Thế kỉ XX đã ghi lại những dấu ấn văn hóa không thể phai mờ, những
đổi mới lớn lao của dân tộc Việt Nam trên con đƣờng phát triển và hội nhập.
Đây cũng là thế kỉ in đậm vai trò và những cống hiến to lớn cho nền văn hóa
mới Việt Nam của một con ngƣời vĩ đại: nhà văn hóa Hồ Chí Minh.
Lần đầu tiên tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc, năm 1923, phóng viên của
tạp chí Ngọn lửa nhỏ, nhà thơ Liên Xô Ôxíp Manđenxtam đã nhận xét: “Từ
Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà
có lẽ là một nền văn hoá tƣơng lai” [77; tr.462]; Quyết nghị của Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc năm 1987 ghi nhận: Hồ Chí
Minh “Vietnamese hero of national liberation anh great man of culture” –
nguyên văn bản dịch tiếng Anh (Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa
kiệt xuất).
Đây chính là sự ghi nhận xứng đáng đối với những cống hiến của Hồ
Chí Minh. Danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”
gắn liền với cuộc đời cách mạng vô cùng sôi nổi và đẹp đẽ của Hồ Chí Minh,
gắn liền với những cống hiến đặc biệt của Ngƣời nhƣ là một cây bút bậc thầy,
một nhà chiến lƣợc văn hóa lỗi lạc, một nhà chỉ đạo thực tiễn văn hóa tài tình
170 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRỊNH THỊ PHƢƠNG OANH
VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH TRONG CHIẾN LƢỢC
NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM Ở ĐẦU THẾ KỈ XXI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
HÀ NỘI- 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRỊNH THỊ PHƢƠNG OANH
VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH TRONG CHIẾN LƢỢC
NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM Ở ĐẦU THẾ KỈ XXI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 62 31 02 04
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. VŨ VĂN THUẤN
2. PGS.TS. NGUYỄN THẾ THẮNG
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc
trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Trịnh Thị Phƣơng Oanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 7
1.1. Các vấn đề đã đƣợc nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................... 7
1.2. Những vấn đề luận án cần giải quyết ............................. .. 30
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................ 32
CHƢƠNG 2: VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH .................................................. 34
2.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 34
2.2. Cơ sở hình thành văn hóa Hồ Chí Minh .................................................. 46
2.3. Văn hóa Hồ Chí Minh - những nội dung cơ bản ..................................... 53
Tiểu kết chƣơng 285
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH
TRONG CHIẾN LƢỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ
NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2017 ......................................................................... 87
3.1. Ngoại giao văn hóa Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2011 ..................... 87
3.2. Chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam
3.3. Quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt
Nam từ năm 2011 đến năm 2017 ................................................................. .103
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 122
CHƢƠNG 4 : QUẢNG BÁ VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH TRONG CHIẾN
LƢỢC NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ NĂM 2017 ĐẾN
NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 .................................................................... 124
4.1. Phƣơng hƣớng quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại
giao văn hóa Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ........... 125
4.2. Những nội dung văn hóa Hồ Chí Minh cần quảng bá ra thế giới .............. 132
4.3. Một số giải pháp quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại
giao văn hóa Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2020, tầm nhìn 2030
..................................134
Tiểu kết chƣơng 4 .......................................................................................... 146
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
EU: Liên minh châu Âu
NGVH: Ngoại giao văn hóa
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỉ XX đã ghi lại những dấu ấn văn hóa không thể phai mờ, những
đổi mới lớn lao của dân tộc Việt Nam trên con đƣờng phát triển và hội nhập.
Đây cũng là thế kỉ in đậm vai trò và những cống hiến to lớn cho nền văn hóa
mới Việt Nam của một con ngƣời vĩ đại: nhà văn hóa Hồ Chí Minh.
Lần đầu tiên tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc, năm 1923, phóng viên của
tạp chí Ngọn lửa nhỏ, nhà thơ Liên Xô Ôxíp Manđenxtam đã nhận xét: “Từ
Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà
có lẽ là một nền văn hoá tƣơng lai” [77; tr.462]; Quyết nghị của Tổ chức Giáo
dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc năm 1987 ghi nhận: Hồ Chí
Minh “Vietnamese hero of national liberation anh great man of culture” –
nguyên văn bản dịch tiếng Anh (Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa
kiệt xuất).
