Gia Định tam gia là danh xưng đương thời gọi ba nhà thơ nổi tiếng đất
Gia Định: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh và Lê Quang Định. Cả ba đều là
học trò của Xử sĩ Sùng Đức Võ Trường Toản, nổi danh phong nhã, hay thơ
và đều làm quan cao trong triều, đồng thời từng là những vị sứ thần đầu tiên
của triều Nguyễn Gia Long. Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh còn là những
người lập ra thi xã Bình Dương (theo Liệt truyện), hay Gia Định Sơn hội
(theo lời của Trịnh Hoài Đức trong bài Tự tự (tự đề tựa) cho tập thơ Cấn Trai
thi tập), đã nối mạch và dẫn nguồn cho các thi xã ở Nam Bộ sau này như thi
xã Bạch Mai.
Với tình hình công bố tư liệu và nghiên cứu về thơ Gia Định tam gia, xét
trong bối cảnh văn học Hán Nôm của Nam Bộ nói riêng cả nước nói chung,
cho đến nay vẫn còn hạn chế và chưa tập trung: chưa công bố toàn diện tư
liệu về tác phẩm thơ, chưa nghiên cứu các phương diện nội dung, nghệ thuật
của riêng Tam gia, do đó chưa thấy được vị trí của Tam gia trong văn học sử.
Chính điều này đã thúc đẩy chúng tôi tập trung tìm hiểu về nội dung, nghệ
thuật thơ của các ông, đồng thời cũng là bước để công bố gần như trọn vẹn
thơ Tam gia.
42 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2898 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn học Việt Nam - Gia định tam gia thi trong tiến trình văn học hán nôm Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ QUANG TRƯỜNG
GIA ĐỊNH TAM GIA THI
TRONG TIẾN TRÌNH
VĂN HỌC HÁN NÔM NAM BỘ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62.22.34.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2012
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Đoàn Ánh Loan
2. PGS.TS. Lê Giang
Phản biện độc lập:
1. PGS.TS. Trần Hữu Tá
2. PGS.TS. Lại Văn Hùng
Phản biện 1:
PGS.TS. Trần Hữu Tá
Phản biện 2:
PGS.TS. Hồ Sĩ Hiệp
Phản biện 3:
PGS.TS. Lê Thu Yến
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luấn án cấp cơ sở đào tạo
họp tại:
…………………………………………………………
Vào hồi……giờ…, ngày … tháng … năm …..
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Trường Đại học KHXH&NV-TP.HCM
2. Thư viện Tổng hợp TP.HCM
3. Thư viện ĐH Quốc gia TP.HCM
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Gia Định tam gia là danh xưng đương thời gọi ba nhà thơ nổi tiếng đất
Gia Định: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh và Lê Quang Định. Cả ba đều là
học trò của Xử sĩ Sùng Đức Võ Trường Toản, nổi danh phong nhã, hay thơ
và đều làm quan cao trong triều, đồng thời từng là những vị sứ thần đầu tiên
của triều Nguyễn Gia Long. Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tĩnh còn là những
người lập ra thi xã Bình Dương (theo Liệt truyện), hay Gia Định Sơn hội
(theo lời của Trịnh Hoài Đức trong bài Tự tự (tự đề tựa) cho tập thơ Cấn Trai
thi tập), đã nối mạch và dẫn nguồn cho các thi xã ở Nam Bộ sau này như thi
xã Bạch Mai.
Với tình hình công bố tư liệu và nghiên cứu về thơ Gia Định tam gia, xét
trong bối cảnh văn học Hán Nôm của Nam Bộ nói riêng cả nước nói chung,
cho đến nay vẫn còn hạn chế và chưa tập trung: chưa công bố toàn diện tư
liệu về tác phẩm thơ, chưa nghiên cứu các phương diện nội dung, nghệ thuật
của riêng Tam gia, do đó chưa thấy được vị trí của Tam gia trong văn học sử.
