Văn hóa kinh doanh xuất bản phẩm trong nền kinh tế thị trường
Trước Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), nền kinh tế - xã hội của nước ta được quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Trong điều kiện có chủ nghĩa xã hội hùng mạnh, có viện trợ lớn và chiến tranh kéo dài, cơ chế ấy đã phát huy được những mặt tích cực, vì thế chúng ta vẫn dành được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế. tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Và xét về mặt nào đó, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã đáp ứng được yêu cầu của thời chiến. Sau khi cả nước thống nhất, đi vào xây dựng kinh tế thì cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp đã bộc lộ nhiều nhược điểm, trở thành lực cản của sự phát triển, không tạo được động lực phát triển, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả, hạn chế tính chủ động, năng động sáng tạo của các tổ chức và cá nhân người lao động. Tình trạng này kéo dài là do chúng ta quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu với hệ thống pháp lệnh chi tiết từ trên xuống; các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở nhưng lại không chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh; kế hoạch hóa mệnh lệnh, không chú ý đến quan hệ hàng hóa - tiền tệ và hiệu quả kinh tế, thực hiện chế độ cấp phát và giao nộp theo quan hệ hiện vật là chủ yếu; bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều nấc trung gian, cán bộ quản lý thiếu năng động, không thạo kinh doanh; cơ chế phân phối bình quân, bao cấp, cào bằng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuong 1 tu 1-4-2.doc
- Bieu ngang.doc
- Chuong 3.doc