Đây chính là sự ghi nhận xứng đáng đối với những cống hiến của Hồ
Chí Minh. Danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”
gắn liền với cuộc đời cách mạng vô cùng sôi nổi và đẹp đẽ của Hồ Chí Minh,
gắn liền với những cống hiến đặc biệt của Ngƣời nhƣ là một cây bút bậc thầy,
một nhà chiến lƣợc văn hóa lỗi lạc, một nhà chỉ đạo thực tiễn văn hóa tài tình.
Trên tinh thần coi trọng, đánh giá đúng vai trò của văn hóa trong phát
triển đất nƣớc, Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, đồng thời cũng mở rộng việc tiếp thu có chọn lọc những
tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong quá trình tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu
tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho Tổ quốc, quyền làm ngƣời cho dân
tộc, xây dựng chế độ xã hội mới, Hồ Chí Minh đã giành lại địa vị xứng đáng
cho văn hóa Việt Nam trong nền văn hóa thế giới. Có thể thấy rằng những
hoạt động của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa có đóng góp quan trọng
2
và có giá trị lớn lao trong việc xây dựng (cả về nội dung và hình thức), tôn
vinh và khẳng định vị thế của văn hóa Việt Nam trên phạm vi quốc tế.
Văn hóa Hồ Chí Minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong
văn hóa Việt Nam ở thời hiện đại. Nhân dân Việt Nam và loài ngƣời trên thế
giới ca ngợi danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh không chỉ với tƣ cách là ngƣời
sáng tạo ra các công trình văn hoá, hay với tƣ cách là nhà lãnh đạo có nhiều
công lao thúc đẩy sự phát triển văn hóa dân tộc, mà còn bởi Ngƣời đã tạo ra
các giá trị văn hóa phổ quát. Tuy nhiên, các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh cho
đến nay vẫn chƣa đƣợc quảng bá một cách rộng rãi nhƣ một nội dung của văn
hóa Việt Nam ra thế giới.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, với sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học, công nghệ, vai trò của các nhân tố chính trị đặc thù ngày càng
đƣợc nhấn mạnh. Các quốc gia quan tâm nhiều hơn đến việc tạo ra các ảnh
hƣởng bằng “sức mạnh mềm”, trong đó ngoại giao văn hóa là một trong
những điểm nhấn quan trọng.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn
mạnh đến vai trò của ngoại giao văn hóa nhƣ một biện pháp quan trọng để
phát huy “sức mạnh mềm” của quốc gia: “Kết hợp chặt chẽ đối ngoại của
Đảng với ngoại giao của Nhà nƣớc và ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao
chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa” [34; tr.139].
Ngày 14 tháng 2 năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt: “Chiến
lƣợc ngoại giao văn hóa đến năm 2020” nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất
lƣợng của ngoại giao văn hóa. Điều này cho thấy Đảng, Nhà nƣớc đã có
những đánh giá cao về vai trò của văn hóa trong tình hình mới. Ngoại giao
văn hóa là phƣơng thức hiệu quả để gia tăng ảnh hƣởng của đất nƣớc trên
trƣờng quốc tế, củng cố môi trƣờng hòa bình, hợp tác, giao lƣu và tiếp biến
văn hóa, góp phần thực hiện các mục tiêu đối ngoại của quốc gia. Trong
những nhiệm vụ và nội dung của ngoại giao văn hóa, việc quảng bá uy tín,
3
danh vọng và giá trị văn hóa của các vĩ nhân là một nhân tố cơ bản và quan
trọng nhằm làm phong phú, đậm nét giá trị văn hóa dân tộc, tăng cƣờng hiệu
quả, chất lƣợng của ngoại giao văn hóa.
Việc quảng bá các giá trị văn hóa Hồ Chí Minh cần đƣợc đẩy mạnh trên
quy mô quốc gia thành một chiến lƣợc có bài bản, có hệ thống và hiệu quả
trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam. Đây là vấn đề có ý nghĩa cả về
lí luận và thực tiễn, góp phần làm cho thế giới hiểu sâu sắc văn hóa, đất nƣớc,
con ngƣời Việt Nam qua hình tƣợng con ngƣời Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu
nhất, là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đối ngoại
của đất nƣớc. Tuy nhiên, trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa hiện nay chúng
ta vẫn chƣa khai thác đƣợc triệt để đƣợc điều này. Việc quảng bá văn hóa Hồ
Chí Minh vẫn chủ yếu trong phạm vi đất nƣớc, chƣa đánh giá đúng mức
những giá trị dân tộc và thời đại mà văn hóa Hồ Chí Minh mang lại trong sự
phát triển của Việt Nam.
