Về quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô

Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc là thiết yếu đối với nước ta. Bên cạnh đó, từ khi Việt Nam tham gia vào WTO, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư vốn hay trực tiếp xây dựng các công trình, dự án khác nhau. Hiện nay những hiểm họa thiên tai, lũ lụt và cả những rủi ro do con người gây ra như cháy nổ, sai sót trong thiết kế thì những thiệt hại kinh tế gây ra thật khó lường. Nhận thức sự cần thiết phải bảo hiểm cho những rủi ro này, các nhà đầu tư đã đến với các doanh nghiệp bảo hiểm. Khi đó triển vọng với ngành bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm kỹ thuật nói riêng đã thực sự mở ra. Đây cũng là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Vấn đề nghiên cứu, cải tiến hiệu quả quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này giúp các công ty bảo hiểm sử dụng để cạnh tranh trên thị trường. Nhận thấy vị trí quan trọng và sự cần thiết to lớn của bảo hiểm xây dựng và lắp đặt em chọn đề tài “Về quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô” làm chuyên đề thực tập của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 phần chính: Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. Chương II: Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt ở Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô. Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hoàn thiện quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô.

doc59 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3981 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Về quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc là thiết yếu đối với nước ta. Bên cạnh đó, từ khi Việt Nam tham gia vào WTO, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư vốn hay trực tiếp xây dựng các công trình, dự án khác nhau. Hiện nay những hiểm họa thiên tai, lũ lụt và cả những rủi ro do con người gây ra như cháy nổ, sai sót trong thiết kế… thì những thiệt hại kinh tế gây ra thật khó lường. Nhận thức sự cần thiết phải bảo hiểm cho những rủi ro này, các nhà đầu tư đã đến với các doanh nghiệp bảo hiểm. Khi đó triển vọng với ngành bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm kỹ thuật nói riêng đã thực sự mở ra. Đây cũng là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Vấn đề nghiên cứu, cải tiến hiệu quả quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này giúp các công ty bảo hiểm sử dụng để cạnh tranh trên thị trường. Nhận thấy vị trí quan trọng và sự cần thiết to lớn của bảo hiểm xây dựng và lắp đặt em chọn đề tài “Về quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô” làm chuyên đề thực tập của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 phần chính: Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. Chương II: Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt ở Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô. Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hoàn thiện quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT I. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm xây dựng lắp đặt 1. Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là bộ phận của bảo hiểm kỹ thuật. Trong suốt quá trình phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật luôn gắn liền với sự phát triển của bảo hiểm kỹ thuật. So với các loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hỏa hoạn thì bảo hiểm kỹ thuật ra đời muộn hơn rất nhiều. Bảo hiểm hàng hải xuất hiện năm 1547, Bảo hiểm hoả hoạn xuất hiện năm 1667, trong khi đó đơn bảo hiểm kỹ thuật đầu tiên trên thế giới là đơn bảo hiểm đổ vỡ máy móc được cấp năm 1859. Nhu cầu tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và kỹ thuật là động lực