Việc giải quyết vấn đề đức sau chiến tranh thế giới thứ hai

Trong thế kỷ XX nhân loại đã chứng kiến một cuộc chiến tranh thế giới tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại-chiến tranh thế giới thứ hai (1939–1945). Năm 1945, cuộc chiến tranh này kết thúc với sự thất bại của các nước phát xít, tuy vậy việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chiến tranh vẫn đặt ra một cách bức thiết. Đặc biệt một vấn đề nổi trội cần phải giải quyết đó là vấn đề Đức sau chiến tranh. Bởi lẽ, Đức là nước hình thành, là nơi sản sinh ra chủ nghĩa phát xít hiếu chiến. Và cũng chính nước Đức là nước đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh tàn bạo nhất lịch sử nhân loại này. Tuy vậy số phận của nước Đức bại trận không phải được giải quyết xong xuôi ngay sau khi chiến tranh kết thúc mà nó còn kéo dài trong suốt thời kì “chiến tranh lạnh” giữa hai cực Xô-Mỹ và hai khối Đông–Tây. Vấn đề Đức là một trong những điểm nóng của cuộc “chiến tranh lạnh”, nó là nơi thể hiện gay gắt những biểu hiện của sự đối đầu Xô-Mỹ, nói cách khác Đức chính là bức tranh thu nhỏ của cuộc “chiến tranh lạnh” giữa hai khối trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời tình hình chính trị ở Đức từ sau năm 1945 đến khi chiến tranh lạnh kết thúc cũng là hậu quả của sự mâu thuẫn, đấu tranh giữa hai khối Đông–Tây.

doc15 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3585 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việc giải quyết vấn đề đức sau chiến tranh thế giới thứ hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TP Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2014 GVHD: TS.Tưởng Phi Ngọ SVTH: Nhóm 3 Lớp: SP Lịch sử 3B_K37 Môn: Lịch sử quan hệ quốc tế Đề tài: VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỨC SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ -----š›&š›----- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 I. Những thỏa thuận giữa 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc giải quyết vấn đề Đức sau chiến tranh (1945-1947) 3 1. Tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề Đức 3 2. Thỏa thuận của các nước đồng minh về việc giải quyết vấn đề Đức sau chiến tranh 4 a) Hội nghị Ianta (4-12/2/1945) 4 b) Hội nghị Pôtxđam (17/7-2/8/1945) 5 3. Cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề Đức trong những năm 1945-1947 6 II. Những diễn biến chủ yếu của Chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô-Mĩ và hai khối Đông-Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức 7 1. Nước Đức bị chia cắt và âm mưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt ở Tây Đức (1949-1955) 7 a) Quá trình chia cắt nước Đức (1948 – 1949) 7 b) Âm mưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt ở Tây Đức (1949-1955) 8 2. Sự thống nhất nước Đức 10 KẾT LUẬN 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 DANH SÁCH NHÓM 14 MỞ ĐẦU Trong thế kỷ XX nhân loại đã chứng kiến một cuộc chiến tranh thế giới tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại-chiến tranh thế giới thứ hai (1939–1945). Năm 1945, cuộc chiến tranh này kết thúc với sự thất bại của các nước phát xít, tuy vậy việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chiến tranh vẫn đặt ra một