Chính điều này đã thúc đẩy chúng tôi tập trung tìm hiểu về nội dung, nghệ
thuật thơ của các ông, đồng thời cũng là bước để công bố gần như trọn vẹn
thơ Tam gia.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trước năm 1975, do nhiều lý do, thơ Gia Định tam gia chưa được
chú ý khai thác giới thiệu. Có thể kể ra vài công trình tiêu biểu như:
Năm 1903, Lê Quang Chiểu bắt đầu công bố 18 bài thơ Nôm liên hoàn
được cho là của Trịnh Hoài Đức làm trong thời gian đi sứ trong công trình
Quốc âm thi hiệp tuyển. Sau đó, trên báo Tân văn, số 8-1935, có giới thiệu
một bài thơ Nôm Từ giã mẹ đi sứ của Trịnh Hoài Đức. Sách Võ Trường
Toản, phụ Gia Định tam gia của Nam Xuân Thọ, Tân Việt xuất bản ở Sài
Gòn năm 1957 cũng có giới thiệu đôi nét về Gia Định tam gia và thơ. Tác giả
Huỳnh Minh trong sách Gia Định xưa, cũng dành một phần giới thiệu về Gia
Định tam gia, Gia Định Sơn hội, đồng thời trích dẫn vài bài thơ Nôm của
Trịnh Hoài Đức. Năm 1963, giáo sư Huỳnh Lý (chủ biên) biên soạn công
trình Hợp tuyển thơ văn Việt Nam nhằm mang lại cho người đọc cái nhìn toàn
cảnh văn học Việt Nam. Trong đó, tập 3, giới thiệu thơ một số bài thơ của
Gia Định tam gia, được xem như một đại biểu trong dòng thơ chữ Hán ở
Nam Bộ. Nguyễn Văn Sâm trong Văn học Nam Hà giới thiệu được 13 bài thơ
chữ Hán trong Thoái thực truy biên và phiên âm 18 bài thơ Nôm của Trịnh
Hoài Đức, nhưng vẫn chưa thể giới thiệu thơ của Ngô Nhân Tĩnh và Lê
Quang Định.
2.2. Sau năm 1975, đã có thêm những công trình giới thiệu nghiên cứu
về thơ Gia Định tam gia chuyên biệt bên cạnh những công trình, bài viết
mang tính chất chung, tiêu biểu có:
Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nguyễn Khuê, Trần Khuê trong công trình Sài
Gòn – Gia Định qua thơ văn xưa, xuất bản năm 1987, giới thiệu 07 bài thơ
của Trịnh Hoài Đức ở phần Thơ văn chữ Hán, phần hai của tập sách.
Công trình nghiên cứu Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, do
Giáo sư Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên với sự tham gia của các
nhà nghiên cứu uy tín, xuất bản từ năm 1987-1990, tập II, có bài “Văn học
Hán Nôm ở Gia Định” của Cao Tự Thanh, đã khái quát diện mạo văn học
Hán Nôm trong tiến trình văn hóa ở Gia Định, đồng thời trích dẫn thơ của
Tam gia Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định. Năm 1990,
Những danh sĩ miền Nam của Hồ Sĩ Hiệp và Hoài Anh cũng dành nhiều trang
viết về tác giả và điểm qua tác phẩm của Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và
Ngô Nhân Tĩnh với những nhận xét xác đáng. Năm 1997, công trình Tổng
tập văn học Việt Nam, tập 16, cũng có giới thiệu tiểu sử tác giả, tác phẩm của
Tam gia. Số bài thơ của Tam gia trong Tổng tập này trích lại từ Hợp tuyển
thơ văn Việt Nam nói trên…
Năm 2005, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh, Gia Định
tam gia của tác giả Hoài Anh, xuất bản nhân dịp trùng tu và tôn tạo di tích
lịch sử văn hóa văn miếu Trấn Biên, Đồng Nai, cũng đóng góp đáng kể vào
công việc nghiên cứu thơ của ba nhà Trịnh, Ngô, Lê. Có thể nói, đây là công
trình biên khảo về thơ Gia Định tam gia nhiều nhất từ trước đến nay. Năm
2007, công trình Văn học Việt Nam thế kỷ X-XIX, những vấn đề lý luận và
lịch sử, có bài viết “Văn học Đàng Trong” của Cao Tự Thanh, thêm một lần
nữa đề cập đến Gia Định tam gia trong dòng chảy văn học Đàng Trong. Bài
viết đi sâu phân tích tình hình lịch sử, tình hình văn học Hán Nôm từ phương
diện nội dung, đồng thời phác hoạ những nét nghệ thuật của văn học Hán
Nôm Đàng Trong.
