Đồng Nai là một tỉnh lớn có diện tích tự nhiên 5.860 km2, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sự phát triển năng động của khu vực tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Vũng Tàu) đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư, trong đó Đồng Nai thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào 17 KCN trên địa bàn Tỉnh. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp làm cho lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) tăng cả qui mô lẫn số lượng, tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp của tỉnh.
Tuy nhiên, hầu hết số lượng hàng hóa XNK này đều phải thông qua các Cảng ở TP.HCM và tình trạng quá tải đã diễn ra thường xuyên, gây khó khăn không nhỏ đến kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu lưu kho, luân chuyển hàng hóa đến gần nơi sản xuất kinh doanh phục vụ phát triển kinh tế vùng thì việc đầu tư dự án Cảng ICD Đồng Nai là hết sức cần thiết. ICD Đồng Nai sẽ là địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa XNK cho các doanh nghiệp. Việc ICD Đồng Nai ra đời đã giúp cho các doanh nghiệp có hoạt động XNK đóng trên địa bàn tỉnh chuyển hàng hóa đến nơi nhanh gấp 2 lần so với việc làm thủ tục tại các Cảng ở TP.HCM. Bên cạnh đó, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển và thời gian đi lại. Nhờ vậy, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng luôn tăng và phát triển với tốc độ cao.
14 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề môi trường quan trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ò
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Môn học
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
BTKN
Chủ đề : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG
Nhóm: 3
Nguyễn Hoàng Dũng. MSSV: 91201153.
Phạm Huỳnh Thế Hiển. MSSV: 91201030.
Võ Thị Ánh Hồng. MSSV: 91201036.
Đặng Khánh Linh. MSSV: 91202132.
Trần Khánh Nguyên. MSSV: 91201260.
Từ Thiện Thành. MSSV: 91201310.
Chung Kim Thư. MSSV: 91201337.
GVHD: TS. VƯƠNG QUANG VIỆT.
Tp. Hồ Chí Minh, 2014
MỤC LỤC
MỤC ĐÍCH
Đồng Nai là một tỉnh lớn có diện tích tự nhiên 5.860 km2, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sự phát triển năng động của khu vực tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Vũng Tàu) đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư, trong đó Đồng Nai thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào 17 KCN trên địa bàn Tỉnh. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp làm cho lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) tăng cả qui mô lẫn số lượng, tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp của tỉnh.
Tuy nhiên, hầu hết số lượng hàng hóa XNK này đều phải thông qua các Cảng ở TP.HCM và tình trạng quá tải đã diễn ra thường xuyên, gây khó khăn không nhỏ đến kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu lưu kho, luân chuyển hàng hóa đến gần nơi sản xuất kinh doanh phục vụ phát triển kinh tế vùng thì việc đầu tư dự án Cảng ICD Đồng Nai là hết sức cần thiết. ICD Đồng Nai sẽ là địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa XNK cho các doanh nghiệp. Việc ICD Đồng Nai ra đời đã giúp cho các doanh nghiệp có hoạt động XNK đóng trên địa bàn tỉnh chuyển hàng hóa đến nơi nhanh gấp 2 lần so với việc làm thủ tục tại các Cảng ở TP.HCM. Bên cạnh đó, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển và thời gian đi lại. Nhờ vậy, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng luôn tăng và phát triển với tốc độ cao.
DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG CẢNG ICD ĐỒNG NAI
Tên dự án
- Tên dự án : Dự Án Xây Dựng Hạ Tầng Cảng ICD Đồng Nai
Vị trí địa lý dự án
Địa điểm thực hiện dự án: Km 13, Quốc lộ 51, Xã Tam Phước, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai.
Khu đất thiết kế xây dựng hạ tầng Cảng ICD Đồng Nai có diện tích khoảng 279.426 m2 được xác định như sau:
Phía Tây Bắc : giáp đường đất của khu dân cư xã Tam Phước, cách hộ gần nhất
của khu dân cư là 10 m;
Phía Đông Bắc : giáp Quốc lộ 51;
Phía Đông Nam : giáp xí nghiệp bò sữa Long Thành;
Phía Tây Nam : giáp đất trồng bạch đàn do địa phương quản lý.