cách bức thiết. Đặc biệt một vấn đề nổi trội cần phải giải quyết đó là vấn đề Đức sau chiến tranh. Bởi lẽ, Đức là nước hình thành, là nơi sản sinh ra chủ nghĩa phát xít hiếu chiến. Và cũng chính nước Đức là nước đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh tàn bạo nhất lịch sử nhân loại này. Tuy vậy số phận của nước Đức bại trận không phải được giải quyết xong xuôi ngay sau khi chiến tranh kết thúc mà nó còn kéo dài trong suốt thời kì “chiến tranh lạnh” giữa hai cực Xô-Mỹ và hai khối Đông–Tây. Vấn đề Đức là một trong những điểm nóng của cuộc “chiến tranh lạnh”, nó là nơi thể hiện gay gắt những biểu hiện của sự đối đầu Xô-Mỹ, nói cách khác Đức chính là bức tranh thu nhỏ của cuộc “chiến tranh lạnh” giữa hai khối trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời tình hình chính trị ở Đức từ sau năm 1945 đến khi chiến tranh lạnh kết thúc cũng là hậu quả của sự mâu thuẫn, đấu tranh giữa hai khối Đông–Tây. Năm 1949 nước Đức được tách thành hai Nhà nước riêng biệt và đến tháng 10/1990 lại được tái thống nhất dưới sự tác động của bốn cường quốc. Tuy nhiên nước Đức thống nhất thực chất lại hoàn toàn nằm trong mưu đồ của Mỹ và các cường quốc phương Tây. Vậy rốt cuộc vấn đề này đã được giải quyết như thế nào? Bài tiểu luận này sẽ giúp ta hiểu rõ nội dung cũng như diễn biến của cuộc “chiến tranh lạnh”. Qua đó ta thấy được sự phản động của Mỹ và các nước phương Tây trong việc giải quyết vấn đề Đức. Đồng thời cũng thấy được sự đấu tranh kiên trì bền bỉ cho nền hoà bình thế giới nói chung, cho một nước Đức hoà bình dân chủ nói riêng của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hoà bình Đức. Bên cạnh đó, nghiên cứu vấn đề Đức cũng để hiểu rõ thực chất của cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề Đức trong quan hệ quốc tế nhằm mục tiêu gì và mang lại lợi ích cho ai? NỘI DUNG Những thỏa thuận giữa 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc giải quyết vấn đề Đức sau chiến tranh (1945-1947) Tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề Đức Ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX ở nước Đức chủ nghĩa phát xít đã hình thành và phát triển. Nước Đức cũng là nước châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài từ năm 1939–1945. Cuộc chiến tranh phi nghĩa này là cuộc chiến tranh tàn bạo nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, đã gây biết bao thảm hoạ cho các dân tộc và nhân dân toàn thế giới. Ngay từ đầu cuộc chiến tranh, khối trục phát xít Đức-Italia-Nhật Bản đã liên tiếp giành thắng lợi, uy hiếp nhiều nước ở châu Âu. Trước tình hình đó đã khiến các nước lớn Mỹ, Anh, Liên Xô họp bàn để chống lại chiến tranh phát xít, thành lập ra Mặt trận Đồng minh chống phát xít. Đây là lực lượng thể hiện sự đoàn kết của các nước và các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới chống lại nguy cơ diệt chủng các dân tộc nhược tiểu, chống lại chế độ phát xít tàn bạo, cùng nhau bảo vệ nền hoà bình thế giới. Một trong những ý nguyện chung của các nước Đồng minh là tìm ra biện pháp nhằm triệt tiêu hoàn toàn nguy cơ gây chiến của các lực lượng hiếu chiến Đức, không để chúng có thể làm tổn hại đến nền hoà bình thế giới một lần nữa. Sự phối hợp quân sự của các nước Đồng minh đã từng