2.3. Những bài viết đăng trên các báo và tạp chí liên quan đến việc
nghiên cứu tác giả tác phẩm Gia Định tam gia, tiêu biểu có:
Trên báo Tân văn tuần báo năm 1935 có giới thiệu bài thơ Từ giã mẹ đi
sứ của Trịnh Hoài Đức, báo Đại Việt tập chí năm 1941 đã bắt đầu trích đăng
giới thiệu thơ của Trịnh Hoài Đức. Nguyễn Triệu với bài “Công thần triều
Nguyễn: Ngô Nhân Tĩnh” đăng trên tuần báo Tri Tân, số 6, ngày 8-7-1941.
Nguyễn Khuê với bài Trịnh Hoài Đức và Cấn Trai thi tập đăng trên tập san
Lửa Thiêng, số 2, tháng 2 năm 1975, được in lại trong Ba mươi năm cầm bút,
giới thiệu về tiểu sử, hành trạng của Trịnh Hoài Đức và tập thơ Cấn Trai thi
tập một cách tỉ mỉ và công phu và bài “Mai Sơn tự và Mai Khâu tự” đăng
trên Tập văn số 20, Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
xuất bản năm 1991. Cao Tự Thanh với bài “Về bài thơ của Trịnh Hoài Đức
tặng hoà thượng Viên Quang” đăng trên Tập văn Phật đản, Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, số 23, tháng 4-1992. Nguyễn Đình Phức có bài “Về bài viết
Lời bình của thi hào Nguyễn Du trong Hoa Nguyên thi thảo của PGS.TS.
Nguyễn Đăng Na”, đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 1 (86), 2008, đã đưa ra
những khảo sát của mình về văn bản khắc in Hoa Nguyên thi thảo của Lê
Quang Định một cách xác đáng…
Từ tình hình trên cho thấy, các nhà nghiên cứu đã quan tâm tìm hiểu Gia
Định tam gia từ phương diện tác giả, tác phẩm nhưng còn tản mạn và chưa
tập trung. Công trình của tác giả Hoài Anh có thể nói là tập trung và dày dặn
nhất, nhưng tiếc là vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Vì thế chúng tôi tiếp tục nghiên
cứu hoàn chỉnh tư liệu để tiến tới công bố toàn bộ tác phẩm của Gia Định tam
gia.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Sự nghiệp sáng tác của Tam gia hẳn nhiên không chỉ có mỗi thơ, mà
các ông còn viết văn và địa chí. Như tên của đề tài luận án, chúng tôi xác
định, đối tượng nghiên cứu chính là thơ Gia Định tam gia qua ba tập Cấn
Trai thi tập của Trịnh Hoài Đức, Thập Anh đường thi tập của Ngô Nhân Tĩnh
và Hoa Nguyên thi thảo của Lê Quang Định. Do đó, chúng tôi không đi vào
các thể loại biên khảo về địa chí, bài văn, bài minh của Tam gia trong công
trình này. Ngoài ra, riêng với Trịnh Hoài Đức, ông còn sáng tác thơ bằng chữ
Nôm, mặc dù không thấy khắc in trong các thi tập của ông, nhưng chúng tôi
vẫn cố gắng tìm hiểu thông qua các bản phiên âm do Lê Quang Chiểu,
Nguyễn Văn Sâm, Cao Tự Thanh, Hoài Anh công bố trong công trình của họ.
3.2. Song song với việc nghiên cứu thơ Tam gia ở phương diện nội dung
tư tưởng và nội dung nghệ thuật, chúng tôi còn phải đặt thơ của Tam gia
trong bối cảnh văn học Hán Nôm ở Nam Bộ trong giai đoạn này để thấy được
những đặc điểm chung và riêng của chúng để từ đó thể xác định giá trị cũng
như những đóng góp của Tam gia đối với nền văn học Hán Nôm ở Nam Bộ
nói riêng, cả nước nói chung.
