Nền kinh tế ở các nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, sự phát triển dân số đô thị quá nhanh, hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt, hàng loạt các nhà máy, khu công nghiệp đã đang và sẽ mọc lên đồng nghĩa với một lượng khổng lồ hoá chất, khí độc thải ra môi trường sống của con người. Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với chúng ta, ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn). Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn. Hiện nay nhiều gia đình ở nước ta vẫn dùng than làm chất đốt. Bếp than thải ra một lượng khí cacbonic khá lớn, nhưng dù dùng bếp ga hoặc bếp dầu trong nhà cũng không tránh được việc thải ra khí cacbonic. Ngoài ra, trong quá trình xào nấu thức ăn sẽ bốc ra các hạt chất dầu mỡ làm ô nhiễm không khí trong bếp. Mặt khác, điều kiện sống hiện nay ở các thành phố còn chật chội, cơ thể con người luôn toả ra khí cacbonic và mồ hôi, chưa kể những người hút thuốc lá thải ra một lượng lớn khói thuốc làm ô nhiễm không khí trong nhà ở. Những nơi ồn ào hoặc giá rét, người ta lại thường đóng kín cửa sổ (để chống ồn và chống rét) khiến các loại khí độc hại không thoát ra ngoài được. Những đồ dùng mới sử dụng trong các gia đình như thảm nilon, giấy dán tường, đồ nhựa, v.v. cũng đem theo vào phòng ở các chất ô nhiễm như toluen, metylbenzen, formalđehyt,. Những hoá chất này đều rất có hại đối với sức khỏe con người. Nếu trong nhà có nuôi chó, mèo sẽ làm tăng thêm lượng khí cacbonic và mùi hôi trong phòng ở. Bụi và các tạp chất khí kể trên luôn bay lơ lửng trong không khí kèm theo các loại vi trùng, dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người.
Yêu cầu phải có cuộc sống tốt hơn, và vấn đề sức khoẻ được đặt ra trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm không khí đang trở thành mối lo ngại trên khắp hành tinh, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng. Buộc lòng chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu những phương pháp làm sạch môi trường sống một cách tốt nhất để đảm bảo vấn đề sức khoẻ cho chúng ta. Có rất nhiều phương pháp làm giảm thiểu sự ô nhiễm nhưng phương pháp hiện nay được nhiều người chú trọng nhiều nhất là trồng cây xanh. khái niệm "chất lượng không khí trong nhà", gọi tắt là IAQ (Indoor Air Quality), là một chỉ số quan trọng cho ngôi nhà hiện nay.
30 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5813 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề ô nhiễm ở môi trường nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
♣♣♣ - ♣♣♣
TÊN ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Tài nguyên và Môi Trường
CHUYÊN NGHÀNH: Môi Trường
Giáo Viên Hướng Dẫn : PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Ẩn
Sinh Viên Thực Hiện: Lê Thị Thanh Thảo _ MSSV : 08093538
Lớp : Quản Lý Môi Trường
TP. HỒ CHÍ MINH, Ngày 1 tháng 8 năm 2011
TÓM TẮT
Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững. Đó là việc vừa phát triển kinh tế hiện đại song song với bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành ở khắp mọi nơi trên hành tinh xanh.Nông thôn Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, kéo theo đó là sự phát sinh không ít vấn đề mà đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh. Khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu. Các nguồn chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đầu tiên phải kể đến là việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp; việc xử lý chất thải của các làng nghề thủ công truyền thống chưa triệt để; nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân sinh sống ở nông thôn còn hạn chế. Tiếp đó là sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp, các ngành. Ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Vì vậy, bảo vệ môi trường nông thôn đang là một vấn đề cấp bách. Qua đề tài này sẽ mang đến cho mọi người một cái nhìn khái quát về thực trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn, nguyên nhân, hậu quả và những giải pháp.
MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài 1
1.2. Lý do lựa chọn đề tài 1
1.3. Tổng quan tóm lược đề tài 1
1.3.1. Các khái niệm 1
1.3.2. Đặc Điểm Nông Thôn Việt Nam 2
1.3.3. Sơ Lược Nông Thôn Việt Nam 2
1.3.4. Vai trò của vùng nông thôn 2
1.4. Những giải pháp khoa học đã được giải quyết ở trong và ngoài nước 2
1.4.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 2
1.4.2. Nghiên cứu ở trong nước 3
1.5. Những vấn đề tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu và phương án giải quyết 3
CHƯƠNG 2.MỤC TIÊU – PHƯƠNG ÁN. 4
2.1. Mục tiêu công trình 4
2.2. Phương pháp nghiên cứu 4
CHƯƠNG 3.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5
3.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn Việt Nam 5
3.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn Việt Nam 7
3.2.1. Ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp 7
3.2.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi 8
3.2.3. Ảnh hưởng của công nghiệp hóa 9
3.2.4. Ảnh hưởng do chất thải sinh hoạt 10
3.2.5. Ảnh hưởng do ý thức 11
3.3. Hậu quả do ô nhiễm môi trường nông thôn ở Việt Nam 11
3.4. Giải pháp đề xuất 11
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 13
4.1.Kết luận 13
4.2. Kiến nghị 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình phát sinh chất thải rắn 6
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 3.1 : Môi trường nông thôn ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng 5
Hình 3.2 : Thuốc bảo vệ thực vật vứt bừa bãi 7
Hình 3.3 : Ô nhiễm do chăn nuôi lợn 8
Hình 3.4 : Ô nhiễm do khí thải của nhà máy 9
Hình 3.5 : Rác thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường 10
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Nền kinh tế ở các nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, sự phát triển dân số đô thị quá nhanh, hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt, hàng loạt các nhà máy, khu công nghiệp đã đang và sẽ mọc lên đồng nghĩa với một lượng khổng lồ hoá chất, khí độc thải ra môi trường sống của con người. Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với chúng ta, ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn). Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn. Hiện nay nhiều gia đình ở nước ta vẫn dùng than làm chất đốt. Bếp than thải ra một lượng khí cacbonic khá lớn, nhưng dù dùng bếp ga hoặc bếp dầu trong nhà cũng không tránh được việc thải ra khí cacbonic. Ngoài ra, trong quá trình xào nấu thức ăn sẽ bốc ra các hạt chất dầu mỡ làm ô nhiễm không khí trong bếp. Mặt khác, điều kiện sống hiện nay ở các thành phố còn chật chội, cơ thể con người luôn toả ra khí cacbonic và mồ hôi, chưa kể những người hút thuốc lá thải ra một lượng lớn khói thuốc làm ô nhiễm không khí trong nhà ở. Những nơi ồn ào hoặc giá rét, người ta lại thường đóng kín cửa sổ (để chống ồn và chống rét) khiến các loại khí độc hại không thoát ra ngoài được. Những đồ dùng mới sử dụng trong các gia đình như thảm nilon, giấy dán tường, đồ nhựa, v.v... cũng đem theo vào phòng ở các chất ô nhiễm như toluen, metylbenzen, formalđehyt,... Những hoá chất này đều rất có hại đối với sức khỏe con người. Nếu trong nhà có nuôi chó, mèo sẽ làm tăng thêm lượng khí cacbonic và mùi hôi trong phòng ở. Bụi và các tạp chất khí kể trên luôn bay lơ lửng trong không khí kèm theo các loại vi trùng, dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người.
Yêu cầu phải có cuộc sống tốt hơn, và vấn đề sức khoẻ được đặt ra trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm không khí đang trở thành mối lo ngại trên khắp hành tinh, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng. Buộc lòng chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu những phương pháp làm sạch môi trường sống một cách tốt nhất để đảm bảo vấn đề sức khoẻ cho chúng ta. Có rất nhiều phương pháp làm giảm thiểu sự ô nhiễm nhưng phương pháp hiện nay được nhiều người chú trọng nhiều nhất là trồng cây xanh. khái niệm "chất lượng không khí trong nhà", gọi tắt là IAQ (Indoor Air Quality), là một chỉ số quan trọng cho ngôi nhà hiện nay.
1.2 Lý do chọn đề tài
Trong khoảng 30 năm trở lại đây, người ta đã quan tâm nhiều hơn đến việc giảm ô nhiễm trong nhà, nhưng chỉ gần đây cộng đồng khoa học quốc tế lo lắng về việc giảm ô nhiễm không khí của những môi trường khép kín. Các nghiên cứu của Mỹ và châu Âu cho thấy, con người ở các nước công nghiệp dành hơn 90% thời gian của họ ở trong nhà. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ nghiên cứu sự phơi nhiễm của con người đối với các chất ô nhiễm trong không khí chỉ ra rằng, nồng độ trong nhà của các chất ô nhiễm có thể cao hơn 2-5 lần so với nồng độ ngoài trời. Để cải thiện môi trường sinh hoạt hằng ngày, nhóm chúng tôi nghĩ đến một phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả: trồng thử nghiệm cây Lục thảo trổ trong nhà. Để có một văn phòng làm việc thoải mái hay một căn phòng trong lành không có các chất độc do chính những dụng cụ trong nhà tạo ra, việc lựa chọn một loại cây thích hợp đặt trong nhà là một điều hết sức đúng đắn, vừa có lợi cho sức khoẻ, vừa trang trí cho căn phòng. Nhưng một điều đặc biệt là giá thành rẽ và tính thực tiễn cao.
