Nền kinh tế Việt Nam trong những năm trước cải cách là một nền kinh tế mất cân
đối trầm trọng giữa cung và cầu vốn đầu tư, không thể kiểm soát được lạm phát và sự
biến động của tỷ giá hối đoái, tình trạng thiếu vốn trầm trọng do không có khả năng huy
động vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả , hệ thống thị trường tài chính bị chia cắt
manh mún không thể kiểm soát được và đầy rãy rủi ro cho nên không thể phát triển được
. Giờ đây, cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường , đất nước đang có
những chuyển đổi cơ bản trong các hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng tài chính.
Trong những điều kiện như vậy, việc nhận thức lại những vấn đề cơ bản về lãi suất,
cũng như việc học tập kinh nghiệm quản lý và điều hành chính sách lãi suất của các nước
phát triển là rất cần thiết . Điều này không chỉ quan trọng đối với quá trình xây dựng và
điều hành một chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, mà còn rất
quan trọng đối với quá trình hình thành và hoạt động có hiệu quả của một hệ thống thị
trường tài chính ở Việt Nam, góp phần giải quyết những khó khăn về vốn , đảm bảo sự
thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
12 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò và tác động của lãi suất đến việc huy động vốn trong nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Vai trò và tác động của lãi suất đến
việc huy động vốn trong nền kinh tế
thị trường
Lời nói đầu
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm trước cải cách là một nền kinh tế mất cân
đối trầm trọng giữa cung và cầu vốn đầu tư, không thể kiểm soát được lạm phát và sự
biến động của tỷ giá hối đoái, tình trạng thiếu vốn trầm trọng do không có khả năng huy
động vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả , hệ thống thị trường tài chính bị chia cắt
manh mún không thể kiểm soát được và đầy rãy rủi ro cho nên không thể phát triển được
. Giờ đây, cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường , đất nước đang có
những chuyển đổi cơ bản trong các hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng tài chính.
Trong những điều kiện như vậy, việc nhận thức lại những vấn đề cơ bản về lãi suất,
cũng như việc học tập kinh nghiệm quản lý và điều hành chính sách lãi suất của các nước
phát triển là rất cần thiết . Điều này không chỉ quan trọng đối với quá trình xây dựng và
điều hành một chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, mà còn rất
quan trọng đối với quá trình hình thành và hoạt động có hiệu quả của một hệ thống thị
trường tài chính ở Việt Nam, góp phần giải quyết những khó khăn về vốn , đảm bảo sự
thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Nội Dung
I\ Lý luận chung về lãi suất
1. Khái niệm về lãi suất
Lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả cuả tín dụng- giá cả cuả quan
hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng
tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay khoản tiền dôi
ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số lãi trên số tiền vốn gọi là lãi
suất.
Ở trong tầm kinh tế vi mô, lãi suất là cơ sở cho các cá nhân cũng như các doanh nghiệp
đưa ra quyết định kinh tế của mình như: chỉ tiêu hay để dành gửi tiết kiệm; đầu tư số vốn
tích luỹ được gửi vào danh mục đầu tư này hay danh mục đầu tư khác ...
Mặt khác, ở tầm kinh tế vĩ mô, lãi suất lại là một công cụ điều tiết cho vay kinh tế
nhạy bén và hiệu quả ; thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ
định. Lãi suất cao hay thấp do quan hệ cung cầu vốn quyết định. Khi cung lớn hơn cầu thì
lãi suất giảm, khi cầu lớn hơn cung thì lãi suất tăng. Giơí hạn cao nhất của lãi suất bao
giờ cũng phải thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân, nếu bằng thì không có người đi vay.