3.3. Văn học Hán Nôm Nam Bộ, chính là nói nền văn học viết bằng chữ
Hán Nôm thuộc khu vực từ Biên Hoà Đồng Nai trở vào Nam, mà trung tâm
chính của nó là Sài Gòn – Gia Định. Bởi Nam Bộ là vùng đất mới so với các
vùng khác trong nước ta, do đó nền văn học Hán Nôm tại đây vừa mang tính
chất kế thừa những thành tựu cũ của nền văn học Hán Nôm của cả nước
nhưng cũng vừa mang tính chất mới mẻ non trẻ do những tác động từ lịch sử
kinh tế xã hội tại địa bàn. Xem xét thơ Gia Định tam gia trong nền văn học
Hán Nôm Gia Định để thấy sự giao thoa thơ của các ông với thơ đương thời
cũng như những giai đoạn sau và trước đó, để đi đến việc xác lập những đóng
góp của Gia Định tam gia trong nền văn học Hán Nôm Nam Bộ.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Công tác văn bản học: Tiếp nhận thành quả của những công trình
nghiên cứu trước đây, chúng tôi tiếp tục khảo sát, chỉnh lý văn bản thơ Tam
gia hiện đang lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội. Đối
với tác phẩm Thập Anh thi tập của Ngô Nhân Tĩnh và Hoa Nguyên thi thảo
của Lê Quang Định vì chỉ có một truyền bản duy nhất nên công tác xử lý văn
bản không có gì đáng nói; nhưng với Cấn Trai thi tập của Trịnh Hoài Đức
bởi có nhiều bản khác nhau, nên chúng tôi dựa vào bản khắc in có ký hiệu
A.780 làm bản trục, đồng thời tham chiếu với bản chép tay ký hiệu A.3139
và bản khắc in mang ký hiệu A.1392 để bổ sung, sắp xếp và tái hiện lại diện
mạo của thi tập Gia Định tam gia thi của ba tác giả, bản khắc in năm 1822.
Đồng thời, chúng tôi vận dụng phương pháp phiên dịch tiến hành dịch thuật
thơ Gia Định tam gia và công bố văn bản trong phần Phụ lục của luận án để
làm tư liệu trích dẫn, nghiên cứu trong luận án.
4.2. Xuất phát từ yêu cầu mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của
đề tài, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp tiểu sử, phương pháp thực chứng lịch sử, phương pháp giải
thích học: cùng được vận dụng để tìm hiểu tác phẩm thông qua tiểu sử tác giả
và ngược lại, đồng thời muốn hiểu đúng tác phẩm không thể không bắt đầu từ
những sự kiện lịch sử, cũng như việc nắm rõ ngữ nghĩa ngôn ngữ bởi thơ Gia
Định tam gia được viết bằng chữ Hán. Bên cạnh đó, để tránh cứng nhắc giáo
điều chúng tôi còn vận dụng phương pháp trực giác để có những đánh giá
sinh động về đối tượng.
Ngoài ra chúng tôi còn vận dụng các phương pháp và thao tác khác như
phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, hệ thống để đưa ra những nhận
định có giá trị và ý nghĩa khi nghiên cứu về Gia Định tam gia trong toàn cảnh
nền văn học Hán Nôm Nam Bộ.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về mặt tư liệu: Chúng tôi đã xử lý và phiên dịch hầu như hoàn chỉnh
tư liệu thơ Gia Định tam gia một cách có hệ thống từ nguồn tư liệu gốc Hán
Nôm. Những bài tự, bạt trong các tập thơ Tam gia, đến cả những lời bình của
Ngô Thì Vị và Nguyễn Du bình thơ Lê Quang Định cũng được dịch đầy đủ,
góp thêm một nguồn tư liệu quý cho mảng thơ, lý luận phê bình văn học
trung đại của nước nhà.