Quy mô của dự án
Diện Tích Mặt Bằng
* Nhà Văn Phòng
Diện tích khu vực : 1.200 m2
Xây tường gạch, mái lợp tôn kết hợp với đóng trần để giảm nhiệt độ; nền lát ceramic; cửa đi và cửa sổ bằng kính, khung nhôm.
* Kho Cho Thuê
Diện tích khu vực : 129.710 m2
Sử dụng các mẫu kho kích thước 56 m x 90 m, 60 m x 90 m, 138 m x 90 m bố trí hợp lý trên diện tích quy hoạch cho phép xây dựng. Như vậy, tương ứng với các kích thước trên thì số kho ít nhất có trong diện tích xây dựng là 11 kho và nhiều nhất là 25 kho.
Diện tích xây dựng kho tùy thuộc vào nhu cầu thuê của khách hàng, tuy nhiên khoảng cách tối thiểu của hai nhà kho đảm bảo cho công tác phòng cháy chữa cháy và giao thông vận chuyển hàng hóa (giao thông cho vận chuyển hàng hóa tối thiểu 18 m, cho PCCC >= 7 m);
Tường kho được xây bằng gạch, cao hơn so với nền 2 m, phần tường bên trên được làm bằng tôn. Kết cấu khung sườn và mái được làm bằng thép, lợp tôn tráng kẽm; nền bê tông dày 10 – 15cm tùy theo tính chất hàng hóa.
* Hệ Thống Giao Thông
Các tuyến đường giao thông nội bộ bố trí dạng ô cờ, chiều rộng mặt cắt ngang đường từ 20 – 30 m, giao thông phụ và PCCC rộng từ 7 -12 m, bố trí hệ thống đèn chiếu sáng một bên đường;
Mặt đường: kết cấu được tính toán với xe có tải trọng 12 tấn cho đường trục chính và 9,5 tấn đối với các trục đường phụ.
Vốn Đầu Tư Và Nguồn Vốn
Tổng vốn đầu tư dự án : 160.808.000.000 đồng.
Vốn cố định : 157.808.000.000 đồng.
Vốn lưu động : 3.000.000.000 đồng.
Vốn đầu tư được phân bố như sau:
Chi phí xây lắp : 128.217.000.000 đồng.
Chi phí đầu tư trang thiết bị : 11.200.000.000 đồng.
Chi phí chuẩn bị đầu tư và chi phí khác: 10.440.000.000 đồng.
Dự phòng phí : 7.515.000.000 đồng.
Danh mục máy móc thiết bị
Quá trình xây dựng hạ tầng Cảng ICD Đồng Nai sẽ có các hạng mục công trình sau:
- San nền và xây dựng hệ thống thoát nước;
- Hệ thống đường giao thông nội bộ;
- Xây dựng mạng lưới cấp nước;
- Xây dựng hệ thống cấp điện;
Xây dựng nhà kho, bãi;
Xây dựng trạm xử lý nước thải;
Trồng cây xanh.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
Điều kiện khí hậu
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ thay đổi theo mùa trong năm, tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn lắm.
Nhiệt độ trung bình hằng năm : 26,00C
Nhiệt độ trung bình cực đại tháng cao nhất (tháng 4) : 34,60C
Nhiệt độ trung bình cực tiểu tháng thấp nhất : 21,10C
Nhiệt độ cao nhất đạt tới : 38,00C
Nhiệt độ thấp nhất : 17,00C
Biên độ nhiệt trong mùa mưa : 5,5 - 8,00C
Biên độ nhiệt trong mùa khô : 5,0 - 12,00C
Lượng mưa
Dự án nằm trong khu vực có lượng mưa tương đối cao. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 90% lượng mưa hằng năm, tháng 8, 9 và 10 là tháng có lượng mưa cao nhất (tháng 10/1999 lượng mưa đạt trên 500mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 10% lượng mưa năm, tháng 1 và 2 hầu như không mưa.
Lượng mưa trung bình năm : 1.800 – 2.000mm/năm
Ngày có lượng mưa cao nhất : 430mm
Lượng mưa cực đại trong 15’ : 41,2mm
Lượng mưa cực đại trong 30’ : 59,0mm
Lượng mưa cực đại trong 60’ : 89,3mm.