Theo Marshall: Lãi suất là cái giá phải trả cho việc sử dụng vốn trên một thị trường bất
kỳ ; lãi suất vươn tới một mức cân bằng sao cho tổng cầu về vốn trên thị trường đó với lãi
suất đó, bằng tổng cung về vốn được cung ứng trên thị trườngđó với lãi suất đó.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước đóng vai trò trung tâm trong hầu
hết tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Trong các nước cũng không có thị trường tài
chính và tài chính kiềm chế là mô hình quản lý tài chính phổ biến. Vì lẽ đó, lãi suất trong
các nước đó đều do nhà nước quy định, thậm trí một số nước còn quy định đến cả mức
chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng. Sự biến động của
lãi suất trong các điều kiện như vậy phần lớn phụ thuộc vào ý chí của chính phủ và không
thể dự đoán hay xác lập bất cú quy luật vận động nào.
Trái lại trong nền kinh tế thị trường , nhà nước chỉ đóng vai trò là người điều tiết vĩ
mô, thị trường tài chính và ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính trung gian rất phát
triển. Hơn nữa đa số các nước này theo đuổi tài chính tự do và cơ chế hình thành lãi suất
lại là cơ chế thị trường. Lãi suất vì vậy luôn biến động phụ thuộc rất nhiều vào các nhân
tố kinh tế vĩ mô cũng như nhiều nhân tố khác:
Sự thay đổi của GNP : Khi GNP tăng, thì nền kinh tế đòi hỏi phải tăng khối tiền cung
ứng để đảm bảo nhu cầu tương ứng. Nếu trong điều kiệnkhối lượng cung ứng tiền tăng
quá cầu thì cung vốn đầu tư lớn hơn cầu, vốn đầu tư sẽ làm cho lãi suất giảm. Ngược lại,
khi GNP giảm thì khối tiền cung ứng thực tế cũng giảm theo ; nếu tốc độ lưu thông tiền
tệ không thay đổi mà giảm khối cung ứng tiền tệ xuống quá thấp ,lúc đó cung vốn đầu tư
nhỏ hơn cầu vốn đầu tư thì lãi suất sẽ tăng.
Sự chi tiêu của chính phủ: Trong khi lượng cung ứng tiền tệ không thay đổi mà chính
phủ chi tiêu nhiều sẽ làm giảm bớt nhu cầu cho đầu tư và tiêu dùng của cá nhân, nhu cầu
tiền của nhân dân sẽ trở lên khan hiếm, nguồn cung ứng vốn nhỏ hơn nhu cầu vốn thì lãi
suất sẽ tăng lên.
Nhu cầu đầu tư và tiêu dùng :Khi nhu cầu tăng lên sẽ làm tang lãi suất và khi nhu cầu
này giảm đi thi là lãi suất giảm đi.
Chi tiêu chính phủ : Chính sách tiền tệ của chính phủ nhằm kiểm soát lượng cung ứng
tiền tệ kiểm soát lạm phát và tác động đếnlại suất để thực hiện các mục tiêu đã định.
II\ Vai trò và tác động của lãi suất đến việc huy động vốn trong nền kinh tế thị
trường.
Trong một nền kinh tế hiện đại, chính sách tiền tệ của chính phủ sử dụng lãi suất
như một công cụ quan trọng tác động vào nền kinh tế . Xét theo mặt khác thi lãi suất là
một phạm trù kinh tế , một mặt phản ánh mốt quan hệ kinh tế giữa người cho vay và
người đi vay, mặt khác nó cũng phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu về tiền tệ. Lãi
suất còn còn ánh thực trạng nền kinh tế của một quốc gia .
Lãi suất có 2 chức năng chính là phân phối và kiểm soát.
1. Lãi suất và việc phân bố nguồn lực :
Lãi suất giúp cho nền kinh tế phân bổ tiết kiệm vào cách sử dụng khác nhau. Đối
với những người có tiết kiệm thì lãi suất là tiền thưởng cho việc hạn chế tiêu dùng trước
mắt để dành tiêu dùng cho tương lai. Lãi suất tiết kiệm càng cao thi càng khuyến khích
được nhiều người gửi tiết kiệm.
Đối với những người đi vay, lãi suất là cái giá phải trả cho số tiền vay để đầu tư hay tiêu
dùng. Lãi suất cho vay càng cao thì người ta vay để đầu tư tiêu dùng càng ít .
Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Mỗi
mức lãi suất cao hay thấp đều có tác động trực tiếp đến tiết kiệm đầu tư, sản xuất tiêu
dùng, giá cả tỷ giá hối đoái và lạm phát. Khi lãi suất ổn định thì nhu cầu tiêu dùng và đầu
tư ổn định nền kinh tế phát triển ổn định. Khi lãi suất giảm thì nhu cầu tiêu dùng và đầu
tư giảm, do đó việc làm giảm , sản lượng giảm, thu nhập cũng giảm. Khi lãi suất giảm thì
nhu cầu tiêu dùng và đầu tư tăng, việc làm, thu nhập tăng.
2. Lãi suất và việc tiêu dùng, tiết kiệm
Nó trực tiếp tác động đến đời sống hàng ngày của mỗi người dâncũng như sự thăng
trầm của kinh tế.
Lãi suất tác động đến giá cả chi tiêu hay để dành , mua nhà hay mua chứng khoán gửi tiết
kiệm ngân hàng.
Lãi suất tác động đến những quyết định kinh tế của các doanh nghiệp hoặc gia đình nhằm
đầu tư vào nhà máy mới , tư liệu sản xuất, đầu tư chứng khoán hay gửi tiết kiệm ngân
hàng.
3. Lãi suất và hoạt động xuất nhập khẩu
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu , có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp trong nước
cững như ngoài nước vấn đề lãi suất cung là một vấn đề nan giải . Khi các doanh nghiệp
nước ngoài cũng như trong nước làm việc với nhau vấn đề đầu tiên mà họ đặt ra là lợi
nhuận kinh tế .
4. Lãi suất và đầu tư
Lợi nhuận là vấn đề đầu tiên của các doanh nghiệp cũng như người dân. Và lãi suất
là một món hàng để doanh nghiệp cung như người dân đầu tư vốn , tài chính của mình
vào đó để hưởng lãi suất , hưởng lợi nhuận.
Chẳng hạn nếu 1 người gửi 150 triệu đồng (khoảng 10000 USD ), cuối năm họ sẽ nhận
được tiền lãi là 12 triệu (lãi suất 8%/ năm), nhưng nếu họ gửi bằng USD , người gửi chỉ
nhận được lượng tiền lãi là 400USD (khoảng 6,1 triệu đồng ) cộng với mức trượt giá 1%/
năm, họ sẽ thu về lượng tiền tương đương tiền VND là 6,7 triệu đồng
5. Lãi suất và huy động vốn
Với một khoản lãi suất đã được chuẩn bị qua tính toán, các ngân hàng cung như là
các doanh nghiệp lấy luôn lãi suất làm nguồn thu hút vốn đầu tư , thu hút tiền nhàn rỗi
trong xã hội.
Huy động vốn thông qua bất động sản vẫn còn là vấn đề mới đối với nhiều doanh
nghiệp nước ta. Vì vậy, các doanh nghiệp còn rất nhiều bỡ ngỡ trong công việc chuyển
hóa bất động sản thành kênh tài chính, nhằm huy động cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Tóm lại lãi suất là một trong những vấn đề trung tâm của nền kinh tế , vì nó tác động
đến chi phí đầu tư , nó là yếu tố quan trọng nhất quyết định tổng mức đầu tư và tổng mức
cầu về tiền tệ.
III\ Tác động của lãi suất trong việc huy động vốn ở Việt Nam trong những năm
gần đây.
1. Đối với Ngân Hàng Thương Mại
Nếu một ngân hàng thương mại có nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất hơn là tài sản
nhạy cảm với lãi suất, thì khi lãi suất tăng lên sẽ giảm lợi nhuận của ngân hàng, và ngược
lại khi lãi suất giảm thì sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại luôn luôn bị đặt trước rủi ro lãi suất vì luôn luôn có khả năng
lãi suất tăng hoặc giảm, vì vậy nó phải thu ngắn thời gian tồn tại của những tài sản để
đảm bảo tăng tính nhạy cảm về lãi suất của chúng, hoặc khác đi là kéo dài thời gian tồn
tại của nguồn vốn. Do sự điều chỉnh lại này ngân hàng sẽ bớt được những tác động của
lãi suất.