5.2. Từ công tác xử lý văn bản thơ, chúng tôi tiến hành làm rõ và xác
định lại năm sinh năm mất của các tác giả Gia Định tam gia, thông qua nhiều
nguồn tư liệu, khắc phục được những thiếu sót, những băn khoăn về năm sinh
năm mất của Tam gia trong các công trình cũng như các bài viết trước đây.
Từ đó, chúng tôi biên soạn niên biểu Gia Định tam gia làm cơ sở cho những
nghiên cứu khác về sau.
5.3. Luận án nghiên cứu chủ yếu về thơ Gia Định tam gia ở phương diện
nội dung và nghệ thuật, đồng thời đặt nó trong bối cảnh văn học Hán Nôm
Nam Bộ đương thời để thấy những giá trị và đóng góp về nội dung và nghệ
thuật thơ của các tác giả đối với văn học Hán Nôm Nam Bộ.
5.4. Từ những kết quả thu được khi nghiên cứu thơ Gia Định tam gia
trong công trình này, chúng tôi tiến tới dịch hoàn chỉnh, giới thiệu và công bố
toàn bộ thơ Gia Định tam gia một cách có hệ thống nhằm cung cấp cho độc
giả những tư liệu khả tín.
6. Bố cục luận án
Không kể phần Dẫn nhập, Kết luận, luận án được chia thành 3 chương:
Chương 1: Gia Định tam gia, tác giả và tác phẩm
Chương 2: Đặc điểm nội dung trong thơ Gia Định tam gia
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật trong thơ Gia Định tam gia
Ở mỗi chương chúng tôi có tiểu kết và từ những trình bày trong từng
chương về Gia Định tam gia, chúng tôi tiến hành nhận xét đánh giá đóng góp
của các ông trong nền văn học Hán Nôm Nam Bộ.
Ngoài ra, phần Phụ lục gồm:
- Niên biểu Gia Định tam gia (soạn)
- Các bài tự bạt trong ba tập thơ của Gia Định tam gia (dịch)
- Trích thơ Gia Định tam gia (dịch)
- Vài hình ảnh tư liệu có liên quan đến Gia Định tam gia
CHƯƠNG 1
GIA ĐỊNH TAM GIA
TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1.1. BỐI CẢNH VĂN HỌC HÁN NÔM NAM BỘ TỪ THẾ KỶ 18
ĐẾN CUỐI THẾ KỶ 19
1.1.1. Bối cảnh thời đại
Nửa cuối thế kỷ 17, cùng với việc tiếp tục mở rộng đất đai về phía Nam,
công tác di dân người Việt đến vùng đất mới, đồng thời cho phép những di
dân người Hoa Nam trú ngụ và khai phá vùng đất này của các chúa Nguyễn
khiến nơi đây từng bước hình thành nên trung tâm kinh tế văn hoá của cả khu
vực Nam Bộ.
Năm 1771, cuộc khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn nổ ra, quy tụ được
một lực lượng tham gia khởi nghĩa khá đông đảo. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
đã từng bước đi đến việc xoá bỏ tình hình thống trị của hai tập đoàn phong
kiến Trịnh - Nguyễn, nhưng sau khi Quang Trung mất, Quang Toản kế ngôi,
nội bộ triều Nguyễn Tây Sơn bắt đầu lủng củng, suy yếu. Trong khi đó,
Nguyễn Ánh với hậu phương là vùng đất Nam Bộ dần dần đánh chiếm lại các
tỉnh Nam Trung Bộ, Thuận Hoá, sau đó tiến ra Bắc, thống nhất lãnh thổ, lập
ra triều Nguyễn vào năm 1802. Trong suốt thời gian triều Nguyễn cai trị,
đáng chú ý nhất là: Sự kiện binh biến của Lê Văn Khôi tại thành Gia Định
(1833-1835), và sự kiện xâm lược của thực dân Pháp (1858).
Trong bối cảnh nội chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh, Trịnh Hoài Đức, Lê
Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh đã chọn con đường tham gia vào chính quyền
Nguyễn Ánh và trở thành những nhân vật khá quan trọng trong chính quyền
này. Từ năm 1788, các ông được cử vào làm Hàn lâm viện, rồi giúp Nguyễn
Ánh trong việc khuyến nông để cung cấp quân lương, sau đó còn tham gia
công tác quân sự và sau này các ông nhận nhiệm vụ đi sứ bang giao với
Trung Quốc, Chân Lạp.