Với những lí do trên, nghiên cứu sinh đã chọn: “Văn hóa Hồ Chí Minh
trong chiến lược ngoại giao văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ XXI” làm đề tài
nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận án nhằm hệ thống hóa những nghiên cứu về “văn hóa Hồ Chí
Minh” để hƣớng tới một quan điểm thống nhất về vấn đề này. Đồng thời, căn
cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam, luận
án tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng, nội dung, giải pháp quảng bá văn
hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ
XXI.
2.2. Nhiệm vụ
Một là, xác định khái niệm và phân tích những nội dung cơ bản của
“văn hóa Hồ Chí Minh”.
4
Hai là, phân tích thực trạng quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh từ khi bắt
đầu chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam năm 2011 đến năm 2017.
Ba là, đề xuất phƣơng hƣớng, nội dung, giải pháp quảng bá văn hóa Hồ
Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI (tập
trung từ năm 2017 đến năm 2020 và 10 năm tiếp theo).
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu việc quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến
lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài luận án là: “Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao
văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ XXI”, trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận
thấy “văn hóa Hồ Chí Minh” bao gồm rất nhiều nội dung có thể khai thác, tuy
nhiên trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam những nội dung này
chƣa đƣợc quan tâm và quảng bá. Mục tiêu cơ bản của chiến lƣợc ngoại giao
văn hóa Việt Nam đến năm 2020 là quảng bá văn hóa để tăng cƣờng ảnh
hƣởng, nâng cao vị thế và chất lƣợng của ngoại giao văn hóa Việt Nam trên
phạm vi quốc tế. Chính vì lẽ đó, luận án chủ yếu tập trung vào nghiên cứu
việc quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt
Nam đầu thế kỉ XXI.
-Về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu việc quảng bá văn hóa
Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XXI,
giới hạn từ khi bắt đầu (năm 2011) cho đến khi kết thúc chiến lƣợc (năm
2020) và 10 năm kế tiếp theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
4. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lí luận
5
- Luận án dựa trên nguyên tắc phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện,
nguyên tắc lịch sử- cụ thể.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án, tác giả sử dụng các phƣơng pháp: phƣơng pháp liên
ngành, phƣơng pháp chuyên ngành: lôgic- lịch sử, phân tích- tổng hợp, tổng
kết thực tiễn, thống kê, so sánh, vv
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Luận án làm phong phú những nội dung nghiên cứu của Hồ Chí Minh
học, cụ thể là: góp phần làm rõ khái niệm, nội dung “văn hóa Hồ Chí Minh”.
- Phân tích thực trạng, phƣơng hƣớng, nội dung, giải pháp quảng bá
văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam đầu thế
kỉ XXI.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Góp phần vào việc thực hiện chiến lƣợc ngoại giao văn hóa của Việt
Nam ở đầu thế kỉ XXI.
- Luận án có thể dùng là tài liệu tham khảo cho sinh viên học môn Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh ở bậc đại học, là tài liệu tham khảo cho những ngƣời
quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, văn hóa Hồ Chí Minh và ngoại giao văn hóa.
6. Đóng góp của luận án
- Luận án đem đến một cách nhìn mới về văn hóa Hồ Chí Minh khi đặt
văn hóa Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng trong chiến lƣợc ngoại giao
văn hóa của Việt Nam.
- Luận án đề xuất những phƣơng hƣớng, nội dung, giải pháp để quảng
bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao văn hóa Việt Nam, tăng
cƣờng vị thế và chất lƣợng của ngoại giao văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ
XXI.
6
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận án gồm 4 chƣơng, 11 tiết.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2: Văn hóa Hồ Chí Minh
Chƣơng 3: Thực trạng quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc
ngoại giao văn hóa Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2017
Chƣơng 4: Quảng bá văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lƣợc ngoại giao
văn hóa Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2020, tầm nhìn 2030
7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ ĐƢỢC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh
Khi nghiên cứu về Hồ Chí Minh, ngƣời ta không chỉ chú ý đến vai trò
của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới,
mà còn có một đề tài cũng đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm, đó
chính là văn hóa Hồ Chí Minh. Văn hóa Hồ Chí Minh là một nội dung quan
trọng khắc họa rõ hơn hình ảnh Hồ Chí Minh với tƣ cách là một nhà văn hóa
kiệt xuất. Vì vậy, khi nghiên cứu nội dung này cũng có nhiều hƣớng nghiên
cứu khác nhau, với những nội dung phong phú, đa dạng, nhƣng không kém
phần sâu sắc. Nghiên cứu về Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh từ lâu đã
không chỉ là “đặc quyền” của các nhà nghiên cứu trong nƣớc, mà phạm vi
nghiên cứu về Ngƣời đã mở rộng ở nƣớc ngoài từ rất sớm với nhiều hƣớng
tiếp cận, nhiều nội dung, ở nhiều nƣớc khác nhau.
