Báo cáo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, thị trường chứng
khoán Việt Nam hiện nay đã có hơn 28.000 tài khoản chứng khoán, tăng hơn
8 lần so với năm đầu mở cửa thị trường, trong đó có 246 nhà đầu tư có tổ
chức và 251 nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh những yếu tố tích cực, hoạt
động thị trường chứng khoán cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Nguyên nhân
chính là do các văn bản pháp luật hiện hành mới chỉ dừng lại ở Nghị định,
chưa điều chỉnh được toàn diện hoạt động của thị trường chứng khoán. Vì
vậy , nhất thiết phải có một văn bản pháp lý cao hơn để tạo cơ sở pháp lý cho
thị trường chứng khoán phát triển.
25 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của luật trong sự phát triển của thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM
KHOA LUẬT KINH TẾ
----- -----
Bài tiểu luận môn Luật Kinh Tế
Tên đề tài:
GVHD : Dương Mỹ An
SVTH : Hồ Hoàng Yến (MSSV: 106204349)
Huỳnh Duy Tân (MSSV: 106209033)
Đồng Văn Tiến (MSSV: 106208242)
Lớp : CK2 - Khóa 32
Vai trò của Luật trong sự
phát
triển của thị trường
CHỨNG KHOÁN
TP.HCM, tháng 6 năm 2008
Nhận xét của giáo viên:
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
…………………………
2
Trang
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT ĐỐI
VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN....................................................1
I. Sự ra đời của Luật Chứng khoán................................................................1
1) Nguyên nhân.............................................................................................1
2) Sự ra đời....................................................................................................1
II. Vai trò của Luật đối với thị trường Chứng khoán.....................................3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM...................................................................................................4
I. Yêu cầu của nền kinh tế đối với Luật Chứng khoán.............................5
II. Những tác động của Luật Chứng khoán đến thị trường sau một
năm thực hiện...............................................................................................5
III. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng Luật Chứng khoán. .7
IV. Sự điều tiết của Chính phủ đối với thị trường Chứng khoán...................9
1) Các tiêu chí cơ bản nhằm đánh giá tính hiệu quả của Luật Chứng khoán 9
2) Quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng Luật Chứng khoán.....................16
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
VAI TRÒ HIỆU QUẢ CỦA LUẬT ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN........................................................................................17
I. Một số thiếu sót..........................................................................................17
II. Dự thảo Luật.............................................................................................18
3
CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT
ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
I. Sự ra đời của Luật Chứng Khoán :
1) Nguyên nhân :
Báo cáo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, thị trường chứng
khoán Việt Nam hiện nay đã có hơn 28.000 tài khoản chứng khoán, tăng hơn
8 lần so với năm đầu mở cửa thị trường, trong đó có 246 nhà đầu tư có tổ
chức và 251 nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh những yếu tố tích cực, hoạt
động thị trường chứng khoán cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Nguyên nhân
chính là do các văn bản pháp luật hiện hành mới chỉ dừng lại ở Nghị định,
chưa điều chỉnh được toàn diện hoạt động của thị trường chứng khoán. Vì
vậy, nhất thiết phải có một văn bản pháp lý cao hơn để tạo cơ sở pháp lý cho
thị trường chứng khoán phát triển.
2) Sự ra đời :
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức
Kiên, mục đích ban hành Luật Chứng khoán để tạo kênh huy động vốn trung
và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, cùng với việc tạo khung pháp lý đầy đủ
về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, cũng phải bảo đảm sự
đồng bộ, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, đặc
biệt là Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh
doanh bảo hiểm... Mặt khác, xây dựng Luật Chứng khoán sẽ tạo cơ sở cho thị
trường chứng khoán phát triển nhanh và ổn định, tạo tâm lý yên tâm cho các
tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư vào thị trường chứng khoán
và bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; giúp công chúng dễ dàng hiểu
biết về chứng khoán, thị trường chứng khoán và có cơ sở pháp lý để công
chúng tham gia thị trường khi có điều kiện. Đồng thời, giúp việc phân định rõ
vai trò của từng thị trường vốn trung hạn, dài hạn và ngắn hạn trong cơ cấu thị
trường tài chính; bảo đảm và phát huy quyền tự chủ của doanh nghiệp huy
động vốn trên thị trường chứng khoán, giảm gánh nặng trong việc dùng vốn
ngắn hạn cho vay dài hạn của hệ thống ngân hàng hiện nay và góp phần tăng
4
cường tính công khai, minh bạch trong cộng đồng các doanh nghiệp và cả nền
kinh tế. Đáp ứng yêu cầu của các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập,
đặc biệt là các cam kết về hệ thống pháp luật phục vụ quá trình đàm phán gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Uỷ ban Kinh tế và ngân sách cho rằng, hoạt động chứng khoán là hoạt
động kinh doanh có điều kiện; do vậy trên cơ sở Luật Doanh nghiệp, Luật
Chứng khoán phải quy định cụ thể các điều kiện để được cấp phép hoạt động.
