hai tác
động này đều có xu hướng làm giảm giá của quyền chọn bán. Do đó giá quyền chọn
bán có xu thế giảm khi lãi suất phi rủi ro trên thị trường tăng. Với quyền chọn mua,
tác động đầu tiên có xu thế làm tăng giá quyền nhưng tác động thứ hai lại có xu thế làm
giảm giá quyền. Tuy nhiên tác động thứ nhất luôn lấn át tác động thứ 2 do đó khi lãi
suất phi rủi ro tăng thì giá quyền chọn bán cũng tăng.
Cần nhấn mạnh lại những tác động kể trên chỉ được nghiên cứu trong tình huống
các yếu tố khác không đổi, điều này là không có thực đặc biệt khi một nhân tố quan
trọng trong nền kinh tế là lãi suất phi rủi ro thay đổi. Thực tế cho thấy giá cổ phiếu có
xu thế biến động ngược chiều với biến động của lãi lãi suất phi rủi ro. Tác động cộng
gộp của lãi suất và giá có thể mang đến những kết quả rất khác.
Cổ tức
Cổ tức làm cho giá cổ phiếu giảm xuống trong ngày giao dịch không hưởng quyền. Đây
là thông tin “xấu” với giá của quyền chọn mua và là thông tin “tốt” với giá của quyền
chọn bán. Như thế giá của quyền chọn mua có tương quan ngược chiều và giá quyền
chọn mua có tương quan cùng chiều với những dự báo về quy mô trả cổ tức.
2.2 Các giả định và ký hiệu
Việc nghiên cứu về các đặc tính quyền chọn cần có một số giả định sau:
1. Không có chi phí giao dịch;
2. Tất cả các lợi nhuận thu về (lỗ thuần) từ hoạt động giao dịch đều chịu cùng một
mức thuế;
3. Có thể vay và cho vay tại mức lãi suất phi rủi ro.
Giả định mọi thành viên tham gia trên thị trường đều luôn sẵn sàng để giành lấy
những cơ hội kinh doanh chênh lệch giá nếu xuất hiện. Do đó bất kỳ cơ hội nào cũng
sẽ biến mất rất nhanh. Như vậy hoàn toàn có cơ sở để giả định không có cơ hội kinh
doanh chênh lệch giá nào phát sinh trên thị trường.
Những ký hiệu sau được sử dụng trong báo cáo:
• c là giá hợp đồng quyền chọn mua kiểu Châu Âu;
9
c© EMISCOM, 4/2006
© Dan Houtte, Vuong & Partners - Empirics.net
© DHVP - Empirics.net
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CHỌN
• C là giá hợp đồng quyền chọn mua kiểu Mỹ;
• p là giá hợp đồng quyền chọn bán kiểu Châu Âu;
• P là giá hợp đồng quyền chọn bán kiểu Mỹ;
• X là giá thực hiện quyền chọn (cả mua và bán); và
• S là giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại;
• ST là giá cổ phiếu ở thời điểm T ;
• r là lãi suất phi rủi ro trên thị trường;
• T là thời điểm đáo hạn;
• t là thời điểm hiện tại;
• σ là độ bất ổn của giá cổ phiếu.
Lưu ý: r là lãi suất danh nghĩa, không phải lãi suất thực. Ta, do đó, có thể giả định
r > 0.
3 Giao dịch quyền chọn
Định nghĩa 1 Giả sử S là giá trị của một tài sản và S dao động bất định phụ thuộc
vào tác động của thị trường. T là thời gian đáo hạn. Một quyền chọn làmột hợp đồng
giữa người nắm giữ và người viết, bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm t = 0, trong đó
người nắm giữ quyền chọn có quyền đòi một lợi nhuận X ngẫu nhiên nào đó. X phụ
thuộc vào sự tiến triển của S tại một thời điểm trong tương lai, bao gồm cả thời điểm
T.
Như vậy, quyền chọn bản chất là một vụ cá cược tinh vi. Ta có thể có ngay một số
kết luận : Thứ nhất, hợp đồng quyền chọn phải có một giá trị nhất định đối với nắm
giữ nó. Người viết hợp đồng có thể đánh phí rất cao để phòng vệ nhằm chống lại rủi
ro chi trả nhiều một cách thường xuyên. Nhưng nếu như vậy thì người viết hợp đồng
dường như có lợi hơn và thị trường sẽ đổ xô bán quyền chọn chứ không mua. Ngược
lại, nếu người bán quyền chọn không đưa ra một mức giá đủ cao... Những khách hàng
tham vọng sẽ tìm cơ hội mua quyền chọn đó với số lượng lớn. Cả hai trường hợp trên
đề chứa những ví dụ về đầu cơ, trong khi những nhà đầu tư khác trên thị trường thì đều
mong muốn một cơ chế xác lập giá công bằng.