2. Đối với các Doanh Nghiệp
Lãi suất tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài,
nó tác động lớn vào phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp, nó sẽ quyết định
hướng đi của doanh nghiệp
Kế toán trưởng một công ty thương mại nhà nước nói rằng lãi suất tăng sẽ làm tăng
thêm chi phí đầu vào, gây khó chẳng kém gì tăng giá xăng dầu. Để giảm bớt lãi vay, tới
đây các doanh nghiệp thương mại phải tính toán lại phương thức kinh doanh. Sẽ phải thu
hẹp lại thời gian bán trả chậm hoặc gối đầu để giảm bớt số vốn bị bạn hàng chiếm dụng.
Trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất cho biết đành chịu trận với lãi suất vay
mới. Người dân có thể tính lại nhu cầu của mình, còn doanh nghiệp sản xuất thì không
thể vay ít hơn.
Người dân và doanh nghiệp đều lo khi lãi suất của ngân hàng đã bắt đầu nhích lên.
Lãi suất tăng kéo theo chi phí đầu vào tăng, buộc mọi cá nhân doanh ngiệp đều phải xem
xét các phương án làm ăn, kinh doanh của mình. Lãi xuất cho vay tăng lên, nhiều kế
hoạch của người dân, doanh nghiệp phaỉ hủy bỏ hoặc chuyển hướng sang cầm cự hoặc
chờ thời.
IV\ Các biện pháp
Tuy nhiên, năm nay có nhiều nhân tố khiến các ngân hàng năng nổ hơn . Từ giữa
năm ngoái khi ngân hàng nhà nước (NHNN) tăng dự trữ bắt buộc khiến nguồn vốn khả
dụng của các ngân hàng bị ảnh hưởng lớn , đặc biệt dịp sau tết nhiều ngân hàng bị khan
hiếm vốn . Chính vì thế nhằm thu hút tối đa lượng vốn nhàn rỗi sau tết, các chương trình
huy động vốn được tung ra mạnh mẽ . Hiện tại các ngân hàng có rất nhiều kênh đầu tư tốt
nên cứ huy động vốn là hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Đây là một lý do để các ngân hàng
rất tích cực huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân.
Bên cạnh nhân tố đó , việc nhiều Ngân Hàng phải tăng ca làm việc cả thứ 7 chủ nhật
để nhận tiền gửi của dân cư cũng là bình thường . Bởi lượng tiền rút ra chi tiêu trong dịp
Tết , chuyển qua tay người này người nọ rồi cũng quay trở lại ngân hàng bởi hiện nay
người dân đã từ bỏ thói quen dữ tiền nhiều trong nhà .
Tại một số chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ tín
dụng cho biết khi lãi suất cho vay vừa được điều chỉnh tăng, nhiều người vay đã bỏ ý
định vay để mua nhà, Agribank vừa tăng lãi suất cho vay dài hạn lên 1,28%/tháng.
Với mức lãi suất này, với món vay 100 triệu đồng để mua nhà trả góp trong bảy năm ,
tính chung số tiền lãi suất phải trả trong 7 năm cũng xấp xỉ vốn vay vì thế tạo áp lực rất
lớn . Năm vay đầy tiên phải trả khoảng 30 triệu đồng trong đó đến 15 triệu đồng là vay
lãi.
Theo quy định khi vay trung hạn và dài hạn thì lãi suất cho vay được thả nổi theo lãi suất
thị trường mỗi năm điều chỉnh một hoặc 2 lần .