1.1.2. Diện mạo văn học Hán Nôm ở Nam Bộ
Đội ngũ trí thức trên vùng Nam Bộ, khoảng nửa cuối thế kỷ 18, đặc biệt
là ở Gia Định đã khá phát triển mặc dầu không thể so sánh với các vùng khác
nhưng cũng đã có những tác giả, tác phẩm tiêu biểu như nhóm thơ Chiêu Anh
Các ở Hà Tiên do Mạc Thiên Tích đứng đầu (thành lập vào năm 1736) với
Hà Tiên thập cảnh vịnh, Minh bột di ngư thi thảo, Hà Tiên quốc âm thập
cảnh ngâm khúc… Võ Trường Toản với Hoài cổ phú, Đặng Đức Thuật với
bài sớ Thập sách và Quy sơn thập vịnh (tác phẩm này hiện vẫn chưa tìm
thấy), Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Lê Quang Định, Ngô Tòng Châu,
Nguyễn Hương và nhiều nhà thơ gốc người Minh Hương như Hối Sơn
Huỳnh Ngọc Uẩn, Kỳ Sơn Diệp Minh Phụng, Phục Sơn Vương Kế Sinh,
Nhân Sơn (em họ của Trịnh Hoài Đức)… Sau Gia Định tam gia, có Trương
Hảo Hiệp (1795 – 1851) với tác phẩm Mộng Mai đình thi thảo, Phan Thanh
Giản (1796 - 1867) với Lương Khê thi thảo, Lương Khê văn thảo, Huỳnh
Mẫn Đạt (1807 - 1883) với một số bài thơ Nôm, Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872)
với Kim Thạch kỳ duyên cùng một số sáng tác thơ văn Hán Nôm, Nguyễn
Hữu Huân (1816-1875) với thơ chữ Hán và chữ Nôm, Nguyễn Đình Chiểu
(1822-1888) với Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp,
và một số thơ, văn tế…, Trần Thiện Chánh (1822-1874) với Trừng Giang thi
văn tập, Nam hành thi thảo và Bắc chinh thi thảo, Nguyễn Thông (1827-
1884) với Ngoạ du sào thi văn tập, Kỳ Xuyên thi văn sao, Kỳ Xuyên công
độc…, Phan Văn Trị (1830-1910) với nhiều bài thơ Nôm vịnh vật, đặc biệt là
cuộc bút chiến giữa ông với Tôn Thọ Tường mang nội dung đả kích bọn bán
nước đồng thời bày tỏ ý chí và tinh thần yêu nước của ông, Học Lạc (1842-
1905) và Nhiêu Tâm (?-?), hai nhà thơ trào phúng nổi tiếng trong văn học
Hán Nôm ở Nam Bộ...
Về đại thể có thể thấy tình hình văn học Hán Nôm ở Nam Bộ có mấy nét
sau: Lực lượng sáng tác văn học Hán Nôm ở Nam Bộ rất đa dạng từ thành
phần xuất thân đến thành phần dân tộc. Nội dung thơ ca của văn học Hán
Nôm Gia Định từ cuối thế kỷ 18 cho đến những năm cuối thế kỷ 19 có những
chuyển biến: từ việc ca ngợi những con người quân tử với những phẩm chất
đạo đức tốt đẹp của Nho gia, ngợi ca cảnh đẹp quê hương, miêu tả cảnh sinh
hoạt lao động của nhân dân trên miền đất mới vừa khai hoang khai khẩn, bày
tỏ tình cảm yêu nước, yêu quê hương qua niềm trung quân… ở giai đoạn đầu,
đến dòng thơ yêu nước, thương dân, đả kích phúng thích những kẻ phản bội
lại dân tộc và quê hương, những quan niệm về đạo đức, lý tưởng nhà Nho,
lòng trung quân, ái quốc được các nhà nho nhìn nhận và khẳng định lại hơi
khác so với trước. Nhưng có thể nói các nhà nho ở Nam Bộ thời kỳ sau đã kế
thừa tinh thần trung nghĩa của người mà họ xem như bậc thầy ở Nam Bộ là
Võ Trường Toản và những nhà nho thế hệ đầu như Tam gia. Trên phương
diện hình thức nghệ thuật, sáng tác thơ không còn khuôn khổ trong phạm vi
thơ Đường luật như Gia Định tam gia, mà ở giai đoạn sau, các tác giả đã bắt
đầu dùng nhiều thể loại để sáng tác như thơ, truyện ký, truyện thơ, văn tế, thơ
bút chiến liên hoàn… khắc phục được tình trạng mất cân xứng giữa các thể
loại. Dễ thấy, ở giai đoạn đầu sáng tác bằng chữ Hán chiếm đa số nhưng dần
dần sau đó sáng tác bằng thơ Nôm và tiếp theo là quốc ngữ phát triển theo sự
suy tàn của chữ Hán Nôm.
