Trên thế giới, từ thế kỉ XX đã xuất hiện nhiều phương pháp dạy học tích cực. Cụm từ
"phương pháp dạy học tích cực" được sử dụng để chỉ những phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Bằng kinh nghiệm, vốn tri thức sẵn có
của mình, người học tích cực, chủ động vận dụng để giải quyết tình huống mới, qua đó hình
thành tri thức mới.
Trong phạm vi đề tài này, tác giả dùng cụm từ "Phương pháp dạy học tích cực" để chỉ
những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học nhằm
hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, hay nói cách
khác là vận dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của
người học.
Trong toán học, hình học vốn đã hấp dẫn học sinh bởi tính trực quan của nó. Chúng ta
không thể phủ nhận được ý nghĩa và tác dụng to lớn của hình học trong việc rèn luyện tư duy
toán học, một phẩm chất rất cần thiết cho hoạt động sáng tạo của con người. Tuy nhiên, học
2
toán mà đặc biệt là môn hình học, mỗi học s inh đều cảm thấy có những khó khăn riêng của
mình. Nguyên nhân của những khó khăn đó là:
- Học sinh chưa nắm vững các khái niệm cơ bản, các định lý, tính chất của các hình đã
học. Một số học sinh không biết cách vận dụng các kiến thức ấy như thế nào vào việc giải bài
tập.
- Sách giáo khoa cung cấp cho học sinh một hệ thống đầy đủ các kiến thức cơ bản
nhưng chưa thể truyền tải các kiến thức đó đến các em một cách sâu đậm nếu không có bàn
tay chế biến của người giáo viên. Hơn nữa, khi học sinh phải tiếp xúc với c ác bài toán, các
chuyên đề toán nâng cao, mà người giáo viên chưa kịp trang bị đủ các kỹ năng cần thiết để
giải toán thì sẽ rất dễ dẫn đến tâm lí chán nản, buông xuôi ở nhiều học sinh.
26 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3752 | Lượt tải: 9
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng giải các bài toán cực trị hình học thuộc chương trình lớp 8, 9 trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vận dụng một số phương pháp dạy
học tích cực để rèn luyện kỹ năng giải
các bài toán cực trị hình học thuộc
chương trình lớp 8, 9 trung học cơ sở
Vận dụng một số phương pháp dạy học tích
cực để rèn luyện kỹ năng giải các bài toán cực
trị hình học thuộc chương trình lớp 8, 9 trung
học cơ sở
Hoàng Trung Thành
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Hữu Châu
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phương pháp dạy học tích
cực và kỹ năng giải toán. Nghiên cứu một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kỹ
năng giải các bài toán cực trị hình học thuộc chương trình lớp 8, 9 theo hướng tích cực
hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá
tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
Keywords: Phương pháp giảng dạy; Toán học; Dạy học tích cực; Trung học cơ sở
Content
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Trên thế giới, từ thế kỉ XX đã xuất hiện nhiều phương pháp dạy học tích cực. Cụm từ
"phương pháp dạy học tích cực" được sử dụng để chỉ những phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Bằng kinh nghiệm, vốn tri thức sẵn có
của mình, người học tích cực, chủ động vận dụng để giải quyết tình huống mới, qua đó hình
thành tri thức mới.
Trong phạm vi đề tài này, tác giả dùng cụm từ "Phương pháp dạy học tích cực" để chỉ
những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học nhằm
hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, hay nói cách
khác là vận dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của
người học.
Trong toán học, hình học vốn đã hấp dẫn học sinh bởi tính trực quan của nó. Chúng ta
không thể phủ nhận được ý nghĩa và tác dụng to lớn của hình học trong việc rèn luyện tư duy
toán học, một phẩm chất rất cần thiết cho hoạt động sáng tạo của con người. Tuy nhiên, học
2
toán mà đặc biệt là môn hình học, mỗi học sinh đều cảm thấy có những khó khăn riêng của
mình. Nguyên nhân của những khó khăn đó là:
- Học sinh chưa nắm vững các khái niệm cơ bản, các định lý, tính chất của các hình đã
học. Một số học sinh không biết cách vận dụng các kiến thức ấy như thế nào vào việc giải bài
tập.