Các điều kiện cơ bản phải có gồm: cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm nghiệp vụ
kinh doanh chứng khoán; có vốn pháp định; người hoạt động kinh doanh
chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề. Về thủ tục thành lập mới, nội dung
giấy phép, nội dung điều lệ... cần dẫn chiếu Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng
khoán chỉ nên quy định những đặc thù riêng của hoạt động chứng khoán. Các
cụm từ sử dụng trong dự thảo Luật Chứng khoán như: đăng ký, chấp thuận,
xin phép thành lập... cần thể hiện rõ ràng dưới hình thức là văn bản và đều
phải có thời hạn, quy định rõ thời hạn tối đa phải trả lời. Trường hợp kéo dài
thì cần quy định không quá một thời gian nhất định. Cần rà soát lại các quy
định này theo nguyên tắc; phải cải cách hành chính mạnh mẽ nhưng đối với
lĩnh vực mới, hoạt động kinh doanh có điều kiện như lĩnh vực chứng khoán
thì phải bảo đảm các yêu cầu kiểm soát của Nhà nước.
Để thị trường chứng khoán hoạt động nề nếp, quy cũ... nhất thiết phải xác
định cụ thể địa vị pháp lý của Uỷ ban Chứng khoán ngay trong Luật. Việc xác
định rõ mô hình tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán là rất quan trọng, chi phối
nhiều quy định trong Luật. Có thể tóm gọn 3 loại mô hình cơ quan quản lý về
chứng khoán. Thứ nhất, Uỷ ban Chứng khoán là cơ quan của Chính phủ hay
tổ chức dưới dạng Hội đồng trực tiếp báo cáo lên Thủ tướng, hoàn toàn độc
lập trong chỉ đạo, điều hành hoạt động chứng khoán và thị trường chứng
khoán, có quyền thanh tra, giám sát thị trường, điều tra và xử lý các vi phạm.
Thứ hai, Uỷ ban Chứng khoán được tổ chức như một Hội đồng, có một số
thành viên gồm Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước, Thứ trưởng Bộ Thương mại và một số chuyên gia kinh tế, tài chính...
Giúp việc cho Hội đồng này là một Văn phòng Uỷ ban Chứng khoán. Thứ ba,
Uỷ ban Chứng khoán trực thuộc Bộ Tài chính hoặc một Bộ nào đó. Nhìn từ
thực tiễn, mô hình tổ chức, hoạt động của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ở
Việt Nam chia làm 2 giai đoạn: từ 1997 đến tháng 3/2004, Uỷ ban chứng
khoán nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ; từ tháng 3/2004 đến nay, Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước vào Bộ Tài chính. Được sự hỗ trợ trực tiếp, thường
xuyên của Bộ Tài chính, cùng với việc kết hợp thực hiện chính sách cổ phần
5
hoá, kế toán, kiểm toán, chính sách thuế... nên từ năm 2005 trở lại đây, thị
trường chứng khoán có xu hướng phát triển mạnh hơn, tạo sự tin tưởng cho
các nhà đầu tư. Mặc dù trực thuộc Bộ Tài chính, những chức năng, nhiệm vụ
của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã được quy định tương đối rõ ràng,
nhằm bảo đảm tính độc lập cần thiết trong việc thực thi công tác quản lý.
Theo Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách, trước mắt, Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước vẫn là cơ quan trong Bộ Tài chính, nhưng trong Luật cần giao cho Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước một số chức năng và thẩm quyền, bảo đảm tính
độc lập cần thiết và thực quyền của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong việc
xử lý các vấn đề nghiệp vụ chứng khoán. Về lâu dài, khi thị trường chứng
khoán đã phát triển ổn định sẽ sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu của kinh tế
thị trường.
