Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đạo đức, lối sống của sinh viên hiện nay

Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi và cách ứng xử trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội nhằm bảo đảm quan hệ lợi ích của cá nhân và cộng đồng xã hội. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội. Đạo đức nảy sinh do nhu cầu xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và hình thức biểu hiện là nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội mà những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực này định hướng, đánh giá điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với yêu cầu của xã hội nhất định, góp phần bảo vệ kỷ cương xã hội. Bất cứ một chế độ xã hội nào cũng đặt ra việc điều chỉnh hành vi con người cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, đạo đức được xem là tiến bộ khi nó phản ánh xu hướng tiến bộ của xã hội.

doc24 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 18038 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đạo đức, lối sống của sinh viên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu vào bài. Tìm hiểu về đạo đức cách mạng. Đạo đức là gì? Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi và cách ứng xử trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội nhằm bảo đảm quan hệ lợi ích của cá nhân và cộng đồng xã hội. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội. Đạo đức nảy sinh do nhu cầu xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và hình thức biểu hiện là nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội mà những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực này định hướng, đánh giá điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với yêu cầu của xã hội nhất định, góp phần bảo vệ kỷ cương xã hội. Bất cứ một chế độ xã hội nào cũng đặt ra việc điều chỉnh hành vi con người cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, đạo đức được xem là tiến bộ khi nó phản ánh xu hướng tiến bộ của xã hội. Đạo đức cách mạng là gì? Trong lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ và khái niệm “Đạo đức cách mạng” và dày công định nghĩa khái niệm đạo đức cách mạng, phân tích nội dung bản chất của đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng là sự phát triển cao của đạo đức truyền thống Việt Nam, nảy sinh và phát triển trong cách mạng, là đạo đức phục vụ cho cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng của con người Việt Nam mới. Quan niệm về vai trò đạo đức Cách Mạng. Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức. người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn, nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn, được diễn đạt rất cô đọng hàm súc theeo phong cách phương Đông, rất quen thuộc với on người Việt Nam. Bản thân Người lại thực hiện trước nhất và nhiều nhất những tư tưởng ấy, nhiều hơn cả những điều Người đã nói, lại vừa là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất đã được thế giới biết đến và ghi nhận. Nguồn gốc tư tưởng đaoh đức Hồ Chí Minh. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trong thời kì lịch sử, đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức Phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại, đặc biệt quan trọng là những tư tưởng đạo đức của Mác- Lenin, cũng như những tấm gương đạo đức trong sáng mà ông kể lại. Hồ Chí Minh sử dụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã từng quen thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời, đưa vào đó những nội dung mới, đồng thời bổ sung những khái niệm, những phạm trù đạo đức mới của thời đại mới. Chính vì vậy mà những giá trị đạo đức mới đã hòa nhập với những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người dân Việt Nam đều cảm thấy gần gũi. Việc tiếp thu những tinh hoa nhân loại đã làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên phong phú, đã được đông đảo những người nước ngoài chấp nhận, tìm thấy một Việt Nam trong nhân loại, cũng như nhân loại trong Việt Nam. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại cũng là một đặc trưng nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh. Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn Việt Nam thực hiện một công việc kế thừa có chọn lọc, thâu hóa những giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng đạo đức mới phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Phạm vi bao quát của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Nhưng vấn đề đạo đức đã được Hồ Chí Minhxem xét một cách toàn diện: Đối với mọi đối tượng – từ công nhân nông dân đến trí thức, văn nghệ sĩ, từ các cụ phụ lão đến thanh thiếu niên nhi đồng, đồng bào các dân tộc, tôn giáo… Cùng với việc đề cập đạo đức công dân, Người đặc biệt quan tâm đến đạo đức của các cán bộ Đảng viên. Trên mọi lĩnh vực hoạt động của Người- từ đời tư đến đời công, cũng như sinh hoạt học tập lao động, chiến đấu lãnh đạo quản lý… Trên mọi phạm vi từ hẹp đến rộng- từ gia đình đến xã hội, từ giai cấp đến dân tộc, từ các vùng miền địa phương đến cả nước, từ quốc gia đến quốc tế. Những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo quan điểm Hồ Chí Minh. a, Trung với nước hiếu với dân. Trung - Hiếu là những khái niệm đã có trong đạo đức truyền thống Việt Nam và Phương Đông, khái niệm này ăn sâu bám rễ trong tâm hồn ngưới Việt Nam. +Trung là trung với Vua, Khổng Tử đưa ra một cặp mệnh đề “Vua Minh, Tôi Trung” nói lên quan hệ hai chiều và tác động lẫn nhau, đến Đổng Trọng Thư thời nhà Hán với chế độ phong kiến TW tập quyền thì Trung với vua là một yêu cầu vô điều kiện, “Quân xử thần tử thần bất tử bất trung” vua có tàn bạo thì vẫn phải nghe lệnh.Đạo đức phong kiến trong thời này nhằm bảo vệ tôn ti trật tự của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Trong lịch sử Việt Nam,tư tưởng Trung quân cũng tồn tại như ở những nước Phương Đông chiụ ảnh hưởng của Nho giáo , song tư tưởng Trung Quân của Việt nam gắn bó rất chặt chẽ với tư tưởng Ái Quốc (vì chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là giá trị cao nhất trong bảng thang các giá trị, nếu như vua hèn, vua Rước Voi Giày Mả Tổ ,Vua “cõng rắn cắn gà nhà” thì lòng trung quân sẽ tan vỡ, đó cũng là một đặc điểm của tư tưởng trung quân ở Việt Nam.“Dãy Trường Sơn thăm thẳmNước Đại Hải đại ngàn .Vua An Nam theo giặc .Cho dân tình cơ hàn”.(Vè Nghệ Tĩnh), Kế thừa khái niệm Trung của phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Hồ Chí Minh đã nâng lên tầm nội dung của khái niệm này “Trung với nước” – Trung với nước được coi là phẩm chất cao nhất của con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử mới. + Hiếu: Hiếu là một phẩm chất đạo đức quan trọng được hình thành trong gia đình ở mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái, nêu lên nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ. Hiếu là điều kiện để duy trì mối quan hệ gia đình.Cha mẹ nào ở bất kỳ thời đại nào cũng cần những người con có hiếu, Khổng Tử có cặp mệnh đề: “Phụ tử – Tử hiếu” (Cha hiền – con hiếu thảo) - cũng nói lên mối quan hệ hai chiều giữa cha – con. Đến Đổng Trọng Thư – thời nhà Hán – quan hệ cha – con trong đạo tam cương được hiểu một chiều khắc khe ‘Phụ xử tử vong – tử bất vong bất hiếu”. Trong lịch sử Việt Nam chưa có nghe thấy, chưa có trường hợp nào ghi nhận, cha bắt con chết vì ý thích vô lý của cha và cũng chưa thấy con nào bằng lòng chết vì mong muốn vô lý của cha. Quan hệ của cha con Việt Nam gắn kết hài hòa giữa nhân nghĩa với hiếu để. Hồ Chí Minh kế thừa, khái niệm Hiếu và phát triển lên với nội dung mới “ Hiếu với dân”.Hiếu với cha mẹ mình và hiếu với cha mẹ cùa tất cả mọi người. Thế nào là Trung với nước, Hiếu với dân? Trung với nước là trung với sự nghiệp xây dựng nước và giũ nước, nước ở đây là nước với dân, nhân dân là chủ của đất nước, Hiếu với dân là phải lấy dân làm gốc, phải thực hiện dân chủ. Cán bộ đảng viên phải là người đầy tớ trung thành với nhân dân. phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” là phẩm chất bao trùm và quan trọng nhất chi phối các phẩm chất khác. Hồ Chí Minh yêu cầu cao phẩm chất này ở tất cả các đối tượng. Chữ Trung chữ Hiếu là những chữ ăn sâu bám rễ vào tâm hồn con người Việt Nam. Hồ Chí Minh sử dụng từ này và nâng lên một nội dung mới phù hợp với giai đoạn lịch sử mới vừa thể hiện tốt truyền thống, vừa thể hiện tính cách mạng,dễ hiểu, dễ nghe, dễ tiếp nhận. b, Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. (đối