Cây cà chua xuất hiện trên trái đất từ thế kỉ XVI nhưng phải đến hai thế kỉ sau, quả cà chua mới chiếm một vị trí khiêm tốn trong các bữa ăn thường ngày và chỉ hơn 150 năm nay cà chua mới trở thành loại rau ăn quả được sử dụng rộng rãi. Cà chua là nguồn cung cấp đường, vitamin A, vitamin C, những nghiên cứu gần đây cho thấy ở cà chua có các axit hữu cơ, axit pcoumaric, axit cholorogennic có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư. Ngoài ra cà chua chứa nhiều khoáng chất và các nguyên tố vi lượng như kali, magie, sắt, kẽm và flo tăng thêm sự trẻ trung cho cơ thể. Vì vậy, cây cà chua đang được trồng ngày càng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam.
98 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4134 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứ cà chua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Mở đầu
Cây cà chua xuất hiện trên trái đất từ thế kỉ XVI nhưng phải đến hai thế kỉ sau, quả cà chua mới chiếm một vị trí khiêm tốn trong các bữa ăn thường ngày và chỉ hơn 150 năm nay cà chua mới trở thành loại rau ăn quả được sử dụng rộng rãi. Cà chua là nguồn cung cấp đường, vitamin A, vitamin C, những nghiên cứu gần đây cho thấy ở cà chua có các axit hữu cơ, axit pcoumaric, axit cholorogennic có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư. Ngoài ra cà chua chứa nhiều khoáng chất và các nguyên tố vi lượng như kali, magie, sắt, kẽm và flo tăng thêm sự trẻ trung cho cơ thể. Vì vậy, cây cà chua đang được trồng ngày càng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam.
1.1.1.Những nghiên cứu nước ngoài về việc sản xuất giống và thâm canh cà chua.
a. Tình hình sản xuất giống cà chua trên thế giới.
Lịch sử công tác chọn tạo giống cà chua trên thế giới bắt đầu ở Châu Âu với những tiến bộ ban đầu về dòng, giống. Năm 1860 những giống cà chua mới đã được giới thiệu ở Mỹ. Năm 1863, có 23 giống cà chua được giới thiệu, trong đó giống Trophy được coi là giống có chất lượng tốt nhất ở thời kì đó. Nhìn chung hiện nay hướng chọn tạo giống cà chua trên thế giới phụ thuộc vào điều kiện khí hậu đất đai của từng vùng, kỹ thuật canh tác hay nhu cầu chế biến, ăn tươi mà xác định sự đa dạng trong công tác chọn tạo loại cây trồng này.
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) từ những ngày đầu thành lập (1972) đã bắt đầu chương trình chọn tạo, nhằm tăng cường khả năng thích ứng của cà chua với vùng điều kiện nóng ẩm. Hầu hết các giống AVRDC lai tạo và các giống đã được cải thiện trong tập đoàn từ năm 1974 đến nay đều có khả năng chịu nhiệt cũng như chống chịu sâu bệnh tốt. Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia (MARDI) đã phối hợp với AVRDC và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp nhiệt đới (TARC) ở Nhật Bản để xúc tiến chương trình cải tiến giống cà chua triển vọng. Đã chọn được 6 dòng có khả năng chịu nhiệt và chống chịu vi khuẩn: MT1, MT2, MT3, MT4, MT5, MT6, MT10 [30].
Tháng 8/2005, AVRDC giới thiệu 3 giống cà chua triển vọng là CLN2026D, CLN2116B, CLN2123A. Cả 3 giống này đều sinh trưởng hữu hạn, có khả năng chịu nhiều loại bệnh như héo xanh vi khuẩn, héo rũ do nấm, virus... trong đó giống CLN2026D quả có thể dùng ăn tươi hoặc chế biến; giống CLN2116B có quả tròn, chịu nóng tốt, thích hợp trồng nửa cuối mùa khô, giống CLN2123A là giống có khả năng chịu nóng cao, quả thuôn dài phục vụ cho cả ăn tươi và chế biến [27].
