Vai trò của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trong việc xây dựng luật quốc tế

Trong quan hệ quốc tế, khi đề cập đến các nguyên tắc của LQT, người ta thường nói đến 3 loại nguyên tắc đó là: Nguyên tắc cơ bản, Nguyên tắc pháp luật chung, Nguyên tắc chuyên ngành. Tuy nhiên, trong chương trình học chúng ta đi sâu tìm hiểu về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế để thấy được những vai trò của nó trong việc xây dựng, thực thi và tuân thủ Luật quốc tế. Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những chuẩn mực hành vi của các chủ thể của luật quốc tế được thể hiện một cách cô đọng, khái quát, được thừa nhận chung về những vấn đề quan trọng hơn cả của đời sống quốc tế trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong luật quốc tế hiện đại, những nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa lớn đối với việc bảo đảm hoà bình, an ninh quốc tế, phát triển hợp tác giữa các quốc gia. Những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, có hiệu lực pháp lí bắt buộc đối với các nước thành viên Liên hợp quốc và các chủ thể khác của luật quốc tế vì những nguyên tắc này mang tính chất tập quán quốc tế. Đó là những nguyên tắc: bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; nguyên tắc Pacta-sunt-servanda, cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, giải quyết hòa bình các trang chấp quốc tế, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, dân tộc tự quyết và cuối cùng là các quốc gia có trách nhiệm hợp tác. Những nguyên tắc này được tiếp tục phát triển và pháp điển hoá trong Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua 24-10-1970 liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia thể theo Hiến chương Liên hợp quốc (1970).

doc11 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8741 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trong việc xây dựng luật quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………...………………..…1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………………...…….3 Định nghĩa các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế……...………3 Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế……..……3 VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ TRONG VIỆC XÂY DỰNG LUẬT QUỐC TẾ…………….…4 VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ TRONG VIỆC TUÂN THỦ LUẬT QUỐC TẾ Định nghĩa thực thi luật quốc tế……………………………….……6 Vai trò của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trong việc tuân thủ luật quốc tế……………………………………….…………6 VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ TRONG VIỆC THỰC THI LUẬT QUỐC TẾ Định nghĩa tuân thủ luật quốc tế……………………………………8 Vai trò của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trong việc tuân thủ luật quốc tế………………………………………………….8 KẾT LUẬN ………………………………………………………9 A: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quan hệ quốc tế, khi đề cập đến các nguyên tắc của LQT, người ta thường nói đến 3 loại nguyên tắc đó là: Nguyên tắc cơ bản, Nguyên tắc pháp luật chung, Nguyên tắc chuyên ngành. Tuy nhiên, trong chương trình học chúng ta đi sâu tìm hiểu về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế để thấy được những vai trò của nó trong việc xây dựng, thực thi và tuân thủ Luật quốc tế. Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những chuẩn mực hành vi của các chủ thể của luật quốc tế được thể hiện một cách cô đọng, khái quát, được thừa nhận chung về những vấn đề quan trọng hơn cả của đời sống quốc tế trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong luật quốc tế hiện đại, những nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa lớn đối với việc bảo đảm hoà bình, an ninh quốc tế, phát triển hợp tác giữa các quốc gia. Những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, có hiệu lực pháp lí bắt buộc đối với các nước thành viên Liên hợp quốc và các chủ thể khác của luật quốc tế vì những nguyên tắc này mang tính chất tập quán quốc tế. Đó là những nguyên tắc: bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; nguyên tắc Pacta-sunt-servanda, cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, giải quyết hòa bình các trang chấp quốc tế, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, dân tộc tự quyết và cuối cùng là các quốc gia có trách nhiệm hợp tác. Những nguyên tắc này được tiếp tục phát triển và pháp điển hoá trong Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua 24-10-1970 liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia thể theo Hiến chương Liên hợp quốc (1970). B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN Định nghĩa