Độ ẩm
Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa và vùng. Mùa khô có độ ẩm trung bình dao động trong khoảng 70 -80% và trên 80-90% vào mùa mưa. Các tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9 và tháng 10, độ ẩm tương đối trung bình cao nhất là 86%. Các tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 2 và tháng 3, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất 71%.
Chế độ nắng
Các tháng mùa khô có giờ nắng khá cao trên 60% giờ nắng trong năm
Tổng số giờ nắng trong năm :2.600 – 2.700 giờ
Số giờ nắng trung bình mỗi tháng :222 giờ
Số giờ nắng cao nhất (Tháng 3) :300 giờ
Số giờ nắng thấp nhất (Tháng 8) :140 giờ
Chế độ gió
Hướng gió chủ đạo tại khu vực xây dựng dự án chịu sự chi phối bởi hai mùa chính:
Mùa khô: hướng gió chủ đạo Đông – Bắc;
Mùa mưa: hướng gió chủ đạo Tây - Nam.
Chuyển tiếp giữa hai mùa có gió Đông và Đông Nam, đây là loại gió địa phương gọi là mùa gió chướng. Gió chướng khi gặp thủy triều sẽ làm nước dâng cao vào đất liền.
- Vận tốc gió trung bình năm 2,9m/s
- Vận tốc gió trung bình tháng cao nhất (tháng 3 và 4) 3,3m/s
Chế độ thủy văn
Dựa vào phân bố khu vực cho thấy địa hình của khu vực dự án cao không bị ảnh hưởng của thủy triều, mực nước ngầm mạch nông thường xuất hiện ở độ sâu từ 3 - 7 m và ổn định ở độ sâu trung bình từ 20 – 30 m (so với mặt đất).
Xung quanh khu vực Dự án có hai nguồn nước mặt chính, đó là suối Nước Trong và rạch Bà Chèo. Suối Nước Trong có bề rộng khoảng 1,5 – 2m, sâu 0,3 – 0,5 m nằm cách khu vực Dự án khoảng 1.000 m. Suối Nước Trong có dòng chảy tương đối dài, điểm cuối của suối về phía hạ nguồn tiếp nối trực tiếp với rạch Bà Chèo bằng ngã ba Nước Trong – Bà Chèo. Nước thải sau xử lý của Cảng ICD Đồng Nai sẽ thải trực tiếp vào suối Nước Trong và theo dòng Nước Trong ra rạch Bà Chèo.
Rạch Bà Chèo là một trong những con rạch lớn tại khu vực. Chiều rộng trung bình từ 20 - 40m, độ sâu dao động trong khoảng 3 – 15 m, mực nước rạch chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều của lưu vực hạ lưu sông Đồng Nai.
Đặc điểm môi trường sinh học
Thảm thực vật rừng ở Đồng Nai thuộc hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới gió mùa mưa nhiều với hệ động – thực vật đa dạng về chủng loài. Các kiểu rừng tự nhiên cơ bản có kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và kiểu rừng kín nửa rụng lá nhiệt đới ẩm với các họ thực vật đặc trưng là tre, dẻ, kim giao, dầu, bằng lăng, bàng, điều tra cho thấy hiện có 614 loài thực vật thuộc 390 chi, 110 họ thuộc 70 bộ trong 6 ngành thực vật khác nhau. Động vật qua điều tra có 252 loài trong đó thú có 61 loài, chim có 120 loài, bò sát có 54 loài, lưỡng cư có 12 loài. Đặc biệt rừng Nam Cát Tiên còn giữ được nhiều loại động – thực vật quí hiếm như tê giác một sừng, bò Benteng, nai Catoong, hổ, báo, sóc, nai, công, trĩ. Đồng Nai có nguồn tài nguyên rừng phong phú, diện tích đất rừng hiện có 178.216 ha chiếm 30,36% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trong đó diện tích đất có rừng là154.874ha gồm rừng tự nhiên có 110.117 ha, rừng trồng có 44.757 ha.
Điều kiện kinh tế xã hội
Diện tích, dân số
Cơ cấu dân số của Xã hiện nay bao gồm 13948 người, ứng với 3120 hộ. Theo thống kê, biến động dân số cơ học của Xã là 6,7%, biến động dân số tự nhiên là 1,48.
