Vai trò, nhiệm vụ của Chủ tịch ủy ban nhân dân và Bí thư Đảng ủy

V.I. Lênin đã từng nhấn mạnh rằng, không có bộ máy nhà nước (BMNN), chúng ta sẽ tiêu vong và không làm cho BMNN hoạt động ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn, thì chúng ta cũng sẽ tiêu vong trước khi xây dựng được cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Như vậy, tổ chức BMNN và việc củng cố, hoàn thiện BMNN sao cho ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn là vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi nhà nước nói chung, đối với Nhà nước ta hiện nay nói riêng. Ở Việt Nam, Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện đặc biệt trong công tác tổ chức, công tác cán bộ. Để hướng tới việc tinh giản bộ máy , nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước Một vấn đề được cả xã hội quan tâm hiện nay đó là nhất thể hóa 2 chức danh Bí thư và Chủ tịch UBND xã , phường –thj trấn . Liệu cơ chế này có mang lại những hiệu quả thiết thực cho hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân không? Đó là một câu hỏi lớn cần thời gian và công sức để giải đáp.

doc13 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11798 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò, nhiệm vụ của Chủ tịch ủy ban nhân dân và Bí thư Đảng ủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Lời mở đầu …………………………………………………….2 A. Đặt vấn đề ………………………………………………….3 1. Nhất thể hóa là gì ? …………………………………………3 2. Vai trò , nhiệm vụ của Chủ tịch UBND và Bí thư Đảng ủy…………………………………………………………3 B.Giải quyết vấn đề …………………………………………...6 1. Bối cảnh ……………………………………………………6 2. Mục đích…………………………………………………….6 3. Thí điểm mô hình trên thực tế và kết quả ……………….6 4. Đánh giá …………………………………………………….7 a. Ưu điểm của việc nhất thể hóa……………………………7 b. Nhược điểm của việc nhất thể hóa……………………….11 C. Kết luận ……………………………………………………12 D. Tài liệu tham khảo………………………………………….13 LỜI MỞ ĐẦU V.I. Lênin đã từng nhấn mạnh rằng, không có bộ máy nhà nước (BMNN), chúng ta sẽ tiêu vong và không làm cho BMNN hoạt động ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn, thì chúng ta cũng sẽ tiêu vong trước khi xây dựng được cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Như vậy, tổ chức BMNN và việc củng cố, hoàn thiện BMNN sao cho ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn là vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi nhà nước nói chung, đối với Nhà nước ta hiện nay nói riêng. Ở Việt Nam, Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện đặc biệt trong công tác tổ chức, công tác cán bộ. Để hướng tới việc tinh giản bộ máy , nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước Một vấn đề được cả xã hội quan tâm hiện nay đó là nhất thể hóa 2 chức danh Bí thư và Chủ tịch UBND xã , phường –thj trấn . Liệu cơ chế này có mang lại những hiệu quả thiết thực cho hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân không? Đó là một câu hỏi lớn cần thời gian và công sức để giải đáp. Nhận thấy đây là một vấn đề cần thiết nghiên cứu nên chúng em đã thực hiện đề tài này nhằm đưa ra một số nhận định về vấn đề trên. A.ĐẶT VẤN ĐỀ I.Nhất thể hóa là gì ? Theo từ điển Tiếng Việt online tratu.vn :“nhất thể hóa” là một động từ có nghĩa là làm cho trở thành một thể thống nhất. Ví dụ : nhất thể hóa các nước trong khu vực Như vậy , chúng ta có thể hiểu một cách khái quát “nhất thể hóa”là việc để làm cho chúng trở thành một thể thống nhất. II.Vai trò , nhiệm vụ của Chủ tịch UBND và Bí thư đảng ủy 1.Vai trò , nhiệm vụ của Chủ tịch UBND 1.1.Vai trò Theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003: Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người lãnh đạo và điêù hành công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đồng thời cùng với tập thể Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên. 1.2, Nhiệm vụ, quyền hạn: Chủ tịch UBND có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây : 1,  Lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân. Các thành viên Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân: a . Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình và Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân cùng cấp. b. Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của ỦY ban nhân dân cấp mình. c. Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; Quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; Ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng , lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương; d. Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu lại tố cáo của nhân dân theo quy định của phấp luật; 2, Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân; 3, Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; Điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới  trực tiếp; Phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lý; 4, Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tich Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; 5, Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ; 6, Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, anh ninh, trật tự và báo cáo Ủy ban nhân dân trong phiên họp gần nhất; 7, Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình; (Theo Điều 126, Điều 127 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhâ dân năm 2003) Nhất thể hóa Bí thư và Chủ tịch là việc hợp nhất giữa hai chức danh cho một người đảm nhiệm. 2-Vai trò, nhiệm vụ của Bí thư đảng ủy 2.1, Vai trò: Người bí thư giữ vai trò là hạt nhân chủ chốt nhất, là “ linh hồn” của cơ quan lãnh đạo đảng ở mỗi cấp. 2.1.Nhiệm vụ : Chủ trì toàn bộ công việc của cấp uỷ, trực tiếp nắm các vấn đề trọng yếu, các khâu trung tâm, các nhiệm vụ mới nảy sinh và những vấn đề cơ mật về quốc phòng, an ninh; chăm lo xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng thuộc quyền quản lý của cấp uỷ. Bí thư cấp uỷ có trách nhiệm tổ chức hoạt động cấp uỷ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Nhiệm vụ cụ thể của người bí thư : 1, Nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, các nghị quyết đại hội của ban chấp hành, ban thường vụ và của cấp trên để quán triệt trong cấp uỷ và chủ trì xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, đề xuất với tập thể xác định đúng đắn, chính xác các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ trong từng thời gian. 2, Nắm vững nhiệm vụ chính trị, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm, các nhiệm vụ mới nảy sinh, các khâu then chốt, khó khăn, phức tạp trong từng thời gian, chủ trí việc tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết và trực tiếp phụ trách các vấn đề cơ mật về an ninh, quốc phòng. 3, Chủ động chuẩn bị và chỉ đạo nội dung, chương trình hoạt động của cấp uỷ, chuẩn bị các quyết định của tập thể, chủ trì các kỳ họp của cấp uỷ, chuẩn bị kết luận những vấn đề đã được tập thể thảo luận; chỉ đạo nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm các điển hình tiên tiến, nơi làm điểm, làm thử và các mặt công tác trọng yếu. 4, Chăm lo đổi mới cán bộ và công tác cán bộ, xây dựng cho được đội ngũ cán bộ vững mạnh và đồng bộ, bao gồm cán bộ lãnh đạo chính trị, cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ kinh doanh, chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Thực hiện quy hoạch cán bộ, bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng các thế hệ cán bộ. 5, Thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt của cấp uỷ. Thực hiện tốt các nguyên tắc tâp trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Giữ vững đoàn kết nội bộ cấp ủy, trước hết là trong cấp uỷ chủ chốt. (Trích trong giáo trình Xây dựng Đảng dùng cho hệ cử nhân chính trị- Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội- 2003. Mã số: 3KV3/CTQG- 2002). B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Bối cảnh Trong tình hình nước ta đang thức hiện cải cách nền hành chính để nhằm tinh giản bộ máy , làm cho bộ máy hoạt động một cách hiệu quả nhất và nâng cao vai trò lãnh đạo của người đứng đầu. Vậy chúng ta cần có các chủ trương gì để thực hiện được mục tiêu đó ? Một số nước trên thế giới hiện nay để đạt mục tiêu này cũng đã áp dụng mô hình nhất thế hóa hai chữ danh Chủ tịch UBND xã và Bí thư đảng ủy và đã mang lại nhiều thành công như Tung Quốc , Pháp….Vậy Việt Nam có nên tiếp tục áp dụng mô hình nay không ? II. Mục đích: Nhằm tiếp tục nghiên cứu, xây dựng mô hình để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của địa phương, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. III.Thí điểm mô hình trên thực tế và kết quả Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 lần thứ 2cả Ban chấp hành Trung ương về việc “ Thí điểm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND ở cấp xã và địa phương không tổ chức HĐND ” trên cả nước đã có nhiều địa phương triển khai thức hiện mô hình này và mang lại những kết quả nhất định . Cụ thể như : - Cuối năm 2005, thành ủy Hạ Long triển khai thí điểm nhất thể hóa bí thư và chủ tịch ở bốn phường Trần Hưng Đạo , Hà Khẩu , Hà Trung và Tuần Châu rồi mở rộng hầu hết các phường trên thành phố.Sau 3 năm triển khai , năm 2008 ở tỉnh Quảng Ninh đã có 16 xã , phường thí điểm mô hình này. Việc thực hiện mô hình này quyền lực tập trung ở người đứng đầu , làm bật lên vai trò cá nhân và trách nhiemj ca nhân , tạo thuận lợi hơn trong công tác chỉ đạo điều hành , đề ra chủ trương lãnh đạo sát thực tiễn và giúp việc triển khai các nghị quyết Đảng vào cuộc sống nhanh chóng , cùng một lúc vừa có thể triển khai cho cả khối đảng , đoàn thể vừa triển khai cho cả khối chính quyền . Từ đó giảm đáng kể các cuộc họp , chỉ đạo giải quyết công việc thống nhất , lại xây dựng được khối đoàn kết trong nội bộ . - Giữa năm 2009 và đầu năm 2010 , Ban Thường vụ Huyện ủy Hoài Nhơn quyết định chọn hai xã Hoài Thanh Tây và Tam Quan Bắc thực hiện mô hình Bí thư đồng thời Chủ tịch UBND xã . Sau thời gian thực hiện có thể nói Hoài Thanh Tây và Tam Quan Bắc đã thành công bước đầu trong việc áp dụng mô hình này. Ông Đào Duy Hội đươc chọn làm Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND xã Tam Quan cho biết rằng “ cái được lớn nhất sao khi nhất thể hóa 2 chức danh là “ tôi” được chủ động hơn trong các quyết định dựa trên cơ sở sự đồng thuận của tập thể. Việc ban hành và cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng ủy có phần thuận lợi hơn. Bên cạnh đó với cương vị này ông cũng gặp những khó khăn trong công việc như khối lượng công việc nhiều gây áp lực lớn cho công việc. Nhưng kết quả của việc thực hiện mô hình này là : việc tổ chức nghị quyết của cấp ủy nhanh hơn , hiệu quả hơn, đã khắc phục được tình trạng không thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và điều hành giữa bí thư và chủ tịch , tao sự đồng thuận giữa lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính quyền….Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế , xã hội đều đạt và vượt , an ninh – quốc phòng đươch giữ vững , hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố và kiện toàn , các mói quan hệ giữa khối đảng và chính quyền được xác lập tương đối hài hòa , chưa thấy có biểu hiện buông lỏng sự lãnh đạo hoặc xảy ra tình trạng chuyên quyền , độc đoán . Năm 2010 cả hai xã được Ban Thường vụ Huyện ủy công nhận “ Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh “. - Tháng 1 năm 2009 Ban thường vụ tỉnh ủy tỉnh Nghệ An đã tổ chức thí điểm mô hình tại 5 xã là Tà Ca , thị trấn Kim Sơn , Thanh Phong , Tân Hợp và yên tĩnh. Sau 3 năm thực hiện nhiệm vụ kép công việc đã đi vào nề nếp và hiệu quả hơn , phát huy được tính sáng tạo , dám nghĩ dám làm , dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu , hạn chế sự trì trệ, đùn đẩy trách nhiệm , từ đó giải quyết công việc nhanh chóng , hiệu quả hơn ….. được người dân tin tưởng , ủng hộ.át huy đươch tính sáng tạo . Qua ba năm triển khai đến nay Nghệ an đã có 19 xã , phường thực hiện nhât thể hóa chức danh bí thư và chủ tịch. - Còn nhiều xã , phường khác trên cả nước cũng thực hiện mô hình như : ở tỉnh Lâm Đồng thí điểm 3 xã-thị trấn đó là Hà Lâm , Đài Lào , Lộc An... Tóm lại , với việc thí điểm mô hình này ở các xã đã đạt được những thành công nhất định , thấy rõ được những mặt ưu điểm mà nó mang lại nhưng khi thực hiện mô hình còn gặnmột số khó khăn nên đã đem lại một số hạn chế mà chúng ta cần phải đưa ra được các biện pháp để giải quyết nhằm phát huy tốt hơn các ưu điểm và khắc phục nhược điểm. III.ĐÁNH GIÁ 1.