các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung (Jus cogens) đối với mọi chủ thể Luật quốc tế. Trong Luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản tồn tại dưới dạng những quy phạm Jus cogens được ghi nhận ở điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Đặc điểm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Tính mệnh lệnh chung: Biểu hiện ở chỗ: Tất cả các loại chủ thể đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Không một chủ thể hay nhóm chủ thể nào của Luật quốc tế có quyền hủy bỏ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Bất kỳ hành vi đơn phương nào không tuân thủ triệt để nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế. Các quy phạm điều ước và tập quán quốc tế có nội dung trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đều không có giá trị pháp lý. Ngoài ra, đối với các lĩnh vực có các nguyên tắc chuyên biệt như: Luật Biển quốc tế, Luật hàng không dân dụng quốc tế...thì bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, các bên còn phải chấp hành các nguyên tắc chuyên biệt trong từng lĩnh vực cụ thể. Tính bao trùm: Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là chuẩn mực để xác định tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp lý quốc tế. Đồng thời chúng được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Tính hệ thống: Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Biểu hiện ở chỗ: việc tôn trọng hay phá vỡ nguyên tắc này sẽ làm ảnh hưởng đến nội dung và việc tuân thủ nguyên tắc khác. Tính thừa nhận rộng rãi: Đặc trưng này thể hiện ở chỗ: các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế được áp dụng trong phạm vi toàn thế giới, đồng thời chúng được ghi nhận trong hầu hết các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như: Hiến Chương Liên hợp quốc, Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, Định ước Hen-xin-ki năm 1975 về an ninh và hợp tác các nước Châu Âu, Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á... Trong các đặc điểm nêu trên, đặc điểm về tính mệnh lệnh chung là quan trọng nhất, tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế chi phối lại các nguyên tắc pháp luật chung và nguyên tắc chuyên ngành.Qua những đặc điểm của bảy nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế chúng ta đi tìm hiểu những vai trò của chúng trong việc xây dựng, thực thi và tuân thủ Luật quốc tế. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ TRONG VIỆC XÂY DỰNG LUẬT QUỐC TẾ Trong quá trình xây dựng luật quốc tế các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đóng một vai trò khá quan trọng. Các nguyên tắc của luật quốc tế là nền tảng, nguồn góp phần trong việc xây dựng và hoàn thiện luật quốc tế. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại, Hiến chương Liên Hợp Quốc đã lấy nguyên tắc này làm cơ sở cho hoạt động của mình: “. Liên Hiệp Quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các thành viên” (Khoản 1, Điều 2). Nguyên tắc này là nền tảng quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống các nguyên tắc của luật quốc tế hiện đại. Nó đã được ghi nhận trong điều lệ của các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, của tuyệt đại đa số các tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức khu vực, trong nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương và trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng của các hội nghị và tổ chức quốc tế. Qua đó, các quy định của Luật quốc tế được xây dựng dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia vì trong quan hệ quốc tế việc xác định chủ quyền quốc gia có vai trò rất quan trọng. Việc thực hiện chủ quyền quốc gia sẽ khẳng định địa vị quốc tế của quốc gia được thể hiện qua quyền tự quyết về đối nội và đối ngoại của quốc gia. Ngoài ra, các nguyên tắc khác cũng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng Luật quốc tê, cụ thể hóa qua các điều ước, tuyên bố, định ước… trong khuôn khổ Liên hợp quốc. Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực dùng vũ lực được quy định tại khoản 4, Điều 2, Hiến chương LHQ. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong một loạt các văn bản quốc tế quan trọng như Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ (do Đại hội đồng thông qua năm 1970), Định ước Henxinki năm 1975 … Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác xuất hiện đầu tiên trong các hiến pháp của một số nước tư sản thời kỳ cách mạng tư sản ở Châu Âu đã được ghi nhận trong Hiến chương LHQ (theo khoản 7, Điều 2). Nguyên tắc này đã góp phần vào điều chỉnh mối quan hệ quốc tế xây dựng nên các quy định về quan hệ quốc tế giữa các quốc gia trong Tuyên bố của LHQ về các nguyên tắc của luật quốc tế liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia năm 1970. Ngoài ra, nguyên tắc này đã được ghi nhận trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng như Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị các nước Á Phi năm 1975 tại Băng – đung, Hiệp định Geneve… Các quy phạm Luật quốc tế do chính các chủ thể của Luật quốc tế xây dựng không phải do một cơ quan quyền lực nào “sáng tạo” nên. Các quy phạm đó được xây dựng dựa trên cơ sở bình đẳng chủ quyền và trên cơ sở thỏa hiệp và nhân nhượng giữa các chủ thể của hệ thống pháp luật này. Tức là, trong quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế các chủ thể phải cố gắng đạt dược sự thỏa hiệp tương ứng với các quy tắc xử sự và bên cạnh đó quan hệ với nhau, các chủ thể đó cùng công nhận quy tắc xử sự đó là bắt buộc (nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế) Tóm lại, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có vai trò quan trọng, là nền tảng, cốt lõi căn bản trong việc xây dựng hệ thống luật quốc tế một cách hoàn thiện. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ TRONG VIỆC THỰC THI LUẬT QUỐC TẾ Định ngĩa thực thi luật quốc tế Cùng với quá trình hình thành và phát triển của luật quốc tế thì vấn đề thực thi luật quốc tế cũng là một yêu cầu tất yếu. Thực thi luật quốc tế là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định của luật quốc tế được thi hành và được tôn trọng đầy đủ trong đời sống pháp luật quốc tế, đảm bảo lợi ích riêng của từng chủ thể, phù hợp với lợi ích chung của cả cộng đồng, hướng đến phát triển và ngày càng hoàn thiện luật quốc tế. Hay nói cách khác thực thi luật quốc tế là quá trình hiện thực hóa các quy định của luật quốc tế vào đời sống sinh hoạt quốc tế. Vai trò của các nguyên tắc cơ bản trong việc thực thi luật quốc tế: Do bản chất của luật quốc tế là tự thỏa thuận, tự cưỡng chế nên trong hệ thống pháp luật quốc tế không có các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp như pháp luật quốc gia mọi hoạt động liên quan đến việc xây dựng và thực thi luật quốc tế trong đời sống sinh hoạt quốc tế đều do các chủ thể luật quốc tế tự thỏa thuận theo nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia,do sự đa dạng của pháp luật quốc tế và nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể, luật quốc tế có những nguyên tắc làm chuẩn mực, thước đo giá trị pháp lý đối với các hoạt động thực thi luật quốc tế ,vì vậy các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có vai trò: Một là, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là chuẩn mực, là thước đo giá trị để xác định tính hợp pháp của việc thực thi luật quốc tế của chủ thể quốc tế. Các chủ thể căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản đó để xác định, thực thi các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quốc tế quy định, tiến hành các hoạt động mà luật quốc tế cho phép. VD: Trong quá trình thực thi công ước về luật biển năm 1982 ,phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia ,công ước luật biển 1982 cho phép tất cả các quốc gia có quyền ngang nhau trong việc khai thác nguồn lợi từ biển cũng như tiến hành các hoạt động hàng hải, hàng không liên quan đến biển, tuân thủ nguyên tắc này các quốc gia có mọi hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển phù hợp với các quy định của công ước .Các quốc gia phải tự điều chỉnh hoạt động thực thi luật quốc tế trên cơ sở tuân theo các nguyên tắc cơ bản được quy định trong luật quốc tế. Khi một chủ thể vi phạm các nguyên tắc cơ bản trong quá trình thực thi luật quốc tế thì pháp luật quốc tế sẽ ràng buộc chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiêm pháp lý quốc tế nhất định. Hai là, Các nguyên tắc cơ bản là công cụ hữu hiệu, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp quốc tế.Khi áp dụng luật quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp, các chủ thể của luật quốc tế phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế ,việc giải quyết các mâu thuẫn,tranh chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế phải lấy các nguyên tắc cơ bản làm căn cứ pháp lý, là cơ sở, khuôn mẫu trong việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn của mình.VD: khi xảy ra mâu thuẫn các quốc gia không được dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp mà phải tuân theo nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp và nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.