Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy

Thời nguyên thủy là thời kỳ mở đầu trong lịch sử phát triển của loài người. Bắt đầu từ buổi bình minh, khi con người xuất hiện và tiến hóa từ loài vượn, loài người đã có những bước đi đầu tiên để phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, dấu vết đầu tiên của con người cũng được xuất hiện ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ (Thanh Hóa) (1) Trong thời kỳ này, người ta cũng không quên đến vai trò của phụ nữ trong sự phát triển mang tính nền tảng của kinh tế Việt Nam lúc bất giờ. Người Ê đê có câu: “ Người con gái như hạt lúa giống, chính nó dệt áo may khăn, nó giữ thúng, giữ kẽ, giữ nia, giữ đất đai rừng rú của ông bà tổ tiên”(2) Người phụ nữ được cả cộng đồng tôn trọng và kính phục. Hình ảnh người phụ nữ không chỉ hiện diện trên những giá trị vật chất như: những bức tượng, những chuôi dao bề nổi thậm chí được khắc họa trên những hoa văn trống đồng thời Đông Sơn mà còn hiện hữu ở những giá trị tinh thần như tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu được mọi người tôn sùng. Cả xã hội tôn vinh người phụ nữ, họ đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong xã hội mà còn trong kinh tế. Kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy là một nền kinh tế sống chủ yếu là săn và hái lượm. Trong đó, người phụ nữ giữ một vị trí nhất định mang tính mở đường trong một số hoạt động kinh tế chính: hái lượm, nông nghiệp, thủ công nghiệp, nghề gốm và nghề đánh cá và một số lĩnh vực kinh tế khác. Họ đóng góp vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy theo hai mặt trực tiếp và gián tiếp.

doc19 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4945 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm Thời nguyên thủy là thời kỳ mở đầu trong lịch sử phát triển của loài người. Bắt đầu từ buổi bình minh, khi con người xuất hiện và tiến hóa từ loài vượn, loài người đã có những bước đi đầu tiên để phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, dấu vết đầu tiên của con người cũng được xuất hiện ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ (Thanh Hóa)(1) Phạm Văn Chiến, Lịch sử kinh tế Việt Nam, NXB ĐHQG, Hà Nội, 2003, tr.19. Trong thời kỳ này, người ta cũng không quên đến vai trò của phụ nữ trong sự phát triển mang tính nền tảng của kinh tế Việt Nam lúc bất giờ. Người Ê đê có câu: “ Người con gái như hạt lúa giống, chính nó dệt áo may khăn, nó giữ thúng, giữ kẽ, giữ nia, giữ đất đai rừng rú của ông bà tổ tiên”(2) Người Ê đê, một tộc người ngày nay còn lưu giữ nhiều tàn dư của chế độ mẫu hệ, luôn đề cao, tôn trọng vai trò của người phụ nữ nhất định trong cộng đồng. Người phụ nữ được cả cộng đồng tôn trọng và kính phục. Hình ảnh người phụ nữ không chỉ hiện diện trên những giá trị vật chất như: những bức tượng, những chuôi dao bề nổi thậm chí được khắc họa trên những hoa văn trống đồng thời Đông Sơn mà còn hiện hữu ở những giá trị tinh thần như tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu được mọi người tôn sùng. Cả xã hội tôn vinh người phụ nữ, họ đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong xã hội mà còn trong kinh tế. Kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy là một nền kinh tế sống chủ yếu là săn và hái lượm. Trong đó, người phụ nữ giữ một vị trí nhất định mang tính mở đường trong một số hoạt động kinh tế chính: hái lượm, nông nghiệp, thủ công nghiệp, nghề gốm và nghề đánh cá và một số lĩnh vực kinh tế khác. Họ đóng góp vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy theo hai mặt trực tiếp và gián tiếp. Vai trò trực tiếp của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy. Đầu tiên, phụ nữ - người phát triển hoạt động kinh tế hái lượm. Thời