Tuy nhiên, trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng
cần loại bỏ các thủ tục hành chính, các loại giấy phép không cần thiết, nhưng
cũng phải bảo đảm yêu cầu quản lý của nhà nước để thị trường này phát triển
an toàn, ổn định. Các nội dung liên quan đến việc cấp các loại Giấy phép cần
phải được quy định rõ ràng, chi tiết, đặc biệt là quy định cụ thể về điều kiện,
thủ tục, thời hạn cấp giấy phép. Nói tóm lại, hoạt động chứng khoán là lĩnh
vực kinh doanh có điều kiện, còn mới, nhiều rủi ro. Vì vậy, áp dụng Luật
Chứng khoán ở Việt Nam làm sao phải phù hợp với điều kiện cũng như đặc
thù thể chế của Việt Nam, cần chọn bước đi cởi mở, nhưng thận trọng.
II. Vai trò của Luật đối với thị trường Chứng khoán :
1. Luật Chứng khoán ra đời góp phần hoàn chỉnh thể chế về kinh tế thị
trường ở nước ta, quán triệt tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà
nước thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
lần thứ IX và lần thứ X.
2. Luật Chứng khoán ra đời khắc phục những khiếm khuyết, bất cập trong
khuôn khổ pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 144),
đồng bộ hoá với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư mà Quốc hội đã thông qua.
Điều này hết sức quan trọng vì tạo ra môi trường pháp luật ổn định cho các
nhà đầu tư.
3. Luật Chứng khoán ra đời tạo điều kiện hình thành khuôn khổ pháp luật
trong việc quản lý, giám sát thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoạt động thị
6
trường: công khai, công bằng, minh bạch và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các
nhà đầu tư.
4. Luật Chứng khoán ra đời tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán
phát triển nhanh và bền vững; tăng cường khả năng huy động vốn của Chính
phủ, các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán cho đầu tư phát triển; tạo
cơ hội đầu tư cho công chúng nhằm tăng nhanh luồng luân chuẩn vốn đầu tư.
Thị trường chứng khoán phát triển sẽ làm cho các doanh nghiệp minh bạch.
Điều này góp phần làm cho nền kinh tế của chúng ta minh bạch.
5. Luật Chứng khoán tạo điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam hội
nhập với thị trường chứng khoán khu vực và quốc tế. Thông qua hoạt động
đầu tư gián tiếp có khả năng khơi thông nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam,
đồng thời tạo cơ hội để các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
7
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
Được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2007, Luật Chứng khoán đã tạo lập được khuôn
khổ pháp lý cao cho hoạt động của TTCK; tăng cường vai trò quản lý
nhà nước đối với TTCK; tạo cơ sở pháp luật để bảo đảm các doanh
nghiệp tham gia trên thị trường phải hoạt động công khai, minh bạch, từ
đó góp phần làm minh bạch hoá nền kinh tế; đồng thời tạo lập các quy
định phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện cho
TTCK Việt Nam có khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và
khu vực.
I. Yêu cầu của nền kinh tế đối với Luật Chứng khoán :
Kinh tế phát triển cao, nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển lớn, đòi
hỏi thị trường chứng khoán (TTCK) phải trở thành kênh huy động vốn quan
trọng cho nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu phát triển quy mô TTCK từ 10
đến 15% GDP vào năm 2010, đồng thời tạo ra khuôn khổ pháp luật nhằm
quản lý thị trường hoạt động có hiệu quả và lành mạnh, đáp ứng với điều kiện
hội nhập, một yêu cầu đặt ra là cần phải hoàn chỉnh thể chế về chứng khoán
và TTCK. Trong đó quan trọng nhất là ban hành Luật Chứng khoán.
Sau 5 năm, kể từ khi Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM chính
thức khai trương, TTCK đã đạt được những kết quả bước đầu. Đến cuối năm
2005, tổng giá trị chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch đạt 41.800 tỉ
đồng. TTCK đã thu hút được sự tham gia của công chúng đầu tư trong và
ngoài nước với số lượng trên 29.000 tài khoản.