Chỉ hơn một tuần sau tết nguyên đán, thị trường tiền tệ lại băt đầu thể hiện sự sôi
động vốn có của nó khi lượng tiện rút ra trước tết đang quay trở lại với khối lượng hệ
thống ngân hàng. Nhưng điều đó vẫn chưa làm các nhà lãnh đạo ngân hàng yên tâm khi
đang có những dấu hiệu khó khăn không nhỏ đối với huy động vốn trong năm 2005 này
khi giá cả vẫn tiếp tục tăng , lãi suất đồng đô la Mỹ đang được dự báo tăng lên trong thời
gian tới... Bên cạnh đó , sau những đợt biến động âm thầm trong suốt hai năm trở lại đây,
vào những ngày đầu năm giá vàng lại tiếp tục tăng lên.
Thu hút vốn trong dân đang được các ngân hàng nhà nước cũng như các ngân hàng
thương mạiđặc biệt chú ý. Đây là nguồn nội lực từ dân , vì dân có giàu thì nước mới
mạnh, tạo ra yếu tố vật chất quyết định sự tăng trưởng kinh tế . Đây cũng là nguồn góp
phần năng cao trình độhạch toán kinh doanh của người dân, là nguồn không có thất thoát
, suất đầu tư thấp.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thu hút nguồn vốn này ?
Cần tiếp tục đổi mới tư duy về 2 mặt , một mặt cần hết sức coi trọng yếu tố vốn
trong kinh tế thị trường. Mặt khác cần tiếp tục làm cho người dân đặc biệt là người có
nhiều vốn hoàn toàn yên tâm để đầu tư thu lợi nhuận làm giàu cho bản thân, cho đất
nước, không bị ám ảnh bởi các quan niệm có thời làm cho vốn băn khoăn.
Mở cửa hết cỡ cho tất cả các doanh nghiệp, doanh nhân ra đời, không có sự phân
biệt đối xử kinh tế quốc doanh, kinh tế tư nhân cả về pháp lý , đất đai, vay vốn, vay vốn
ưu đãi.
Đẩy mạnh cổ phần hóa theo kiểu thị trường, không khép kín để thu hút vốn ngoài
xã hội.
Đẩy mạnh xã hội hóa trong nước các lĩnh vực giáo dục y tế , văn hóa , thể thao,
môi trường ... để thu hút vốn từ người dân.
Kết luận
Lãi suất ở Việt Nam phải chăng đã thực sự linh hoạt, mềm dẻo và biến động phù
hợp với nền kinh tế. Trên thực tế lãi suất Việt Nam vẫn chỉ là lãi suất ngân hàng, do ngan
hàng Trung ương xác định và áp dụng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Chúng ta vẫn
chưa có lãi suất thị trường, chưa cho phép lãi suất xác trên cơ sở thị trường .
Về vấn đề này, xét trên góc độ nền kinh tế Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu tiên
bước sang cơ chế thị trường, có thể khẳng định rằng chưa thể cho phép tự do hóa lãi suất
, tức là xác định lãi suất theo các lực lượng thị trường , nhưng trên một góc đọ khác,
muốn phát triển nền kinh tế thị trường và thị trường chứng khoán nói riêng ở Việt Nam
đòi hỏi chúng ta phải cho phép tự do hóa lãi suất. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới
cũng như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực vừa qua cho ta thấy đây là
một vấn đề đòi hỏi sự lựa chọn bước đi đúng đắn của một quốc gia.
tài liệu tham khảo:
Giáo trình lý thuyết Tài Chính Tiền Tệ
Giáo trình Tài Chính
www.icb.com.vn
www.vnn.vn
Thời báo kinh tế
Mục Lục
Lời nói đầu
Nội Dung
I\ Lý luận chung về lãi suất
1) Khái niệm chung về lãi suất
2) Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất
II\ Vai trò và tác động của lãi suất đến việc huy động vốn trong nền kinh tế thị
trường.
1) Lãi suất và việc phân bố nguồn lực
2) Lãi suất và tiêu dung, tiết kiệm
3) Lãi suất và hoạt động xuất nhập khẩu
4) Lãi suất và đầu tư
5) Lãi suất và huy động vốn
III\ Tác động của lãi suất trong việc huy động vốn ở việt Nam trong những năm gần
đây
1) Đối với Ngân Hàng TM
2) Đối với Doanh nghiệp
IV\ Các biện pháp
Kết luận