nguyên thủy, những hoạt động phân chia lao động đã manh nha. Ngay từ buổi đầu sơ khai, đàn ông và phụ nữ đã có những công việc được sắp xếp. Với sự khéo léo của mình, người phụ nữ đảm nhận công việc hái lượm, thu nhặt những hoa quả có sẵn trong tự nhiên về làm thức ăn cho cả một cộng đồng người. Khi con người còn sống theo bầy đàn, người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cho bầy người nguyên thủy. Nền kinh tế hái lượm chủ yếu phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Do đó, lúc bấy giờ hoạt động hái lượm mà vai trò quan trọng đánh dấu sự phát triển là bàn tay khéo léo, chăm chỉ của những người phụ nữ ấy lại là một hoạt động kinh tế thứ hai đưa con người phát triển nên những nền kinh tế cao hơn. Vốn dĩ, hoạt động săn bắt là do đàn ông đảm nhiệm, họ có sức khỏe, sự mạnh mẽ để có thể cùng nhau đi săn những con thú lớn. Nhưng hoạt động này được coi là khá bấp bênh vì có những hôm săn được thú còn có những hôm thì không. Chính vì vậy, hơn khi nào hết hái lượm lại càng trở nên quan trọng trong xã hội nguyên thủy. Theo nhiều di chỉ khảo cổ được khai quật thì số lượng thức ăn của bầy người nguyên thủy chủ yếu vẫn là hoa quả,thu nhặt ốc, sò ven sông, ven biển có được nhờ hoạt động hái lượm: “ Ở những nơi cư trú trong hang động, mái đá của người nguyên thủy từ Hòa Bình, Lạng Sơn đến Thanh Hóa, Quảng Bình ngày nay còn tìm được vô vàn vỏ ốc, trai bị đập dập, bẻ gẫy để lấy ruột ăn. Các cuộc khai quật khảo cổ học ở các hang Sào – đông (Hòa Bình), Làng Bôn (Thanh Hóa) đã tìm được hàng 450-600 mét khối vỏ trai ốc như thế”(1) Lê Thị Nhâm Tuyết, Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, NXBKHXH, Hà Nội, 1973, tr.45. Hay ở một số địa điểm khác ở Việt Nam cũng xuất hiện dấu vết này. Ở di chủ cồn sò, điệp Quỳnh Văn (Nghệ An), vỏ sò, điệp, ốc, ngao, hầu, thải ra sau các bữa ăn của người nguyên thủy chất thành cồn, ngày nay còn cao đến 5 mét, rộng hơn 1 vạn mét vuông. Từ những chứng cứ trên, có thể khẳng định, một thời kỳ dài trong xã hội nguyên thủy, con người đã sử dụng lượng thức ăn từ hoạt động hái lượm là chính. Người phụ nữ thu lượm hoa quả, những con ốc ven sông để làm thức ăn. Nhiều di chỉ khảo cổ còn xuất hiện dấu ấn ấy khá rõ trong những vỏ ốc, vỏ sò được tìm thấy. Nó chứng tỏ rằng hoạt động săn mang tính bấp bênh và không ổn định rõ rệt. Những thứ có sẵn trong tự nhiên được người phụ nữ thu nhặt và trở thành thức ăn chính cho cả cộng đồng người. Điều này cho thấy người phụ nữ lúc này chiếm giữ một vai trò vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế nguyên thủy lúc đầu còn sơ khai và phụ thuộc vào thiên nhiên là chủ yếu. Có thể nói, hoạt động hái lượm đánh dấu những bước đầu tiên của kinh tế con người Việt Nam thời nguyên thủy. Nó đặt một nền tảng vững chắc cho những sự phát triển về sau. Phụ nữ chính là những người đem lại những bước đầu cho sự phát triển. Vì thông qua hái lượm người phụ nữ sẽ tìm thấy những loại hoa quả, động vật có thể thuần dưỡng được, để con người không còn phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên nữa, làm cho nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến mới. Tiếp theo, Người phụ nữ - người đặt nền móng cho một nền nông nghiệp sơ khai. Việt Nam là một đất nước có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đời. Ngay từ thời nguyên thủy, những dấu hiệu manh nha cho một nền nông nghiệp đã thể hiện khá rõ rệt. Khi lượng thức ăn cũng như con thú đã bắt đầu trở nên hiếm hoi, nó không còn đủ để nuôi sống các thành viên trong cộng đồng người nữa. Điều này tất yếu sẽ đặt cho con người đứng trước tình thế phải tìm một cách mới để bộ tộc của mình thoát khỏi cơn đói. Và chính lúc đó, những người phụ nữ với óc suy đoán nhạy bén cộng với sự khéo léo khi quan sát trong quá trình lao động đã phát hiện ra những cây có thể trồng được, những con vật có thể thuần dưỡng được. Có một số nhà nghiên cứu cho rằng, người phụ nữ chính là người phát sinh ra nghề nông của nước ta. Chính họ là người đã phát hiện và đem những phát hiện đó vào thực tế, để tiếp tục nuôi sống bộ tộc của mình. “ Giai đoạn đầu, trồng trọt chủ yếu là công việc của người phụ nữ. Mãi về sau từ khi công việc trồng trọt trở nên nặng nhọc hơn mới có sự tham gia của người đàn ông”.