thúc đẩy Bảo hiểm kỹ thuật phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đồng thời nó cũng trở thành một trong những loại hình bảo hiểm quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của bất cứ nền kinh tế nào. Bảo hiểm kỹ thuật hiện nay đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh tế, xã hội trên toàn thế giới. Từ việc bảo hiểm các máy móc trong hoạt động sản xuất, các thiết bị dụng cụ tinh vi trong y tế, trong phòng thí nghiệm cho tới việc bảo hiểm cho các công trình xây lắp khổng lồ như bến cảng, sân bay hay lắp đặt các tàu biển cỡ lớn các giàn khoan trên biển, và cho cả những con tàu vũ trụ. Munich Re, cho đến nay vẫn đứng trong những công ty tái Bảo hiểm hàng đầu thế giới và được coi là một trong những công ty đã sáng lập và phổ biến rộng rãi loại hình bảo hiểm kỹ thuật. Ngày nay, hầu hết các công ty Bảo hiểm trên thế giới thực hiện nghiệp vụ này đều áp dụng quy tắc Bảo hiểm của Munich Re Đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng hay đơn bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu đầu tiên được cấp vào năm 1929 để đảm bảo cho việc xây dựng cầu Lamberth bắc qua sông Thames, không lâu sau đó đã xuất hiện đơn Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt. Tuy nhiên, cả hai đơn bảo hiểm này chỉ giành được vị trí quan trọng trong giai đoạn xây dựng sau chiến tranh thế giới năm 1945 và công cuộc phát triển sau đó trên thế giới của các nền kinh tế đang nổi. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại và công nghệ ngày càng thúc đẩy việc đưa ra các phạm vi bảo hiểm mới hơn, phức tạp hơn. Và cho đến hiện nay bảo hiểm kỹ thuật đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, bao gồm các loại hình chính sau: Bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu; Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt; Bảo hiểm đổ vỡ máy móc; Bảo hiểm thiết bị điện tử; Bảo hiểm mất thu nhập do máy móc ngừng hoạt động; Bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí. Như vậy, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là một bộ phận của bảo hiểm kỹ thuật. Sự ra đời của nó đã đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng và lắp đặt hạn chế những rủi ro có thể do thiên tai đem lại như : Mưa bão, lũ lụt, động đất, núi lửa ... hoặc những sự cố do con người gây ra như sai lầm trong thiết kế, sai lầm của người trực tiếp thi công, khuyết tật của nguyên vật liệu ...Trên thực tế, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là những mắt xích không thể thiếu được trong bảo hiểm kỹ thuật. Nó đảm bảo cho khâu xây dựng và lắp đặt của một công trình xây dựng. Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là những loại hình có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô cũng như chất lượng nghiệp vụ do nhu cầu xây dựng và lắp đặt của các nước trên thế giới ngày càng có xu hướng phát triển ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Tại Việt Nam, trước những năm 1970, chính quyền Sài Gòn cũ đã thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. Thời kỳ này, thị trường bảo hiểm Sài Gòn chịu ảnh hưởng lớn của thị trường bảo hiểm Mỹ. Các công trình xây dựng - lắp đặt được Bảo hiểm lúc bấy giờ chủ yếu là nhà tư nhân của một số tướng tá cấp cao trong quân đội Mỹ và chính quyền tay sai. Bởi vì không đảm bảo được nguyên tắc “số đông bù số ít” nên nghiệp vụ này không phát triển. Cho đến năm 1980, nghiệp vụ này bắt đầu được chú ý ở miền Bắc, Bảo Việt đã cử một số người sang Đức để học tập và nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tuy nhiên, nghiệp vụ này vẫn chưa được đưa vào thực tế vì cho đến năm 1986, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Các công trình xây dựng - lắp đặt có quy mô lớn chủ yếu thuộc sở hữu