Ưu điểm của việc nhất thể hóa chức danh Một là, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ủy. Mô hình này tạo được sự thống nhất trong lãnh đạo , chỉ đạo , điều hành , giảm bớt khâu trung gian , đẩy nhanh việc chủ trương , đương lối , chính sách , pháp luật của Đảng , Nhà nước , các nhiệm vụ trọng tâm của cơ sở và giải quyết nhanh hơn các nhu cầu của nhân dân. Khi bí thư đồng thời là chủ tịch vừa cung cấp ủy ban hành quán triệt nghị quyết của cấp trên vừa tổ chức thực hiện công việc sẽ nhanh chóng , kịp thời , hiệu quả hơn không qua nhiều tầng lớp ,rts ngắn thời gian giải quyết. Khi có vấn đề nảy sinh , bí thư đồng thời là chủ tịch quyết định xử lý và chịu trách nhiệm. Tạo điều kiện thực hiện tốt hơn nguyên tắc tập trung dân chủ ngò cấp ủy viên , đảng ủy được cung cấp thong tin kịp thời , được đóng góp ý kiến , chất vấn trực tiếp người đứng đầu cơ quan trong công việc thực hiên các công việc ở cơ sở. Hai là , nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp , toàn diện tỏ chức của Đảng. Bí thư đồng thời là chủ tịch trực tiếp tiếp nhận , xử lý các thông tin , nắm bắt được dư luận, tâm tư , kiến nghị , đề xuất , yêu caaud của dân qua nhiều kênh thong tin. Đảng viên được biết , được làm nhiều vấn đề bí thư có nhiều thông tin về mọi mặt của đời sống ở địa phương. ðNhư vậy , bí thư có thực quyền hơn , quyền lực ở cơ sở tập trung thống nhất. Từ đó , nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp , toàn diện của tổ chức Đảng cơ sở. Ba là, khắc phục trông chờ , ỷ lại , đung đẩy trách nhiệm. Giữa tổ chức Đảng với chính quyền , mật trận là mối quan hệ giữa lãnh đạo và sự lãnh đạo , chấp hành. Nhưng thực tế ở cơ sở không phải lúc nào cũng phân định rạch ròi. Ví dụ: Công việc của phường là chăn lo phát triển kinh tế , quant lý an ninh trật tự , quản lý đất đai , xây dựng , môi trường ….tất cả các công việc đó phải có sự phối hợp nhịp nhàng ý giữa bí thư và chủ tich. Song trên thực tế , bí thư xông xáo hơn 1 chút thì bị Chủ tịch xách mé là lấn sân , can thiệp vào công việc của chính quyền và ngược lại Chủ tịch xốc vác quá nhiều mà không khéo léo thì bị coi là qua mặt cấp ủy. Như vậy , nhất thể hóa 2 chức danh bí thư và chue tịch đã làm nổi bật lên vai trò cá nhân và trách nhiệm cá nhân. Bốn là ,làm bật lên vai trò của cá nhân người đứng đầu. Hộ đươch chủ động hơn trong các quyết định của mình ( vì bản thân người đứng đầu vừ là bí thư vừa là chủ tịch đã nắm và hiểu rõ tư tưởng chị đạo tới quá trình điều hành , quản lý như thế nào ?). Từ đó tổ chức phân công cán bọ thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao hơn. Năm là , tổ chức bộ máy gọn nhẹ , hiệu quả. Mô hình góp phần tinh gọn bộ máy , giảm bớt cồng kềnh , chồng chéo về tổ chức , có lơi cho cỉa cách hành chính và thực hành tiết kiệm.Chỉ tính riêng ở cấp cơ sở , cả nước đã giảm đi hơn 10.000 định biên , nhiều chi phí sẽ giảm theo như phòng làm việc , bàn ghế , tiết kiệm thời gian, ngân sách do giảm hội họp , tiếp khách. Sáu là , cán bộ cơ sở buộc phải nâng cao trình độ , năng lực công tác , tinh thần tập thể và trách nhiệm. Vì người đứng đầu đảm nhiệm 2 vai , khối lượng công việc lớn , trách cao cần phải có cấp phó và đội ngũ cơ sở thực sự có trình tâm huyết. Người giúp việc cho bí thư –chủ tích phải là người có năng lực để có thể tham mưu , giúp người đứng đầu có thể nắm và xử lý tình huống đa dạng , phức tạp hàng ngày. Bảy là , góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế , văn hóa xã hội , nâng cao đời sống nhân dân . Đây là 1 kết quả thực tế đáng ghi nhận. Ví dụ : Qua hơn 2 năm thực hiện mô hình nhất thể hóa bí thư đồng thời là chủ tịch , xã Tân Tiến (Hậu Giang) đã đạt được những kết quả rõ nét. Từ 1 xã trung bình đã trở thành 1 xã dẫn đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế , xã hội , an ninh , quốc phong , xây dựng hệ thống chính trị. Xã đươch công nhận là xã nông thôn mới theo 13 tiêu chí của tỉnh và là xã đứng đầu của tỉnh đạt 15 tiêu chí quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người đạt 19,3 triệu/ năm / người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạ 21% tăng 5,2% so với năm 2007. 