1.2. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA GIA ĐỊNH TAM GIA
Trong mục này, chúng tôi đã căn cứ vào những ghi chép trong các bộ sử
như Liệt truyện, Thực lục đồng thời qua thơ và những ghi chép của Trịnh
Hoài Đức để dựng lại tiểu sử và hành trạng của các ông khá đầy đủ trong bối
cảnh lịch sử đương thời.
1.3. VĂN BẢN TÁC PHẨM THƠ CỦA GIA ĐỊNH TAM GIA
1.3.1. Cấn Trai thi tập của Trịnh Hoài Đức
Hiện thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội còn lưu trữ các bản in
và chép tay thơ của Trịnh Hoài Đức như sau:
Cấn Trai thi tập, ký hiệu A.780, bản khắc in, bên trong có ba bài tự, bạt
của Nguyễn Địch Cát, Ngô Thì Vị, Cao Huy Diệu, nhưng không có Tự tự.
Cấn Trai thi tập, ký hiệu A.3139, bản chép tay, có đủ các bài tự, bạt, nhưng
cũng không có Tự tự. Có lẽ được chép theo bản A.780. Cấn Trai thi tập, ký
hiệu A.1392, bản khắc in. Tờ bìa giống hệt với bản có ký hiệu A.780, bên
trong có bài Tự tự ở đầu. Thứ tự các tập thơ bị đảo lộn, ngoài ra còn thấy
trang bìa của tập thơ Thập Anh đường thi tập được khắc in là Thập Anh thi
tập và trang bìa của Gia Định tam gia thi được khắc theo lối chữ khải, chân
phương. Tiếp theo là mục lục ba tập thơ của ba tác giả. Sau phần mục lục là
các bài tự bạt như bản A.780 và Gia Định tam gia thi tập tự của Trịnh Hoài
Đức (riêng bài này được khắc theo lối chữ lệ).
Như vậy về thơ, hiện nay, Trịnh Hoài Đức chỉ có tập Cấn Trai thi tập
mà thôi. Còn về tác phẩm Gia Định tam gia thi tập, khắc in năm Minh Mệnh
thứ 3 (1822) chính là Cấn Trai thi tập đã khắc in trước đây vào năm Gia
Long thứ 18 (1819) được in lại chung với tập thơ Thập Anh thi tập (tức Thập
Anh đường thi tập) của Ngô Nhân Tĩnh và Hoa Nguyên thi thảo của Lê
Quang Định, có lời tựa chung Gia Định tam gia thi tập tự của Trịnh Hoài
Đức, nên không thể kể đấy là một tác phẩm mới riêng biệt được, để tránh
việc hiểu nhầm thơ của Trịnh Hoài Đức in trong Gia Định tam gia thi tập là
một tác phẩm hoàn toàn khác với Cấn Trai thi tập.
1.3.2. Thập Anh thi tập của Ngô Nhân Tĩnh
Thập Anh thi tập (hay Thập Anh đường thi tập) của Ngô Nhân Tĩnh
được Trịnh Hoài Đức