Thế giới đã nghiên cứu và đạt được những thành tựu to lớn về cây cà chua, tuy nhiên giống cà chua sản xuất trên thế giới khi được nhập vào Việt Nam có giá thành rất cao (20 - 30 triệu/1kg hạt giống).
b. Tình hình sản xuất cà chua thương phẩm trên thế giới.
Cà chua đã trở thành một trong những cây trồng thông dụng và được gieo trồng rộng rãi ở khắp thế giới. Từ năm 1990 đến 2002 diện tích trồng cà chua trên thế giới từ 2.868.443 tăng lên 3.745.229 ha và sản lượng từ 76.022.112 tấn tăng lên 100.259.346 tấn, nhưng năng suất gần như không tăng. Châu Âu đứng hàng đầu về tiêu thụ cà chua, sau đó là Châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ... [1].
Theo FAO (2005) hiện nay có tới 150 nước trồng cà chua với diện tích 4.500.719 ha, năng suất trung bình là 274.717 (tạ/ha), sản lượng là 125.051.792 tấn. Trong đó đứng đầu về diện tích cà chua là Châu Á với diện tích là 2.563.991 ha, Châu Âu đứng đầu về năng suất với 410.165 tạ/ha, Trung Quốc là nước có diện tích trồng cà chua lớn nhất thế giới [33].
Bảng 1.1: Sản lượng cà chua của thế giới và 10 nước
dẫn đầu thế giới (tính đến năm 2005).
Đơn vị tính: tấn
Quốc gia
1995
2000
2003
2005
Thế giới
87.592.093
108.339.598
116.943.619
124.426.995
Trung Quốc
13.172.494
22.324.767
28.842.743
31.644.040
Mỹ
11.784.000
11.558.800
10.522.000
11.043.300
Thổ Nhĩ Kỳ
7.250.000
8.890.000
9.820.000
9.700.000
Ấn Độ
5.260.000
7.430.000
7.600.000
7.600.000
Italy
5.182.000
7.538.100
6.651.505
7.087.016
Ai Cập
5.034.179
6.785.640
7.140.198
7.600.000
Tây Ban Nha
2.841.100
3.766.328
3.947.327
4.651.000
Braxin
2.715.016
2.982.840
3.708.600
3.396.767
Iran
2.403.367
3.190.999
4.200.000
4.200.000
Mehico
2.309.968
2.086.030
2.148.130
2.800.115
Hy Lạp
2.064.160
2.085.000
1.830.000
1.713.580
(Nguồn FAO)
Cà chua được sản xuất chủ yếu ở các nước ôn đới và á nhiệt đới. Ở Châu Mỹ, Châu Âu cà chua thường được chế biến thành các dạng sản phẩm khác nhau như cà chua đóng hộp, cà chua cô đặc… Xuất khẩu cà chua cô đặc ở Châu Âu chiếm tới 56% lượng xuất khẩu trên toàn thế giới. Sản lượng cà chua Châu Á và Châu Phi cao nhưng do chất lượng không đồng đều nên chủ yếu được tiêu thụ tại chỗ. Ở các nước nhiệt đới luôn xảy ra tình trạng thiếu cà chua trong mùa hè vì thế việc tìm ra giải pháp để tăng sản lượng cà chua trái vụ cũng là một vấn đề cấp thiết trên thế giới.
1.1.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam về sản xuất giống và thâm canh cà chua.
a. Tình hình sản xuất hạt giống cà chua.
Cà chua là cây rau có giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao vì vậy khi cây cà chua du nhập vào nước ta nó đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, từ đó trở thành cây có giá trị kinh tế cao. Do đó công tác chọn tạo giống cà chua cũng đã được tiến hành từ lâu và đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
Có thể khái quát 3 giai đoạn cho đến thời điểm này:
- Giai đoạn 1968 - 1985: tập trung chủ yếu vào việc nhập nội, khảo nghiệm và tuyển chọn giống từ nguồn vật liệu này. Các giống cà chua nhập từ Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc… được Viện cây lương thực và thực phẩm phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khác như Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội… tiến hành nghiên cứu.