Đây là nguyên tắc cơ bản là cơ sở quan trọng cho việc thực thi luật quốc tế. Ba là, Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hướng dẫn các chủ thể của luật quốc tế tiến hành những hoạt động thực thi mà pháp luật quốc tế cho phép, là căn cứ pháp lý để giàng buộc các cam kết, thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế ,các chủ thể luật quốc tế không được viện lý do khác để từ chối thực thi các nghĩa vụ quốc tế, với nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác và nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết, thỏa thuận(pacta sunt servanda) việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế được đảm bảo thực hiện,phù hợp với mục đích và nguyên tắc của luật quốc tế VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ TRONG VIỆC TUÂN THỦ LUẬT QUỐC TẾ Định nghĩa tuân thủ luật quốc tế Tuân thủ luật quốc tế là một hình thức thực hiện pháp luật quốc tế, trong đó các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm. Những hành vi không tuân thủ pháp luật quốc tế dẫn đến hậu quả bị áp dụng chế tài bất lợi cho người vi phạm. Vai trò của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trong việc tuân thủ luật quốc tế Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được xem là phương tiện quan trọng để duy trì trật tự pháp lý quốc tế với đặc trưng quan trọng của các nguyên là tính mệnh lệnh bắt buộc chung. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tuân thủ quốc tế. Cụ thể: Thứ nhất, tất cả các chủ thể đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, bất kì vi phạm nào cũng sẽ tất yếu tác động đến lợi ích của các chủ thể khác của quan hệ quốc tế. Ví dụ, Hiến chương LHQ ghi nhận nguyên tắc “tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế” là nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Theo nguyên tắc này, tất cả các quốc gia thành viên của LHQ khi tham gia quan hệ quốc tế đều có nghĩa vụ phải tuân thủ một cách triệt để, có thiện chí, không do dự các nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương LHQ và các điều ước quốc tế, trừ các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc. Thứ hai, không một chủ thể hay một nhóm chủ thể nào của luật quốc tế có quyền hủy bỏ nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Thứ ba, bất kỳ hành vi đơn phương nào không tuẩn thủ triệt để nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế. Ví dụ pháp luật quốc tế thừa nhận nguyên tắc “Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia” trong quan hệ quốc tế, tuy nhiên nước A do có tiểm lực kinh tế, chính trị mạnh đã dùng ảnh hưởng của mình để tạo áp lực, buộc quốc gia B – là nước đang phát triển phải tiến hành ký kết điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề kinh tế, trong đó ghi nhận lợi ích quốc gia A nhiều hơn so với B. Điều ước này không hợp pháp do vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Thứ tư, các quy phạm điều ước và tập quán quốc tế có nội dung trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đều không có giá trị pháp lý. Ví dụ: Nếu nguyên tắc tự do bay trong vùng trời của luật Hàng không quốc tế không được trái với nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia thì nguyên tắc này được coi là không có giá trị pháp lý. Ngoài ra, đối với các lĩnh vực có nguyên tắc chuyên biệt như Luật biển quốc tế, Luật hàng không dân dụng quốc tế… thì bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, các bên còn phải chấp hành các nguyên tắc chuyên biệt trong từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, trong luật biển quốc tế có ghi nhận một loạt các nguyên tắc chuyên ngành như: nguyên tắc tự do biển cả, nguyên tắc đất thống trị biển… các quốc gia khi tham gia quan hệ quốc tế liên quan đến biển song song với việc thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc chuyên ngành, họ cũng phải tuân thủ 7 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. C: KẾT LUẬN Trong quá trình hoàn thiện một hệ thống pháp luật quốc tế các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là căn bản, cốt lõi của các nguyên tắc, các quy phạm luật quốc tế. Nó có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng Luật quốc tế đồng thời là căn cứ giải quyết các tranh chấp quốc tế, đảm bảo cho việc tuân thủ, thực thi Luật quốc tế phù hợp với quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia Luật quốc tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an nhân dân Luật quốc tế - lý luận và thực tiễn, Lê Mai Anh & Trần Văn Thắng, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2001 Hiến chương Liên Hợp Quốc và Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa các quốc gia Tham khảo internet
Luận văn liên quan