Hồ Chí Minh là nhà chính trị chuyên nghiệp, Ngƣời không bao giờ tự
nhận mình là nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa, nhƣng những đóng góp của
Ngƣời đối với sự phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam thật đáng ghi
nhận. Sự nghiệp và những đóng góp của Hồ Chí Minh trên lĩnh vực văn hóa
khá đồ sộ, vì vậy, khi nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, các nhà nghiên
cứu trên nhiều phƣơng diện với những chiều độ khác nhau.
Sinh thời, Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh đã là đề tài đƣợc rất
nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm, không chỉ tài năng, đức độ của Ngƣời,
mà cả phong cách, những nếp sinh hoạt hàng ngày của Ngƣời có ảnh hƣởng
rất lớn đối với những ngƣời xung quanh. Vì vậy, khi Ngƣời còn sống và ngay
cả khi Ngƣời vĩnh biệt thế giới này, những giá trị tƣ tƣởng, đạo đức, cũng nhƣ
những tình cảm tốt đẹp về Ngƣời vẫn còn vẹn nguyên trong lòng nhân dân
8
Việt Nam. Điều này đƣợc thể hiện phần nào thông qua những nghiên cứu dày
dặn, công phu về Ngƣời, tƣ tƣởng, văn hóa và phong cách của Ngƣời.
Trong những tài liệu, công trình nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh,
có một số lƣợng không nhỏ những tài liệu, công trình của các tác giả là lãnh
đạo Đảng, Nhà nƣớc, những học trò, những ngƣời sống lâu năm bên cạnh Hồ
Chí Minh. Những tài liệu, công trình này không đơn giản là tình cảm cá nhân
đối với lãnh tụ, mà thể hiện một cách nhìn chân thực, sinh động về Hồ Chí
Minh và văn hóa Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu về Hồ Chí Minh và văn hóa Hồ Chí Minh trƣớc hết phải
kể đến cuốn sách: “Hồ Chí Minh - Một con ngƣời, một dân tộc, một thời đại,
một sự nghiệp” của cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng [39]. Cuốn sách đã khắc
họa, làm rõ chân dung của một vị lãnh tụ vừa gần gũi, vừa vĩ đại. Với cách
tiếp cận của tác giả, chúng ta có thể thấy đƣợc tầm vóc của một nhà văn hóa
lớn thông qua những tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về văn hóa, cũng nhƣ phong
cách, nhân cách văn hóa của Ngƣời: vừa bình dị, gần gũi, thân thƣơng, mang
đậm cốt cách dân tộc, vừa vĩ đại, hiện đại và mang tầm vóc thế giới. “Hồ Chí
Minh là một con ngƣời phi thƣờng và xuất chúng. Tuy nhiên, khi gặp Hồ Chí
Minh, mọi ngƣời cảm thấy nhƣ thân thuộc từ lâu, dễ dàng nói chuyện cởi mở,
tự nhiên, không chút nào cách bức”. [39; tr.36]
“Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và con đƣờng cách mạng Việt Nam” là cuốn
sách của cố Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp [43] ra đời trên cơ sở thành quả
nghiên cứu đề tài “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và con đƣờng cách mạng Việt
Nam” có mã số KX.02.01 thuộc Chƣơng trình khoa học và công nghệ cấp nhà
nƣớc KX.02, do Đại tƣớng trực tiếp làm chủ nhiệm đề tài. Cuốn sách đã trình
bày một cách khoa học, toàn diện những vấn đề cơ bản về tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh và con đƣờng cách mạng Việt Nam, về nội dung, những đóng góp sáng
tạo của Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực: tổ chức các lực lƣợng cách mạng,
lĩnh vực quân sự, nhân văn, đạo đức, văn hóa, phƣơng pháp luận Hồ Chí
9
Minh. Trong đó, ở nội dung chƣơng VII, tác giả đã làm rõ tƣ tƣởng nhân văn,
đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh với cách tiếp cận hấp dẫn và thuyết phục.
