Việc làm, thất nghiệp ở đô thị thực trạng và giải pháp

Ngày nay dân tộc ta, nhân dân ta đang bớc vào một cuộc chiến đấu mới vì cuộc sống âm no hạnh phúc, vì công bằng xã hội. Đất nước ta, thời cơ lịch sử phát triển đã đến. Công cuộc đổi mới đang diễn ra nhanh chóng và vững chắc. Chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trừơng có sự quản lý của nhà nước theo định hớng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra động lực va môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh thật sự bình đẳng trước pháp luật và hoạt động có hiệu quả. Nhiều tiền đề cần thiết cho công nghiệp hiện đại hoá được tạo ra. Nhưng thách thức lớn đối với nước ta là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực là nguy cơ nổi lên rất gay gắt do điểm xuất phát của ta quá thấp kéo theo hiệu quả xấu về công ăn việc làm. Việc làm và thất nghiệp là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia. Việc làm ở nước ta được coi là một trong những vấn đề xã hội gốc rễ quan trọng nhất. Giải quyết đủ việc làm cho ngời lao động tiến tới việc làm có hiệu quả, được tự do lựa chọn việc làm chính là giải quyết tận gốc những căn nguyên, nguồn gôc sâu xa nhất của các vấn đề xã hội gay cấn, đảm bảo giữ gìn kỷ cương và an toàn xã hội. Nhận biết được tầm quan trọng và cấp thiết về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay cùng với sự giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo, em đã đi sâu nghiên cứu thực hiện đề tài : "Việc làm, thất nghiệp ở đô thị thực trạng và giải pháp" Nội dung đề tài gồm 3 phần: - Phần 1: Những khái niệm chung. - Phần 2: Thực trạng việc làm và thất nghiệp ở đô thị. - Phần 3: Mục tiêu phương hướng và các giải pháp về vấn đề việc làm và thất nghiệp.

doc22 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2559 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Việc làm, thất nghiệp ở đô thị thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Ngày nay dân tộc ta, nhân dân ta đang bớc vào một cuộc chiến đấu mới vì cuộc sống âm no hạnh phúc, vì công bằng xã hội. Đất nước ta, thời cơ lịch sử phát triển đã đến. Công cuộc đổi mới đang diễn ra nhanh chóng và vững chắc. Chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trừơng có sự quản lý của nhà nước theo định hớng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra động lực va môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh thật sự bình đẳng trước pháp luật và hoạt động có hiệu quả. Nhiều tiền đề cần thiết cho công nghiệp hiện đại hoá được tạo ra. Nhưng thách thức lớn đối với nước ta là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực là nguy cơ nổi lên rất gay gắt do điểm xuất phát của ta quá thấp kéo theo hiệu quả xấu về công ăn việc làm. Việc làm và thất nghiệp là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia. Việc làm ở nước ta được coi là một trong những vấn đề xã hội gốc rễ quan trọng nhất. Giải quyết đủ việc làm cho ngời lao động tiến tới việc làm có hiệu quả, được tự do lựa chọn việc làm chính là giải quyết tận gốc những căn nguyên, nguồn gôc sâu xa nhất của các vấn đề xã hội gay cấn, đảm bảo giữ gìn kỷ cương và an toàn xã hội. Nhận biết được tầm quan trọng và cấp thiết về vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay cùng với sự giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo, em đã đi sâu nghiên cứu thực hiện đề tài : "Việc làm, thất nghiệp ở đô thị thực trạng và giải pháp" Nội dung đề tài gồm 3 phần: - Phần 1: Những khái niệm chung. - Phần 2: Thực trạng việc làm và thất nghiệp ở đô thị. - Phần 3: Mục tiêu phương hướng và các giải pháp về vấn đề việc làm và thất nghiệp. Nội dung Phần 1 Những khái niệm chung i- Khái niệm 1- Việc làm Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm gọi là việc làm. Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm: -Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật -Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó. 2- Dân số hoạt động kinh tế: -Dân số hoạt động kinh tế hay còn gọi là lực lượng lao động bao gồm: Toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu câù làm việc. Dân số hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động (lực lượng lao động trong độ tuổi) bao gồm những người trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ từ đủ 15 đến hết 55 tuổi) đang có việc làm hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc. Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua là những người từ đủ 15 tuổi trở lên có tổng số ngàylàm việc và nhu cầu làm vecj lớn hơn hoặc bằng 183 ngày. 3- Dân số không hoạt động kinh tế. -Bao gồm toàn bộ số người từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm. Những người này không hoạt động kinh tế vì các lý do sau: -Đang đi học -hiện đang làm công việc nội trợ gia đình. -Già cả, ốm đau. -Tàn tật, không có khả năng lao động. -Hoặc ở vào tìng trạng khác. 4- Người thất nghiệp Là người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế trong thời điểm điều tra không có việc làm nhưng có nhu câù làm việc. 5- Tỷ lệ người có việc làm Là tỷ lệ % của số ngưòi có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế 6- Tỷ lệ người thất nghiệp Là tỷlệ % số người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế. ii- Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động ở khu vực đô thị. -Tạo việc làm cho người lao động ở khu vực đô thị nhằm tăng thêm thu nhập. Chúng ta biết rằng khu vực đô thị - Trung tâm văn hoá và phát triển kinh tế sôi động nhất, còn con người vừa là mục tiêu vừa la động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Song con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi và chỉ khi họ có điều kiện đã sử dụng sức lao động của họ để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện để sản xuất là quá trìng người lao động làm việc hay nói cách khác là khi họ có được việc làm. Như vậy nếu không có việc làm, nguồn nhân lực sẽ bị lãng phí, tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm, thu nhập của người lao động bị giảm sút, phân hoá giàu nghèo tăng nhanh vậy thì có việc làm thu nhập của ngươì lao động tăng nhanh, đời sống của họ được cải thiện, xã hội phát triển góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hoá tại khu vực đó. Đi đôi với thất nghiệp là tệ nạn xã hôị và tội phạm phát triển. . . Không có việc là và thiếu việc làm gia tăng, kéo dài sẽ trở thành mầm mống gây nên “những điểm nóng” có thể dẫn đến mất ổn định về kinh tế xã hội. - ở khu vực thành thị lực lượng lao động đang có sự gia tăng đáng kể cả về tương đối và tuyệt đối. Sự gia tăng này không chỉ thuần tuý mà còn do tác động của quá trình đô thị hoá, còn do quá do ảnh hưởng của luồng di dân lao động tự do từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm. Sự phát triển quá nhanh của lực lưưọng lao động ở khu vực thành thị trong bối cảnh hiện tại đang gây sức ép lớn về nhu cầu đào tao và việc làm, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội vốn đã phức tạp lại cang phức tạp vì thế tạo việc làm cho người lao động ở khu vực đô thị để giảm bớt các tệ nạn xã hội. Khu vực đô thị tâjp trung rất nhiều người dễ nảy sinh các tệ nạn nếu không tạo công ăn việc làm cho họ. Như vậy tạo việc làm cho người lao động ở khu vực đô thị là quan trọng và rất cần thiết. Phần 2 Thực trạng việc làm và thất nghiệp ở đô thị i- đặc điểm nguồn nhân lực ở khu vực đô thị. Dân số và lao động thành thị nước ta không lớn. Song tình trạng việc làm ở khu vực thành thị luôn luôn diễn ra căng thẳng và cấp bách, do tính chất và quy mô số người chưa có việc làm rất lớn và nghiêm trọng. Theo tính toán của liên hiệp quốc năm 1993 tỷ thất nghiệp ở Việt Nam khoảng trên 6% so với tổng số lao động, riêng khu vực thành thị tỷ lệ đó là tư 