(1) Đặng Phong trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy, NXBKHXH, Hà Nội, 1970 cho rằng phụ nữ phát sinh ra nghề nông, đánh giá cao vai trò của người phụ nữ trong phát triển nông nghiệp thời kỳ nguyên thủy. Trong trồng trọt cũng như trong chăn nuôi, người phụ nữ luôn gánh vác những nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành xuất sắc điều đó. Họ chính là những người truyền lửa cho nghề nông nước ta, đặt những dấu mốc nền tảng bước đầu để phát triển một nền nông nghiệp về sau rực rỡ hơn. Đúng là trong lao động mới có sáng tạo, những người phụ nữ là người đã đưa những dấu ấn đầu tiên của mình cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong một số truyền thuyết của người Việt cũng đã từng ghi nhận những vai trò to lớn của người phụ nữ trong bước đầu khởi thủy nên nghề nông nước ta: Truyền thuyết “ Pú Lương Quân” của đồng bào Tày kể lại rằng nàng Sao Cải, người đàn bà tổ tiên của dân tộc Tày, ngày xưa trong một buổi đi từng, tìm được một thứ “cỏ xanh nân trắng” liền hái lượm lấy, gieo trồng thử xuống bùn, 7 ngày thì thấy cỏ mọc xanh, 3 tháng thì có đòng và mấy tháng sau thì biến thành lúa. Truyền thuyết là những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian đã mang nhiều màu sắc kỳ ảo hóa, nhưng đằng sau màu sắc huyền ảo kia đã cho ta một sự thực rằng, người phụ nữ đã có công rất lớn trong việc phát triển nghề nông của nước ta. Và đặc biệt hơn cả, người phụ nữ có vai trò phát tích ra nghề nông trồng lúa ở Việt Nam.Cây lúa chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống nông nghiệp Việt Nam. Cây lúa ra đời đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong nền kinh tế, nó làm cho con người giờ không còn phụ thuộc quá nhiều vào sự săn bắt hay hái lượm của mình. Giờ đây, họ có thể chủ động hơn trong việc tìm nguồn thức ăn, chủ động để thuần dưỡng những con vật mà mình muốn cho nó sinh sản chứ không phải là tìm nó trong tự nhiên một cách bị động. Người phụ nữ là người chiếm giữ vị trí quan trọng trong việc phát tích, chăm sóc cây lúa. Trước tiên, họ là người nắm giữ những công đoạn quan trọng chăm sóc cây lúa: người phụ nữ là người cấy lúa, chăm sóc lúa trong suốt quá trình phát triển, nhổ cỏ và thu hoạch. Họ từ lâu đã biết chăm sóc cây lúa để đạt năng suất, hiệu quả nhất. Cùng với đó, sau này, khi công việc này trở nên nặng nhọc hơn như cuốc đất, cầy xới thì người đàn ông có vai trò phụ giúp những công đoạn đó trong việc trồng cây lúa, người phụ nữ vẫn không hề mất đi vai trò, tầm quan trọng của mình. Ở một số nơi, người phụ nữ còn hầu như nắm giữ hết những công việc liên quan đến trồng lúa cũng như thu hoạch. Sau khi thu hoạch, người phụ nữ cũng đảm nhận những công việc phụ khác như gồng gánh, giã gạo Họ chính là những người không chỉ chăm sóc mà còn phát triển nghề nông trồng lúa. Cây lúa đã có một ảnh hưởng lớn trong đời sống kinh tế người Việt thời nguyên thủy. Điều này, đánh những dấu ấn quan trọng và đồng thời cũng tạo nên những giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc. Người phụ nữ nguyên thủy được cả xã hội trân trọng, họ được tôn vinh thành “Mẹ Lúa”, “Nữ thần Lúa” Đó là những vị thần được mọi người nể phục, và những giá trị của