1.3 Tổng quan tóm lược đề tài
1.3.1 Ô nhiễm không khí xung quanh
"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
Nguồn tự nhiên:
Do các hiện tượng tự nhiên gây ra:
Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.
Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này.
Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí.
Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi.
1.3.2 Ô nhiễm không khí trong nhà
1.3.2.1 Khái quát
Chúng ta thường nghĩ rằng ô nhiễm không khí cục bộ là vấn đề gây ra bởi công nghiệp hoặc giao thông – điều đó đúng – nhưng còn vấn đề ô nhiễm trong nhà.
Ô nhiễm trong nhà là sự ô nhiễm khi “có sự hiện diện của các chất ô nhiễm có tính chất vật lý, hóa học hoặc sinh học trong không khí của các môi trường bị giới hạn, mà các chất này không hiện diện một cách tự nhiên với số lượng lớn trong không khí ngoài trời của hệ sinh thái” (Bộ Môi trường Ý, 1991).
Ô nhiễm không khí trong nhà là do các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học của không khí ở bên trong ngôi nhà cao hơn mức bình thường và có tác động bất lợi đến sức khỏe. Ô nhiễm không khí trong nhà là cụm từ nói chung về sự ô nhiễm trong nhà ở, phòng làm việc, lớp học, nhà xưởng... Ô nhiễm không khí trong nhà thường không được để ý và khó nhận biết. Điều này có thể do ngôi nhà được làm kín, ít thông thoáng nên các nhân tố gây ô nhiễm tích tụ làm nồng độ ngày càng cao. Con người ở trong môi trường đó đã quen dần nên khó cảm nhận được những mối nguy hại đang gặp phải. Sinh sống và làm việc thường xuyên trong bầu không khí ô nhiễm làm cho con người không thoải mái, mệt mỏi, sức khỏe dần giảm sút. Ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây tổn thương đến đường hô hấp, niêm mạc hoặc tích tụ trong cơ thể gây ra các bệnh đối với gan và các bộ phận khác.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật, ô nhiễm không khí trong nhà được coi là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người. Người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ là nhóm người bị tổn thương nhiều nhất vì họ có nhiều thời gian ở trong nhà hơn. Năm 1992, Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí trong nhà ở các nước đang phát triển là một trong bốn vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất toàn cầu. Trung bình mỗi ngày mức ô nhiễm phát ra từ trong nhà thường vượt hơn so với những số liệu mà tổ chức WHO chỉ ra và đã được thừa nhận.
1.3.2.2 Nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà
Trong khoảng 500 điều tra chất lượng không khí trong nhà trong thập kỷ qua, Viện Quốc gia về an toàn lao động và Y tế (NIOSH) nhận thấy rằng các nguồn chính của vấn đề chất lượng không khí trong nhà là:
• Thiếu thông gió
52%
• Ô nhiễm từ bên trong xây dựng
16%
• Ô nhiễm từ bên ngoài tòa nhà
10%
• Ô nhiễm vi sinh
5%
• Ô nhiễm từ vải xây dựng
4%
• Không rõ nguồn
13%
Nhà là một khối không khí đóng, nhiều người cùng thở, toát ra hơi người và chia sẻ bầu không khí nhỏ đó; nhiều đồ đạc chất trong khoảng không gian đó; nhiều hoạt động diễn ra trong bốn bức tường đó (nấu ăn, làm việc, bài tiết…); nhiều thiết bị hoạt động tại đó (tivi, tủ lạnh, máy lạnh, máy vi tính, máy in, đèn chiếu sáng…). Mỗi căn nhà với vài chục mét vuông hoặc may mắn là hơn trăm mét vuông, nên chắc chắn, bầu không khí sau bốn bức tường ấy, sẽ đặc hơn khoảng không lồng lộng bên ngoài!
