Vận dụng cặp phạm trù khả năng hiện thực của phép biện chứng duy vật để thấy rõ tình hình phát triển của du lịch Việt Nam từ 1960 - 2010
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu, phân tích và phát hiện du lịch là mọt hiện tượng kinh tế mới, là tiềm năng nếu được khai thác tốt sẽ là động lực để khắc phục những hậu quả nặng nề về kinh tế do chiến tranh để lại. Họ tin tưởng rằng du lịch sẽ tác động đến sự duy trì, mở rộng mối quan hệ kinh tế thế giới. Do ứng dụng thành tựu Khoa học kỹ thuật vào các ngành kinh tế khác nhau, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai các nước công nghiệp cũng như các nước thuộc thế giới thứ ba đều bước vào thời kỳ phát triển kinh tế mới. Sau thời kỳ khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại, kinh tế phát triển với tốc độ cao, đời sống dân cư được cải thiện. Giao thông và các công trình hạ tầng cơ sở được khôi phục, phát triển mới. Theo số liệu của tổ chức du lịch thế giới năm 1950 có 26,58 triệu lượt người đi du lịch sau 10 năm 1960 đã tăng lên 69,3 triệu. Năm 1970 có 165,7 triệu năm 1980 có 248,2 triệu năm 1990 có 455,8 triệu và năm 1995 là 567 triệu. Thu nhập về du lịch cùng thời gian đó là 1950 có 2,1 tỷ USD, 1960 có 6,87 tỷ USD, 1970 có 17,9 tỷ USD, 1980 có 103,2 tỷ USD, 1990 có 261 tỷ USD và 1996 là 372 tỷ USD. Số lượt người tham gia hành trình du lịch năm 1996 so với 1950 tăng gần 22,16 lần. Thu nhập ngoại tệ tăng 177 lần. Du lịch đã thật sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội. Hoạt động du lịch được coi là một ngành kinh tế có hiệu quả cao. Ngày nay du lịch đã được xã hội hoá, phát triển ở mức độ cao và trở thành một ngành kinh tế. Nhiều nước trên thế giới đã đặt du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, là quốc sách. Theo ông G.Lipmen Chủ tịch WTTC hội đồng du lịch thế giới có 252 triệu (10,7%) của tổng số việc làm trên thế giới là do ngành du lịch tạo ra và 100 triệu việc làm nữa sẽ được tạo ra trong 10 năm tới. Theo báo cáo của WTTC tổng thu nhập của năm 1997 của ngành du lịch thế giới là 3,8 nghìn tỷ USD tương đương 10,7% tổng sản phẩm quốc dân (GDP) thế giới. Những điều trình bày ở trên giúp chúng ta thấy được vai trò của công nghiệp du lịch trong nền kinh tế quốc dân từ đó chúng ta suy nghĩ về phương hướng và đổi mới trong cung cách nhằm phát triển du lịch ở nước ta . Xuất phát từ đó phạm vi của việc nghiên cứu là trong phạm vi hẹp em đã nghiên cứu đề tài: “Vận dụng cặp phạm trù khả năng hiện thực của phép biện chứng duy vật để thấy rõ tình hình phát triển của du lịch Việt Nam từ 1960 -2010”. Đề tài gồm ba phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Cơ sở lý luận và thực tiễn của tình thình phát triển du lịch ở nước ta (1960 -2010) Phần III: Kết luận