người phụ nữ thời đó đã được vinh danh. Ngoài ra, những người phụ nữ cũng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát tích ra một số loại củ quả trồng khác như khoai lang, bí, đậu Khi phân tích đến vai trò của người phụ nữ trong sự phát triển nông nghiệp trồng trọt, tôi đặc biệt nhấn mạnh vai trò của họ đến sự phát triển của nghề nông trồng lúa bởi hơn ai hết, chúng ta hiểu rằng, cây lúa có vai trò quan trọng như thế nào trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp trồng trọt của Việt Nam. Cho đến tận ngày nay, khi nước ta là một nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu trên thế giới thì chúng ta vẫn phải cảm ơn những người phụ nữ. Vì dù là trong thời nguyên thủy hay cho đến tận hôm nay, người phụ nữ vẫn đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và phát triển cây lúa. Sẽ thật thiếu sót khi tìm hiểu vai trò của người phụ nữ trong việc phát triển nông nghiệp trồng trọt mà không nhắc đến vị trí của họ trong ngành chăn nuôi Việt thời nguyên thủy. Khi ngành săn ngày càng phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, bấp bênh thì người ta đã nghĩ đến việc thuần dưỡng những con vật cho nó phát triển và sinh sản, điều này sẽ thuận lợi hơn trong việc tìm nguồn thức ăn. Những con vật được thuần dưỡng sớm nhất như lợn, gà, vịt đã được những người nguyên thủy nuôi dưỡng. Bằng bàn tay đảm đang của những người phụ nữ, họ đã biết làm sao chăm sóc những con vật này để nó sinh sản tốt, phát triển tốt nuôi sống thị tộc. Và trong ngành chăn nuôi, chính những người phụ nữ đảm nhận những công việc đầu tiên. Họ là những người bước đầu đảm nhận những công việc trong lĩnh vực chăn nuôi, thuần dưỡng động vật. Như vậy, trong chăn nuôi, đánh một dấu ấn quan trọng thuộc về người phụ nữ. Để giai đoạn đầu phát triển ngành chăn nuôi, những người phụ nữ đã tiếp tục hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong tiến trình lịch sử - họ là những người giữ những công việc chính để thuần dưỡng thành công con vật. Việc thuần dưỡng con vật thành công đã đặt một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành chăn nuôi. Từ những bước đầu tiên còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, giờ đây con người đã tự biết tìm ra những nguồn thức ăn bằng cách nuôi dưỡng, thuần dưỡng chúng. Nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi chiếm có một mối liên hệ khăng khít với nhau, những phế phẩm của ngành trồng trọt sẽ là nguồn thức ăn quan trọng để thuần dưỡng những loài động vật. Vì thế người phụ nữ đóng một vai trò là người chuyển giao để tạo nên mối quan hệ khăng khít ấy. Họ là người tận dụng những tiềm lực sẵn có của một nền kinh tế còn nguyên sơ để phát triển những ngành nghề khác. Vai trò của họ trong lịch sử kinh tế là điều đáng để chúng ta ngày nay tôn vinh. Người phụ nữ luôn chăm chỉ với công việc của họ vì bộ tộc, vì gia đình thân thương của họ. Giai đoạn sau, khi xã hội phát triển hơn, con người đã biết tách khỏi bộ tộc lớn để hình thành cho mình những gia đình nhỏ thì người phụ nữ luôn là người đảm nhận những công việc nội trợ, tiếp tục thuần dưỡng những động vật sẵn có trong tự nhiên để làm thức ăn cho gia đình. Người phụ nữ - người truyền hồn vào nghề gốm Việt Nam thời nguyên thủy. Khi kinh tế người nguyên thủy phát triển đến một mức độ nhất định thì bắt đầu xuất hiện nghề gốm. Nghề gốm ra đời đánh một dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực sản xuất. Gốm xuất hiện chứng tỏ người nguyên thủy đã biết nấu chín thức ăn. Sản xuất phát triển sẽ sản sinh ra đồ gốm. Nếu như gốm thời văn hóa Hòa Bình còn chưa được phổ biến thì đến thời văn hóa Bắc Sơn người ta đã phát hiện gốm được dung để làm đồ đun nấu, tiếp tục đến Hậu kỳ Đá mới, người ta thấy đồ gốm còn xuất hiện những hoa văn khá đẹp. Như vậy, đồ gốm ra đời đánh dấu một bước ngoặt to lớn của con người trong lịch sử phát triển kinh tế. Đánh dấu thành công của nghề gốm ta phải nhắc đến vai trò của người phụ nữ. Theo một số nhà nghiên cứu hiện nay, người phát tích ra ý tưởng làm gốm chính là những người phụ nữ.