Vấn đề xói lở bờ sông Cửu Long

Trong nhiều năm gần đây, quá trình diễn biến lòng sông Cửu Long đã dẫn đến hiện tượng xói, bồi, sạt lở mái bờ sông liên tục, rộng khắp trên toàn tuyến sông và đã gây nên những tổn thất rất nặng nề về người và của, là mối đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân ở ven sông, làm cản trở đến kế hoạch xây dựng, khai thác, phát triển bền vững dân sinh, kinh tế, xã hội, môi trường, gây mất ổn định các khu dân cư và an ninh quốc phòng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy công tác khảo sát, nghiên cứu phòng chống xói lở bờ sông Cửu Long từ lâu đã được nhiều cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương quan tâm, thực hiện, như Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ giao thông vận tải, Tổng cục khí tượng thủy văn, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, các sở khoa học, công nghệ và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc các tỉnh ven sông Cửu Long. Vì vậy xói lở trên sông Cửu Long là một vấn đề phức tạp, và thực tế đang đòi hỏi trong thời gian tới phải tập trung nhân lực và tài lực nhiều hơn cho vấn đề này nhằm giảm nhẹ thiên tai cho người dân nơi đây.

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4690 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề xói lở bờ sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
********************** ĐỀ TÀI : Họ và tên : Nguyễn Lê Yến Nhi Lớp : ĐHMT3B MSSV : 07701301 GVHD : GS.TSKH Lê Huy Bá TP.HCM, tháng 7 năm 2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 Giới thiệu sơ lược về sông Cửu Long 2 Xói lở bờ sông Cửu Long 2 2.1. Tầm quan trọng của sông Cửu Long 3 2.2. Đặc điểm quá trình biến đổi lòng dẫn của sông Cửu Long 3 2.3. Nguyên nhân, cơ chế và đặc điểm của hiện tượng xói lở bờ sông Cửu Long 5 2.4. Một số thiệt hại do hiện tượng xói lở gây ra 7 Các giải pháp kỹ thuật phòng chống xói lở, giảm nhẹ thiên tai trên sông Cửu Long..8 Một số công trình phòng chống xói lở bờ sông 8 3.2. Một số kiến nghị mang tính định hướng cho các giải pháp kỹ thuật phòng chống sạt lở, bảo vệ bờ trên sông Cửu Long 12 KẾT LUẬN 15 LỜI MỞ ĐẦU Trong nhiều năm gần đây, quá trình diễn biến lòng sông Cửu Long đã dẫn đến hiện tượng xói, bồi, sạt lở mái bờ sông liên tục, rộng khắp trên toàn tuyến sông và đã gây nên những tổn thất rất nặng nề về người và của, là mối đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân ở ven sông, làm cản trở đến kế hoạch xây dựng, khai thác, phát triển bền vững dân sinh, kinh tế, xã hội, môi trường, gây mất ổn định các khu dân cư và an ninh quốc phòng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy công tác khảo sát, nghiên cứu phòng chống xói lở bờ sông Cửu Long từ lâu đã được nhiều cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương quan tâm, thực hiện, như Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ giao thông vận tải, Tổng cục khí tượng thủy văn, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, các sở khoa học, công nghệ và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc các tỉnh ven sông Cửu Long. Vì vậy xói lở trên sông Cửu Long là một vấn đề phức tạp, và thực tế đang đòi hỏi trong thời gian tới phải tập trung nhân lực và tài lực nhiều hơn cho vấn đề này nhằm giảm nhẹ thiên tai cho người dân nơi đây. NỘI DUNG Giới thiệu sơ lược về sông Cửu Long Hình ảnh về sông Cửu Long Sông Cửu Long, hay Cửu Long Giang là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam. Bắt đầu từ Phnom Penh, nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Bassac (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long. Lưu lượng hai sông này rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô, lên đến 120.000 m³/s vào mùa mưa, và chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng Nam Bộ. Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng (Sóc Trăng) và đổ ra biển trước kia bằng ba cửa: cửa Định An, cửa Ba Thắc, cửa Tranh Đề, cửa Ba Thắc khoảng thập niên 1970 đã bị bồi lấp nên sông Hậu chỉ còn hai cửa biển ngày nay. Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp) đến Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa: - Sông Mỹ Tho, chảy qua tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang là thành phố Mỹ Tho và phía nam Gò Công, ra biển bằng cửa Đại và cửa Tiểu qua đường sông Cửa Tiểu - Sông Hàm Luông, chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm Luông - Sông Cổ Chiên, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh (tên cũ Vĩnh Bình), đổ ra biển bằng cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu. - Sông Ba Lai chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre (tên cũ Kiến Hòa), ra cửa Ba Lai.Hiện nay,cửa Ba Lai đã bị hệ thống cống đập Ba Lai ngăn lại.Hệ thống này nằm trong dự án ngọt hóa vùng ven biển của tỉnh Bến Tre. Xói lở bờ sông Cửu Long : Tầm quan trọng của sông Cửu Long : Hệ thống sông ở đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long : Đồng bằng sông cửu long có diện tích 39000 km2, với dân số khoảng 18 triệu người, trong đó trên 50% dân số sống tập trung ven sông. Dọc hai bên sông là nơi tập trung hầu hết các đô thị lớn của đồng bằng sông Cửu Long. Là tuyến thoát lũ chủ yếu cho đồng bằng sông Cửu Long. Là nguồn cung cấp nước ngọt cho dân sinh, nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp và cho lâm nghiệp. Là hệ thống giao thông thủy đặc biệt quan trọng nối liền giữa các vùng dân cư thuộc đồng bằng sông Cửu Long, với thành phố hồ chí minh, với cả nước và quốc tế. Là nơi cung cấp thủy sản, đồng thời là tuyến du lịch sinh thái quan trọng của đất nước. Là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, vật liệu tôn nền cho các đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đặc điểm quá trình biến đổi lòng dẫn của sông Cửu Long : Kết quả phân tích tài liệu điều tra, tài liệu lịch sử, cũng như tài liệu thực đo và ảnh viễn thám ở các thời điểm khác nhau dọc theo sông Cửu Long cho thấy lòng dẫn của sông Cửu Long có sự biến đổi lớn qua các thời kỳ. Sự biến đổi đó được thể hiện cụ thể như sau: + Khu vực lòng dẫn biến hình mạnh mẽ làm ảnh hưởng rõ rệt đến điều