Nhà nước, được Ngân sách Nhà nước bao cấp. Nếu như chẳng may rủi ro xảy ra gây thiệt hại thì đã có Nhà nước gánh chịu. Hơn nữa, giai đoạn này đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn quá ít nên loại hình bảo hiểm xây dựng và lắp đặt cũng như các loại bảo hiểm khác vẫn chưa được quan tâm tới. Chỉ đến sau đại hội VI (1986), khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới toàn diện thì bảo hiểm xây dựng và lắp đặt mới thực sự được quan tâm, phát triển. Sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 1987 là cột mốc đầu tiên đánh dấu tiềm năng to lớn của Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại Việt Nam . Bảo Việt là Công ty bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này. Khi Bộ Tài chính ban hành quyết định số 253/TCQĐ-91 cho phép tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt thì Bảo Việt và các công ty Bảo hiểm địa phương của nó bắt đầu triển khai. Theo sau đó là hàng loạt các Thông tư, Quyết định của Bộ tài chính được ban hành nhằm bổ sung hoàn thiện cho việc triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại Việt Nam. Đơn bảo hiểm kỹ thuật đầu tiên được cấp ở Việt Nam là đơn bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt cho trạm thu phát vệ tinh mặt đất Láng Trung. Kể từ đó, nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt ngày càng phát triển và trở thành một trong những loại hình Bảo hiểm mũi nhọn của các Công ty Bảo hiểm trong toàn quốc. Tuy nhiên, ban đầu kết quả đạt được chưa cao, hầu như chỉ có các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài tham gia Bảo hiểm, còn các công trình của Nhà nước do Nhà nước quản lý, chủ công trình chưa có ý thức tham gia Bảo hiểm. Chỉ đến khi có Nghị định số 177/CP ra ngày 20-10-1994 và Thông tư số 105/TC/ĐT được ban hành, tại mục 1, điều 52 quy định : “ Chủ đầu tư phải mua Bảo hiểm cho công trình” thì nghiệp vụ này mới thực sự có đà phát triển. 2. Sự cần thiết của bảo hiểm xây dựng và lắp đặt Sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đưa nền kinh tế thế giới phát triển vượt bậc, nâng cao chất lượng đời sống của con người. Khi đó, nhu cầu về Bảo hiểm tăng lên rất nhanh trên nhiều lĩnh vực trong đó phải kể đến sự tăng trưởng của nghiệp vụ Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. Các dự án và các công trình xây dựng đòi hỏi phải có sự đảm bảo về mặt tài chính nhằm tiến triển liên tục nhanh chóng và có hiệu quả. Bên cạnh đó, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đặc biệt kỹ thuật xây dựng dân dụng, do yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao, giá trị công trình ngày càng lớn và cùng với nó là sự phát sinh của nhiều rủi ro kỹ thuật, kinh tế trong quá trình xây dựng nên đã dẫn đến đòi hỏi cấp thiết việc phát triển và mở rộng loại hình bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Mặt khác, trong giá đưa ra đấu thầu, các công ty hay các hãng thầu không thể tính được đầy đủ khoản tiền dự trữ đề phòng cho các tổn thất xảy ra khi xây dựng công trình. Trong khi đó nhà bảo hiểm có thể tính toán chính xác hơn nhiều số phí bảo hiểm của công trình so với so với việc dự kiến số tiền đề phòng tổn thất của các nhà thầu. Hơn nữa, quy luật của bảo hiểm là lấy số đông bù số ít nên phí bảo hiểm sẽ không cao. Như vậy bảo hiểm xây dựng lắp đặt ngoài ý nghĩa quan trọng là việc đóng góp vào hạ giá thành công trình còn đảm bảo mặt tài chính cho các bên có liên quan tới công trình được xây dựng. Các rủi ro trong bảo hiểm kỹ thuật rất đa dạng, từ các rủi ro do thiên tai như : Mưa bão, lũ lụt, động đất, sóng thần ... cho đến các rủi ro do chính con người gây ra như : sai lầm trong thiết kế, khuyết tật của nguyên vật liệu, hành động phá hoại vô ý hoặc có chủ đích của người khác ... đều có thể xảy ra và không thể lường trước được. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả to lớn. Vì vậy để đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng lắp đặt thì họ cần có bảo hiểm . Ngoài ra, khi tiến hành bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, các công ty bảo hiểm cùng với các ngành, các cơ quan hữu quan phối hợp tiến hành công tác đề phòng hạn chế tổn thất nhằm ngăn chặn có hiệu quả các rủi ro có thể gây ra thiệt hại đối với tài sản, trách nhiệm và con người. Trong bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, theo thông lệ, trước khi tiến hành bảo hiểm, Người bảo hiểm phải theo dõi, kiểm tra và đánh giá mức độ rủi ro của các đối tượng được yêu cầu bảo hiểm, trên cơ sở đó sẽ tư vấn kịp thời cho người được bảo hiểm những biện pháp cần thiết để đề phòng, hạn chế khả năng xảy ra rủi ro và như vậy vô hình chung đã đem lại hiệu quả chung cho toàn xã hội. II. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng và lắp đặt 1. Người được bảo hiểm Mỗi công trình xây dựng là một quy hoạch tổng thể có liên quan đến rất nhiều khía cạnh như pháp luật, hợp đồng và kỹ thuật, cho nên việc hợp tác chặt chẽ giữa các bên là vấn đề cần thiết không thể thiếu được. Chính vì vậy việc xác định rõ người được bảo hiểm trong một công trình xây dựng là rất cần thiết. Trong bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, tất cả các bên có liên quan và có quyền lợi trong công trình xây dựng và lắp đặt, đã được nêu tên hay chỉ định trong bản phụ lục bảo hiểm đều có thể là người được bảo hiểm. Cụ thể như sau: 1.1. Người được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng: Nhà đầu tư: Là người bỏ tiền vốn, đất đai ra để xây dựng công trình, là nhân vật trung tâm trong những người được bảo hiểm. Quyền lợi của họ gắn liền với chính bản thân công trình. Nhà thầu chính: Là người được chủ đầu tư uỷ quyền chịu trách nhiệm toàn bộ việc xây dựng công trình thông qua một hợp đồng xây dựng được ký kết giữa các bên. Tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng: Là các kiến trúc sư, kỹ sư, cố vấn chuyên môn, … Họ là người thay mặt chủ đầu tư trên công trường, theo dõi, kiểm tra giám sát việc thi công của từng hạng mục công trình trên cơ sở bản vẽ thiết kế. Các Nhà thầu phụ: Là người ký kết hợp đồng làm thuê cho nhà thầu chính nhằm thực hiện một phần công việc hoặc công việc được hoàn thành trong thời gian ngắn. Do có nhiều bên được bảo hiểm nên sẽ nảy sinh vấn đề đơn bảo hiểm sẽ ghi ai là người được ghi tên đầu tiên. Thông thường người đứng ra ký kết hợp đồng bảo hiểm và đóng phí sẽ là người đại diện của các bên trong hợp đồng bảo hiểm. Họ có thể là chủ đầu tư, chủ thầu chính hay thầu phụ. Tuy nhiên, nếu do nhà thầu phụ đứng ra ký kết hợp đồng thì giá trị pháp lý sẽ không thể bằng chủ đầu tư hay chủ thầu chính. Vì vậy, trong hợp đồng bảo hiểm xây dựng sẽ ghi tên người đứng ra đại diện kèm theo danh sách những người có quyền lợi liên quan đến công trình.. 1.2. Người được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt: Nhà đầu tư : Là người chịu trách nhiệm mua sắm máy móc thiết bị, lắp đặt và đưa vào sử dụng với chi phí của mình. Nhà thầu chính : Là người làm thuê cho chủ đầu tư tiến hành công việc lắp đặt, vận hành thử, sửa chữa và bảo hành. Nhà thầu phụ : Là người làm thuê từng phần việc cho nhà thầu chính. Các kiến trúc sư, nhà thiết kế, kỹ sư tư vấn : Họ là những người hoạt động liên quan đến công trình lắp đặt. Nhài cung cấp máy móc thiết bị cho toàn bộ công trình lắp đặt Ngoài ra, các tổ chức cho vay (như các ngân hàng) cũng là những người được bảo vệ một cách gián tiếp bởi hợp đồng này. Chú ý là khi có bất cứ một sai sót hay hành động cố ý nào của người được Bảo hiểm dẫn đến tổn thất đều không được Bảo hiểm theo đơn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. 