(1) Lê Thị Nhâm Tuyết trong cuốn Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại của NXBKHXH, Hà Nội, 1973 đã nêu lên ý kiến rằng: Một nguồn gốc xuất hiện đồ gốm có thể là đồ đựng đan bằng tre nứa xó trái đất sét bị rơi vào bếp lửa, tre nữa bị cháy đi, còn đất sét thì rắn lại. Phụ nữ là người đầu tiên có thể đã được gợi ý bằng cách làm đồ gốm như vậy, vì họ là người phụ trách kinh tế gia đình và giữ lửa. Người phụ nữ với khả năng khéo léo, sáng tạo của mình đã tạo ra những sản phẩm gốm đầu tiên mang tính nguyên thủy. Trên cơ sở đó họ đã phát triển nghề gốm và nắm giữ những công đoạn vô cùng quan trọng để tạo ra một sản phẩm gốm. Các nhà khảo cổ học đã xét nghiệm dấu tay để lại trong quá trình tạo ra đồ gốm nguyên thủy, và một điều đặc biệt đó là tất cả các dấu tay được phát hiện này đều là dấu tay của phụ nữ. Như vậy dấu vết khảo cổ cũng như sự lập luận của các nhà nghiên cứu đều cho thấy, người phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc tìm ra cũng như phát triển nghề gốm ở nước ta thời nguyên thủy. Chúng ta không phủ nhận vai trò của nghề gốm đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội lúc bấy giờ. Người phụ nữ đã làm cho nghề gốm nước ta có những sự phát triển mang tính nền tảng bước đầu. Từ lúc nó chỉ là để làm ra một đồ vật đựng thức ăn, nấu chín thức ăn, con người đã biết phát triển nó cao hơn nữa tạo nên tầm nghệ thuật đó không những là những giá trị vật chất hiện hữu trên các đồ gốm ngày càng thể hiện sự tinh xảo, tài hoa mà còn là giá trị tinh thần được thể hiện và gửi gắm trên những nét hoa văn đồ gốm. Người phụ nữ đã truyền hồn vào nghề gốm bằng sự tỉ mỉ, đôi bàn tay khéo léo và sự chăm chỉ cố gắng không mệt mỏi. Họ đã cho ra đời những sản phẩm gốm từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng. Họ cùng nhau tạo ra sức sống cho nghề gốm được lan tỏa trong cộng đồng người Việt nguyên thủy. Đồng thời, trong quá trình phát triển của nghề gốm ta không thể không kể đến vai trò của người đàn ông. Họ cũng là những người tham gia vào những công đoạn để tạo ra một sản phẩm gốm. Khi người đàn ông tham gia vào nhiều công việc hơn như làm gốm hay một số nghề nông thì vai trò của người phụ nữ vẫn có thể thấy rõ trong nghề gốm. Họ là những người phát sinh và đưa nghề gốm dần dần phát triển bằng đôi tay đầy khéo léo và trải nghiệm của mình. Đó là lý do tại sao người ta thấy nhiều dấu tay của người phụ nữ trên những đồ gốm được khai quật lên nó càng chứng tỏ hơn nữa người phụ nữ nắm giữ một vai trò quan trọng như thế nào trong sự phát triển của nghề gốm. Một số ngành nghề khác cũng có sự có mặt của người phụ nữ. Nghề đánh cá là một nghề vô cùng quan trọng đối với người Việt. Trong cơ cấu thành phần bữa ăn của người Việt cổ luôn xuất hiện các món “Cơm – rau – cá”. Đây là đồ ăn chủ yếu của người xưa. Trong sách Lĩnh Nam Trích Quái đã kể lại rằng: “ Người Việt chuyên ăn cơm gạo và canh cá” Như vậy, canh cá là món ăn quan trọng thứ hai của người Việt chỉ sau cơm gạo. Chính vì thế, không chỉ trong bữa ăn mà còn trong sự phát triển kinh tế sau này, người Việt luôn chú trọng đến nghề cá. Ở Việt Nam, với ưu thế là có nhiều ao, sông ngòi, kênh rạch, cùng với diện tích bờ biển dài. Đó là những điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt cá, đặt một dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển của kinh tế Việt Nam. Và trong sự phát triển và thành công