kiện dòng chảy là các khu vực Tân Châu, Hồng Ngự, Vàm Nao, Sa Đéc, Mỹ Thuận, Vĩnh Long, Long Xuyên... + Khu vực lòng dẫn biến đổi từ từ, cường độ yếu (dưới 5 m/năm) không làm thay đổi đáng kể đến điều kiện dòng chảy là các khu vực sông Hậu, sông Cửa Đại. + Khu vực xói bồi làm dịch chuyển, thay đổi kích thước, nối liền các bãi giữa với cù lao, bãi giữa với bãi bên và bồi lấp làm hẹp lòng sông chủ yếu là khu vực ảnh hưởng triều. + Khu vực biến đổi ở vùng cửa sông ven biển, trong đó xu hướng trội dẫn đến sự mở rộng diện tích đất đai vùng ven biển. Kết quả thành lập bản đồ biến đổi lòng dẫn của sông Cửu Long còn cho thấy tính chất và cường độ biến đổi lòng dẫn của các sông rất khác nhau và trên một dòng sông sự khác biệt đó cũng rất rõ rệt giữa các đoạn. Chẳng hạn nếu so sánh sự biến đổi lòng dẫn của sông Tiền và sông Hậu thì thấy sông Tiền có sự biến động mạnh hơn, nhanh hơn, phạm vi lớn hơn và phức tạp hơn. Kết quả nghiên cứu quá trình biến đổi lòng dẫn, biến hình lòng sông dọc theo sông Cửu Long cũng thấy: ở đoạn trên cửa sông, khu vực có chế độ triều sông điển hình cho quá trình sông thì các hiện tượng xói lở chiếm ưu thế; ở cửa sông gần biển, khu vực có chế độ triều biển điển hình cho quá trình biển thì các hiện tượng bồi lắng bùn cát chiếm ưu thế. Ranh giới của khu vực chế độ triều sông và triều biển đối với sông Tiền là vùng Cái Bè, cách biển khoảng 80 km; đối với sông Hậu là vùng cửa sông Mang Thít, cách biển khoảng 80 km. Trong khu vực chế độ triều sông, hiện tượng xói lở lòng sông, sạt lở mái bờ sông để phát triển một nhánh sông cũng như việc bồi lấp, thoái hóa để đổi dòng là điều thường xảy ra. Trong khu vực chế độ triều biển, hiện tượng bồi lắng bùn cát dọc theo ven bờ phát triển thành các giồng, các doi song song với bờ sông, bờ biển, bồi lắng hình thành bãi nổi giữa sông, phát triển thành các bãi, cồn, đảo cù lao... phân chia dòng sông thành nhiều nhánh, hoặc lấn ra biển kéo dài bờ sông, hoặc phát triển nối liền với bãi bên, bồi lấp và thoái hóa một nhánh sông... Tóm lại, đặc điểm của quá trình biến đổi lòng dẫn sông Cửu Long có thể tóm lược như sau: - Sông Cửu Long thuộc loại hình xen kẽ giữa đoạn sông tương đối thẳng và đoạn sông phân lạch, quá độ bởi các nút khống chế hình thái sông (Tân Châu, Mỹ Thuận, Cái Bè, Chợ Lách...). Các nút hình thái sông này có tác dụng điều khiển các quá trình diễn biến, tạo lòng và thế sông của đoạn sông thượng hạ du của nó. Quá trình tranh chấp, phát triển và thoái hóa của các lạch đã gây ra hiện tượng xói bồi biến hình lòng sông. Lạch chính đang phát triển gây hiện tượng xói lở bờ sông. Lạch phụ thoái hóa gây hiện tượng bồi lắng, đổi dòng. Nhìn chung tốc độ xói lở bờ càng về hạ du càng chậm. - Đặc điểm của hình thái mặt bằng thể hiện rõ đặc điểm hình thái sông chịu ảnh hưởng của triều là đoạn cong có lòng sông hẹp và sâu, đoạn thẳng quá độ có lòng sông rộng và nông. Khác với sông không chịu ảnh hưởng của thủy triều, quan hệ hình thái lòng sông của đoạn sông thẳng quá độ lớn hơn sông cong. Trong quá trình biến hình lòng sông Cửu Long, chiều