Ngoài những chất gây ô nhiễm cổ điển ai cũng biết như: hút thuốc lá, các chất nhiễm do đun nấu, sưởi, máy lạnh không sạch, khói xe, bụi từ bên ngoài, cống rãnh rò rỉ…; hiện người ta đang rất lưu ý đến những chất mới phát sinh từ nhu cầu sống hiện đại, từ các vật liệu dùng trong nội thất: đó là các hợp chất hữu cơ không bền, gọi là VOC (Volatile Organic Compounds) có trong một số loại sơn, vẹc-ni, chất nhuộm, đánh bóng…; hoặc các formaldehyde có trong các sản phẩm gỗ nhân tạo, ván ép, bàn ghế, các loại thảm sợi nhân tạo, các loại màn cửa…
Dĩ nhiên góp phần không nhỏ vào việc này phải kể đến các tác nhân ô nhiễm sinh học như các loại vi sinh, nấm, mốc, con mạt sống trong bụi, phân gián… Tất cả hình thành một loại "bụi nhà" (khác với bụi ngoài đường bay vào) mà chúng ta có thể hít vào.
Khói thuốc lá
Thải ra môi trường là một hỗn hợp có hơn 6.000 chất ở dạng khí và hạt được phát thải. Nhiều chất trong số các hợp chất này gây kích ứng mạnh và có ít nhất 40 hợp chất được biết có tác dụng gây ung thư ở người và động vật. Các hạt bụi trong khói thuốc lá cũng độc hại vì chúng có thể bị nuốt vào và có thể bị giữ lại trong phổi nhiều giờ sau khi ngưng hút thuốc.
Ngoài những ảnh hưởng gây kích ứng đến mắt, mũi, và cổ họng, khói thuốc lá còn tăng rủi ro về ung thư phổi và bệnh tim ở người không hút thuốc; tăng bệnh đường hô hấp ở trẻ em. Phụ nữ không hút thuốc có rủi ro cao hơn về ung thư phổi nếu chồng họ hút thuốc.
Hợp chất hữu cơ bay hơi
Môi trường trong nhà có khoảng 100 hợp chất hữu cơ bay hơi từ nhiều nguồn khác nhau như vật liệu xây dựng, đồ đạc, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu... Quần áo giặt khô có thể còn chứa dư lượng dung môi.
Nhiều hợp chất hữu cơ bay hơi có thể gây nghiện và dẫn đến làm suy nhược hệ thần kinh tự gây kích ứng cho mắt, mũi và họng, gây nhức đầu, choáng váng, rối loạn thị giác và nhiều tổn hại khác. Nhiều hợp chất hữu cơ bay hơi đo được trong nhà có khả năng gây ung thư cho người và động vật.
Formaldehyde
Là một khí cay không màu, phát thải chủ yếu là từ các sản phẩm ván ép làm từ hạt nhựa urê kết dính trong các vật liệu xây dựng, từ các thiết bị đốt như đồ gia dụng chạy bằng gas, lò sưởi, những vật dụng trang trí nội thất như bông cách nhiệt, vải, thảm, và vật liệu trải sàn nhà; sản phẩm giấy và mỹ phẩm.
Formaldehyde nồng độ thấp trong không khí có thể gây kích ứng mắt, mũi và họng, có khả năng gây chảy nước mắt, hắt hơi và ho. Ở nồng độ cao, nó có thể gây cảm giác buồn nôn và khó thở. Cơ quan quốc tế về Nghiên cứu Ung thư (IARC) phân loại formaldehyde thuộc nhóm chất có thể gây ung thư.
Ô nhiễm có bản chất sinh học
Việc nhà cung cấp dịch vụ bảo trì máy lạnh, dịch vụ dọn dẹp nhà cửa, dịch vụ thông cống thoát nước… đến chậm hơn thời gian lịch hẹn, làm không sạch, có thể gây nên tình trạng ô nhiễm có bản chất sinh học từ vi khuẩn, nấm, virus và bụi.
Điều này gây ra những dị ứng, dẫn đến viêm phổi, viêm mũi, và bệnh hen suyễn, biểu hiện ở hắt hơi, chảy nước mắt, ho, khó thở, chóng mặt, hôn mê sốt và rối loạn tiêu hoá. Trẻ em, người có tuổi, và những người đã có vấn đề về hô hấp, dị ứng, và bệnh phổi đặc biệt bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Khí hiếm
Khí hiếm tự nhiên phát thải từ đất, đá hoặc từ các vật liệu xây dựng như bê tông làm từ đá granit… Phơi nhiễm lâu dài với khí hiếm có thể tăng rủi ro về ung thư phổi.