với người dân và đối với người cán bộ có những nội dung khác nhau) Đối với người dân , Người giải thích: Cần: “Là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai… Tục ngữ ta có câu: “Nước chảy đá mòn, kiến tha lâu đầy tổ. Dao siêng mài thì sắc bén, Ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt… Mọi người điều phải cần, cả nước đều phải cần.” [T5-234]Song người cũng lưu ý.Cần không có nghĩa cần là “ làm cố sống, cố chết trong một ngày, một tuần, một tháng đến nổi sinh ốm đau, phải bỏ việc như vậy không phải là cần” [T6-226]như vậy quan niệm của Hồ Chí Minh về chữ cần là bao hàm cả cái trí,nghĩa là phải lao động có kế hoạch,sáng tạo và có năng xuất cao. Kiệm: tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiết kiệm tiền của của nhân dân,của nước và của bản thân mình.“tiết kiệm là không xa xí, không hoang phí bừa bãi. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn… Việc đáng tiêu mà không tiêu là bủn xỉn, dại dột chứ không phải là kiệm”. Quan niệm của Hồ Chí Minh về chữ kiệm là bao hàm cả cái trí,tiết kiệm một cách khôn ngoan hợp lý. Quan hệ giữa cần và kiệm ,Người viết “Cần với kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của một con người. Cần không kiệm thì làm chừng nào xào chừng ấy cũng như cái thùng không đáy, nước đổ vô chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hòan không … Kiệm mà không cần … như cái thùng chỉ đựng một ít nước không tiếp tục đổ thêm vào lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần cho đến khi khô kiệt” [T5-238] “Liêm: Liêm trong liêm khiết là trong sạch, không tham lam … Ngày xưa dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét dân thì gọi là Liêm. Chữ Liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp … Ngày nay, nước ta là dân chủ cộng hòa, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn là mọi người đều phải Liêm. Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm, cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ cần. Có Kiệm mới Liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam” [T5-243] ( HCM từng nhắc một câu nói của Khổng tử: Người không Liêm không bằng súc vật”) “Chính, nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn … cần kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ lại cần có nhành lá, hoa, quả, mới là cây hòan tòan. Một người phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải chính mới là hoàn toàn”. Đối với những người trong các công sở Hồ Chí Minh giải thích nội dung của Cần - kiệm - liêm - chính như sau: “Cần - làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm. Làm cho chóng – cho chu đáo. Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để ngày mai. Phải nhớ rằng: dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó, ai lười biếng tức là lường gạt dân.” “Kiệm - giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của chính phủ, tức là của dân, ta cần phải tiết kiệm … Nhờ các công sở tiết kiệm mà lợi cho dân rất nhiều. “Liêm – những người ở các công sở, từ làng cho đến chính phủ trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của chính phủ, hoặc đục khoét nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa đó không được hưởng. Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu.” “Chính – mình là người làm việc công, phải có công tâm, công đức, chớ đem của công dùng vào việc tư, chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình, phải trung thành với chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt làm quan cách mạng”{t4-336} . Những người trong các công sở tức trong bộ máy nhà nước “tức đều có nhiều hoặc ít quyền hành nếu không gữi đúng cần, kiệm, liêm, chính dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọi của dân” [T4-326] Cần kiệm liêm chính là thước đo văn minh tiến bộ của một dân tộc. Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính là một dân tộc giàu về vất chất, mạnh mẽ tinh thần là một dân tộc văn minh tiến bộ, là đặc điểm của một xã hội hưng thịnh, trái lại là đặc điểm của một xã hội suy tàn. Chí công vô tư Theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa cá nhân là chỉ muốn “mọi người vì mình” mà không biết “mình vì mọi người” nó là một thứ nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ nguy hiểm khác: quan liêu, bè phái, tham ô, lãng phí, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chính quyền. Tuy nhiên cần có nhận thức đúng đắn đâu là chủ nghĩa cá nhân đâu là lợi ích cá nhân. Hồ Chí Minh cho rằng: Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là dày xéo lên lợi ích cá nhân. Mỗi người đều có cá tính riêng sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân của mỗi gia đình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là xấu. Mỗi người hãy phát huy sở trường và tính cách riêng của mình Cần kiệm liêm chính sẽ dẫn đến chí công vô tư, ngược lại đã chí công vô tư một lòng vì nước vì dân, vì Đảng, không nghĩ đến bản thân trước “thì nhất định sẽ thực hiện được cần kiêm liêm chính và có nhiều tính tốt khác. “Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm ngày càng ít, mà những tính tot như sau ngày càng thêm … Nói tóm tắt, tính tốt ấy có 5 điều: Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng - Liêm” [T5-251]. c, Yêu thương con người, sống có tình nghĩa. Yêu thương con người là một phẩm chất cao đẹp mà Hồ Chí Minh đòi hỏi phải có trong đạo đức cách mạng. Nếu không có tình yêu thương con người thì không thể nói đến cách mạng,càng không thể nói đến CNXH hayCNCS.Con người ở đây là những người cùng khổ, bạn bè, đồng chí, những người lầm đường lạc lối đã hối cãi, tù binh chiến tranh … Năm 1946, trước khi đi Pháp, Hồ Chí Minh viết thư căn dặn các chiến sĩ và nhân dân Nam bộ rằng “Đối với những người lính Pháp bị bắt, phải chú ý hai điều: một là phải canh phòng cẩn mật, hai là phải đối xử nhân đạo với họ, để cho nhân dân Pháp hiểu rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc văn minh, văn minh gấp trăm lần bọn xâm lược nước ta”. Yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Hồ Chí Minh coi yêu thương con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội. Tình yêu thương con người thể hiện trước hết là tình yêu thương với đại đa số nhân dân, nhưng người lao động bình thường trong xã hội, những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột. Yêu thương con người phải làm mọi việc để phát huy sức mạnh của mỗi người, đoàn kết để phấn đấu đạt cho được mục tiêu “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Thương yêu con người phải tin vào con người. Với chính mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc với người thì khoan dung, đọ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với những người lầm đường lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm. Cùng giúp đỡ nhau để ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn. Lòng yêu thương quý trọng con người được thể hiện trong các quan hệ hàng ngày với mọi người ,chẳng những đòi hỏi ứng xử với con người theo tinh thần “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” mà còn đòi hỏi mọi người phải nghiêm khắc chặt chẽ với mình, rộng rãi , độ lượng với người khác , đòi hỏi phải nâng phẩm giá con người lên, phát huy cái tốt để đi đến hạn chế cái xấu. Không được hạ thấp ,kìm hãm khả năng vươn lên chân thiện mỹ của con người.Sự yêu thương con người trong đạo đức cách mạng có một sức thu hút mạnh mẽ,chính tình yêu đó đã đánh thức những gì tốt đẹp mà HCM tin rằng ở mỗi người đều có,dù nhiều ít khác nhau . d, Có tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung. Tư tương Hồ Chí Minh là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Nội dung của củ nghĩa đế quốc trong tư tưởng Hồ Chí Minh rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tự tôn và yêu thương tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc. Người khẳng định: Bốn phương vô sản, bốn bề đều là anh em, giúp bạn là giúp mình. Người đã góp phần to lớn, có hiệu quả xây đắp tình đoàn kết quốc tế, tạo ra khẩu hiệu quanhệ quốc tế mới: đối thoại thay đối đầu, kiến tạo một nền văn hóa hòa bình trên thế giới. Quan niệm đạo đức Hố Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong sáng của Hồ Chí Minh thể hiện trong các điểm sau: Đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột. Đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu chung “bốn phương vô sản đều là anh em”. Đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa vị kỷ, hẹp hòi, kỳ thị dân tộc… Nguyên tắc xây dựng đạo đức của Hồ Chí Minh. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh luôn có sự thống nhất giữa tư tưởng đạo đức và mục tiêu chính trị; giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức; giữa đạo đức và tài năng; giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường; giữa ba mối quan hệ: với mình- với người- với công việc. Vì vậy con người HCM, phong cách HCM, đạo đức HCM đã trở thành biểu tượng và niềm tin của dân tộc. Niềm tin đó, biểu tượng đó đã xâm nhập vào quần chúng nhân dân và đã chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần tạo nên những chiến công hiển hách của dân tộc; nâng vị thế dân tộc ta lên một tầm cao mới. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, mỗi người dân Việt Nam mà trước hết là người cán bộ Đảng viên, cần phải thấm nhuần đạo đức cách mạng nêu cao tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.. Thứ nhất, nói đi đôi với làm nêu gương về đạo đức. Nói đi đôi với làm là một truyền thống, một chuẩn mực hành vi đạo đức của dân tộc Việt Nam. Nói đi đôi với làm xa lạ với lối sống nói suông, nói nhiều làm ít “làm láo báo cáo thì hay” thậm chí “nói một đường làm một nẻo”. Theo Hồ Chí Minh ở phương Đông “một tấm gương sáng còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Nói không đi đôi với làm là vì “cái tâm” mình không chính, nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo là “những cán bộ dở”, cán bộ thiếu cái tâm là cán bộ dở, cán bộ thiếu cái tâm là một điều nguy hại của Đảng cầm quyền. Vì vậy, nói đi đôi với làm lý thuyết phải đi đôi với thực hành, lý luận phải gắn với thực tiễn. Cuộc sống chính là nguyên tắc nhất quán một giá trị đạo đức của người cán bộ cách mạnh chân chính. Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải thực hiện lời nói đi đôi với việc làm. Đây là một trong những đặc trưng nổi bật về phong cách làm việc của người cán bộ cách mạng. Mối quan hệ giữa nói đi đôi với làm thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, trước hết là “miệng nói tay làm mới được” cấp độ cao hơn nữa là mình phải làm trước, làm nhiều, làm gương “muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Nói đi đôi với làm của người cán bộ là làm sao cho dân tin, dân yêu, dân phục một thái độ “tâm phục, khẩu phục” thật sự qua lời nói và việc làm của người cán bộ. Nói đi đôi với làm là đạo làm gương, một phẩm chất, một giá trị đạo đức thực tiễn của người cán bộ. Hồ Chí Minh cho rằng nói không đi đôi với làm chỉ nói suông là đạo đức giả “đứng chỉ tay năm ngón là đồng bào không tin, cho là quan liêu” nó đối lập với bản chất của đạo đức mới. Người yêu cầu cán bộ phải thống nhất giữa nói và làm, tư tưởng phải chuyển hóa thành hành động cụ thể, hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ lý tưởng cao cả của Đảng và nhân dân giao phó. Vì vậy, có thể nói trong hoạt động “kết hợp lý luận với thực tiễn”; “biết với làm”; “lời nói đi đôi với hành động”… là một đặc trưng của phong cách, phương pháp, tác phong Hồ Chí Minh. Thứ hai, xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Xây là xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chống là chống sự vi phạm đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng vụ lợi ích kỉ “gầy người béo mình”. Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ cách mạng không ngừng “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” vì “chủ nghĩa cá nhân đẻ ra hàng trăm thứ xấu…” Người nhấn mạnh “chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc và thế mà càng nguy hiểm”. Vì vậy, người cán bộ cách mạng phải gọt rủa chủ nghĩa cá nhân, cương quyết chống chủ nghĩa cá nhân một cách mạnh mẽ và thường xuyên. Hiện nay khi đất nước xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên đang nặng chủ nghĩa cá nhân, xa rời lợi ích của Đảng của nhân dân, lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích cá nhân, gia đình, khu biệt lợi ích bộ phận. Biểu hiện về sự suy thoái đạo đức nổi bật nhất của một bộ phận cán bộ, Đảng viên hiện nay là nạn quan liêu, tham nhũng, hối lộ, lãng phí của công, ăn chơi xa đọa, chạy theo lối sống thực dụng đang diễn ra phổ biến. Như Đảng đã nhận định, tham nhũng, lãng