dài đoạn sông thẳng quá độ càng ngắn lại, chiều rộng lòng sông vùng đỉnh cong càng ngày càng thu hẹp, vị trí của hố xói không tuân thủ theo định luật Farger (đối với sông không ảnh hưởng triều). Để duy trì khả năng thoát nước, đoạn thẳng có độ sâu bé, đoạn cong có độ sâu lớn. Vì vậy, muốn giảm độ sâu phải nắn thẳng tuyến sông, giảm bớt bán kính cong... Nguyên nhân, cơ chế và đặc điểm của hiện tượng xói lở bờ sông Cửu Long: Nguyên nhân : Quá trình xói bồi, biến hình lòng sông, sạt lở mái bờ sông Cửu Long hết sức phức tạp, đó chính là kết quả của quá trình tác động qua lại giữa dòng nước và lòng sông trong điều kiện tự nhiên và có tác động của con người. Trong đó dòng nước là nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp, đóng vai trò chủ đạo, với điều kiện lòng sông Cửu Long có các đặc trưng cơ lý và hóa học của địa chất nền yếu, có quá trình lòng dẫn và hình thái sông mang những sắc thái riêng của sông vùng triều... Về điều kiện tự nhiên, chúng ta có thể thấy rằng, dòng chủ lưu và trục động lực ép sát bờ, hướng vào bờ với một góc công phá nhất định, có lưu tốc lớn vượt quá giới hạn cho phép của đất bờ và bùn cát lòng sông; dòng nước với các hiện tượng thủy lực cục bộ (dòng xoắn, dòng xoáy, dòng chảy vòng ở các khu vực đỉnh cong, ở các khu vực phân nhập lưu, ở các khu vực cầu phà...) là nguyên nhân chính, chủ đạo gây ra sạt lở bờ sông Cửu Long. Điều kiện địa chất bờ sông mềm yếu, lại bị ngập sâu lâu ngày trong nước lũ đã làm tăng nhanh quá trình tan rã cơ học, xúc biến cơ học, xói ngầm cơ học của đất bờ, cộng với điều kiện gia tăng áp lực thấm khi lũ xuống, triều rút đã thúc đẩy quá trình sạt lở bờ sông Cửu Long. Quá trình diễn biến lòng sông làm thay đổi thế sông, hình thái sông cùng với các lực tác dụng khác (kể cả lực Côriolit...) cũng đã góp phần tác động đáng kể đến vấn đề xói lở trên sông Cửu Long. Tác động của con người, gồm các hoạt động khai thác thủy lợi, giao thông, xây dựng (hệ thống kênh mương, trạm bơm, cầu, phà, tuyến luồng, chạy tàu, kiến trúc trên sông và ven sông, việc khai thác cát xây dựng trong lòng sông, việc khai thác các bãi bồi ven sông...) chưa theo đúng quy hoạch chỉnh trị sông sẽ gây diễn biến lòng sông và sạt lở mái bờ sông Cửu Long. Cơ chế : Cơ chế của quá trình sạt lở bờ sông Cửu Long là vừa có xói phổ biến, vừa có xói cục bộ, vừa có sạt lở mái sông; xâm thực vừa có tính xung kích thủy lực từ dòng chảy sông, vừa có tác động của dòng nước ngầm; sạt lở vừa có tính mất cân bằng về sức tải cát, vừa có tính chất mất cân bằng về cơ học đất. Phương thức chung là sạt lở cả về mùa lũ và mùa kiệt. Về đặc điểm của quá trình sạt lở bờ sông, các kết quả phân tích ban đầu cho thấy: Sự chênh lệch của cao trình lòng sông và bãi sông càng lớn, sự biến đổi của biên độ nước trong sông càng lớn, vận tốc dòng chảy càng lớn, lưu lượng càng lớn, tổng lượng nước nguồn về càng lớn, thời gian lũ càng kéo dài thì tốc độ sạt lở bờ càng nhanh. Sự phân bố của các lớp đất mềm yếu, lớp cát dễ xói càng nông thì tốc độ xói lở càng nhanh; ngược lại sự phân phối các lớp