9%-12% gấp đôi so với cả nước. Tỷ lệ lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm trong tổng lực lượng lao động cả nước có xu hướng tăng dần với tỷ lệ tăng thêm hàng năm là 0, 7%. Năm 1998, lực lượng lao động ở thành thị có khoảng 6838, 2 nghàn người chiếm 19, 06%, năm 1999 có 7333, 1 ngàn người chiếm khoảng 20, 2%, năm 2000 có 7649, 6 nghàn người chiếm 20, 45%. Số lượng lao động ở khu vực đô thị mỗi năm một tăng, trong khi đó về chất lượng lao động ở khu vực thành thị thì : -Năm 2000 số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở thành thị là: 2578, 4chiếm 33, 7% so với tổng lực lượng trong khu vực; so với năm 1998 bình quân hàng năm tăng thêm được 210, 25 người, với tốc độ tăng là 9, 31% và tỷ lệ so với tổng số lực lượng trong khu vực tăng thêm được 1, 07%. Cùng với những thành quả của sự nghiệp đổi mới và sự phát triển nguần nhân lực đã đạt được nhiều tiến bộ trên các lĩnh vực từ đào tạo dạy nghề đến tuyển dụng, bố trí sử dụng và phát huy năng lực của đội ngũ lao động đã qua đào tạo. Tuy nhiên do chưa quy hoạch một cách tỏng thể và đông bộ ở tầm vĩ mô nên cũng để lại những hậu quả không tốt gây nên những trở ngại cho quá trình phát triển. Quá trình chuyển dịch cơ cấu số lượng và chất lượng của lực lượng lao động cũng như cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá chưa theo kịp được yêu cầu cua sự nghiệp phát triển. ii- Thực trạng về việc làm và thất nghiệp ở đô thị hiện nay. 1- Một số đặc điểm của tình trạng lao động chưa có việc làm và thất nghiệp ở khu vực thành thị Số người chưa có việc làm phần lớn (80%)tập trung vào lứa tuổi thanh niên. đó là lực tượng lao động trẻ, mới bước vào tuổi lao động, đại bộ phận chưa lập thân mà sống dựa vào gia đình là chính. Trong đó về cơ bản là chưa có nghề (80%) mặc dù trình độ văn hoá thường là cấp ii, iii trở lên, cao hơn cá vùng nông thôn, họ rất thụ động trong tìmkiếm việc làm và tâm lý lựa chọn nghề khá phổ biến. Có nhiều việc thu nhập thấp, tính chất lao động nặng nhọc. . . thì thanh niên thành thị thà chịu thất nghiệp không muốn làm, nhường việc đó cho thanh niên nônh thôn tràn ra làm. Rất nhiều nhười lao vào con đường chờ thi cử vào các trường đại học, xô vào học ngoại ngữ, vi tính. . để mong tìm được việc làm có thu nhập cao, làm cho thị trường lao động thành thị càng căng thẳng. Hiện tượng thất nghiệp trong giới có học có xu hướng ngày cang mở rộng ở khu vực thành thị. Đó là hiện tượng hcọ sinh tất nghiệp các trường đại học không muốn xa thành phố hoặc khong muốn chấp nhận việc làm có thu nhập thấp. theo báo cáo hàng năm có khoảng hàng nghàn học sinh tốt nghiệp ra trường chen nhau tìm việc làm ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. . nhưng không tìm được việc rơi vào tình trạng thất nghiệp. Thậm chỉ ở thành phố Hồ Chí Minh hàng trăm bác sĩ khong có việc làm. Trng khi đó các vùng nông thôn, vùng miền núi lại thiếu nghiêm trọng lao động khoa học kỹ thuật. Số này muốn có việc làm với thu nhập cao phẩi học thêm ít nhất 2-3 băng nữa như :ngoại ngữ, vi tính, lái xe. . để thi, tuyển vào các văn phòng đại diện nước ngoài, công ty có vôn đầu tư nược ngoài. Tái tất nghiệp tất nghiệp ở đô thị cũng là hiện tượng đáng lưu ý. Bởi vì trong cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nứơc ) buộc phải thay đổi công nghệ và từ đó đòi hỏi đội ngũ lao động mới có chất lượng cao hơn, từ đó dẫn đến việc sa thải lao động cũ. Số lao động này muốn có việc làm nhất thiết phải đào tạo lại hoặc nâng cao trình độ tay nghề. Điều tra các doanh nghiệp ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, về cơ bản phải đào tạo lại hoặc nâng cao trình độ tay nghề cho hầu hết đọi ngũ cán bộ hiện có. Song công tác này dang là khâu yếu và chưa có một cơ quan nào của nhà nước chuyên lo. Trong khi khu vực thành thị đang dư thừa rất lớn lao động phổ thông, lại thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật cao cấp, lao động chất xám để cung cấp cho các xí nghiệp, liên doanh nước ngoài các khu chế xuất. . Nhu cầu đào tạo loại lao động này cũng rất bức bách và ngày càng lớn. Nhiều nước phải xây dựng các trung tâm huấn luyện cao cấp để cung ứng loại lao động này. ViÊT NAM bây giờ mới đặt vấn đề là đã rất muộn. Nếu chúng ta không quan tâm đúng mức thì trên tổng thể sẽ thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật cao, đồng thời sẽ diễn ra hiện tượng “chảy máu chất xám “từ khu vực nhà nước ra ngoài, sang các khu chế xuất, xí nghiệp liên doanh. . Vấn đề nhức nhối đối với khu thành thị là cần phải giải quyết việc làm cho số người mắc phải các tệ nạn xã hội (cờ bạc, số đề, nghiện hút, mại dâm. ) số tội phạm mãn hạn tù, dòng người từ nông thôn vào thành phố tìm kiếm việclàm hình thành các chợ lao động. Số người sống lang thang, sống bụi đời. . . Đó là hiện tượng xã hội rất phức tạp cần phải có chính sách và biện pháp giải quyết có hiệu quả đẻe đảm bảo văn minh mỹ quan đô thị và an toàn xã hội. Hiện nay cả nước có khoảng trên 80 nghàn gái mại dâm (số kiểm soát được khoảng 26 ngàn) 70-80 ngàn người nghiện, 50 ngàn người lang thang cơ nhỡ, ăn xin sống bụi đời. . chủ yếu tập trung ở các thanh phố, thị xã khu công nghiệp tập trung và du lịch số này thường rơi vào lứa tuổi thanh niên, đa số chưa có việc làm. Dòng di chuyển lao động tự do từ nông thôn vào thành phố tìm kiếm việc làm cũng đang tăng lên nhanh chóng. Tại thời điểm điều tra ở Hà Nội năm 1993 là 16340 người trong đó: - Đạp xích lô có : 2157 người - Làm thợ mộc : 1872 người - Làm thợ xây : 4324 người - Bới rác, đồng nát :1044 người - Làm cơ khí sửa chữa vặt : 2355 người - Nghề khác: 4023 người Theo báo cáo của thành phố Hồ Chí Minh, có lúc cao điểm lên tới 40-45 vạn lao động tự do vào thành phố tìm công ăn việc làm Tạo việc và tái hoà nhập người xuất trái phép hồi hương, người lao động hợp tác trở về là vấn đề rất lớn đối với nước ta, song lại càng khó khăn với thành thị. Hơn chục năm qua chúng ta đã đưa gần 30 vạn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hiện nay số này về cơ bản đã trở về cần có việc làm. Có thể nói, việc làm ở khu vực thành thị nhày càng căng thẳng và bức bách, vì nótập trung vào thanh niên, đại bộ phận không có nghề, một số lớn rơi vào đối tuợng tệ nạn xã, nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến bất ổn đinhj về kinh tế xã hội. 2- Việc làm và thất nghiệp cần được nghiên cứu trên các giác độ. Trên các vùng, tổng số người thất nghiệp trong 7 ngày qua tính đến thời điểm điều tra1/9/97của lựclượng lao động trong độ tuổi ở khu vựcthành thị trong cả nước là 427067 người chiếm 6, 01% tăng so với năm 1998 là 38615 người hay 0, 13%. Trong 7 vùng lãnh thổ, 4vùng có tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ so với năm 1998 (Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải miên Trung và Đồng băng sông cửu long ) 3 vùng còn lại trừ vùng núi và trung du phía Bắc tăng không đáng kể, còn tây nguyên và Đông nam Bộ, tỷ lệ gia tăng ở mức trên dưới 0, 5%. Các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng gia tăng. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang ở mức báo động (7-8%). Nghiên cứu xu hướng biến động về tỷ lệ thất nghiệp của các nhóm lưc lượng lao động trong độ tuổi chia theo trinh độ chuyên môn kỹ thuật năm 1999 so với năm 1998 cho thấy: nguyên nhân của sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp là do tỷ lệ thất nghiệp cao ở nhóm lựclượng lao động khong có chuyên môn kỹ thuật, dịch vụ tăng thêm 13, 61% với quy mô tăng là 996, 6 nghàn người và tỷ lệ so với tông số tăng bình quân hàng năm là 2, 47%. Như vậy số lao động làm việc thường xuyên trong nhóm nghành dịch vụ tăng nhanhhơn khá nhiều so vơí quy mô và tốc độ tăng của số lao động làm việc thường xuyên trong nhóm nghành