bước giành thắng lợi. Đặc biệt từ sau chiến thắng của Liên Xô ở trận Xtalingrát (11/1942–2/1943) và sự đầu hàng của Italia (3/9/1943), các nước Đồng minh đã mở mặt trận phía Tây tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức. Quân Đức dần bị đánh bại, việc chiến thắng chủ nghĩa phát xít của quân Đồng minh đã dần mở ra trước mắt. Cuộc chiến tranh này đã kết thúc bằng sự đầu hàng không điều kiện của phát xít Đức trước các đại diện của các cường quốc đồng minh vào ngày 8/5/1945. Từ thời điểm đó cho đến khi thành lập hai nhà nước Đức, Đức phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc chiến tranh này, không thể tự mình quyết định vận mệnh tương lai của mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào những quyết định và chính sách của các nước Đồng minh. Khi chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít đã giành thắng lợi hoàn toàn cũng là lúc các nước Đồng minh phải họp bàn để nghĩ cách giải quyết các vấn đề của chủ nghĩa phát xít sau chiến tranh đặc biệt là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít ở Đức. Việc giải quyết vấn đề phát xít Đức sau chiến tranh là vấn đề tối quan trọng bởi vì Đức là nơi phát sinh chủ nghĩa phát xít, là nước châm ngòi cho cuộc chiến tranh, đồng thời nước Đức có vị trí tiền đồn ở châu Âu. Việc tổ chức lại nước Đức sau chiến tranh có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với các nước châu Âu mà còn đối với nền hoà bình dân chủ của cả thế giới. Sau khi Hitler bị đánh bại, nước Đức bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng. Theo thỏa thuận giữa ba cường quốc, Liên Xô sẽ chiếm đóng vùng Đông Đức, Anh chiếm đóng vùng Tây-Bắc, còn Mỹ sẽ chiếm đóng vùng Tây–Nam của nước Đức. Việc phát triển nước Đức theo con đường chính trị nào cũng là vấn đề đấu tranh gay gắt giữa hai nước Liên Xô-Mỹ và hai cực Đông Tây trong cuộc chiến tranh lạnh sau này. Mỗi thành viên của khối Đồng minh, cụ thể là các nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp đều có những suy tính nhằm bảo vệ quyền lợi riêng của dân tộc mình trong việc hoạch định và thực hiện sách lược hậu chiến đối với nước Đức. Nói cách khác, việc giải quyết vấn đề Đức là một trong những vấn đề mấu chốt quan trọng trong cuộc chiến tranh lạnh (1947–1989). Thỏa thuận của các nước đồng minh về việc giải quyết vấn đề Đức sau chiến tranh Hội nghị Ianta (4-12/2/1945) Trong khi quân đội của Đồng minh tiến vào cửa ngõ của Đức, thì ngày 4/2/1945 nguyên thủ ba quốc gia Liên Xô, Mỹ, Anh đã gặp nhau tại Crưm để nhóm họp Hội nghị Ianta. Tham dự hội nghị có Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô Xtalin, Tổng thống Mĩ Rudơve và Thủ tướng Anh Sớcsin. Hội nghị đã thống nhất ý kiến về việc tiếp tục chiến tranh đánh bại phát xít Đức trên các chiến trường và buộc Đức phải đầu hàng vô điều kiện. Về việc chiếm đóng và kiểm soát nước Đức, theo kế hoạch đã thoả thuận lực lượng ba cường quốc sẽ chiếm đóng các khu vực đã được phân chia, có thể sẽ thành lập một Hội đồng Trung ương để quản lý chung, bên cạnh đó ba nước thống nhất mời Pháp kiểm soát một khu vực và là thành viên thứ tư của Hội đồng nếu Pháp muốn. Một trong những mục tiêu không thay đổi của các nước là tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít Đức, làm cho nước Đức không bao giờ có thể xâm hại được nền hoà bình của thế giới nữa. Quyết định giải trừ và xoá bỏ hoàn toàn lực lượng quân sự Đức, đập tan vĩnh viễn bộ chỉ huy quân sự Đức, tiêu diệt toàn bộ cơ sở quân sự Đức; tất cả các tội phạm chiến tranh sẽ bị trừng trị một cách nghiêm minh; xoá bỏ các Đảng phát xít, luật phát xít, tổ chức phát xít, tất cả những ảnh hưởng của chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít sẽ được loại bỏ khỏi đời sống văn hoá và kinh tế Đức. Về vấn đề bồi thường thiệt hại chiến tranh thì các nước Đồng minh thống nhất nước Đức phải có nghĩa vụ bồi thường vật chất cho các nước trong phạm vi có thể cho cá nước bị thiệt hại và các nước có công trong việc đánh bại phát xít Đức. Như vậy, ngay từ khi chiến tranh vẫn còn tiếp diễn với quy mô và phạm vi lớn trên toàn bộ lãnh thổ châu Âu, các nước Đồng minh đã họp bàn để định đoạt số phận của nước Đức sau này. Điều đó chứng tỏ các nước trong khối Đồng minh đã rất quyết tâm, thống nhất và tin tưởng chắc chắn vào thắng lợi của họ đối với nước Đức phát xít. Trong thời gian tiếp theo, do có những bất đồng về quan điểm chính trị, về tư tưởng, về quyền lợi nên giữa các nước Đồng minh đã bộc lộ những mâu thuẫn và hiệp ước Pôtxđam vừa là sự thoả thuận nhưng cũng đã bộc lộ mâu thuẫn giữa một bên là Mỹ, Anh, Pháp và một bên là Liên Xô. Hội nghị Pôtxđam (17/7-2/8/1945) Sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu (5/1945), nhiều mâu thuẫn và những vấn đề quốc tế lại nổi lên trong đó quan trọng nhất là vấn đề Đức và kết thúc chiến tranh ở Viễn Đông. Do đó ngày 17/7/1945 nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh là Xtalin, Truman (thay Rudơven mới mất ngày 12/4/1945)và Sơcsin (sau Atly thay ngày 28/7) đã họp ở Pôtxđam. Đây là cuộc họp thượng đỉnh cuối cùng của ba cường quốc trong liên minh chống phát xít. Hội nghị đã quyết định thành lập Hội đồng ngoại trưởng bao gồm đại diện của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc có nhiệm vụ chuẩn bị những hoà ước sẽ ký với Đức và các nước đồng minh của Đức. Đêm ngày mùng 01 rạng sáng ngày 02/08/1945, ba nguyên thủ quốc gia đã cùng nhau kí vào biên bản Hội nghị Pôtxđam. Kết quả của các cuộc hội đàm tại Hội nghị Pôtxđam được đúc kết trong một thông cáo chung gọi là Hiệp ước Pôtxđam. Hiệp ước này bao gồm các điều khoản quy định cụ thể về kinh tế, về chính trị nước Đức. Tương lai nước Đức được định rất cụ thể trong Hiệp ước thông qua các thoả thuận hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Mục đích của Hiệp ước Pôtxđam là đề ra các biện pháp ngăn chặn không để cho nước Đức có thể châm ngòi một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Theo đó, hội nghị đã thoả thuận giải quyết vấn đề nước Đức dựa vào những nguyên tắc sau: tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít, phi quân sự hoá hoàn toàn nước Đức nhằm bảo đảm hoà bình và an ninh của các nước láng giềng và các dân tộc; Đồng thời, thiết lập và tổ chức một cơ chế chính trị tại Đức, trên cơ sở dân chủ và hoà bình, có vị trí xứng đáng trong các dân tộc tự do. Hội nghị còn quyết định chuyển hoàn toàn nền công nghiệp quân sự sang dân sự, thủ tiêu các tập đoàn tư bản lũng đoạn, vì đó là những lò lửa nguy hiểm