Vấn đề làm việc nhóm của sinh viên khoa kinh tế - Luật

Đề tài “Vấn đề làm việc nhóm của sinh viên Khoa kinh tế Luật -ĐHQG TPHCM” được phôi thai, nhen nhóm không phải từ một ý tưởng ngẫu nhiên mà được đưa ra từ chính những băn khoăn trăn trở. Những vấn đề mà chính nhóm của chúng tôi gặp phải trong quá trình làm việc từ khi vào ĐH và cùng với bao suy nghĩ, bao trăn trở mong muốn một hình ảnh mới đẹp hơn tươi sáng hơn cho bức tranh giáo dục đại học, làm sao để sinh viên không chỉ giỏi cả về chuyên môn, đồng thời lại phải thành thạo những kỹ năng mềm để đáp ứng kịp nhu cầu xã hội. Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng rất cần thiết mà sinh viên không thể thiếu trong học tập cũng như cho việc làm về sau, chúng tôi nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc bởi nó liên quan trực tiếp tới quyền lợi của những sinh viên và xem thực trạng làm việc nhóm của sinh viên Khoa kinh tế- Luật làm điểm khởi đầu cho quyết định thực hiện đề tài vấn đề làm việc nhóm của sinh viên Khoa kinh tế Luật- ĐHQG TPHCM. Làm việc nhóm đã và đang phát triển nhanh chóng ở hầu hết các nền giáo dục các nước trên thế giới và ở nhiều cấp bậc khác nhau. Hiệu quả cao trong công việc, lợi ích mà nó mang lại cũng như sự du nhập của phương pháp này vào Việt Nam đã được kiểm chứng bằng lịch sử hình thành nên phương pháp này. Như vậy nếu chúng ta khắc phục những vấn đề còn tồn tại và nâng cao được hiêu quả làm việc nhóm, thì sinh viên sẽ không chỉ có được kiên thức mà còn rất nhiều điều khác mà làm việc nhóm mang lại. Tuy nhiên, đề tài của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những bất cập này cũng như nêu ra những yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề làm việc nhóm. Trọng tâm của đề tài chính là đề ra nhưng giải pháp hợp lý cho vấn đề làm việc nhóm hiện nay tại Khoa. Từ đó, chúng tôi mạnh dạn đề ra một mô hình hết sức khả thi vừa giúp sinh viên tiệp cận thực tế tại doanh nghiệp lại vừa nâng cao khả năng làm việc nhóm. Với tất cả những vấn đề được đặt ra và giải quyết trong đề tài, chúng tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của Khoa Kinh Tế trước các yêu cầu của doanh nghiệp về những kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên, bên cạnh đó chúng tôi cũng mong muốn biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, lấy sinh viên làm trung tâm. Đề tài của chúng tôi một lần nữa nêu lên những mong muốn của sinh viên đó là cùng sự cố gắng của sinh viên đồng thời là sự giúp đỡ về vật chất cũng như là sự chỉ dẫn của các thầy cô trong quá trình giảng dạy sẽ nâng cao được hiẹu quả làm việc nhóm từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, đó cũng là mục tiêu mà toàn xã hội mong muốn.

doc74 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5547 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề làm việc nhóm của sinh viên khoa kinh tế - Luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ - LUẬT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Giáo viên hướng dẫn Nhóm sinh viên thực hiện: PGS.TS PHẠM ĐÌNH NGHIỆM 1. Lê Ngọc Hạnh K084040500 2. Đoàn Quốc Huy K084050936 3. Phan Nữ Quỳnh Mơ K084040533 4. Lã Văn Thọ K084040573 TP. Hồ Chí Minh – 12 /2009 Lời cảm ơn Trong những năm qua, công cuộc cải cách nền giáo dục nước nhà và việc đổi mới phương pháp dạy và học diễn ra mạnh mẽ. Điều đó đã mang lại cho nền giáo dục nước nhà một bộ mặt mới và thể hiện chủ đường lối đúng đắn của nhà nước ta. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải xem xét xung quanh phương pháp dạy và học của sinh viên Việt Nam. Với mong muốn tìm hiểu thực tế những gì còn tồn tại trong vấn đề làm việc nhóm của sinh viên, hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé của mình để làm sáng tỏ vấn đề tưởng chừng như rất quen thuộc này chúng em đã quyết định lưa chọn đề tài “ Vấn đề làm việc nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế-Luật ĐHQG.TP HỒ CHÍ MINH. Sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu, tới hôm nay đề tài đã được hoàn thành. Điều đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô đang giảng dạy tại Khoa Kinh Tế- ĐHQG.TP HỒ CHÍ MINH. Đặc biệt là những thầy đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tận tình để đề tài được hoàn thành: PGS.TS Phạm Đình Nghiệm, ThS Lâm Tường Thoại. Cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh chị, các bạn sinh viên tai Khoa đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình khảo sát, đồng thời cũng đã thẳng thắn đóng góp những ý kiến hết sức cần thiết và quý báu để giúp chúng tôi sớm hoàn tất đề tài. Tât cả những nội dung mà chúng tôi trình bày trong đề tài này có thể còn chưa đầy đủ, thậm chí là có đôi chỗ chưa thật chính xác về một vấn đề đầy tính phức tạp. Bởi vậy một lần nữa rất mong có được sự đóng góp ý kiến nhận xét của thầy,cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tóm tắt đề tài Đề tài “Vấn đề làm việc nhóm của sinh viên Khoa kinh tế Luật -ĐHQG TPHCM” được phôi thai, nhen nhóm không phải từ một ý tưởng ngẫu nhiên mà được đưa ra từ chính những băn khoăn trăn trở. Những vấn đề mà chính nhóm của chúng tôi gặp phải trong quá trình làm việc từ khi vào ĐH và cùng với bao suy nghĩ, bao trăn trở mong muốn một hình ảnh mới đẹp hơn tươi sáng hơn cho bức tranh giáo dục đại học, làm sao để sinh viên không chỉ giỏi cả về chuyên môn, đồng thời lại phải thành thạo những kỹ năng mềm để đáp ứng kịp nhu cầu xã hội. Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng rất cần thiết mà sinh viên không thể thiếu trong học tập cũng như cho việc làm về sau, chúng tôi nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc bởi nó liên quan trực tiếp tới quyền lợi của những sinh viên và xem thực trạng làm việc nhóm của sinh viên Khoa kinh tế- Luật làm điểm khởi đầu cho quyết định thực hiện đề tài vấn đề làm việc nhóm của sinh viên Khoa kinh tế Luật- ĐHQG TPHCM. Làm việc nhóm đã và đang phát triển nhanh chóng ở hầu hết các nền giáo dục các nước trên thế giới và ở nhiều cấp bậc khác nhau. Hiệu quả cao trong công việc, lợi ích mà nó mang lại cũng như sự du nhập của phương pháp này vào Việt Nam đã được kiểm chứng bằng lịch sử hình thành nên phương pháp này. Như vậy nếu chúng ta khắc phục những vấn đề còn tồn tại và nâng cao được hiêu quả làm việc nhóm, thì sinh viên sẽ không chỉ có được kiên thức mà còn rất nhiều điều khác mà làm việc nhóm mang lại. Tuy nhiên, đề tài của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những bất cập này cũng như nêu ra những yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề làm việc nhóm. Trọng tâm của đề tài chính là đề ra nhưng giải pháp hợp lý cho vấn đề làm việc nhóm hiện nay tại Khoa. Từ đó, chúng tôi mạnh dạn đề ra một mô hình hết sức khả thi vừa giúp sinh viên tiệp cận thực tế tại doanh nghiệp lại vừa nâng cao khả năng làm việc nhóm. Với tất cả những vấn đề được đặt ra và giải quyết trong đề tài, chúng tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của Khoa Kinh Tế trước các yêu cầu của doanh nghiệp về những kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên, bên cạnh đó chúng tôi cũng mong muốn biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, lấy sinh viên làm trung tâm. Đề tài của chúng tôi một lần nữa nêu lên những mong muốn của sinh viên đó là cùng sự cố gắng của sinh viên đồng thời là sự giúp đỡ về vật chất cũng như là sự chỉ dẫn của các thầy cô trong quá trình giảng dạy sẽ nâng cao được hiẹu quả làm việc nhóm từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, đó cũng là mục tiêu mà toàn xã hội mong muốn. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………6 PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………… 11 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử quá trình hình thành phương pháp làm việc theo nhóm. 12 1.2. Khái quát về làm việc nhóm. 13 1.3. Quá trình phát triển nhóm làm việc. 15 1.4. Tiêu chuẩn đánh giá nhóm làm việc hiệu quả. 18 1.5. Các yếu tố tác động tới hiệu quả của nhóm làm việc. 19 Chương 2. VẤN ĐỀ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ-LUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 2.1. Thực trạng về vấn đề làm việc nhóm của sinh viên. 22 2.2. Hiệu quả làm việc nhóm và các yếu tố tác động đến nó. 35 2.2.1. Yếu tố chủ quan 35 2.2.2. Yếu tố khách quan 43 2.3. Kết luận 51 Chương 3. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ LUẬT- ĐHQG.TP HỒ CHÍ MINH 3.1. Đề xuất giải pháp dành cho nhà trường 52 3.1.1. Sơ lược qua về môn Kỹ năng làm việc nhóm. 52 3.1.2. Giải pháp cho môn học Kỹ năng làm việc nhóm 52 3.1.3. Mô hình giảng dạy và rèn luyện môn học Kỹ năng làm việc nhóm. 54 3.2. Đề xuất giải pháp dành cho giảng viên. 59 3.3. Giải pháp dành cho sinh viên 62 KẾT LUẬN. Mục lục các hình và bảng Mục lục các hình Hình 1.1 Các giai đoạn phát triển của nhóm. Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm. Hình 2.1. Mức độ ưa thích làm việc nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế-Luật Hình 2.2.Mức độ thường xuyên làm việc nhóm trong học tập của sv Khoa Kinh Tế-Luật. Hình 2.3. Mức độ thường xuyên nêu ý kiến khi làm việc nhóm Hình 2.4. Mục tiêu hướng tới khi làm việc nhóm Hình 2.5. Đánh giá về cách thức hoạt động nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế Hình 2.6. Đánh giá về việc họp rút kinh nghiệm khi hoàn thành công việc Hình 2.7. Đánh giá về thái độ làm việc của nhóm Hình 2.8. Mức độ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn của nhóm Hình 2.9. Đánh giá chung về mức độ hiệu quả làm việc nhóm Hình 2.10. Đánh giá về chất lượng công việc và lượng kiến thức thu được khi làm nhóm Hình 2.11. Đánh giá về mức độ đóng góp của các thành viên trong nhóm Hình 2.12. Thái độ yêu thích ở các vị trí trong nhóm Hình 2.13. Biểu đồ kết hợp 2 yêu tố “hiệu quả làm việc nhóm” và “điểm số” Hình 2.14. Mức độ hài lòng về nhóm trưởng của sinh viên Khoa Kinh Tế-Luật Hình 2.15. Biểu đồ kết hợp giữa 2 yếu tố “quy mô nhóm” và “hiệu quả làm việc của nhóm” Hình 2.16 Biểu đồ thể hiện mức độ đoàn kết trong nội bộ nhóm. Hình 2.17 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa 2 yếu tố mức độ đoàn kết và hiệu quả làm việc nhóm Mục lục các bảng. Bảng 1.1. 10 tiêu chí đánh giá sự “chín muồi” của nhóm làm việc Bảng 1.2. Những tác động của quy mô lên nhóm làm việc. Bảng 2.1 Tần suất kết hợp yếu tố ngành học và mức độ thường xuyên làm việc nhóm Bảng 2.2. Tần suất kết hợp 2 yếu tố giữa mức độ đóng góp và thái độ yêu thích ở các vị trí. Bảng 2.3. Kiểm định chi bình phương 2 yếu tố giữa mức độ đóng góp và thái độ yêu thích ở các vị trí Bảng 2.4. Tần suất 2 yếu tố giữa mức độ đóng góp và mức độ thường xuyên nêu ý kiến Bảng 2.5. Tần suất 2 yếu tố giữa mức độ đóng góp và mức độ thường xuyên bảo vệ ý kiến Bảng 2.6. Kiểm định chi bình phương “mức độ nêu ý kiến” và “mức độ đóng góp” Bảng 2.7. Kiểm định chi bình phương “mức độ bảo vệ ý kiến” và “mức độ đóng góp” Bảng 2.8. Kiểm định chi bình phương 2 yếu tố giữa hiệu quả làm việc nhóm và điểm số Bảng 2.9. Tần suất 2 yếu tố giữa cách thức làm việc nhóm và hiệu quả làm việc nhóm Bảng 2.10. Kiểm định chi bình phương “cách thức hoạt động” và “hiệu quả hoạt động” Bảng 2.11. Tần suất giữa 2 yếu tố “mức độ hài lòng về nhóm trưởng” và “cách thức làm việc của nhóm” Bảng 2.12. Tần suất giữa 2 yếu tố “mức độ hài lòng về nhóm trưởng” và “hiệu quả làm việc của nhóm” Bảng 2.13 Kiểm định chi bình phương 2 yếu tố giữa mức độ đoàn kết và hiệu quả làm việc nhóm PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Qúa trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay đang đứng trước muôn vàn thời cơ và thách thức, điều này đề ra nhu cầu cấp thiết cho nền giáo dục Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Song song với việc nâng cao chất lượng trong việc đào tạo thì sinh viên cũng là đối tượng cần phải năng động và sáng tạo để tiếp thu những kiến thức , phương pháp học tập mới mẻ . Ở bậc đại học thì phương pháp làm việc theo nhóm được biết đến như là một phương pháp học tập khá phổ biến. Ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm gần như không thể tách rời với sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành kinh tế, nó có thể coi như là hành trang mang theo khi sinh viên ra trường. Nó đã trở thành một trong những tố chất quan trọng đối với những ứng viên muốn thành công. Các doanh nghiệp tuyển nhân viên luôn yêu cầu ứng viên có khả năng làm việc theo nhóm. Đây cũng là lý do mà rất nhiều các công ty hiện nay, đặc biệt là các công ty nước ngoài yêu cầu ứng viên phải có khả năng làm việc theo nhóm. Khoa kinh tế - ĐHQG TPHCM với khoảng 7000 sinh viên thuộc khối ngành kinh tế cũng đã đưa mô hình làm việc theo nhóm vào trong quá trình học tập. Tuy nhiên đa phần các sinh viên từ bậc trung học phổ thông lên bậc ĐH đều không thích ứng kịp với cách học và làm việc nhóm, bên cạnh đó một số khác, tuy đã tham gia làm việc nhóm nhưng không tìm thấy được sự thích thú trong công việc cũng như không tạo ra được hiệu quả trong công việc của nhóm. Có một kỹ làm việc nhóm tốt là hết sức cần thiết với sinh viên Khoa kinh tế, vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về tình hình làm việc theo nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế là không thể chậm trễ. Những lý do trên là động lực thôi thúc chúng tôi đăng ký thực hiện đề tài NCKH : “ VẤN ĐỀ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ -LUẬT ĐHQG TPHCM” Mục đích của đề tài Đề tài được nghiên cứu với mục đích sau đây: Khuyến khích sinh viên khoa kinh tế luật ĐHQG TPHCM làm việc và học tập theo nhóm. Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa kinh tế luật ĐHQG TPHCM bằng cách tìm ra phương pháp học tập và hoạt động theo nhóm phù hợp trong môi trường ĐH nhằm giúp sinh viên phát huy được năng lực của mỗi cá nhân. Từ đó làm nền tảng để sinh viên có thể hòa nhập tốt trong môi trường làm việc nhóm trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của đề tài Khảo sát tình hình làm việc nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế-Luật và hiệu quả đem lại. Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. Đề xuất các giải pháp thực tế và kiến nghị để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài. Logic hình thức (Formal Logic) Tổng hợp và phân tích Điều tra khảo sát Cấu trúc của đề tài Với cách xác định mục tiêu và nhiệm vụ đề tài phải giải quyết ở mục 2 và 3, đề tài có kết cấu gồm các phần: Phần mở đầu, chương 1, chương 2, chương 3, kiến nghị chung và kết luận. Nội dung chính tập trung trong ba chương là: Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề làm việc nhóm. Chương 2: Vấn đề làm việc nhóm của sinh viên Khoa kinh tế và các yếu tố tác động. Chương 3: Giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế Luật- ĐHQG.TP Hồ Chí Minh. Tổng quan về đề tài Vấn đề làm việc nhóm của sinh viên là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong môi trường đại học hiện nay. Do đó đã được đề cập rất nhiều trên sách báo, tạp chí,…Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều buổi hội thảo và đề tài nghiên cứu khoa học nói về vấn đề này. Đề tài : “Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa tiếng Pháp , trường ĐH Ngoại Ngữ - Đà Nẵng ” của một sinh viên Nguyễn Đăng Khoa. Bài viết này đã đưa ra tình hình làm việc nhóm, chỉ ra nguyên nhân và một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc nhóm không hiêu quả của sinh viên khoa tiếng Pháp thuộc trường đại học Ngoại Ngữ - ĐH Đà Nẵng. Đề tài: “ Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn theo mô hình đào tạo tín chỉ” của nhóm sinh viên Nguyễn Hồng Anh, Nguyễn Cát Linh (giải nhì cuộc thi nghiên cứu khoa học cấp trường) Đề tài: “ Đánh giá hiện trạng làm việc nhóm của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với hình thức đào tạo theo tín chỉ” của nhóm sinh viên Lô Kim Chánh, Phùng Thị Minh Dương, Bùi Thị Hằng, Nguyễn Thị Thúy. Bài viết của thạc sĩ Lê Tân Huỳnh Câm Giang, thuộc Viên nghiên cứu giáo dục, bài viết với tiêu đề “ Những rào cản của đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học”. Bài viết chỉ ra những khó khăn trong việc thay đổi phương pháp dạy và học tại các trường Đại học ở Việt Nam, trong đó ông cũng chỉ ra những vấn đề nảy sinh khi sinh viên làm việc theo nhóm. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các cuộc thảo luận, hội thảo lớn các ý kiến xung quanh vấn đề này. Ngày 20/8/2008 tại ĐHQG TP. Hồ Chí Minh Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo quốc gia về chủ đề “Sinh viên với đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp”. Hội thảo đã cùng thảo luận và đưa ra những vấn đề cần chú trọng và đổi mới trong phương pháp học tập của sinh viên. Trong đó kỹ năng làm việc theo nhóm của sinh viên cũng là một trong những vấn đề được nêu ra trong hội thảo . Nhiều cuốn sách nói về kỹ năng làm việc nhóm như “17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm” của tác giả John C. Maxwell. Cuốn sách đã nêu lên những nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình làm việc nhóm và giá trị của những nguyên tắc đó. Trong bộ sách cẩm nang dành cho nhà quản lý của tác giả Michael Magiin có cuốn “ Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả”. Nội dung cuốn sách đề câp tới những vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc nhóm và đã đưa ra một số phương thức đẩy mạnh hiệu quả làm việc. Những đề tài nghiên cứu, những hội thảo khoa học hay những cuốn sách kể trên cũng đã phần nào chỉ ra cái đã đạt được, cái cần phải đạt được và đưa ra những cách thức để sử dụng kỹ năng trong qua trình làm việc nhóm. Tuy nhiên những sách báo, tạp chí chỉ đơn thuần là lý thuyết về vấn đề làm việc nhóm, chưa thật thực tế và cụ thể cho sinh viên. Những buổi hội thảo mang tính thực tế hơn, giải đáp được những thắc mắc, khó khăn của sinh viên trong quá trình làm việc nhóm, tuy nhiên các buổi hội thảo này không được tổ chức thường xuyên, cũng như không có đủ thời gian để giải đáp hết thắc mắc cho sinh viên. Các đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề này chủ yếu lại tập trung vào các trường khối ngành xã hội học, nên một số yếu tố và ảnh hưởng không phù hợp với sinh viên ngành kinh tế. Vì vậy vấn đề làm việc theo nhóm của sinh viên vẫn còn là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Và trong giới hạn cho phép chúng tôi xin thực hiện đề tài này để tiếp tục làm rõ vấn đề tại Khoa Kinh Tế - Luật ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh. PHẦN NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Lịch sử quá trình hình thành phương pháp làm việc theo nhóm. Trước hết ta sơ qua vài nét về “Teambuilding”. Hình thức team building được hiểu là tổng hợp của việc xây dựng nhóm và làm việc nhóm. Đây là một quá trình lâu dài mà một tổ chức, tập thể thực hiện để gắn kết các thành viên lại với nhau, để các thành viên phối hợp, đoàn kết tạo ra hiệu quả công việc cao hơn. “Teambuilding” xuất hiện trên thế giới từ lâu, vào khoảng cuối những năm 20 và đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Elton Mayo (1880 – 1949), chính là người đầu tiên nghiên cứu những hoạt động này, ông đã khai sáng ra “hoạt động tương quan giữa người và người” (Human Relations Movement), với những chuỗi hoạt động thử thách trong những điều kiện nhất định, nhằm thử khả năng làm việc của nhóm công nhân. Qua nhiều lần nghiên cứu và phân tích, người ta đồng ý rằng yếu tố chủ yếu thành công là xây dựng tinh thần đồng nhất, tạo sự gắn kết và hỗ trợ nhau trong tập thể. Qua 2 thập niên sau đó, nhiều cuộc thử nghiệm và phân tích được áp dụng cho nhiều nhóm công nhân, đã minh chứng rằng năng suất làm việc tăng nhanh khi các công nhân được lập thành nhóm. Vào những năm 1950, tập đoàn Genaral Foods đã có một cuộc thử nghiệm về khái niệm làm việc nhóm. Nhiều nghiên cứu sau đó liên tục được đưa ra, nhấn mạnh tầm quan trọng của nhóm trong việc tăng năng suất làm việc. Những thập niên sau đó, càng ngày càng có nhiều tập đoàn như Genaral Motors, Saab, Volvo, Honeywell, Xerox, và Pratt & Whitney tổ chức những hoạt động, nhằm chứng tỏ hiệu quả lớn lao của làm việc nhóm. Giờ đây, kỹ năng làm việc nhóm được coi là tất yếu cho mỗi nhân viên thế kỉ XXI hay nói cách khác làm việc theo nhóm chính là một đòi hỏi của thời đại. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Từ nhiều thế kỷ qua, thanh niên Nhật khi đi xin việc làm, ngoài cuộc phỏng vấn cá nhân còn phải qua những bài tập làm việc theo nhóm. Tinh thần và kỹ năng hợp tác của người lao động quan trọng không thua gì các phẩm chất khác như nắm vững chuyên môn,siêng năng cần cù , có tinh thần học hỏi. Con người là một thực thể sống, không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Cá nhân thường chỉ đảm nhiệm được một hai việc cụ thể nhưng một nhóm lại có thể làm được nhiều việc cùng lúc với hiệu quả thường cao hơn. “Nhóm làm việc” ngày nay đã trở thành một đối tượng của khoa học và người ta được đào tạo không phải chỉ để hiểu nó mà còn là tác động vào để biến nó thành một công cụ giáo dục và phát triển cá nhân và xã hội. Khái quát về làm việc nhóm. 1.2.1 Định nghĩa nhóm. Nhóm là một tập hợp hai hay nhiều người cùng chia sẻ mục tiêu. Các thành viên trong nhóm luôn tương tác với nhau, theo đó hành vi của mỗi thành viên bị chi phối bởi hành vi của các thành viên khác. Theo như hầu hết các nhà nghiên cứu có 2 loại nhóm: Nhóm chính thức là nhóm được thành lập xuất phát từ nhu cầu của chính tổ chức, trên cơ sở quyết định chính thức. Mục tiêu của nhóm chính thức phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Nhóm không chính thức là nhóm được phát triển một cách tự nhiên nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội. Hai loại nhóm không chính thức thường gặp là nhóm có cùng sự quan tâm, lợi ích và nhóm bạn bè cùng sở thích, cùng lứa tuổi….Mục tiêu của nhóm không chính thức không nhất thiết phải liên quan đến mục tiêu của tổ chức. Nhóm làm việc (team) - một dạng đặc biệt của nhóm chính thức là một tập hợp những người có các năng lực bổ trợ cho nhau (kiến thức, kỹ năng và khả năng), cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu chung. Bản chất của nhóm làm việc là sự sẻ chia, đóng góp của mỗi thành viên vào việc thực hiện công việc chung của nhóm để đạt được mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, mục đích của việc thành lập nhóm làm việc là để thực hiện những mục tiêu mà một cá nhân đơn lẻ khó có thể đạt được. Có nhiều hình thức nhóm làm việc khác nhau tuỳ theo những mục đích.Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ quan tâm đến làm việc nhóm trong học tập, cụ thể là trong học tập ở bậc Đại học của sinh viên khoa kinh tế- luật, ĐH Quốc gia TP.HCM. Lợi ích của làm việc nhóm. Quá trình phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cũng như công nghệ của thế giới trong những thập niên trở lại đây đã phần nào cho thấy tầm quan trọng của quá trình chuyên môn hóa, và sức mạnh của lao động tập thể. Chính vì thế làm việc theo nhóm là một cách làm việc vô cùng hữu ích, nó góp phần năng cao hiệu quả học tập, hiệu quả công việc mà khi đơn lẻ từng cá nhân khó có thể làm được. Những lợi ích cụ thể khi tham gia lám việc nhóm. Mọi thành viên trong tổ chức sẽ càng đồng lòng hướng tới mục tiêu và dốc sức cho thành công chung của tập thể khi họ cùng nhau xác định và vạch ra phương pháp đạt được chúng. Là thành viên của một nhóm, họ có cảm giác kiểm soát được cuộc sống của mình tốt hơn và không phải chịu đựng sự chuyên quyền của bất cứ người lãnh đạo nào. Khi các thành viên cùng góp sức giải quyết một vấn đề chung, họ học hỏi được cách xử lý mọi nhiệm vụ đơn gi