Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn tại TP Hồ Chí Minh

TP HCM là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ; • Có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; • Đầu mối giao lưu quốc tế; Trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á.

pdf39 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3812 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn tại TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG DO CHẤT THẢI RẮN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Thực hiện: 1. Nguyễn Thị Kim Anh 2. Nguyễn Phúc Thùy Dương 3. Bùi Đăng Hưng GVHD: TS. Võ Lê Phú NỘI DUNG Kết luận & Kiến nghị Đề xuất giải pháp Những tồn tại trong công tác QL CTR Hiện trạng QL CTR Giới thiệu chung GIỚI THIỆU CHUNG • TP HCM là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ; • Có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; • Đầu mối giao lưu quốc tế; Trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á. Vị trí địa lý 24 quận huyện và 322 phường xã Tổ chức hành chính 140 / 2.095,73 km2 Diện tích Đô thị/ tự nhiên Hơn 9 triệu ngƣời (2010), trong đó đăng kí 7.396.446 người và gần 2 triệu ngƣời vãng lai. Dân số GIỚI THIỆU CHUNG (Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM 2010) 1.479.289 hộ (nhà phố, biệt thự), 400.000 hộ chung cư. Khu dân cƣ - Bệnh viện: 185 - Trung tâm y tế dự phòng quận huyện: 24 - Trạm y tế: 317 - Phòng khám & dịch vụ y tế tư nhân: 12.000 cơ sở. Y tế - Nhà hàng & khách sạn: 62.500 - Chợ (lớn & nhỏ), siêu thị: 346 - Công sở, văn phòng, trường học, viện, …: khoảng 5.000 (Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM, 2010) GIỚI THIỆU CHUNG + Khu công nghiệp: 11 KCN, 03 KCX và 01 K. CNC + Cụm công nghiệp: 33 cụm. + Cơ sở công nghiệp: 2.000-2.200 nhà máy lớn (vốn đầu tư trên 10 tỉ VNĐ và số công nhân trung bình năm trên 300); 9.000-10.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ; Qui hoạch đến năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh có 20 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao Công nghiệp (Nguồn: Niên giám thống kê TPHCM 2010) GIỚI THIỆU CHUNG VẤN ĐỀ PHÁT SINH Tốc độ Đô thị hóa quá nhanh chóng + Quy hoạch chưa phù hợp Phát sinh tràn lan các kênh rạch, cống thoát nước, trạm trung chuyển chưa đảm bảo vệ sinh , các bãi chôn lấp bị quá tải… Chất thải rắn MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. (Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về QL CTR). Phân loại CTRTT: Theo Điều 77 Luật BVMT 2005, CTRTT được phân thành hai nhóm chính: + Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng; + Chất thải phải tiêu huỷ hoặc chôn lấp Là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. CTR Nguy hại CTR thông thƣờng Là chất thải rắn được thải (sinh) ra từ: - Các khu nhà ở, - Các cơ sở công nghiệp (sinh hoạt của công nhân) - Khu thương mại và dịch vụ - Khu cơ quan, trường học - Các hoạt động dịch vụ công cộng (quét dọn và vệ sinh đường phố, công viên, khu giải trí, tỉa cây xanh,...) Chất thải rắn sinh hoạt MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. ( Nguồn: Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về QL CTR) Chất thải rắn công nghiệp MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN Là CTR sinh ra trong quá trình sản xuất của các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Chất thải rắn Bùn sinh ra từ hệ thống xử lý chất thải lỏng và khí thải CTR công nghiệp bao gồm MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN Chất thải rắn đô thị Bao gồm: - CTR sinh hoạt - CTR xây dựng và đập phá - Bùn thải từ các bể tự hoại, các hoạt động nạo vét cống rãnh và kênh rạch - CTR của các nhà máy xử lý ( nước cấp, nước thải sinh hoạt) - CTR từ lò đốt CTR sinh hoạt. Nguồn phát sinh chất thải rắn Khối lƣợng chất thải rắn phát sinh Lượng CTR phát sinh/ ngày: - 500 - 700 tấn CTR Công nghiệp - 150 - 200 tấn CT Nguy hại - 9 - 12 tấn chất thải rắn y tế - Hơn 6 000 tấn CTR sinh hoạt - 1200 – 1.500 tấn CTR xây dựng Tổng: Hơn 8.600 tấn mỗi ngày, trong đó CTR SH chiếm khoảng 70% KL CTR phát sinh. Hiện trạng ô nhiễm Kênh rạch Đường phố Bãi rác quá tải Trạm trung chuyển Ảnh hưởng • Chất lượng nguồn nước • Tăng các dịch bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: các dịch bệnh thổ tả, sốt rét… • Mùi hôi thối khó chịu • Mất mỹ quan đô thị • Tốn kém chi phí quản lý, xử lý và đầu tư. Công tác thu gom • Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị • 22 Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích quận - huyện (trừ quận Tân Phú và Bình Tân) Chính quy • khoảng 30 nghiệp đoàn thu gom dân lập thực hiện Không chính quy • 05 Hợp tác xã thu gom (quận 2, quận 4, quận 6, quận Gò Vấp, Thủ Đức) Hợp tác xã Hiện trạng QL CTR Công tác thu gom (Nguồn: Định hướng quy hoạch xử lý chất thải rắn tại TPHCM đến 2020 tầm nhìn 2030) Toàn TP có 240 điểm hẹn thu gom nhưng có tới trên dưới 70% số điểm hẹn lấy rác không giữ vệ sinh môi trường. (Lê Anh, 2011) Tỉ lệ thu gom • Tỉ lệ thu gom hơn 90% • 60% CTR hộ dân do tổ chức dân lập và Hợp tác xã thu gom • 40% do Công ty Dịch vụ công ích nhà nước thực hiện Trang thiết bị thu gom • hơn 200 xe tải nhỏ 550 kg • gần 1.000 xe 3, 4 bánh tự chế • hơn 2.500 thùng 660 lít Công tác thu gom Công tác trung chuyển và vận chuyển Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị (53%) Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích một số quận huyện (30%) HTX Công Nông (17%) (Nguồn: Định hướng quy hoạch xử lý chất thải rắn tại TPHCM đến 2020 tầm nhìn 2030) Công tác trung chuyển và vận chuyển Trang thiết bị vận chuyển • Hơn 570 xe cơ giới các loại (xe ép, xe tải, xe xúc), tải trọng từ 4-14 tấn • Trong đó 242 xe phục vụ công tác thu gom vận chuyển CTR từ các điểm hẹn hoặc các trạm trung chuyển về các công trường xử lý Trang thiết bị trung chuyển • 380 điểm hẹn chuyển chất thải rắn từ xe đẩy tay sang xe cơ giới • 06 trạm trung ép chất thải rắn kín • 46 bô rác (Nguồn: Định hướng quy hoạch xử lý chất thải rắn tại TPHCM đến 2020 tầm nhìn 2030) Tái chế Số lƣợng cơ sở tái chế: 750-800 cơ sở thu mua và 7-9 nhà máy tái chế. Qui mô: nhỏ lẻ, gia đình, do tư nhân và các làng nghề đảm nhiệm. Chất thải như giấy, nhựa, kim loại... Theo ước tính, lượng chất thải có thể tái chế chiếm khoảng 8% lượng CTR thu gom. Tái chế Xử lý chất thải rắn Công nghệ xử lý chủ yếu là: - Chôn lấp (81% khối lượng ướt) và - Sản xuất compost (18% khối lượng ướt) • Bãi chôn lấp vệ sinh: Phƣớc Hiệp 1 (20ha) và 1A (10ha) –(ĐÃ ĐÓNG BÃI); Phƣớc Hiệp 2 (2.700 tấn/ngày) – đang hoạt động. Sản xuất compost: Vietstar (1.200 tấn/ngày) – đang hoạt động; Tâm Sinh Nghĩa (1.000 tấn/ngày) – đang xây dựng; • Bãi chôn lấp Đa Phƣớc: VWS (78ha – 3.000 tấn/ngày) – đang hoạt động; • Bãi chôn lấp Đông Thạnh :Công suất tiếp nhận: 2000- 2200 (ĐÃ ĐÓNG BÃI) • Bãi chôn lấp Gò Cát: 2.000 tấn/ngày (ĐÃ ĐÓNG BÃI) Xử lý chất thải rắn Bãi rác Đa Phước Xử lý chất thải rắn Xử lý chất thải rắn NHỮNG TỒN TẠI CHUNG CỦA HỆ THỐNG Hệ thống quản lý CTR sinh hoạt đang giải quyết các vấn đề theo sự vụ nhiều hơn là theo định hướng lâu dài trong khi khối lượng chất thải rắn ngày càng gia tăng (6-8% năm)  quá tải Quy hoạch tổng thể chưa thực hiện. Đặc biệt khó khăn trong vấn đề địa điểm, đất đai xây dựng các công trình thu gom, trung chuyển rác, khu xử lý rác (NIMBY) Quy hoạch NHỮNG TỒN TẠI CHUNG CỦA HỆ THỐNG Quản lý Nhà nước: thiếu nhân lực trong quản lý, giám sát, thiếu trang thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ giám sát Quản lý hệ thống kỹ thuật: lực lượng thu gom chất thải rắn dân lập là đối tượng cần được hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và công nghệ Hệ thống quản lý Chưa đa dạng các thành phần kinh tế tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn NHỮNG TỒN TẠI CHUNG CỦA HỆ THỐNG Kinh phí từ ngân