- Sách giáo khoa cung cấp cho học sinh một hệ thống đầy đủ các kiến thức cơ bản
nhưng chưa thể truyền tải các kiến thức đó đến các em một cách sâu đậm nếu không có bàn
tay chế biến của người giáo viên. Hơn nữa, khi học sinh phải tiếp xúc với các bài toán, các
chuyên đề toán nâng cao, mà người giáo viên chưa kịp trang bị đủ các kỹ năng cần thiết để
giải toán thì sẽ rất dễ dẫn đến tâm lí chán nản, buông xuôi ở nhiều học sinh.
- Đối với bộ môn hình học, ngoài các bài toán về chứng minh hình học, các bài toán
dựng hình, bài toán quỹ tích còn có "Các bài toán cực trị hình học" (hay còn gọi là các bài
toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất trong hình học phẳng). Đây là những dạng toán khó,
hấp dẫn, thường gặp trong các câu hỏi khó của các đề thi tốt nghiệp, các đề thi chọn lọc học
sinh giỏi toán thuộc chương trình lớp 8, 9, thi tuyển sinh vào lớp 10 ở các trường chuyên,
trường năng khiếu.
Xuất phát từ những vấn đề, trên và giúp học sinh có những định hướng chung ban đầu
khi gặp những bài tập về cực trị hình học, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài "Vận dụng một số
phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng giải các bài toán cực trị hình học
thuộc chương trình lớp 8, 9 trung học cơ sở".
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu một số phương pháp dạy học nhằm hướng tới hoạt động hóa, tích cực
hóa hoạt động nhận thức của người học, hay nói cách khác là phát huy tính tích cực nhận thức
của người học. (Ví dụ: Phương pháp vấn đáp, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề,
phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp dạy học khám phá ... )
- Đề xuất một số kịch bản dạy học về việc vận dụng một số phương pháp dạy học tích
cực nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán cực trị hình học thuộc chương trình líp 8, 9 ở trường
THCS.
3. Phạm vi nghiên cứu
Các bài toán cực trị hình học thuộc chương trình lớp 8, 9 THCS.
4. Mẫu khảo sát
Học sinh khối 8, 9 (8A1, 8A2, 9A1, 9A2) - Trường THCS Nguyễn Trãi - Ba Đình - Hà
Nội.
5. Vấn đề nghiên cứu
3
- Thế nào là phương pháp dạy học tích cực ?
- Các kỹ năng giải các bài toán cực trị hình học thuộc chương trình 8, 9 ?
- Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực như thế nào để rèn luyện kỹ năng giải các
bài toán cực trị hình học thuộc chương trình lớp 8, 9 THCS.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng giải các bài toán cực
trị hình học thuộc chương trình lớp 8, 9 trung học cơ sở sẽ tích cực hoá hoạt động nhận
thức của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu lý luận (triết học, giáo dục học, tâm lý học và lý luận dạy
học bộ môn Toán).
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, bài viết, sách giáo viên, sách nâng cao
lớp 8, 9 có liên quan đến các bài toán cực trị hình học.
- Nghiên cứu cỏc công trình khoa học có các vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài.
7.2. Điều tra xã hội học
- Dự giờ, quan sát việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh ở các lớp trong
chuyên đề "cực trị hình học".
- Sử dụng phiếu trắc nghiệm và phỏng vấn trực tiếp học sinh, đồng nghiệp và cỏc phụ
huynh học sinh.
7.3. Thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực nghệm sư phạm với lớp học thực nghiệm và lớp học đối chứng trên cùng
một lớp đối tượng.
- Thực nghiệm đối chứng.
- Đánh giá của giáo viên và học sinh sau khi dạy và học xong chuyên đề "cực trị hình học".
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trỡnh bày
trong 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phương phỏp dạy học tớch cực và kỹ năng
giải toỏn.