cát dễ xói càng sâu, thì tốc độ sạt lở bờ sông càng chậm và khi sạt lở thường hình thành cung trượt lở lớn (Tân Châu 1982, 1984, 1988; Hồng Ngự 1992). Lớp đất mềm yếu, lớp cát phía dưới bị xói nhanh hơn lớp đất trên mặt làm cho mái bờ sông rất dốc, vượt qua mái dốc giới hạn, buộc bờ sông phải sạt lở để tạo cho mái bờ sông ổn định tạm thời. Sau đó lớp đất phía dưới lại tiếp tục bị xói nhanh hơn lớp đất trên mặt, làm cho mái bờ sông rất dốc, bờ sông lại lở một đợt lở mới... Do đó bờ sông không phải bị bào mòn đều đều liên tục, mà bị sạt lở từng đợt. Đường viền bờ sông không hình thành đường cong trơn. Hiện tượng xói lở : Sạt lở bắt đầu từ việc xuất hiện các vết nứt trên mặt bờ sông với chiều dài 10-40 m, cách bờ sông 10-15 m như tại Mỹ Thuận (1978, 1986), Vĩnh Long (1980), Mang Thít (1995), Long Xuyên (1997), Cần Thơ (1994). Cũng có những cung trượt lớn với chiều dài 100-200 m, sâu vào bờ 30-50 m như tại Tân Châu (1982, 1988), Hồng Ngự (1992). Hình ảnh sạc lở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Khu vực Gò Công Đông ( Tiền Giang): Độ rộng của bãi khá lớn có chỗ từ 5 – 7 km. Vật liệu phủ bãi chủ yếu là sét bùn, lớp phủ thực vật tương đối phong phú, chủ yếu là rừng đước trồng theo quy hoạch, tốc độ xói mòn trung bình tại đây từ 10 – 15m/năm, độ sâu xói mòn 1m. Thời gian bị xói lở mạnh tứ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau, mạnh nhất từ tháng giêng đến tháng 3. Khu vực Gành Hào ( Bạc Liêu ): khu vực này có bãi triều rộng từ 2 – 5km, độ dốc bãi nhỏ từ 0.001 – 0,002. Vật liệu phủ bãi chủ yếu là sét bùn, lớp phủ thực vật chủ yếu là loại cây hoang dại mọc thưa thớt. Xói lở thường xảy ra ở khu vực này vào giai đoạn từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau ( vào thời kì gió chướng mạnh ), tốc độ xói bình quân hàng năm từ 20 -30m theo chiều ngang và 0,5 – 1m theo hướng thẳng đứng, trên khoảng chiều dài đường bờ 3 – 4 km. Khu vực Tây Nam Bộ (từ Cà Mau đến Hà Tiên ) : khu vực này phổ biến là đồng bằng ngập mặn, ít các giồng cát, chịu ảnh hưởng bán nhật triều có độ lớn xấp xỉ 1m, có 5 khu vực sạc lở với chiều dài khu vực sạc lở không lớn, còn lại tại chủ yếu bờ hội tụ. Một số thiệt hại do hiện tượng xói lở gây ra : Nhiều cầu đường, giao thông, bến phà và nhiều trụ sở cơ quan, bệnh viện, trường học, cơ sở kinh tế, công trình kiến trúc, công trình văn hóa, cơ sở hạ tầng bị sụp đổ xuống sông. Tuyến giao thông thủy quốc tế sang Campuchia đã bị bồi nhiều đoạn dẫn tới hiện tượng tàu vận tải mắc cạn, thậm chí nhiều tháng mùa khô đường thủy không được thông thương. Cửa sông Định An là cửa ngõ vào cảng Cần Thơ bị bồi lắng nghiêm trọng gây thiệt hại hàng năm rất lớn. Nguy hiểm hơn hiện tượng bồi lắng hệ thống sông ở đồng bằng sông Cửu Long mấy năm gần đây đã làm giảm khả năng thoát lũ góp phần tăng cao trình đỉnh lũ, kéo dài thời gian ngập lụt nhiều vùng. Các giải pháp kỹ thuật phòng chống xói lở, giảm nhẹ thiên tai trên sông Cửu Long : Một số công trình phòng chống xói lở bờ sông : Thảm bê tông FS. Ưu điểm : thích hợp với nền mềm yếu do phân bố lực đều, vữa bêtông dàn trải che kín nền, trải liên tục từ dưới lên trên Nhược điểm : giá thành cao, công nghệ thi công phức tạp, thiết bị thi công chuyên dụng lớn. Thảm bê tông tự chèn lưới thép - thảm P.