- Giai đoạn từ 1986 -1990: Viện Cây lương thực và cây thực phẩm phối hợp với một số cơ quan có liên quan đã nghiên cứu chọn tạo được một số giống rau trong đó có 2 giống cà chua là giống cà chua số 7 và giống 214.
- Giai đoạn 1991-1995: Kết quả của đề tài: “ Nghiên cứu chọn tạo giống và xây dựng quy trình thâm canh một số loại rau” thuộc chương trình KN-01-02 “Phát triển cây lương thực và cây thực phẩm” đã đưa ra một số giống rau có chất lượng trong đó có một số giống cà chua như Hồng Lan, SB2, SB3…
- Giai đoạn từ 1996 đến nay: ở giai đoạn này những nghiên cứu tập trung đi vào chiều sâu, nhiều giống lai F1 cùng quy trình sản xuất hạt lai đã được xây dựng.
Ngoài ra còn rất nhiều các nghiên cứu về cây cà chua khác đã và đang được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu giống trong nước, giảm nhập nội các giống từ nước ngoài. Việc nghiên cứu và đưa ra các giống cà chua lai có khả năng cạnh tranh với các giống nhập nội đang được các nhà khoa học quan tâm tiến hành.
Tuy nhiên hạt giống cà chua có chất lượng cao được chọn tạo trong nước, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất về số lượng hạt giống. Lượng giống sản xuất trong nước do các trung tâm có khả năng sản xuất giống đạt tiêu chuẩn chỉ đáp ứng được 7% nhu cầu của thị trường. Vậy vấn đề cấp thiết của việc sản xuất giống ở Việt Nam là phải chọn tạo ra được một bộ giống phong phú có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu sản xuất, thay thế dần các giống ngoại nhập.
b. Tình hình sản xuất cà chua thương phẩm ở Việt Nam.
Cà chua là cây trồng có tiềm năng do tính đa dụng và dễ canh tác. Hàng năm diện tích trồng cà chua ở nước ta không ngừng được tăng lên. Nhìn chung ở nước ta sản xuất cà chua phát triển chủ yếu vào vụ Đông với diện tích khoảng 6.800-7.300 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc…) còn ở Miền Nam tập trung ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Lâm Đồng…[1].
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua
giai đoạn 2001-1005
Năm
Diện tích
(1000ha)
Năng suất
(Tạ/ha)
Sản lượng
(1000tấn)
2000
13,729
151,260
207,658
2001
17,834
157,170
280,289
2002
18,868
165,500
312,178
2003
21,628
164,100
354,846
2004
24,644
172,100
424,126
2005
23,354
198,000
462,435
(Trích số liệu của tổng cục thống kê 2006)
Qua số liệu thống kê bảng 2 cho thấy: Năng suất cà chua trong 6 năm qua là thấp và không ổn định, nhưng do diện tích trồng cà chua tăng liên tục nên sản lượng vẫn tăng. So với năng suất trung bình của toàn thế giới, thì năng suất cà chua ở Việt Nam vẫn còn quá thấp, đạt khoảng 60-65% [1].
Từ 2000 đến 2005 diện tích trồng cà chua tăng mạnh, từ 6.796 ha đến 23.354 tăng gấp 3,34 lần. Sự tăng nhanh về diện tích dẫn đến sản lượng cà chua tăng cao từ 136.734 tấn năm 2000 lên 462.435 tấn năm 2005. Tuy nhiên năng suất năm 2005 không tăng cao hơn năm 2000. Thực tế diện tích trồng cà chua trong giai đoạn 2000-2005 là do tăng nhanh về diện tích cà chua trồng trái vụ (vụ Thu Đông và Xuân hè) [1].