sách thành phố trả cho công tác quét, vận chuyển, trung chuyển, xử lý gia tăng hàng năm Năm 2007: hơn 500 tỷ đồng Năm 2011: hơn1.500 tỷ đồng Các nguồn vốn đầu tư thu gom và xử lý CTR chưa đa dạng. Kinh phí NHỮNG TỒN TẠI CHUNG CỦA HỆ THỐNG Xe thu gom: hầu hết là xe tự chế (dân lập),không đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường Xe vận chuyển: chưa đủ đáp ứng so với yêu cầu, nhiều xe đã cũ (hết khấu hao nhưng vẫn phải sử dụng) Công nghệ Các trạm trung chuyển: các trạm ép chất thải rắn kín đạt chuẩn môi trường còn thiếu rất nhiều, hiện nay chủ yếu là các bô chất thải rắn hở gây nhiều mùi hôi Xử lý: công nghệ xử lý chưa đa dạng, hiện tại chỉ có công nghệ chôn lấp, các dự án làm phân compost, tái chế đang đưa vào nhưng còn chậm NHỮNG TỒN TẠI CHUNG CỦA HỆ THỐNG Một bộ phận không nhỏ của người dân hiện nay vẫn chưa có ý thức về bảo vệ môi trường Những vấn đề như phân loại chất thải rắn tại nguồn, thay đổi thói quen xả chất thải rắn cần có thời gian tuyên truyền tạo thói quen. Ý thức của ngƣời dân Số lượng dân di cư về thành phố quá lớn  không có thói quen văn minh đô thị ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về CTR Quy hoạch và quản lý Triển khai đồng bộ chương trình Phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên toàn địa bàn TP. Thực hiện 3R đồng bộ từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển đến xử lý. Xã hội hóa dịch vụ thu gom và xử lý chất thải Quy định thu phí xả thải đối với chất thải rắn sinh hoạt Xây dựng khung xử phạt đối với hành vi xả rác nơi công cộng Quy hoạch và quản lý Tận dụng lực lượng dân phố , công an khu vực và khuyến khích người dân thực hiện giám sát và phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt. Có hình thức tuyên dương và khen thưởng các cá nhân và tổ chức thực hiện tốt ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Triển khai các dự án làm phân compost cùng các chính sách hỗ trợ về kĩ thuật và tiêu thụ cho các sản phẩm Kỹ thuật – Công nghệ Sử dụng các trạm ép chất thải rắn kín đạt chuẩn môi trường & các xe thu gom cuốn ép rác. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Nâng cao nhận thức của người dân thông qua các kênh thông tin, hoặc đoàn thể như hội phụ nữ , đoàn thanh niên hoặc các tổ chức tôn giáo Thực hiện chương trình đổi rác lấy túi thân thiện với môi trường Truyền thông Khuyến khích sử dụng các sản phẩm có thể tái sử dụng như giỏ nhựa thay cho túi nilon, hoặc chai lọ thủy tinh dùng nhiều lần thay cho bao bì bằng nhựa. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP • Vấn đề ô nhiễm do CTR tại TP HCM chủ yếu là CTR sinh hoạt; ô nhiễm trên kênh rạch do xả rác bừa bãi, tình trạng bãi rác đã bị quá tải. • Công tác thu gom và xử lý còn nhiều hạn chế. • Cần thực hiện giải pháp quy hoạch tổng thể và quản lý dài hạn, các kỹ thuật xử lý hiện đại và nâng cao nhận thức người dân. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ • Cục Thống kê TP.HCM (2010). Niên giám thống kê TP.HCM 2010, NXB Thống kê, TPHCM. • UBND Thành phố Hồ Chí Minh (2011). Định hướng quy hoạch xử lý chất thải rắn tại TPHCM đến 2020 tầm nhìn 2030, Sở Tài nguyên môi trường TPHCM, 206 trang. • Sở Tài nguyên môi trường TPHCM (2011). Báo cáo Hệ thống quản lý CTR đô thị TPHCM – Hiện trạng và tương lai. • Chính phủ Việt Nam (2007). Nghị định về Quản lý chất thải rắn. Số 59/2007/NĐ- CP. Hà Nội. • Lê Anh (2011). TP. Hồ Chí Minh: Đau đầu với 7.000 tấn rác thải mỗi ngày!, Baomoi.com, June 7, 2011, từ dau-voi-7000-tan-rac-thai-moi-ngay/144/7069730.epi • Tăng Thế Cường (2012). Quản lý chất thải rắn đô thị: Cần một hướng tiếp cận mới, Tổng cục môi trường, Cơ chế và chính sách, 01/04/2013 từ l%C3%BD-ch%E1%BA%A5t-th%E1%BA%A3i-r%E1%BA%AFn- %C4%91%C3%B4-th%E1%BB%8B-C%E1%BA%A7n-m%E1%BB%99t- h%C6%B0%E1%BB%9Bng-ti%E1%BA%BFp-c%E1%BA%ADn- m%E1%BB%9Bi.aspx TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luận văn liên quan