Chương 2: Một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng giải các bài toán cực trị hình
học thuộc chương trình lớp 8, 9 theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
4
5
Chương 1
một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về phương pháp dạy học tích cực và kỹ năng giải toán
1.1. Phương pháp dạy học tích cực
1.1.1. Tính tích cực nhận thức của người học
1.1.1.1 Tính tích cực
Theo tác giả I. F. Kharlamop: "Tính tích cực là trạng thái hoạt động của học sinh, đặc
trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững tri
thức".
Hình thành và phát triển tính tích cực nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng và chủ
yếu của giáo dục nhằm đào tạo ra những con người tự chủ, năng động, sáng tạo, phù hợp với
yêu cầu của xã hội trong thời kì mới. Có thể xem tính tích cực như là một điều kiện đồng thời
là kết quả của sự phát triển nhân cách học sinh trong quá trình phát triển giáo dục.
1.1.1.2. Tính tích cực học tập
I. F. Kharlamop khẳng định: “Học tập là quá trình nhận thức tích cực”, ở đó tính tích cực
không chỉ tồn tại như một trạng thái, một nét tính cách cụ thể mà nó còn là kết quả của quá
trình tư duy, là mục đích cần đạt của quá trình dạy học và nó có tác dụng nâng cao không
ngừng hiệu quả học tập của học sinh.
G. I. Sukina đã chia tính tích cực ra làm ba cấp độ:
+ Tính tích cực bắt chước tái hiện: Xuất hiện do tác động kích thích bên ngoài (yêu cầu
của giáo viên), trong trường hợp này, người học thao tác trên đối tượng, bắt chước theo mẫu
hoặc mô hình của giáo viên, nhằm chuyển đối tượng từ ngoài vào trong theo cơ chế: “Hoạt
động bên ngoài và bên trong có cùng cấu trúc”. Nhờ đó, kinh nghiệm hoạt động được tích luỹ
thông qua kinh nghiệm của người khác.
+ Tính tích cực tìm tòi: đi liền với quá trình hình thành khái niệm, giải quyết các tình
huống nhận thức, tìm tòi các phương thức hành động trên cơ sở có tính tự giác, có sự tham gia
của động cơ, nhu cầu, hứng thú và ý chí của học sinh. Loại này xuất hiện không chỉ do yêu
cầu của giáo viên mà còn hoàn toàn tự phát trong quá trình nhận thức. Nó tồn tại không chỉ ở
dạng trạng thái, cảm xúc mà còn ở dạng thuộc tính bền vững của hoạt động. Ở mức độ này
tính độc lập cao hơn mức trên, cho phép học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và tự tìm cho mình
phương tiện thực hiện.
+ Tính tích cực sáng tạo: Thể hiện khi chủ thể nhận thức tự tìm tòi kiến thức mới, tự tìm
ra phương thức hành động riêng và trở thành phẩm chất bền vững của cá nhân.
6
1.1.2. Một số nguyên tắc dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học
sinh
Trong những thập kỉ gần đây, vấn đề tính tích cực của học sinh trong học tập đã được
nghiên cứu rất sâu rộng và hàng loạt những nguyên tắc lí luận dạy học nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh đã được nêu ra. Những nguyên tắc quan trọng nhất trong số
đó là:
1.1.2.1. Việc nắm vững kiến thức lý thuyết phải chiếm ưu thế
1.1.2.2. Nguyên tắc của việc dạy học phải được tiến hành ở mức độ khó khăn tăng dần
1.1.2.3. Nguyên tắc đòi hỏi nhịp độ khẩn trương của công tác học tập
1.1.2.4. Nguyên tắc đòi hỏi chăm lo tích cực đến sự phát triển của mọi HS
1.1.2.5. Nguyên tắc làm cho học sinh ý thức được bản thân quá trình học
1.1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực ở trường THCS
1.1.3.1. Phương pháp vấn đáp
Bản chất
Phương pháp vấn đáp là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh, được thực hiện thông
qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được giáo viên đặt ra.
• ưu điểm
- Vấn đáp là cách thức tốt nhất để kích thích tư duy độc lập của học sinh, dạy học sinh
cách tự suy nghĩ đúng đắn. Bằng cách này HS hiểu nội dung học tập tốt hơn cách học
vẹt, thuộc lòng.