Việc nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất cà chua tiên tiến cho sản xuất còn hạn chế nên năng suất cà chua chưa cao, sâu bệnh nhiều, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành sản xuất còn cao, hiệu quả kém, dẫn đến diện tích cà chua tăng chậm .
Từ nguồn gen của Dự án DA15,Viện Di Truyền nông nghiệp kết hợp với Viện Nghiên cứu Rau Quả đã chọn tạo ra giống cà chua DT28 có tiềm năng năng suất cao, tương đối chống chịu sâu bệnh, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Giống này đã được bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống sản xuất thử và cho phát triển mở rộng năm 2006.Tuy nhiên, để phát triển giống DT - 28 trong sản xuất thì việc hoàn thiện quy trình sản xuất giống để tạo được nguồn giống có đủ tiêu chuẩn là hết sức cần thiết.
Vì lẽ đó, việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt giống, kỹ thuật thâm canh giống cà chua DT - 28 là rất cần thiết nhằm chủ động nguồn giống, giảm chi phí sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm rau quả phục vụ nội tiêu và chế biến xuất khẩu theo định hướng của Chính phủ.
Quy trình kỹ thuật thâm canh cà chua DT - 28 là giải pháp khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của giống tham gia dự án, góp phần tăng hiệu quả sản xuất. Giải pháp khoa học công nghệ ở đây có điểm nổi bật là sự kết hợp nghiên cứu, xây dựng quy trình đến chuyển giao cho sản xuất được kiểm chứng bằng hiệu quả của sản xuất thực tế.
Quy trình sản xuất hạt giống cà chua DT - 28 nguyên chủng là một giải pháp khoa học công nghệ mới đối với đối tượng cây trồng này. Nó cho phép khẳng định Việt Nam có thể sản xuất giống cà chua nguyên chủng có chất lượng cao. Quy trình hoàn thiện tạo tiền đề quan trọng cho việc duy trì phát triển công tác sản xuất hạt giống nói trên.
1.2.Mục tiêu của đề tài
- Sản xuất 1,5 ha giống trong vụ Xuân năm 2009 để duy trì giống gốc.
- Hoàn thiện môi trường nuôi cấy invitro tối ưu để lưu giữ giống gốc cà chua DT 28 nhằm tăng độ thuần của giống.
- Hoàn thiện được quy trình sản xuất hạt giống nguyên chủng của giống cà chua DT 28 và xây dựng được mô hình sản xuất hạt giống với diện tích 1,5 ha vụ Đông.
- Hoàn thiện được quy trình thâm canh cà chua DT 28 và xây dựng được mô hình trình diễn và sản xuất với diện tích 6 ha vụ Đông để nhân rộng trong sản xuất, góp phần công nhận giống cà chua DT 28 là giống quốc gia trong thời gian tới.
- Đào tạo, tập huấn cho 100 – 150 kỹ thuật viên, nông dân về kỹ thuật sản xuất giống và thâm canh giống cà chua DT 28.
1.3. Cách tiếp cận.
Sản xuất rau ở nước ta hiện nay nói chung và sản xuất cà chua nói riêng đã đạt được những tiến bộ bước đầu rất đáng khích lệ. Hàng loạt những giống cà chua mới có tiềm năng năng suất cao đang được áp dụng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Tuy nhiên, việc áp dụng các các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ trong sản xuất còn hạn chế dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa có tính cạnh tranh. Để đáp ứng được nhu cầu nội tiêu và tiến tới xuất khẩu, cần có giải pháp trong việc thâm canh trong sản xuất, nhằm áp dụng đồng bộ các quy trình sao cho sản phẩm ngày càng có chất lượng và đảm bảo an toàn.
Một trong những giải pháp đó là cần có những quy trình kỹ thuật sản xuất tối ưu cho từng giống cây trồng cụ thể, từ đó phố biến và áp dụng vào thực tế sản xuất
II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Vật liệu nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Giống cà chua DT 28.