Đ.TAC-M Thảm bê-tông tự chèn đan lưới có kết cấu gồm ba lớp chính: lớp trên là tâm bản che chắn, lớp hai là lớp lưới thép liên kết các viên thảm, lớp ba là hệ chân định vị tự chèn làm nhiệm vụ chống trượt. Lớp thứ hai và ba có tác dụng thay cho lớp đệm đá có diện tích 4x6m, dày 10m, làm giảm lưu tốc dưới nền hạn chế hiện tượng xói mòn nền. Ngoài ra, do được cấu tạo theo hình lục lăng, nên những khe hở khi được lắp ghép với nhau phân bố rất đều Thảm P.Đ.TAC- M có cấu tạo rộng và dài hơn với chiều rộng mặt thảm trung bình 3,2m, độ dày 5-6m, đặc biệt chiều dài đã đạt tới 78m ở mức tối thiểu (là loại thảm có chiều dài nhất trên thế giới hiện nay). Do được cấu tạo như trên nên thảm có khả năng che kín hết bề mặt bờ sông, bờ biển, kéo dài từ phía trên của bờ xuống tận đáy hồ, đủ trọng lượng để chống chịu dòng chảy với vận tốc 7m/giây. Giữa các khối thảm được liên kết với nhau bằng hệ thống sợi dây thép có đường kính 6mm, do đó khe hở được phân bố rất đều giúp cho việc phân tiêu thoát nước thuận lợi. Vải địa kỹ thuật ( Vải ĐKT ) Đối với các công trình bảo vệ bờ vải ĐKT phải đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau: Chặn đất tốt, thấm nước tốt, chống tắc, độ bền thi công, tuổi thọ cao. Cừ bản nhựa vinyl : Cừ bản nhựa được chế tạo từ PVC ( Poly Vinyl Chloride ) và các phụ gia đặc biệt có chiều dày 5 – 12 mm, chiều rộng bản cừ nhựa 0,3 – 0,6m Chống xói lở bằng cỏ Mô hình này tỏ ra thích hợp với những nơi ngập sâu, dòng chảy mạnh. Trong đó, tre là loại cây có rễ chùm, sức bám đất mạnh mọc thành bụi, tạo thành mạng lưới bao giữ lấy đất, thân cao chịu được ở những vùng ngập sâu; còn cỏ vetiver có tác dụng chống xói mòn mái dốc rất tốt. Với những ưu điểm: hiệu quả cao, chi phí thấp, áp dụng đơn giản, thân thiện với môi trường, cỏ vetiver đã trở thành sự lựa chọn để giảm nhẹ bất lợi của thiên tai ở Việt Nam. Chưa kể, làm kè bằng đá hộc, bê-tông, phải khai thác, vận chuyển nguyên liệu từ xa đến. Khi xây bờ kè, phải đào đắp nên thải một lượng lớn đất xuống sông, làm thay đổi dòng chảy, gây trầm trọng thêm vấn đề thiên tai. Mặt khác, bê-tông mảng phủ lên lõi đất cát, rất dễ gãy vỡ khi có xói lở ngầm. Cỏ vetiver thuộc họ Graminaea, tên khoa học Vetiveria zizanioides L.. Loài cỏ này trong những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ vì lợi ích to lớn của chúng là chống xói mòn do bộ rễ phát triển mạnh, thành chùm đan xen trong đất và có thể chịu được lực bằng 1/6 lần so với chịu lực của bê-tông (75 Mpa) Du nhập vào Việt Nam từ năm 1999 nhưng đến nay cỏ vetiver thực sự mới được nhiều người biết đến. Ðây là loại cây lưu niên, chỉ cần chăm sóc tối thiểu là nhanh chóng hình thành hàng rào dày đặc chịu hạn hán và ngập lụt tốt. Phần lớn rễ cỏ vetiver mọc thẳng xuống ít nhất ba mét, không hại đáng kể tới cây trồng, vừa làm giảm lượng nước chảy đi và tăng nguồn nước ngầm. Do bộ rễ phát