Các loại hóa chất tẩy rửa
Thực tế thì hầu hết các ngôi nhà đều chứa đầy những mối nguy hiểm tiềm tàng.
Đó là lò vi sóng, bột giặt, nước lau sàn, sơn tường và cả thuốc trừ sâu. Thậm chí các bức tranh nghệ thuật, các sản phẩm thủ công và cả các loại đồ dùng để chăm sóc sân vườn cũng ẩn chứa những nguy cơ.
Rất nhiều đồ dùng trong nhà có thể gây hại cho trẻ nhỏ, vật nuôi và môi trường nếu không sử dụng hoặc tích trữ. Các chất độc trong các sản phẩm này sẽ gây hại nếu nuốt, hít phải hoặc phơi nhiễm qua da. Phản ứng của cơ thể đối với tình trạng nhiễm độc rất khác nhau. Nếu nhiễm độc nhiều có thể gây ảnh hưởng tới sự sinh sản hoặc các bệnh tật nghiêm trọng khác, thậm chí là tử vong.
Để tránh những rắc rối không đáng có này, cần để sản phẩm ở những vị trí thích hợp, và tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng. Cần tới cơ sở y tế ngay nếu hít, nuốt hoặc để các loại hóa chất này tiếp xúc với da.
Thuốc diệt côn trùng, cỏ dại…
Các loại thuốc này giúp bảo vệ con người khỏi các vi khuẩn, côn trùng gây hại nhưng chúng cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu phải sử dụng các chất này, hãy tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn trên sản phẩm, đặc biệt cẩn thận khi trong nhà có trẻ nhỏ.
Chất phóng xạ radon
Không thể nhìn, ngửi hay cảm nhận được sự có mặt của chất radon nhưng nó hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho ngôi nhà đang sống. Radon sinh ra từ sự phân rã phân tử uranium ở trong đất, sỏi và nước. Radon đứng thứ 2 trong số các nguyên nhân gây ra ung thư phổi ở Mỹ.
Nồng độ chất radon ở ngoài trời thường thấp hơn trong nhà. Radon có thể xâm nhập vào các ngôi nhà, căn hộ qua các vết nứt ở sàn, tường…. Radon cũng có mặt ở trong nước, đặt biệt là nước ngọt. Xét nghiệm là cách duy nhất cho biết nồng độ chất radon trong nhà.
Cacbon monoxide
Cacbon monoxide (CO) là chất khí không màu, không mùi nhưng cực kỳ độc hại. Có thể gây bệnh và tử vong ngay lập tức, tùy nồng độ. CO được tìm thấy trong quá khói thải từ ô tô, xe tải, đèn lồng, lò nướng, các loại thiết bị dùng gaz và hệ thống sưởi.
Con người sẽ bị ngộ độc khi hít phải chúng với các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, yếu mệt, buồn nôn, nôn mửa, đau tức ngực, rố loạn nhận thức.
Tuy nhiên, rất khó để nói rằng ai đó đang bị ngộ độc khí CO bởi vì các triệu chứng trên thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Những người đang ngủ hay say rượu có thể tử vong vì ngộ độc CO trước khi có các triệu chứng. Một máy dò CO sẽ cảnh báo cho bạn về mức độ C) trong nhà.
Ami-ăng
A-mi-ăng dạng sợi nhỏ đến mức bạn có thể không nhìn thấy chúng. Các a-mi-ăng sợi này có thể trôi nổi trong không khí và con người dễ dàng hít phải chúng. Phần lớn lượng a-mi-ăng sẽ được thải ra nhưng một số sẽ mắc lại trong phổi. Theo thời gian, chúng sẽ gây viêm và đe dọa chức năng của 2 lá phổi, gây ra các bệnh tật như bệnh phổi do hít phải a-mi-ăng (gây khó thở); u trung biểu mô (1 dạng ung thư hiếm ảnh hưởng tới phổi hay vùng bụng); ung thư phổi (diễn tiến của bệnh thường kéo dài trong nhiều năm và hút thuốc làm tăng nguy cơ).
Nhiễm độc chì
Chì là một kim loại tồn tại trong vỏ cứng của trái đất nhưng con người cũng góp phần thải nó vào môi trường thông qua việc sử dụng sơn và dầu mỏ. Chì cũng tìm thấy tron