Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Đứng trước bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra trên toàn thế giới, tất cả các quốc gia phải nhận thức rõ vị trí và nắm bắt mọi cơ hội để thích nghi và cạnh tranh trong thế giới mới của nền kinh tế tri thức, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh .Quan điểm của Đảng ta đã nêu rõ trong Đại hội Đảng khoá X là “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Để nắm bắt được cơ hội trong quá trình toàn cầu hoá, Việt Nam cần tích cực phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh trong nước, kết hợp thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển toàn diện. Theo kế hoạch 5 năm 2006-2010, Việt Nam cần 140 tỷ USD cho đầu tư phát triển, trong đó 1/3 là huy động bên ngoài. Ngoài vốn ODA thì vốn FDI cần khoảng 25 tỷ USD. Trung bình mỗi năm vốn thực hiện là 5 tỷ USD và như thế con số thu hút còn phải nhiều hơn. Hiện nay đầu tư nước ngoài cả gián tiếp và trực tiếp vào nước ta đang tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, kết quả thu hút này vẫn được cho là dưới tiềm năng, chưa đáp ứng nhu cầu huy động vốn để phát triển nhanh và bền vững. Cùng với hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới cho việc tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài. “ Một làn sóng đầu tư mới đang đến Việt Nam, để đón đầu cơ hội này,cần có các giải pháp phù hợp và đồng bộ để thu hút tói đa nguồn vốn nước ngoài phục vụ cho mục tiêu phát triển nền kinh tế. Năm 2006, năm đầu của kế hoạch 5 năm, Việt Nam đã thu hút được lượng vốn FDI kỷ lục là 10,2 tỷ USD, trong đó 56% là đầu tư vào khu công nghiệp , khu chế xuất trên địa bàn cả nước .