Bản chất là một công cụ tài chính, ưu điểm của quyền chọn thể hiện trong 3 hình
thức giao dịch của 3 nhóm người trên thị trường quyền chọn:
10
c© EMISCOM, 4/2006
© Dan Houtte, Vuong & Partners - Empirics.net
© DHVP - Empirics.net
3. GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN
Người phòng hộ. Những người này mua quyền chọn như một dạng hợp đồng bảo
hiểm trước những thay đổi bất thường của thị trường. Nếu một công ty có quan hệ
ngoại thương thì nó sẽ mua hợp đồng quyền chọn tiền tệ để được chi trả một khoản
chắc chắn khi tỷ giá hối đoái trở nên bất lợi. Theo cách này, bạn có thể phòng vệ nhiều
hay ít tùy thuộc vào việc bạn mua quyền chọn trị giá bao nhiêu. Ví dụ, nếu ta muốn
nhập khẩu 1 tỷ yên hàng điện tử của Nhật trong thời hạn 1 năm kể từ bây giờ với tỷ giá
200 yên/bảng, có thể thực hiện một quyền chọn cam kết chi trả cho bạn 1 tỷ yên sau
một năm nếu tỷ giá hối đoái chỉ còn 181.23 yên/bảng tại bất kỳ thời điểm nào trong 1
năm đó. Điều này có nghĩa là, khi giá đồng yên tăng tương đối với đồng bảng thì tan có
thể thực thi quyền chọn và mua hàng hóa. Còn nếu tỷ giá tiếp tục duy trì ở mức thấp
thì ta sẽ mất số tiền bỏ ra để mua quyền chọn và sẽ mua hàng tại tỷ giá mà ta sẵn sàng
chi trả. Chi phí của chiến lược phòng hộ này chỉ là mua một quyền chọn với giá tương
đối rẻ so với những biến động lớn của thị trường tiền tệ.
Nhà đầu cơ. Là những người đánh cược vào sự biến động của giá các loại tài sản.
Họ tham gia vào một vị thế nhất định thị trường tùy thuộc vào niềm tin của mình, lỗ
hoặc lãi hoàn toàn ngẫu nhiên. Họ coi chứng khoán phái sinh nhưmột công cụ tăng ga
cho hoạt động đầu tư của họ. Bởi vì các sản phẩm phái sinh từ các tài sản cơ sở có khả
năngmang lại lợi nhuận nhiều hơn chính các tài sản cơ sở đó. Ví dụ, bạn đầu tư 10.000
bảng vào một cổ phiếu trị giá 10 bảng để mua 1.000 cổ phiếu đó. Nếu giá cổ phiếu tăng
lên 11 bảng trong vòng một năm, bạn lãi được 1.000 bảng. Còn nếu bạn mua một hợp
đồng quyền chọn để được quyền mua cổ phiếu trên với giá 10 bảng trong một năm, và
bạn phải mất chi phí, giả sử, 0.5 bảngmột cổ phiếu, bạn có thể mua được 20.000 nghìn
cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu tăng lên 11 bảng, bạn thực thi quyền chọn, mua 20.000 cổ
phiếu với giá 10 bảng và bán lại chúng trên thị trường với giá 11 bảng, bạn sẽ lãi 10.000
bảng. Đương nhiên, nếu giá cổ phiếu tụt xuống chỉ 9.99 bảng, bạn sẽ mất toàn bộ số
tiền bỏ ra mua quyền chọn.
Những nhà cơ lợi phi rủi ro. (11) Là những người quan sát thị trường và cố gắng
tìm ra những tình huống thu lời phi rủi ro. Họ kết hợp việc mua hàng hóa tại một thị
trường này và bán lại tại một thị trường khác sao cho độ chênh lệch giá đảm bảo một
khoản lãi. Một ví dụ đơn giản là khi một cổ phiếu được giao dịch tại hai mức giá khác
nhau trên hai thị trường. Nếu một cổ phiếu được giao dịch tại London với giá 100 bản