Nghề nghiệp
Theo báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của xã Tam Phước, ngành nông lâm đóng vai trò chủ đạo. Dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò thứ yếu. Ngành trồng trọt phát triển mạnh, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp không cân đối với ngành trồng trọt, thương mại dịch vụ chủ yếu là buôn bán nhỏ của hộ gia đình, cá nhân, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển mạnh về tỷ trọng so với các ngành khác.
Hệ thống giao thông
Khu đất xây dựng nằm trên Quốc lộ 51, cách mép Quốc lộ 100 m. Hiện tại trong khu vực dự án đã có đường bê tông nhựa rộng 15 m dẫn từ Quốc lộ vào công trình, một phần nhỏ mặt trước khu đất trải đá dăm làm đường tạm.
Hệ thống điện
Hiện tại trên khu vực đã có đường dây trung thế 22 KV, đây sẽ là tuyến cung cấp điện cho toàn khu.
Hệ thống nước cấp
Khu vực dự án chưa có hệ thống cấp nước sạch.
Dân cư xung quanh khu vực sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ cho mọi hoạt động trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Y tế, giáo dục
Khoảng cách từ các hộ dân trong khu vực đến các công trình dịch vụ xã hội như trường học, trạm y tế, chợ và bưu điện, tương đối khá xa, khoảng từ 2 đến 7 km nên không thuận lợi trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG
Tác động đến môi trường không khí
Khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển trong Cảng chủ yếu là khí từ các phương tiện sử dụng hàng ngày: xe ben, xe cẩu, xe tải, xe nâng, xe cắp do đó thành phần khí thải chủ yếu là Bụi, Ồn, NOx, SO2, CO, CO2, CxHy.
Hoạt động giao thông góp phần hơn một phần hai hàm lượng CO và một phần ba Hydro cacbon (HC) và NOx phát sinh vào môi trường. Mặc dù, phương tiện vận tải phát sinh các chất thải với một lượng rất nhỏ nhưng nếu vào giờ cao điểm, tất cả xe của các nhà máy cùng lưu thông các chất ô nhiễm phát thải cùng một thời điểm sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. Những chất gây ô nhiễm từ hoạt động giao thông bao gồm bụi, CO, HC, NOx, SO2. Trong đó các phương tiện vận tải nặng là nguồn phát sinh hơn ½ CO và khoảng 35% HC và NOx vào môi trường không khí so với các xe có động cơ khác như xe hơi và xe vận tải nhẹ (trọng lượng nhỏ hơn 3,5 tấn). Dựa vào số liệu của phòng cảnh sát giao thông đường bộ đa phần các xe vận tải nhẹ và nặng đang lưu hành hiện nay đã quá thời gian sử dụng (hơn 20 năm) vì thế nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh sẽ cao hơn so với các loại xe mới đặc biệt là bụi và tiếng ồn. Nếu các nhà máy đầu tư vào Cảng đều trang bị các phương tiện giao thông mới thì hàm lượng các chất ô nhiễm sẽ giảm một cách đáng kể.
Bảng 3.1 Tải lượng ô nhiễm khi xe tải chạy 1km và lưu hành cùng một thời điểm trong giai đoạn vận hành
Chất ô nhiễm
Tải lượng ô nhiễm trong giai đoạn vận hành (g/km)
Động cơ 1400-2000cc
Bụi
1,4
SO2
44,4S
NO2
37,4
CO
912
VOC
77,2
Tác động đến môi trường nước
Khi cảng ICD đi vào hoạt động, nước thải sinh hoạt từ đội ngũ công nhân và cán bộ công nhân viên làm việc tại cơ sở cũng cần được xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước trong khu vực. Theo quy hoạch tổng số nhân viên làm việc trong Cảng là 400 người (nhân viên của Cảng, công nhân và khách vãng lai) lượng nước thải sinh ra hàng ngày 25 m3/ngày (bằng 80% lượng nước cấp).
Bảng 3.2 Thành phần nước thải sinh hoạt
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
1
pH
-
6,5-7,1
2
COD
mgO2/l
105-245
3
BOD5
mgO2/l
85-184
4
SS
mg/l
38-45
5
N-NH3
mg/l
1,5-6,7
6
Nitơ tổng
mg/l
6,9-11,3
7
Phospho tổng
mg/l
1,5-4,3
8
Dầu động thực vật
mg/l
KPH-3,2
9
Coliform
MPN/100 ml
15*103-24*103
Nguồn: Centema, 2004.