Đây là những nghiên cứu về Hồ Chí Minh của những học trò, những
đồng chí, những ngƣời sống lâu năm bên cạnh Hồ Chí Minh. Vì vậy, mặc dù
những nghiên cứu này chƣa thực sự đi sâu vào làm rõ văn hóa Hồ Chí Minh:
từ khái niệm, cho tới kết cấu và nội dung, nhƣng những nghiên cứu này chính
là những cơ sở lí luận và thực tiễn quan trọng để chúng ta có thể nghiên cứu
làm rõ văn hóa Hồ Chí Minh, nhất là ở góc độ tƣ tƣởng, phong cách và cách
ứng xử văn hóa của Ngƣời một cách chân thực và sinh động nhất.
Văn hóa Hồ Chí Minh là một khái niệm rộng bao gồm nhiều nội dung
và những biểu hiện đa dạng. Khi nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, các
nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận ở nhiều phƣơng diện khác nhau: có
những công trình đi sâu vào nghiên cứu tƣ tƣởng văn hóa; có những công
trình nghiên cứu phong cách, cách ứng xử văn hóa; cũng có công trình chủ
yếu đề cập đến những quan điểm trong xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam;
nghiên cứu những sản phẩm văn hóa đặc sắc; hay đề cập đến những giá trị, ý
nghĩa của văn hóa Hồ Chí Minh đối với sự phát triển văn hóa dân tộc.
Thành Duy trong cuốn sách: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà tƣ tƣởng,
danh nhân văn hóa thế giới” [26] đã có những nghiên cứu và đánh giá thuyết
phục về Hồ Chí Minh trên phƣơng diện tƣ tƣởng và văn hóa. Trên phƣơng
diện tƣ tƣởng hay văn hóa, Hồ Chí Minh đều có những sáng tạo và đóng góp
quan trọng để xây dựng con ngƣời mới, xã hội mới và một nền văn hóa mới.
Tác giả đã bày tỏ sự trân trọng và ngƣỡng mộ trƣớc tầm tƣ tƣởng và tầm văn
hóa của một danh nhân đƣợc thế giới thừa nhận.
Khi nghiên cứu về văn hóa Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu không
chỉ làm rõ nội hàm văn hóa Hồ Chí Minh, mà còn nhìn nhận vai trò của văn
hóa Hồ Chí Minh trong sự phát triển văn hóa dân tộc. Trên tinh thần đó, “Hồ
Chí Minh và văn hóa Việt Nam” do Trƣờng Lƣu làm chủ biên [74] đã đánh
10
giá cao vai trò của văn hóa Hồ Chí Minh đối với sự phát triển văn hóa dân tộc
trong thời đại mới.
Từ sự ghi nhận của thế giới về Hồ Chí Minh: “Anh hùng giải phóng
dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”, Đào Phan đã làm rõ những đóng góp của Hồ
Chí Minh qua nghiên cứu: “Hồ Chí Minh danh nhân văn hóa” [107]. Cuốn
sách đã làm rõ những tố chất đặc biệt của một nhà văn hóa lớn, vai trò của Hồ
Chí Minh trong việc khởi xƣớng, kiến tạo nền văn hóa mới, nền giáo dục mới
ở Việt Nam. Qua nghiên cứu của tác giả, hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên hội
tụ cả yếu tố triết nhân và nghệ sĩ, truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, cuốn
sách chƣa đƣa ra một cách lí giải rõ ràng khái niệm cũng nhƣ cấu trúc văn hóa
Hồ Chí Minh.
Các tác giả: Đỗ Huy, Lê Hữu Ái trong: “Tìm hiểu tƣ tƣởng văn hóa nghệ
thuật Hồ Chí Minh” [60] đã làm rõ phƣơng pháp luận nghiên cứu di sản văn
hóa nghệ thuật Hồ Chí Minh, sự chuẩn bị lịch sử và những định hƣớng cơ bản
của Hồ Chí Minh về một nền văn hóa nghệ thuật mới. Cuốn sách chỉ ra mối
quan hệ giữa những tƣ tƣởng văn hóa nghệ thuật cơ bản của Hồ Chí Minh và
quan điểm phát triển văn hóa nghệ thuật Việt Nam trong thời đại mới.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền văn hóa Việt Nam” của Lê Xuân Vũ
[143] đã nghiên cứu về nhà văn hóa Hồ Chí Minh trên các phƣơng diện khác
nhau: nhà chiến lƣợc văn hóa, một cây bút bậc thầy, nhà chỉ đạo thực tiễn văn
hóa... Đồng thời, tác giả cũng làm rõ ảnh hƣởng, vai trò của văn hóa Hồ Chí
Minh trong việc “làm đẹp