triển mạnh thành chùm, đan xen trong đất và có thể chịu lực bằng 1/6 lần so với bê-tông nên hàng rào vetiver có tác động đệm rất tốt, chống được xói mòn nếu đặt theo đường đồng mức với khoảng cách nhất định. Ngoài việc là một hàng rào bảo vệ hiệu quả, cỏ vetiver còn có thể giải phóng được năng lượng từ dòng xoáy của nước lũ tạo thành dải bờ kè thiên nhiên bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng rất hiệu quả và rẻ, giúp bảo vệ các công trình đập, kênh, đường bộ, sông hồ thủy điện không bị bồi lấp, chống lũ lụt, hạn chế dòng chảy mất mùa trên diện rộng. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 37 con sông trong đó có hơn 140 điểm thường xuyên sạt lở mạnh với chiều dài hàng chục km. Ðến nay đã có hơn 3.000 héc-ta đất đã trôi xuống  sông. Chỉ riêng An Giang, hàng năm bị mất bình quân 3,75 triệu mét khối đất, thiệt hại 16,8 tỷ đồng. Những vạt cỏ vetiver đầu tiên được trồng tại một con kênh bị sạt lở nặng ở xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã giữ bờ đất vững chãi, bờ kênh vẫn nguyên vẹn qua nhiều mùa lũ. Tại đê bao huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) và đê bao ở một số  cụm, tuyến dân cư vượt lũ khu vực Ðồng Tháp Mười (tỉnh Long An), sau khi trồng bốn tháng, lượng đất trên mái đê mất do bị xói mòn, sạt lở giảm chỉ còn 50 đến 100 tấn/ha (nếu không trồng cỏ thì mất từ 400 đến 750 tấn/ha). Tỉnh An Giang dự kiến từ nay đến năm 2010 trồng thêm sáu triệu bụi cỏ vetiver (tương đương 3.100 ha) để chống sạt lở bờ đê, bờ sông, hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Ước tính biện pháp này sẽ giúp tiết kiệm cho ngân sách khoảng 50 tỷ đồng (phí nạo vét, tu bổ). Theo ước tính của tỉnh An Giang, từ năm 2006 đến năm 2010, khi ứng dụng hệ thống vetiver để chắn sóng, bảo vệ đê kinh, cụm tuyến dân cư thì sẽ giảm khoảng 47,8 tỷ đồng chi phí nạo vét, tu bổ. Công nghệ thi công thả thảm đá dưới nước Xử lý chống xói lở bằng công nghệ STABIPLAGE Mô hình công nghệ STABIPLAGE STABIPLAGE là 1 công trình tự thích ứng trong nhiều loại môi trường; Sự lắp đặt không cần có nhiều thiết bị máy móc nhưng thi công nhanhvà không gây rối loạn môi trường; là 1 kết cấu địa-vật liệu tổng hợp(géocompositte) được phun cát vữa thủy lực với nguyên lí chủ yếu là thu giữ, tích tụ và duy trì tại chỗ các trầm tích. Một số kiến nghị mang tính định hướng cho các giải pháp kỹ thuật phòng chống sạt lở, bảo vệ bờ trên sông Cửu Long: Quy trình công nghệ dự báo xói lở bờ hệ thống sông ở Đồng bằng Sông Cửu Long Thứ nhất, trong giai đoạn hiện nay lấy việc dự báo di dời phòng tránh thiên tai làm chính, có kết hợp bảo vệ bờ ở những nơi trọng điểm (nơi có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng, nơi có ý nghĩa quan trọng về hình thái sông và quá trình biến đổi lòng dẫn - những điểm nút khống chế). Dựa vào tài liệu thực đo, tài liệu lịch sử và ảnh viễn thám, kết hợp điều tra dân gian; dựa vào kết quả nghiên cứu về diễn biến lòng sông, hình thái sông, nguyên nhân xói lở bờ và một số phương pháp kinh nghiệm... chúng tôi đã tiến hành dự báo tốc độ và phạ