Tác động do chất thải rắn đến môi trường
Đất đá dư từ hoạt động xây dựng
Các hoạt động trong quá trình xây dựng đặc biệt là hoạt động đào đường ống cấp nước, mương đặt cống thoát nước thải và cống thoát nước mưa sẽ sinh ra một lượng đất dư. Phần đất này có thể sử dụng san nền cục bộ trong khu vực dự án hay các nơi khác trong vùng.
Chất thải rắn từ cây cối phát sinh khi khai hoang
Đất trong khu vực dự án chủ yếu là đất nông nghiệp dùng cho mục đích trồng mì. Trong quá trình phát quang để xây dựng toàn bộ lượng chất thải này sẽ được thu gom và xử lý như chất thải rắn sinh hoạt.
Chất thải rắn sinh hoạt
Với lượng rác sinh hoạt phát sinh tính trên đầu người hiện nay khoảng 0,5-0,8 kg/người.ngđ, nếu số lượng công nhân xây dựng tập trung khoảng 50 người thì hàng ngày lượng rác sinh hoạt từ khu nhà tạm của công nhân cũng lên đến 25-40 kg/ngđ. Lượng rác này tuy không nhiều nhưng cần được tập trung, thu gom và đổ bỏ theo đúng quy định của khu vực.
Khi cảng ICD đi vào hoạt động, CTRSH từ đội ngũ công nhân và cán bộ công nhân viên làm việc tại cơ sở cũng cần được thu gom theo qui định về thu gom và xử lý CTRSH trong khu vực. Với tốc độ phát sinh CTRSH vào khoảng 0,5 – 0,8 kg/người.ngđ, lượng CTRSH hàng ngày của cả Cảng là 11,5 - 18,4 kg/ngày. Thành phần chất hữu cơ trong rác sinh hoạt chiếm 75% khối lượng rác, nếu đổ bỏ bừa bãi sẽ gây ô nhiễm cả đất, nước và không khí tại khu vực đổ và vùng lân cận.
Các sản phẩm hết hạn sử dụng trong các kho chứa hàng
Bao gồm các sản phẩm hết hạn sử dụng lưu trữ trong các kho hàng. Khối lượng và thành phần của loại chất thải này tùy thuộc vào các mặt hàng được lưu trữ trong Cảng.
THUẬT NGỮ
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học là cách thức, phương tiện, con đường , phương tiện để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu khoa học là phạm trù trung tâm của phương pháp luận nghiên cứu khoa học, là điều kiện đầu tiên cơ bản nhất của nghiên cứu khoa học. Tất cả tính nghiệm túc của nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào phương pháp.Phương pháp nắm trong tay vận mệnh của cả công trình nghiên cứu. Phương pháp đúng, phù hợp là nhân tố đảm bảo cho sự thành công của người nghiên cứu và cũng là điều kiện cơ bản để hoàn thành thắng lợi của công trình nghiên cứu.
Kết quả giải quyết các nghiêm vụ nghiên cứu của đề tài phụ thuộc vào phương pháp luận. Do đó dòi hỏi người nghiên cứu cần tiếp cận đúng đắn với đối tượng, biết tìm ,chọn, sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp hiệu nghiệm.
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Dưới góc độ thông tin: Phương pháp nghiên cứu khoa học là cách thức , con đường, phương tiện thu thập, xử lý thông tin khoa học nhằm làm sang tỏ vấn đề nghiên cứu để giái quyết nhiệm vụ nghiên cứu và cuối cùng đạt được mục dích nghiên cứu.
Dưới góc độ hoạt động : Phương pháp nghiên cứu khoa học là hoạt động có đối tượng, chủ thể( người nghiên cứu) sử dụng những thũ thuật , biện pháp, thao tác dộng, khám phá đối tượng nghiên cứu nhằm biến đổi đối tượng theo mục tiêu mà chủ thể tự giác đạt ra để thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu của bản thân
Phương pháp nghiên cứu khoa học là tích hợp các phương pháp: phương pháp luận(methodology) , phương pháp hệ(methodica), phương pháp nghiên cứu (Research method) cụ thể và tuân theo các quy luật đặc thù của nghiên cứu khoa học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Các số liệu về tài nguyên và môi trường huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
[2] Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ Việt Nam về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
[3] Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cảng ICD Đồng Nai