2.Nhược điểm Một là , khối lượng công việc nhiều , khó thực hiện hài hòa công tác Đảng – công việc chính quyền. Quỹ thời gian giải quyết công việc cụ thể chiếm phần lớn nên ít quan tâm dành cho việc suy nghĩ , đề xuất những chủ trương , kế hoạch lớn , dễ quan liêu , chưa tập trung thực hiện công tác kiểm tra , giám sát. Hai là , có thể dẫn tới độc đoán , mất dân chủ nếu bố trí cán bộ không phù hợp. Khi quyền lực tập trung trong tay người sẽ dẫn tới chue quan , tự mãn , không rành mạch khi thực hiện chức năng nhiệm vụ khó kiểm tra , giám sát hơn. Nếu bí thưđồng thời là chủ tịch , do công việc nhiều , không bàn bạc sẽ bị cho là độc đoán khi tự quyết định và trực tiếp triển khai ( không ít người rõ khi nào ở “vai bí thư” , giải quyết theo nguyên tắc tập trung lãnh đạo , cá nhân phụ trách , khi nào ở “vai chủ tịch “ giải quyết theo nguyên tắc thủ trưởng quyết định ). Thực tế cho thấy , nếu chọn người không đúng , không có quy chế làm việc , cơ chế kiểm tra , giám sát rõ ràng và thực hiện không tốt dễ dẫn đến mất dân chủ , độc đoán gia trưởng. Ba là , thiếu cán bộ có khả năng giữ cả hai chức vụ. Vì yêu cầu đối với người giư chức vụ “ Bí thư – Chủ tịch” phải là người có trình độ cao , năng lực phẩm chất tốt để hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy trên thực tế , các địa phương thực hiện thí điểm mô hình này đều là cán bộ liêm nhiệm ( Bí thư kiêm Chủ tịch và ngược lại) Bốn là , chế độ , chính sách đối với chức danh này cũng như đối vơi đội ngũ cán bộ chưa phù hợp. Ngày 22/10/2009 , Chính phủ có Nghị định 92 thay thế Nghị định 121. Tuy có nhiều thay đổi khắc phục những bất cập nhưng mức phụ cấp 20% cho Bí thư đồng thời là Chủ tịch vẫn thấp , chưa phù hợp. Năm là , công tác kiểm tra , thanh tra , giám sát còn nhiều hạn chế. Hiện nay , nếu không tổ chức HĐND cấp phường sẽ không có sự giám sát của HĐND – sự giám sát quyền lực , thay vào đó là sự giám sát xã hội của MTTQ , các tổ chức chính trị - xã hội . Đó là 2 cơ chế kiểm tra , giám sát khác nhau hoàn toàn về bản chất. Æ Sự phân tích trên cho thấy mô hình này thực hiện sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong công tác lãnh đạo của cấp ủy , quản lý , điều hành của chính quyền . Vì vậy , nhất thể hoa 2 chức danh Bí thư – Chủ tịch UBND xã , phường thị trấn là mô hình hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành phố trong cả nước. Vơi mô hình này , Bộ máy quản lý nhà nước tại cấp xã , phường thị trấn – nơi gần dân nhất có những thay đổi đáng kể cả về chất và về lượng. Tuy còn nhiều hạn chế , bất cập nhưng những hạn chế này có thể chủ động khắc phục được nếu có những giải pháp hợp lý.Chúng ta nên áp dụng mô hình này. C.KẾT LUẬN Với việc nhất thể hóa hai chức danh bí thư và chủ tịch đã được thí điểm trên một số địa phương nhất định và thực sự mang lại hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật,văn hóa xã hội, nội bộ cơ quan, đoàn kết thống nhất. Qua đó chất lượng cán bộ sẽ được nâng cao, năng lực công tác của Đảng và chính quyền nhất là khả năng vận động quần chúng và khả năng lãnh đạo. Nên vậy cần : Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND phải là ngươi chủ động, tích cực phấn đấu, rèn luyện để phát huy vai trò, nhiệm vụ được giao.Đồng thời phải là ngươi cán bộ thỏa mãn hai điều kiện vừa là nhà lãnh đạo vừa là nhà quản lý giỏi, lắm vững thông tin nhanh, giải quyết công việc kịp thợi thường xuyên liên tục . Việc nhất thể hóa hai chức danh bí thư và chủ tịch là một trong những chính sách tốt về cải cách bộ máy hành chính hiện nay. Nó đòi hỏi một cơ chế làm việc nhanh chóng hiệu quả và giảm cồng kềnh qua đó có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả của đội ngũ cán bộ công chức đặc biệt đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Nếu qua những thí điểm mà đưa việc nhất thể hóa vào công cuộc cải cách bộ máy hành chính thành công thì đây là một trong những bước đi quan trọng đăt nền móng cho sự phát triển bộ máy cán bộ công chức Việt Nam. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình xây dựng Đảng dùng cho hệ cử nhân chính trị - Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2003. Luật tổ chức Hội đông nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Giáo trình Quản lý và phát triển tổ chức hành chính Nhà nước. www.google.com.vn …………………….
Luận văn liên quan