- Gợi mở vấn đáp giúp lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học, làm cho không khí lớp
học sôi nổi, sinh động, kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của học sinh, rèn
luyện cho học sinh năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình và hiểu ý diễn đạt của
người khác.
7
Hạn chế
Hạn chế lớn nhất của phương pháp vấn đáp là rất khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu
hỏi gợi mở và dẫn dắt học sinh theo một chủ đề nhất quán. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có sự
chuẩn bị rất công phu, nếu không, kiến thức mà học sinh thu nhận được qua trao đổi sẽ thiếu
tính hệ thống, tản mạn, thậm chí là vụn vặt.
Một số lưu ý
Phương pháp vấn đáp thường được sử dụng phối hợp với các phương pháp khác nhằm
làm cho học sinh tích cực, hứng thú và học tập hiệu quả hơn.
Khi soạn các câu hỏi, giáo viên cần lưu ý các yêu cầu sau đây:
- Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, sát với mục đích, yêu cầu của bài học, không
làm cho người học có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.
- Câu hỏi phải sát với từng loại đối tượng học sinh. Nghĩa là phải có nhiều câu hỏi ở các
mức độ khác nhau, không quá dễ và cũng không quá khó. Giáo viên có kinh nghiệm
thường tỏ ra cho học sinh thấy các câu hỏi đều có tầm quan trọng và độ khó như nhau (để
học sinh yếu có thể trả lời được những câu hỏi vừa sức mà không có cảm giác tự ti rằng
mình chỉ có thể trả lời được những câu hỏi dễ mà không quan trọng).
1.1.3.2. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
Quan niệm
Theo I. IA. Lecne: "Dạy học giải quyết vấn đề là dạy học trong đó HS tham gia một cách
tích cực vào quá trình giải quyết các vấn đề, các bài toán có vấn đề... được xây dựng một cách
có dụng ý trong các chương trình dạy học và các tài liệu dạy học"
Đặc điểm của PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có những đặc điểm sau:
- HS được đặt vào một tình huống gợi vấn đề chứ không phải là được thông báo tri thức
dưới dạng có sẵn. (Một tỡnh huống là vấn đề chỉ khi: Người học cú nhu cầu giải
quyết; khụng cú sẵn lời giải; khụng vượt quỏ khả năng của người học).
Các mức độ dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Bảng 1.1: Các mức độ dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề [6]
Phát hiện,
nêu vấn đề
Khám phá
vấn đề
Chọn chiến
lược và PP
Giải
Kiểm tra
kết quả
Mức 1 GV GV GV GV GV
Vai
Trò
Ngườ i
Họ c
8
Mức 2 GV GV - HS GV GV GV
Mức 3 GV - HS HS GV - HS GV GV - HS
Mức 4 HS HS HS HS GV - HS
Vận dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề vào việc dạy học giải bài tập toán.
Khi đặt vấn đề dạy học bài tập toán theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề, trước hết
phải đề cập đến nội dung bài toán đó. Bài toán đặt ra phải thực sự gợi vấn đề, tức là kêu gọi
học sinh những khó khăn trong tư duy hoặc hành động chứ không phải những bài toán chỉ yêu
cầu học sinh trực tiếp vận dụng một quy tắc có tính chất thuật toán. Điều này cũng có tính
chất tương đối, bởi lẽ có bài toán đối với người này là vấn đề cũn với người khác thỡ không.
Sơ đồ 1.2: Các bước giải quyết vấn đề trong môn toán [6]
1.1.3.3. Phương pháp hoạt động nhóm
Quan niệm
Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ là một phương pháp dạy học trong đó GV tổ chức và
điều khiển các nhóm HS tiến hành hoạt động tập thể để các em cùng làm việc, cùng hợp
tác, cùng giải quyết vấn đề, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc phấn đấu vì một
mục đính chung.
Đặc điểm của PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ
Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ có một số đặc điểm cơ bản sau:
Khám phá
Tìm hiểu bài toán phát hiện vấn đề
Giải
Đánh giá kết quả phát triển bài toán
Chọn phương pháp và chiến lược
9
- Tất cả các thành viên trong nhóm phải nhận ra rằng các vấn đề mà nhóm giải quyết là vấn đề
của cả nhóm mà sự thành công hay thất bại đều liên quan trực tiếp đến mọi thành viên trong
nhóm.