2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 2.1. Đối tượng bảo hiểm 2.1.1. Đối tượng được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng Đối tượng chính của bảo hiểm xây dựng bao gồm tất cả công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp… hay nói cách khác là bao gồm tất cả các công trình xây dựng mà kết cấu của nó có sử dụng xi măng và bê tông cốt thép. Cụ thể là các nhóm công trình sau : Nhà ở, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, rạp hát, rạp chiếu phim, các công trình văn hoá khác … Nhà máy, xí nghiệp, các công trình phục vụ sản xuất. Đường sá (bao gồm cả đường bộ và đường sắt), đường băng sân bay. Cầu cống, đê đập, công trình thoát nước, kênh đào, cảng … Mỗi công trình bao gồm nhiều hạng mục riêng biệt được xác định và dự tính thông qua sơ đồ tổng thể, bản vẽ thiết kế cùng các máy móc trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác xây dựng. Để thuận tiện cho việc tính phí bảo hiểm cũng như giải quyết khiếu nại trong trường hợp tổn thất xảy ra, một công trình xây dựng có thể được chia làm nhiều hạng mục khác nhau, cụ thể gồm: Cấu trúc chủ yếu của công trình xây dựng: Hạng mục này chiếm phần lớn giá trị của công trình. Nó bao gồm toàn bộ các công việc do nhà thầu chính tiến hành ( kể cả các nhà thầu phụ) theo hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính và chủ đầu tư: Từ công tác chuẩn bị mặt bằng (đào đất, san nền), xây dựng các cấu trúc tạm thời phục vụ công tác thi công (làm kênh dẫn nước, đê bảo vệ công trình …) cho đến công tác đóng cọc, làm móng và xây dựng cấu trúc chính của công trình. Ngoài ra khi xây dựng một công trình, còn có cả công tác lắp đặt máy móc thiết bị như hệ thống thang máy, điều hoà điện nước, thiết bị bảo vệ công trình đó. Nếu người được bảo hiểm có yêu cầu thì người bảo hiểm sẽ xem xét và bảo hiểm cho công tác chạy thử các máy móc thiết bị được lắp đặt mà đáng lẽ phải thuộc phạm vi đơn bảo hiểm lắp đặt. Tuy nhiên nếu giá trị lắp đặt các máy móc, thiết bị đó lớn hơn 50% tổng giá trị của cả công trình xây dựng thì không được bảo hiểm bằng đơn bảo hiểm xây dựng mà phải áp dụng đơn bảo hiểm lắp đặt. Các trang thiết bị xây dựng: Gồm các thiết bị cố định phục vụ thi công như các công trình phụ trợ (lán trại, trụ sở tạm thời, kho bãi, nhà xưởng), giàn giáo, hệ thống băng tải, thiết bị cung cấp điện nước, rào chắn …Khi yêu cầu bảo hiểm cho các trang thiết bị này, cần phải có danh sách kèm theo đơn bảo hiểm Máy móc xây dựng : Bao gồm các loại máy móc dùng trong quá trình xây dựng như máy móc có động cơ tự hành hoặc không tự hành phục vụ công tác thi công ( như máy xúc, máy ủi, xe chuyên dùng, …) thuộc quyền sở hữu của người được bảo hiểm hoặc do họ đi thê. Các loại máy móc này chỉ được Bảo hiểm trong thời gian sử dụng trên công trường. Khi yêu cầu Bảo hiểm cho các máy móc này cần phải có danh sách kèm theo đơn Bảo hiểm. Các tài sản có sẵn trên và xung quanh công trường thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom hay coi sóc của người được bảo hiểm: Trường hợp này thường có ở các công trình mở rộng hoặc cải tạo lại, các tài sản trên có thể bị thiệt hại trong quá trình xây dựng mới. Giá trị của tài sản này không nằm trong giá trị của công trình mới nên chúng thường không thuộc phạm vi bảo hiểm. Tuy nhiên nếu người được bảo hiểm có nhu cầu thì có thể xem xét và mở rộng phạm vi bảo hiểm theo điều khoản bổ sung. Chi phí dọn dẹp hiện trường : Bao gồm các chi phí phát sinh do việc thu dọn và di chuyển mảnh vụn, đất đá do các rủi ro được bảo hiểm gây ra trên phạm vi công trường. Khoản chi phí này chỉ được nhà bảo hiểm thanh toán khi người được Bảo hiểm kê khai giá trị và yêu