Đến thời điểm này, TTCK đã trở nên khá sôi động, thu hút nhiều nhà đầu
tư trong và ngoài nước. Từ thực tế đó, việc ban hành Luật Chứng khoán trở
nên cần thiết vì sẽ tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao cho hoạt dộng của
TTCK, loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có
liên quan. Hơn nữa, việc ban hành Luật Chứng khoán cũng tăng cường vai trò
quản lý Nhà nước đối với TTCK, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
nhà đầu tư và các tổ chức tham gia thị trường, tạo cơ sở pháp luật để giám sát,
8
cưỡng chế thực thi, bảo đảm các DN tham gia trên thị trường phải hoạt động
công khai, minh bạch, từ đó góp phần làm minh bạch hoá nền kinh tế. Mặt
khác việc xây dựng Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn phù hợp với
luật pháp, thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam có khả
năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực, đặc biệt là đáp ứng
đươc lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt -Mỹ và
gia nhập WTO.
II. Những tác động của Luật Chứng khoán đến thị trường sau
một năm thực hiện:
Qua một năm thi hành, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn là
nhân tố quan trọng góp phần đạt được những kết quả của TTCK Việt Nam
thời gian qua:
- Thứ nhất: Luật Chứng khoán đã tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi
Trung tâm GDCK Hồ Chí Minh thành công ty TNHH Nhà nước một thành
viên làm tăng tính chủ động trong hoạt động của Sở GDCK.
- Thứ hai: Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn đã thúc đẩy các
công ty niêm yết, nâng điều kiện niêm yết phù hợp với quy mô vốn và chất
lượng của các công ty niêm yết (CTNY) tương xứng với các TTCK khu vực
trong xu thế hội nhập. Cuối năm 2007, số lượng CTNY trên toàn thị trường là
250 CTNY (tăng 135,8% so với cuối năm 2006). Đồng thời, Luật Chứng
khoán và các văn bản hướng dẫn là cơ sở pháp lý trong việc xây dựng hệ
thống các tổ chức trung gian hoạt động trên TTCK bao gồm các công ty
chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, ngân hàng giám
sát.... tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, giao dịch chứng khoán.
Trong năm 2007 đã có 103 CTCK và CTQLQ được cấp phép (tăng 41% so
với cuối năm 2006).
- Thứ ba: Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ
sở pháp lý để quản lý các công ty đại chúng và hoạt động chào bán chứng
9
khoán ra công chúng. Tính đến hết năm 2007, đã có 849 công ty đăng ký là
công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán.
- Thứ tư: Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn mở rộng hơn các
quy định về bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, đặc biệt được áp dụng chung cho
các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động
trên TTCK Việt Nam, không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và
nước ngoài (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có
quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng điều ước quốc tế đó). Do
vậy, thị trường đã thu hút được đông đảo các nhà đầu tư tham gia đặc biệt là
nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài. Tổng số tài khoản năm 2007
là 311.713 tài khoản (trong đó tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài là 8.149
tài khoản, chiếm 2,6%).
III. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng Luật Chứng
khoán:
- Thứ nhất, một cuộc chạy đua thành lập mới các công ty chứng khoán đã
diễn ra ngay sát thời điểm Luật có hiệu lực. Nguyên do là khi Luật đi vào
cuộc sống, các điều kiện về thành lập mới công ty chứng khoán sẽ được nâng
cao, mang tính chọn lọc hơn.
Cụ thể, các quy định về mức vốn tối thiểu đối với các nghiệp vụ kinh doanh
của công ty chứng khoán sẽ được nâng lên, như: để thực hiện nghiệp vụ môi
giới chứng khoán, vốn điều lệ tối tthiểu dự kiến sẽ nâng từ 2 tỷ lên 10 tỷ
đồng; với nghiệp vụ tự doanh là từ 12 lên 70 tỷ đồng; bảo lãnh phát hành từ
22 lên 120 tỷ đồng; đặc biệt là để thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ thì mức vốn
tối thiểu dự kiến sẽ là 200 tỷ đồng thay vì quy định 43 tỷ đồng trước đó.
Những quy định dự kiến trên là một áp lực lớn đối với các đề án thành lập
công ty chứng khoán mới sau thời điểm 1/1/2007. Ngay với bản thân phần lớn
các công ty đã có thâm niên trên thị trường, đó cũng là một khó khăn khi mà
quy mô vốn hiện vẫn phổ biến dưới mức 200 tỷ đồng.