Một số thời điểm có thể sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ
- Kiểm tra bài tập về nhà:
- Dạy bài mới:
- Bài ôn tập:
1.1.3.4. Phương pháp dạy học khám phá
Quan niệm
Theo nhà tâm lý học J.Piaget, nhận thức của con người là kết quả của quá trình thích
ứng với môi trường qua hai hoạt động đồng hóa và điều ứng. Tri thức không hoàn toàn được
truyền thụ từ người biết đến người chưa biết mà nó được chính cá thể xây dựng từ những vấn
đề mà người học cảm thấy cần thiết và có khả năng giải quyết vấn đề đó, thông qua tình
huống cụ thể, họ sẽ kiến tạo nên tri thức cho riêng mình.
Đặc điểm của PPDH khám phá có hướng dẫn
- Phát huy nội lực của học sinh, tư duy tích cực - độc lập - sáng tạo trong quá trình học
tập.
- Giải quyết thành công các vấn đề là động cơ trí tuệ kích thích trực tiếp lòng ham mê
học tập của học sinh. Đó chính là động lực của quá trình dạy học .
- Hợp tác với các bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức
của bản thân là cơ sở hình thành phương pháp tự học. Đó chính là động lực thúc đẩy
sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong cuộc sống.
Cấu trúc PPDH khám phá có hướng dẫn:
Mối liên hệ giữa PPDH khám phá và dạy học nêu vấn đề
Bảng 1.2: Mối liên hệ giữa ppdh khám phá và dạy học nêu vấn đề
Dạy học nêu vấn đề Dạy học- khám phá
- Tình huống có vấn đề ?
- Vấn đề học tập: - Vấn đề học tập:
+ Vấn đề lớn có nội dung rộng + Vấn đề nhỏ
D¹y häc
kh¸m ph¸
Gi¸o viªn nªu vÊn ®Ò häc tËp
Häc sinh hîp t¸c gi¶i quyÕt vÊn ®Ò
10
Dạy học nêu vấn đề Dạy học- khám phá
+ Phát hiện vấn đề là do GV GV và HS
bản thân học sinh
+ Giáo viên đưa ra vấn đề
- Hình thành giả thuyết ?
- Chứng minh giả thuyết: - Giải quyết vấn đề:
+ Giải quyết các VĐ nhỏ đến VĐ lớn + Giải quyết vấn đề nhỏ
+GV diễn giảng đến HS, đàm thoại đến học
sinh.
+ GV bao quát lớp
+ HS hợp tác theo nhóm, giữa các nhóm và
với thầy
- Đánh giá của giáo viên dẫn đến học sinh
tự đánh giá
- Đánh giá: tự đánh giá, tự điều chỉnh trong
nhóm, lớp và với thầy
- Vận dụng vấn đề ?
1.1.3.5. Phương pháp dạy học kiến tạo
Quan niệm
Học theo quan điểm kiến tạo là học theo hoạt động của học sinh dựa vào những kinh
nghiệm của bản thân, huy động chúng vào quá trình tương tác với các tình huống, tiêu hóa
chúng và rút ra điều cần hình thành. Theo quan điểm của thuyết kiến tạo, các tri thức nhất
thiết là sản phẩm của hoạt động nhận thức của chính con người. Bằng cách xây dựng trên các
kiến thức đã có, học sinh có thể nắm bắt tốt hơn các khái niệm, các quy luật, đi từ nhận biết sự
vật sang hiểu nó và phát hiện các kiến thức mới. Kiến thức kiến tạo được khuyến khích tư duy
phê phán, nó cho phép học sinh tích hợp được các khái niệm, các quy luật theo nhiều cách
khác nhau. Khi đó, họ có thể trình bày khái niệm quan hệ, kiểm chứng chúng, bảo vệ và phê
phán các khái niệm và các quan hệ được xây dựng.