Địa điểm nghiên cứu: Viện Di truyền Nông Nghiệp; Đan Phượng - Hà Nội; Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.
Thời gian nghiên cứu: Vụ Đông 2008 - 2009; Vụ Xuân 2009.
2.2. Nội dung nghiên cứu.
2.2.1 Hoàn thiện môi trường nuôi cấy in vitro tối ưu để lưu giữ giống gốc cà chua DT-28 tăng độ thuần chủng của giống.
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu các điều kiện thích hợp cho nuôi cấy mô in vitro cây cà chua. Nghiên cứu tạo callus, tái sinh cây và tạo rễ cây.
Các công thức môi trường nuôi cấy:
Ký hiệu công thức môi trường
BAP (mg/l)
2,4D (mg/l)
NAA (mg/l)
Số mẫu cấy
C1
0,5
0
1
1000
C2
1
0
1
1000
C3
1,5
0
1
1000
C4
2
0
1
1000
C5
0
1
1
1000
C6
0
1,5
1
1000
C7
0
2
1
1000
Công thức m.trường
BAP (mg/l)
Zeatin (mg/l)
NAA (mg/l)
Số mẫu cấy
C8
0,5
0,5
1000
C9
0,5
1
1000
C10
0,5
1,5
1000
C11
0,5
2
1000
C12
0,5
2,5
1000
* Thí nghiệm 2: “Nghiên cứu ảnh hưởng của glycine, espermidine đến sự phát triển của cây cà chua in vitro lưu giữ”
* Thí nghiệm 3: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến sinh trưởng phát triển của mẫu cà chua nuôi cấy in vitro”
* Thí nghiệm 4: “Nghiên cứu ảnh hưởng của đường sorbitol và, manitol đến sự sinh trưởng cà chua”
2.2.2. Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, bảo quản giống cà chua DT-28.
2.2.2.1 Hoàn thiện quá trình xử lý hạt giống cà chua bằng hóa chất và vật lý.
* Thí nghiệm 5:“Thí nghiệm xử lý hạt giống bằng tác nhân hóa học và vật lý nhằm làm tăng độ nẩy mầm và sức nẩy mầm của hạt giống”. Gồm 4 công thức
+ CT1: Xử lý hạt giống bằng hoạt chất EmyctinC 5% kết hợp với tác nhân vật lý (2 sôi 3 lạnh)
+ CT2: Xử lý hạt giống bằng hoạt chất EmyctinC 8% kết hợp với tác nhân vật lý (2 sôi 3 lạnh)
+ CT3: Xử lý hạt giống bằng hoạt chất EmyctinC 10% kết hợp với tác nhân vật lý (2 sôi 3 lạnh)
+ CT4: Chỉ xử lý hạt bằng tác nhân vật lý (2 sôi 3 lạnh) (đối chứng).
Trồng cây với khoảng cách 70x45cm (mật độ 2,8 - 3,1 vạn cây/ha).
Mức phân bón: 2 tấn phân hữu cơ sinh học 120N: 100P: 180K.
* Thí nghiệm 6: “Ảnh hưởng của việc xử lý EmyctinC trên hạt đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cà chua DT - 28”.
+ CT1: Xử lý hạt giống bằng hoạt chất EmyctinC 5% kết hợp với tác nhân vật lý (2 sôi 3 lạnh).
+ CT2: Xử lý hạt giống bằng hoạt chất EmyctinC 8% kết hợp với tác nhân vật lý (2 sôi 3 lạnh).
+ CT3: Xử lý hạt giống bằng hoạt chất EmyctinC 10% kết hợp với tác nhân vật lý (2 sôi 3 lạnh).
+ CT4: Chỉ xử lý hạt bằng tác nhân vật lý (2 sôi 3 lạnh) (đối chứng).
Trồng cây với khoảng cách 70x45cm (mật độ 2,8 - 3,1 vạn cây/ha).