của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến, coi nước Đức là một quốc gia thống nhất toàn vẹn về chính trị và kinh tế. Đức phải bồi thường chiến tranh cho các nước Đồng minh. Thành lập Hội đồng kiểm soát gồm tổng tư lệnh quân đội các nước Đồng minh ở bốn khu vực chiếm đóng xem như cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề chung của nước Đức. Quy định việc tổ chức toà án xét xử các tội phạm chiến tranh, thành lập Hội đồng ngoại trưởng gồm đại biểu năm nước lớn, có nhiệm vụ chuẩn bị những hoà ước sẽ kí kết với Đức và các nước thuộc phe Đức trước kia, giải quyết một số vấn đề lãnh thổ ở Châu Âu sau chiến tranh. Nhìn chung, Hiệp ước Pôtxđam đã được kí kết dựa trên sự thống nhất của các cường quốc, tuy nhiên nó cũng đã bắt đầu bộc lộ những mâu thuẫn về mặt quyền lợi, tư tưởng giữa các nước. Hiệp ước này cũng không được thực hiện triệt để sau này. Ở phía Đông Đức thuộc phạm vi kiểm soát của Liên Xô, Liên Xô đã thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định như tịch thu tài sản của bọn phát xít, quốc hữu hóa công nghiệp, cải cách ruộng đất nhằm tước bỏ quyền lực kinh tế của các tập đoàn tư bản độc quyền. Nhưng ở phía Tây Đức việc này bị khất lần mãi, sau chỉ được thực hiện nửa vời. Cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề Đức trong những năm 1945-1947 Những thoả thuận tại hội nghị Pôtxđam nhằm xây dựng lại một nước Đức hoà bình và dân chủ. Nhưng trong quá trình thực hiện, bọn đế quốc lại chủ trương phục hồi lại chủ nghĩa quân phiệt Đức, biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh, một trung tâm phản cách mạng để chống lại Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu, đàn áp cách mạng thế giới. Ngược lại, phía Liên Xô chủ trương nhất quán triệt để thi hành hiệp ước quốc tế đã ki kết về vấn đề Đức, đấu tranh để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng dân chủ phát triển ở Đức. Quá trình thực hiện các hiệp ước được thể hiện qua các vấn đề sau: Xử tội phạm chiến tranh ở Nuyarămbe: Bọn phát xít đã gây ra cho nhân loại những tàn phá nặng nề và những tội ác đâm máu (tàn sát hơn 30 triệu người). Sau chiến tranh việc xử những tội phạm chiến tranh là một điều cần thiết và quan trọng để nhằm củng cố những thắng lợi chống phát xít, bằng cách trừng trị không để bọn phát xít ngóc đầu dậy và đồng thời cũng để cảnh cáo những bọn hiếu chiến âm mưu gây chiến tranh xâm lược sau này. Do cuộc đấu tranh của Liên xô và nhân dân thế giới, ngày 20/10/1945, các nước đồng minh đã thành lập tòa án xét xử trên 400 phiên, đến ngày 31/8/1946 thì kết thúc và những án lệ được công bố ngày 1/1/1946. Tòa án Nuyarămbeđã kết án: tổ chức Ghettapô, tổ chức cảnh sát bí mật S.S, cơ quan “an ninh” đều là những tổ chức tội phạm Tuy không đạt được đầy đủ mọi kết quả, việc xử tội phạm chiến tranh cũng đã có tác dụng quan trọng trong việc giáo dục nhân dân Đức, trong việc củng cố những thắng lợi chống phát xít. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã tổ chức một toà án quốc tế để trừng trị bọn tội phạm gây ra chiến tranh xâm lược. Hai chính sách khác nhau và hai tình hình khác nhau ở Đông Đức và Tây Đức: Sau khi phát xít Đức đầu hàng, theo quy định của Hội nghị cấp cao Ianta và Hội nghị cấp cao Pốtxđam 4 nước Mĩ, Liên xô, Anh và Pháp tạm thời chiếm đóng nước Đức, và toàn bộ chính quyền ở Đức bị tạm thời chuyển sang tay nhà đường cục quân sự 4 nước chiếm đóng. Khu vực chiếm đóng của Liên xô ở miền Đông nước Đức. Khu vực chiếm đóng của Mĩ, Anh, Pháp ở miền Tây nước Đức. Thủ đô Beclin nằm ở vùng Đông Đức, nhưng cũng chia thành khu vực chiếm đóng của 4 nước Liên xô, Mĩ, Anh và Pháp. Ở Tây Đức, các nước Mĩ, Anh, Pháp đã không thực hiện những điều kí kết trước đây, bọn chúng đã dung túng, nuôi dưỡng lực lượng quân phiệt, phát xít, tìm mọi cách cho các thế lực này tồn tại và ngóc đầu trở lại dưới các hình thức che đậy khác. Khu vực do Anh chiếm đóng các tổ chức quân đội phát xít Đức vẫn tồn tại dưới những “nhóm sản xuất”, những “tổ công tác” Ở khu vực Mĩ chiếm đóng, các tổ chức quân sự phát xít được duy trì dưới hình thức “tổ chức thể thao”. Chính quyền chiếm đóng Mĩ, Anh, Pháp công khai ủng hộ các đảng phái tư sản, địa chủ, các thế lực phát xít Đức và các đảng phái này dần lên nắm chính quyền ở Tây Đức. Đảng Cộng Sản bị công khai đàn áp. Những quyết định về việc Đức bồi thường chiến tranh không được thực hiện. Các nước Mĩ, Anh đã phá hoại công việc của Uỷ ban bồi thường Đồng minh. Những yêu cầu bồi thường chính đáng của Liên xô và các nước khác bị ngăn trở không được giải quyết một cách thích đáng. Ngày 2/12/1946, Mĩ và Anh đó kí hiệp định về việc thống nhất kinh tế và hành chính hai khu vực Mĩ và Anh. Quy định việc phát triển tiềm lực kinh tế của Tây Đức để làm cơ sở mở rộng sản xuất phục vụ chiến tranh và phục hồi chủ nghĩa quân phiệt sau này. Việc buôn bán giữa Đông Đức và Tây Đức đã bị cản trở nghiêm trọng vì đô la được dùng làm ngoại hối chính trong việc thanh toán mậu dịch giữa hai miền. Những chính sách và việc làm của Mĩ, Anh, Pháp trong những năm 1946–1947 đã hoàn toàn trái ngược lại với những quyết định của Hội nghị cấp cao Pốtxđam, làm cho tình hình nước Đức trở nên không ổn định và việc giải quyết vấn đề Đức càng trở nên khó khăn, phức tạp. Những diễn biến chủ yếu của Chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô-Mĩ và hai khối Đông-Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức Nước Đức bị chia cắt và âm mưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt ở Tây Đức (1949-1955) a. Quá trình chia cắt nước Đức (1948 – 1949) Hội nghị Luân Đôn (Từ 23/2–6/3/1948 và từ 2/4–2/6/1948) Hội nghị giữa ba cường quốc Mỹ, Anh, Pháp ở Luân đôn và đưa đến việc thành lập một quốc gia Tây Đức riêng rẽ. Đây là một bước quan trọng của Mỹ, Anh, Pháp trong việc tiến hành chia cắt nước Đức, vi phạm những nguyên tắc của Hội nghị Ianta và Pôtxđam. Trước tình hình này, Liên Xô đề nghị họp Hội nghị Ngoại trưởng của các nước Tiệp Khắc, Ba lan, Nam tư, Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, An-ba-ni, Hung-ga-ri và Liên Xô tại Vacsava vào tháng 6/1948. Hội nghị ra bản tuyên bố không công nhận nghị quyết Luân đôn là hợp pháp. Các nước tham gia Hội nghị tỏ thái độ quyết tâm đấu tranh giải quyết các vấn đề liên quan đến nước Đức bằng phương pháp hoà bình. Cuộc bao vây phong toả Beclin Ngày 18/6/1948, các nhà chức trách Mỹ, Anh, Pháp ở Tây Đức và Tây Beclin đã tiến hành một cuộc cải cách tiền tệ ở đây. Các chính phủ phương Tây muốn dùng đồng