Đặc điểm của PPDH kiến tạo
- Tri thức được tạo nên một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức chứ không phải tiếp
thu một cách thụ động từ bên ngoài.
- Nhận thức là quá trình thích nghi chủ động với môi trường nhằm tạo nên các sơ đồ
nhận thức của chính chủ thể chứ không khám phá một thế giới tồn tại độc lập bên ngoài chủ
thể. Nói như vậy có nghĩa là người học không phải thụ động tiếp thu kiến thức do người khác
áp đặt lên mình mà chính bản thân họ hoạt động kiến tạo ra kiến thức mới.
Các loại kiến tạo trong dạy học
- Kiến tạo cơ bản.
11
- Kiến tạo xã hội.
Một số năng lực kiến tạo kiến thức trong dạy học toán:
Khi đề xuất năng lực kiến tạo kiến thức toán học, chúng tôi chú trọng xem xét các năng lực
tư duy, đặc biệt là năng lực tư duy biện chứng, tư duy toán học liên quan đến việc dự đoán,
phát hiện và lập luận xác nhận kiến thức mới. Đồng thời với các cơ sở lý luận khi đề xuất
các năng lực kiến tạo kiến thức, chúng tôi dựa vào các năng lực thực tiễn dạy học để tìm tòi
kiến thức, tìm tòi lời giải các bài toán ở trường THCS.
Các biện pháp rèn luyện năng lực kiến tạo :
- Biện pháp 1: Quan tâm dạy học các khái niệm, qui tắc, định lí .
- Biện pháp 2: Thông qua các hoạt động dạy học chứng minh các định lí toán học, dạy giải
các bài tập toán, luyện tập cho học sinh cách biến đổi tương đương, nhìn nhận định lí bài toán
theo nhiều cách khác nhau dẫn đến cách chứng minh, cách giải bài toán khác nhau.
- Biện pháp 3: Luyện tập cho học sinh cách thức chuyển đổi ngôn ngữ trong một nội dung
toán học hoặc chuyển đổi ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thông qua dạy học các tình
huống điển hình.
- Biện pháp 4 : GV chú trọng cách luyện tập cho học sinh các quan điểm biện chứng của tư
duy toán học.
- Biện pháp 5: Quan tâm đúng mức, luyện tập cho học sinh thói quen khai thác tiềm năng
SGK, khắc sâu mở rộng kiến thức, phát triển các bài toán từ nền kiến thức đã được qui định.
1.1.4. Khó khăn và thuận lợi của các phương pháp dạy học tích cực
Khó khăn
Thuận lợi
1.2. Cỏc kỹ năng giải toán
1.2.1. Khái niệm kỹ năng
Theo giáo trình Tâm lí học đại cương: “Kĩ năng là năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri
thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất
của các sự vật và giải quyết thành công nhiệm vụ lí luận hay thực hành xác định”
Trong luận văn này, chúng tôi quan niệm:
Kĩ năng là khả năng vận dụng tri thức (khái niệm, định lí, thuật giải, phương pháp) để
giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Như vậy, tri thức (bao gồm cả tri thức sự vật, tri thức phương
pháp) là cơ sở của kĩ năng.
Từ quan niệm về kĩ năng, chúng tôi quan niệm về kĩ năng giải toán như sau:
12
Trong toán học, kĩ năng là khả năng giải các bài toán, thực hiện các chứng minh cũng như
phân tích có phê phán các lời giải và chứng minh nhận được. Kĩ năng giải bài tập toán của HS
là khả năng sử dụng có mục đích, sáng tạo những kiến thức toán học đã học để giải bài tập
toán học.
1.2.2. Phân loại các kỹ năng trong môn toán
a. Kỹ năng nhận thức
b. Kỹ năng thực hành
c. Kỹ năng tổ chức hoạt động nhận thức
d. Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá
- 1.3. Cỏc kỹ năng thường dùng để giải các bài toán về cực trị trong hình học phẳng
- 1.3.1. Sử dụng quan hệ giữa đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu
- 1.3.2. Sử dụng bất đẳng thức trong tam giác
- 1.3.3. Sử dụng các bất đẳng thức trong đườ