Mức phân bón: 2 tấn phân hữu cơ sinh học 120N: 100P: 180K.
2.2.2.2. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất hạt giống cà chua DT-28
+Vụ Xuân.
* Thí nghiệm 7: Thí nghiệm các mức phân bón: Gồm 3 công thức:
+ Công thức 1: Nền phân bón: 2 tấn phân hữu cơ sinh học; 100N: 100P: 180K
+ Công thức 2: Nền phân bón 2 tấn phân hữu cơ sinh học; 120N: 100P: 180K
+ Công thức 3: Nền phân bón 2 tấn phân hữu cơ sinh học; 140N: 100P: 180K
Trồng cây với khoảng cách 70x45cm (mật độ 2,8 - 3,1 vạn cây/ha).
* Thí nghiệm 8: Thí nghiệm về mật độ cây trồng: Gồm 3 công thức
+Công thức 1: Khoảng cách trồng 65x40cm (mật độ: 3,5 - 3,8 vạn cây/ha)
+ Công thức 2: Khoảng cách trồng 70x40cm (mật độ 3,2 - 3,5 vạn cây/ha)
+ Công thức 3: Khoảng cách trồng 70x45cm (mật độ 2,8 - 3,1 vạn cây/ha)
Mức phân bón: 2 tấn phân hữu cơ sinh học 120N: 100P: 180K.
+Vụ Thu Đông.
* Thí nghiệm 9: Thí nghiệm các mức phân bón: Gồm 3 công thức:
+ Công thức 1: Nền phân bón 2 tấn phân hữu cơ sinh học; 100N: 100P: 180K
+ Công thức 2: Nền phân bón 2 tấn phân hữu cơ sinh học; 120N: 100P: 180K
+ Công thức 3: Nền phân bón 2 tấn phân hữu cơ sinh học; 140N: 100P: 180K
Khoảng cách trồng 70x45cm (mật độ 2,8 - 3,1 vạn cây/ha).
* Thí nghiệm 10: Thí nghiệm về mật độ cây trồng: Gồm 3 công thức
+ Công thức 1: Khoảng cách trồng 65x40cm (mật độ: 3,5 - 3,8 vạn cây/ha)
+ Công thức 2: Khoảng cách trồng 70x40cm (mật độ 3,2 - 3,5 vạn cây/ha)
+ Công thức 3: Khoảng cách trồng 70x45cm (mật độ 2,8 - 3,1 vạn cây/ha)
Mức phân bón: 2 tấn phân hữu cơ sinh học; 120N: 100P: 180K.
2.2.3. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất cà chua DT-28.
2.2.3.1. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cà chua DT-28.
+ Vụ Xuân.
Thí nghiệm 11: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống cà chua DT - 28”
Thí nghiệm gồm 3 công thức:
+ Công thức 1: Khoảng cách trồng 65x40cm (mật độ: 3,5 - 3,8 vạn cây/ha)
+ Công thức 2: Khoảng cách trồng 70x40cm (mật độ 3,2 - 3,5 vạn cây/ha)
+ Công thức 3: Khoảng cách trồng 70x45cm (mật độ 2,8 - 3,1 vạn cây/ha)
Mức phân bón: 2 tấn phân hữu cơ sinh học; 120N: 100P: 180K.
+Vụ Thu Đông.
Thí nghiệm 12: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống cà chua DT - 28”
Thí nghiệm gồm 3 công thức:
+ Công thức 1: Khoảng cách trồng 65x40cm (mật độ: 3,5 - 3,8 vạn cây/ha)
+ Công thức 2: Khoảng cách trồng 70x40cm (mật độ 3,2 - 3,5 vạn cây/ha)
+ Công thức 3: Khoảng cách trồng 70x45cm (mật độ 2,8 - 3,1 vạn cây/ha)
Mức phân bón: 2 tấn phân hữu cơ sinh học; 120N: 100P: 180K.