đó của nghề đánh cá, ta không thể không nhắc tới vai trò của người phụ nữ trong nghề này.Như chúng ta đã biết, người phụ nữ thường nắm giữ những công việc hái lượm, thu nhặt những thứ đã có ở trong tự nhiên. Trong quá trình thu nhặt ấy, họ - những người luôn cần mẫn trong công việc dường như chính là người phát tích ra nghề cá ở ven sông, ven biển. Theo một số nhà nghiên cứu, phụ nữ chính là những người phát tích ra nghề đánh cá nguyên thủy trong quá trình thu lượm: “ Tìm bắt cua ốc trên bãi cát, rệ sông, ven suối, xưa cũng như nay, gắn liền với việc bắt cá nhỏ. Cho đến ngày nay, người Việt vẫn còn lỗi tháo cạn ao hồ, mương rạch, rồi bắt cá bằng tay. Phụ nữ là người đảm nhiệm kinh tế hái lượm. Chính vì vậy mà họ là những người bắt cá đầu tiên”.(1) Lê Thị Nhâm Tuyết, Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại của NXBKHXH, Hà Nội, 1973, tr42. Như vậy, bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp, người phụ nữ đã phát hiện ra nghề đánh bắt cá nguyên thủy. Nó mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nghề đánh cá sau này. Nghề cá tạo ra một lượng thức ăn lớn trong bữa ăn của người Việt. Giờ đây, ngoài cơm, người ta còn thấy xuất hiện thêm cá, bổ sung thêm vào nguồn thức ăn vốn cho bầy người nguyên thủy. Cá mang lại những chất dinh dưỡng tốt để người nguyên thủy được phát triển khỏe mạnh. Người phụ nữ chính là người phát tích và phát triển nghề cá. Cho đến ngày nay, nghề đánh bắt cá ở Việt Nam đã phát triển. Có sự phân công công việc rõ ràng giữa phụ nữ và nam giới. Theo đó, người có sức khỏe, to lớn có thể đánh bắt cá là được giao cho người đàn ông, còn sự khéo léo, cần mẫn trong việc chọn lọc, chế biến thức ăn từ cá cũng như buôn bán cả được giao cho người phụ nữ. Điều đó cho thấy rằng, kể cả trong xã hội nguyên thủy hay trong xã hội hiện đại ngày nay, người phụ nữ luôn đóng góp một vị trí quan trọng để phát triển nghề đánh bắt cá ở nước ta hiện nay. Nghề dệt, nghề đan nát một số nghề thủ công truyền thống cũng có dấu ấn của bàn tay người phụ nữ. Dệt là một nghề đòi hỏi sự tỷ mỉ và bàn tay khéo léo. Nghề dệt ở nước ta đã xuất hiện từ thời nguyên thủy. Người xưa đã biết tìm bất cứ những sợi cây để dệt lại với nhau. Và người phát triển cũng như duy trì nghề dệt chính là người phụ nữ. Dưới đôi bàn tay của họ, từ những sản phẩm bước đầu còn thô sơ thì cho đến ngày nay, nghề dệt đã trở thành một nghề có sự đóng góp vào phát triển kinh tế nước nhà. Những sản phẩm từ dệt mang lại nguồn thu không nhỏ, phục vụ nhu cầu xã hội. Họ nuôi tằm dệt vải từ ngày này qua ngày khác để đưa ra những sản phẩm cho cả một cộng đồng. Người phụ nữ đã phát triển nghề dệt cùng với sự cố gắng, nỗ lực của mình. Một số ngành khác như đan nát thêu thùa cũng có sự góp mặt của người phụ nữ, họ là những người truyền hồn vào sự phát triển của những nghề thủ công này, đem lại một sức sống bền lâu cho nghề để nó tiếp tục phát triển cho đến ngày nay. Người phụ nữ, chăm chỉ trên những mảnh vườn của họ, làm việc cần mẫn trên những cánh đồng để cho ra những sản phẩm có thể nuôi sống cả cộng đồng. Họ có công rất lớn trong sự phát triển kinh tế Việt Nam thời nguyên thủy, tạo tính nền tảng cho sự phát triển về sau. Vai trò gián tiếp của người phụ nữ trong sự phát triển kinh tế Việt Nam. Trong kinh tế, như đã nêu ở trên, người phụ nữ trực tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Xã hội ổn định thì sẽ dẫn tới kinh tế phát triển. Xét theo một khía cạnh nào đó, xã hội nguyên thủy đã trải qua một thời kỳ phát triển dài trong đó người ta nhắc nhiều đến chế độ mẫu hệ(1) Chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái. . Thời nguyên thủy, khi con người còn sống trong những hang động, bầy đàn, và sau
Luận văn liên quan