cầu bảo hiểm. Người bảo hiểm thường gợi ý cho người được bảo hiểm mua 5% giá trị công trình làm số tiền bảo hiểm cho phần chi phí này. Trách nhiệm dân sự của người được Bảo hiểm đối với bên thứ ba : Bao gồm các trách nhiệm pháp lý do thiệt hại về tài sản và (hoặc) thương tật thân thể của bên thứ ba phát sinh trong quá trình thi công công trình hoặc xung quanh khu vực công trường. Mặc dù bảo hiểm xây dựng là loại hình bảo hiểm tài sản, nhưng để hấp dẫn khách hàng và nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho họ cũng như cho công ty Bảo hiểm nên đơn bảo hiểm xây dựng đã được mở rộng để bảo hiểm cho cả trách nhiệm đối với người thứ ba. Tuy nhiên, người thứ ba không phải là người thân, người làm công hoặc người đại diện của người được bảo hiểm. Đối với người làm công, họ được bảo hiểm bằng đơn bảo hiểm tai nạn lao động hoặc trách nhiệm của chủ thầu đối với người làm thuê. 2.1.2. Đối tượng được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt: Đối tượng bảo hiểm lắp đặt được hiểu là các máy móc lắp đặt, trang thiết bị phục vụ cho công tác lắp đặt và một số công việc, hạng mục liên quan tới công việc lắp đặt. Đối tượng được bảo hiểm được phân loại như sau: Các máy móc, dây chuyền đồng bộ trong một xí nghiệp hay trong khi tiến hành lắp đặt các máy móc, thiết bị đó; Các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho lắp đặt; Các phần việc xây dựng phục vụ cho công tác lắp đặt; Trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba; Chi phí dọn dẹp vệ sinh. 2.2. Phạm vi bảo hiểm 2.2.1. Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm xây dựng Các rủi ro bảo hiểm: Đơn bảo hiểm xây dựng do công ty bảo hiểm cấp thường là đơn bảo hiểm mọi rủi ro nên phạm vi được bảo hiểm thường rất rộng, chỉ trừ các rủi ro loại trừ được nêu rõ trong đơn (theo thông lệ quốc tế) còn hầu hết các rủi ro bất ngờ và không lường trước được đều được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm xây dựng. Cụ thể có thể chia thành những loại rủi ro như sau : Cháy, sét đánh, nước chữa cháy hay phương tiện chữa cháy; Lũ lụt, mưa, tuyết rơi, tuyết lở, sóng thần; Bão tố các loại; Động đất, sụt lở đất đá; Trộm cắp; Thiếu kinh nghiệm, sơ suất, bất cẩn, hành động ác ý hay lỗi của con người;. Ngoài ra, tùy vào từng công trình, mỗi đơn cấp còn có các điều khoản bổ sung thêm đối với các rủi ro phụ để phù hợp với nội dung công việc.Ví dụ: Điều khoản sửa đổi bổ sung số 001: Bảo hiểm cho các tổn thất gây ra bởi đình công, bạo loạn, xung đột nội bộ; Điều khoản sửa đổi bổ sung số 011: Tổn thất hàng loạt … Các rủi ro loại trừ: Các rủi ro loại trừ chung cho cả phần bảo hiểm vật chất và trách nhiệm: Chiến tranh hay những hoạt động tương tự, đình công, nổi loạn, ngừng công việc theo yêu cầu của bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào. Hành động cố ý hay có sự cẩu thả cố ý của người được bảo hiểm hoặc người đại diện của họ. Phản ứng hạt nhân, phóng xạ hay ô nhiễm phóng xạ. Rủi ro loại trừ áp dụng đối với phần bảo hiểm thiệt hại vật chất. Các tổn thất có tính chất hậu quả như : Tiền phạt do chậm trễ hay vi phạm hợp đồng, mất thu nhập do thời gian xây dựng kéo dài … Những hỏng hóc về cơ khí/ điện hay trục trặc của máy móc, trang thiết bị xây dựng Tổn thất do thiết kế sai, nguyên vật liệu kém chất lượng hay không đúng chủng loại. Chi phí thay thế, sửa chữa hay khắc phục các khuyết tật của nguyên vật liệu và (hoặc) do tay nghề (các tổn thất do hậu quả thì được bảo hiểm). Các loại trừ đối với phần bảo hiểm trách nhiệm : Khiếu nại tổn thất liên quan đến tai nạn được bảo hiểm hay có thể được bảo hiểm trong phạm vi của phần bảo hiểm vật chất của đơn bảo hiểm xây dựng. Khiếu nại phát sinh do dịch chuyển, rung động hay suy yếu của cột chố
Luận văn liên quan