Mác mới để lũng đoạn nền kinh tế Đông Đức và Đông Đức sẽ bị đặt vào ảnh hưởng của Tây Đức và kế hoạch Macssan. Do đó để bảo vệ nền kinh tế Đông Đức, Liên Xô phải thi hành những hạn chế về việc đi lại giữa khu miền Tây và miền Đông, cũng như giữa các khu vực Đông và Tây Beclin. Các nước phương Tây đã dựa vào việc Liên Xô hạn chế đi lại giữa các vùng miền để thổi phồng cái gọi là “vụ phong toả Beclin”. Tháng 9/1948 Mỹ, Anh, Pháp đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an của Liên Hợp Quốc. Nhưng Liên Xô từ chối thảo luận vì điều này lại vi phạm Hiến chương Liên hợp Quốc tại Hội đồng Bảo an, nhưng vẫn tỏ ý sẵn sàng thương lượng với các nước phương Tây về vấn đề Đức. Hội nghị Ngoại trưởng Pari tháng 6/1948 Ngày 22/5/1948 Hội đồng Ngoại trưởng đã họp tại Pari để xem xét các vấn đề: thống nhất nước Đức, chuẩn bị kí kết hoà ước với Đức và tình hình Beclin kể cả vấn đề hối đoái. Đại biểu Liên Xô đã kiên trì đòi hỏi phải có kế hoạch khắc phục tình trạng chia cắt nước Đức và 4 nước phải mau chóng kí hoà ước với Đức, nhưng bị các nước Anh, Pháp, Mỹ bác bỏ. Tuy không chịu đồng ý với các đề nghị của Liên Xô nhưng do sợ dư luận quốc tế nên các nước phương tây cũng buộc phải thoả thuận và nhượng bộ. Tuy nhiên các nước phương Tây không nghiêm chỉnh thực hiện những điều cam kết mà xúc tiến việc thành lập một quốc gia Tây Đức riêng rẽ. Thành lập hai nhà nước Đức Chính phủ Anh, Mỹ, Pháp quyết tâm chia rẽ nước Đức. Qua việc cho triệu tập Hội đồng Quốc hội ở Bon thông qua dự thảo Hiến pháp của Cộng hoà Liên bang Đức, tiến hành tổng tuyển cử riêng rẽ. Ngày 7/9/1949 Quốc hội và Hội đồng Liên bang đã triệu tập phiên họp đầu tiên và thông qua Hiến Pháp và thành lập Chính phủ Cộng hoà Liên bang. Liên Xô và các nước XHCN kiên quyết lên án việc thành lập quốc gia riêng rẽ này. Ngày 7/10/1949, Hội đồng nhân dân Đức tuyên bố thành lập Cộng hoà Dân chủ Đức, đồng thời thông qua chương trình đấu tranh của nhân dân Đức đó là: thống nhất nước Đức, kí kết hoà ước, rút hết quân đội chiếm đóng, thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt, khôi phục nền độc lập dân tộc và chủ quyền của nhân dân Đức trên cơ sở dân chủ. Ngay sau khi thành lập, chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức đã được Liên Xô trao trả lại những quyền về đối nội và đối ngoại. Đến ngày 15/10/1949 Liên Xô công nhận chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Đức. Sau đó trong tháng 10 và 11/1949 các nước XHCN cũng đặt quan hệ ngoại giao với Đức. b. Âm mưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt ở Tây Đức (1949-1955) Hai nước Đức đã được thành lập và phát triển theo hai đường hướng hoàn toàn khác nhau do đó vấn đề thống nhất Đức trở nên xa vời hơn. Trong khi đó chiến tranh lạnh giữa hai phe ngày càng leo thang, tình hình thế giới rất căng thẳng, dư luận phương tây lo ngại nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng ở Châu Âu. Nước Mỹ cũng không đủ khả năng đối phó với cuộc khủng hoảng mới nếu nó xảy ra.Vì vậy, để bảo vệ các nước Tây Âu các nước phương Tây, Mỹ đã chủ trương tái vũ trang Tây Đức và đưa nước này vào khối quân sự NATO. Để thực hiện việc tái vũ trang nước Đức các nước phương Tây đã tiến hành một loạt các kế hoạch, b
Luận văn liên quan