Và để tránh thời điểm Luật có hiệu lực, một loạt công ty chứng khoán mới đã
được thành lập vào cuối năm 2006. Hiện trên thị trường đã có gần 50 công ty
hoạt động, thay cho chưa đầy 15 công ty vào thời điểm đầu năm. Con số này
10
cũng liên tục thay đổi khi mà số giấy phép Ủy ban Chứng khoán liên tục cấp
trong những ngày cuối năm vừa qua (riêng trong hai ngày 28 và 29/12/2006,
có ít nhất 10 giấy phép được ký).
- Thứ hai, Luật có hiệu lực và các văn bản hướng dẫn sẽ đặt ra những điều
kiện cao hơn đối với doanh nghiệp được niêm yết. Dự thảo Nghị định hướng
dẫn Luật, đã được Ủy ban Chứng khoán lấy ý kiến các ban ngành liên quan và
trình Chính phủ duyệt, đưa ra một số quy định mới đã khiến thị trường xôn
xao.
Dự thảo đưa ra quy định: Để được niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán Tp.HCM, doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 80 tỷ đồng,
cao gấp 8 lần so với quy định trước đó; còn tại sàn Hà Nội là mức vốn tối
thiểu 10 tỷ đồng thay cho mức 5 tỷ đồng.
Với quy định dự kiến này, thị trường và nhiều doanh nghiệp xôn xao về khả
năng những doanh nghiệp đang niêm yết tại sàn TP.HCM không đủ và không
tăng kịp vốn lên trên 80 tỷ có thể sẽ phải chuyển sang sàn Hà Nội. Hiện Ủy
ban Chứng khoán vẫn chưa có thông tin định hướng cụ thể về khả năng này vì
nghị định hướng dẫn vẫn chưa được ban hành.
- Thứ ba, Luật có quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lưu ký
chứng khoán, giống như Sở và Trung tâm Giao dịch chứng khoán, là sẽ được
tổ chức theo mô hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, có chức năng tổ
chức, quản lý và giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán
chứng khoán.
Luật cũng quy định chứng khoán của các công ty đại chúng phải được đăng
ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán
cho rằng quy định như vậy là phù hợp với thông lệ quốc tế về đăng ký và lưu
ký tập trung, khắc phục được tình trạng các nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp
chứng chỉ chứng khoán. Điều này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
theo dõi biến động sở hữu, cũng như thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán
và tiến tới thực hiện chính sách phi vật chất chứng khoán như một số nước đã
tiến hành.
- Thứ tư, Luật có hiệu lực sẽ là một cú hích quan trọng trong việc công
khai, minh bạch thông tin của các công ty đại chúng, nhằm đảm bảo tất cả các
doanh nghiệp có chứng khoán được công chúng sở hữu rộng rãi phải tuân thủ
nguyên tắc công khai, minh bạch, từ đó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích
hợp pháp của nhà đầu tư.
11
Về hoạt động chào mua công khai, để bảo đảm tính công khai, minh bạch
trong việc chào mua thâu tóm doanh nghiệp, tránh việc các công ty đại chúng
bị thâu tóm một cách không công bằng, không công khai và bảo vệ các cổ
đông thiểu số trong doanh nghiệp bị thâu tóm, Luật cũng quy định việc chào
mua công khai phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán và chỉ được thực hiện sau
khi Ủy ban chấp thuận và đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại
chúng trước thời điểm dự kiến thực hiện.
- Thứ năm, một trong những yêu cầu cấp thiết mà nhiều nhà đầu tư mong
Luật khi đi vào đời sống sẽ có sự điều chỉnh cần thiết, cho phép các nhà đầu
tư được mở thêm tài khoản giao dịch thay vì chỉ một tài khoản như hiện nay.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng chỉ với một tài khoản, họ không có được nhiều
thuận lợi để nắm bắt những cơ hội trên thị trường khi việc đặt lệnh bị bó hẹp
tại một công ty chứng khoán, hoặc vì hạn chế về thời hạn 3 ngày tiền hoặc cổ
phiếu mới về tài khoản như quy trình hiện hành…
Tuy nhiên, việc một nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản có thể sẽ gây ảnh
hưởng xấu đến các cổ phiếu, đến thị trường nếu nhà đầu tư lợi dụng thuận lợi
này để tạo những hoạt động mua – bán “ảo”, để làm giá theo mục đích của
mình. Vì vậy, khả năng nới rộng quy định về số lượng tài khoản được mở đối
với một nhà đầu tư vẫn đang phải xem