Thí nghiệm 13: Ảnh hưởng của mức phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cà chua DT - 28”
+ Công thức 1: Nền phân bón: 2 tấn phân hữu cơ sinh học; 100N: 100P: 180K
+ Công thức 2: Nền phân bón: 2 tấn phân hữu cơ sinh học 120N: 100P: 180K
+ Công thức 3: Nền phân bón: 2 tấn phân hữu cơ sinh học 140N: 100P: 180K
Khoảng cách trồng 70x45cm (mật độ 2,8 - 3,1 vạn cây/ha).
2.2.3.2. Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống cà chua DT-28.
+ Vụ Thu Đông.
*Thí nghiệm 14: Thử nghiệm quy trình sản xuất giống: Gồm 2 công thức.
+ CT1: Hạt đem gieo chăm sóc ở điều kiện tốt, với nền phân bón 120N : 100P: 180K, mật độ 70x45 cm (2,8 - 3,1 vạn cây/ha), thu quả từ chùm thứ 2 đến chùm thứ 6. Quả sau khi thu, bổ lấy hạt rồi ngâm trong nước nước ấm 50 - 600C, sau đó đãi lấy hạt đem phơi khô dưới nắng nhẹ. Hạt đạt độ ẩm 10%, đóng gói hạt và bảo quản ở trong thùng kín có lót vôi bột
+ CT2: Ngâm hạt trước khi gieo trong nước ấm 50 - 600C, sau đó vớt ra, hong khô rồi ngâm vào trong dung dịch EmyctinC 10% trong 8 giờ, vớt ra hong khô rồi đem gieo, chăm sóc ở điều kiện tốt, với nền phân bón 120N : 100P: 180K, mật độ 70x45 cm (2,8 - 3,1 vạn cây/ha), ngắt bỏ chùm hoa đầu, thu quả từ chùm thứ 2 đến chùm thứ 6. Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, phải thường xuyên tiến hành tỉa bỏ chồi nách dưới chùm hoa đầu. Khi cây thu quả phải thường xuyên tỉa bỏ lá già, lá bệnh và các chồi phụ không mang quả. Quả sau khi thu, bổ lấy hạt rồi ngâm trong nước nước ấm 50 - 600C, sau đó đãi lấy hạt đem phơi khô dưới nắng nhẹ. Hạt đạt độ ẩm 10%, đóng gói hạt và bảo quản ở trong thùng kín có lót vôi bột.
2.2.3.3. Hoàn thiện các biện pháp nâng cao năng suất cà chua DT-28
+Vụ Thu Đông
Thí nghiệm 15: Nghiên cứu khả năng nâng cao năng suất giống cà chua DT - 28 bằng biện pháp che phủ nilon.
+CT1: Không che phủ nilon
+CT2: Có che phủ nilon
Sử dụng nền phân bón 120N: 100P: 180K
Khoảng cách trồng 70x45cm (mật độ 2,8 - 3,1 vạn cây/ha)
2.2.3.4. Hoàn thiện phương pháp tách hạt để giống
+ Vụ Xuân và vụ Thu Đông
* Thí nghiệm 16+17: Thí nghiệm về các phương pháp tách hạt giống: Gồm 2 công thức
+ CT1: Để cả quả ngâm ủ nước ấm (50-600C) trong 3 ngày, sau đó đãi lấy hạt phơi khô.
+ CT2: Bổ quả, vắt lấy hạt rồi ngâm ủ trong nước ấm 50 - 600C, đãi lấy hạt phơi khô.
Thử nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại. Hạt cà chua được xử lý nảy mầm bằng hoạt chất EmyctinC 10% và ngâm nước ấm (2 sôi 3 lạnh).
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi của mỗi thí nghiệm hoặc thu thập số liệu:
2.3.1. Hoàn thiện môi trường nuôi cấy in vitro tối ưu để lưu giữ giống gốc cà chua DT-28 tăng độ thuần chủng của giống.
Hệ số nhân
Số lá