Công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên, sự gia tăng của số lao động làm việc trong nhóm nghành công nghiệp và xây dựng vẫn còn chậm và chưa đủ mức để tạo việc làm. Sự tăng trưởng việc làm chập chạp trong các khu vực đã làm cho con số thất nghiệp và thiếu việc làm ở thành thị cao. ii- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng thất nghiệp. - Cuộc khủng hoảng tài chíng ở Châu A bắt đầu từ năm 1999 đang làm đông tiền ở đa số các nước Đông Nam A bị sụt giá mạnh, thị trường sức lao động bị mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu, thất nghiệp nặng nề ở khắp các nước trong khu vực. Trong khi đó tình trạng thất nghiệp ở thủ đo Ha Nội cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Vào đầu tháng 4/2000 Sở lao động thương binh và xã hội phối hợp với cục thống kê Hà Nội tiến hành cuộc điều tra việc làm ở khu vực Hà Nội. Theo báo cáo kết quả điều tra :Số thất nghiệp ở khu vực đô thị là 51000 người (khong tính số người từ nông thôn vào đô thị tìm việc làm) tỷ lệ vào thời điểm này là 8, 64% so với năm 1999 tăng 0, 08%, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất so với các thành phố trong cả nước do chất lượng lao động thấp, cơ cấu đào tạo không hợp lý. Hơn nữa nhu cầu việc làm ngày càng lớn với khả năng giải quyết còn rất hạn chế trong tiềm năng phát triển kinh tế, tạo mở việc làm cũng rất lớn song lại chưa được khai thác và phát huy. Giữa lao động và việc làm ngày càng gay gắt khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới cùng với điều chỉnh cơ cấu kinh tế phải tổ chức lại lao động trên phạm vi toàn xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao đọng cho phù hợp với cơ cấu mới của nền kinh tế. Trong quá trình dịch chuyển này chúng ta vừa thiéu lao động có kỹ thuật, lại vừa thừa khá lớn lao động phổ thông. Điều này đã dẫn đến nạn “thất nghiệp kết cấu “ rất nghiêm trọng lao động kỹ thuật cao, lao động chất xám lại thiếu nghiêm trọng vì vậy để giải quyết vấn đề này phải thông qua việc đào tạo lại, phổ cập nghề cho người lao động song cần phải có thời gian. Nguyên nhân chủ yếu là nhà nước chưa có chính sách vĩ mô như:thuế, đất đai tín dụng, thị trường. . . chưa có các chính ssáh cụ thể khuyến khích các lĩnh vực, nghành nghề và hình thức thu hút được nhiều lao động theo yêu cầu của thị trường lao động, chưa có hệ thống đào tạo, đào tạo lại và phổ cập nghề phù hợp với cơ chế thị trường. Lực lượng lao động thành thị đang ngày một tăng ngoài ra do dicư từ nông thôn ra thành thị đã gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao ở đô thị. Không những người thất nghiệp do trình độ chuyên môn thấp không theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ. Bên cạnh đó còn có thất nghiệp trong số người được đào tạo. Mức thất nghiệp trong số những người được giáo dục liên quan tới việc thị trường điều chỉnh theo dòng người tốt nghiệp phổ thông, giáo dục mở rộng nhưng hiến khi có đủ việc làm cho họ khi ra trường. Nguyện vọng về việc làm trong những người được giáo dục khong đáp ứng được. Trạng thái diễn ra ở các đô thị hiện nay là tốc độ tăng của nguần nhân lực lớn hơn tốc độ tăng công việc làm. - Nhân lực ở nông thôn thiếu việc làm, thu nhập thấp do đó tràn ra đô thị kiếm việclàm và một cuộc sống dễ chịu hơn so với nông thôn. Đây là nguyên nhân thường gặp ở nhiều nước chậm phát triển. Trong khi đó ở đô thị, nhười ta lại chú trọng nhiều đến loại doanh nghiệp công nghiệp hệ số vốn đầu tư cao nhưng thường chỉ số có chỉ số sử dụng nhân lực thấp, coi nhẹ tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, các hoạt động dịch vụvà tổ chức sản xuất của các hộ gia đình. ở đô thị tồn tại một khu vực, được gọi là “khu vực không kết cấu “. Đặc điểm của khu vực này : Chứa đựng một nguần nhân lực lao động đông đảo (bên cạnh nguần nhân lực làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước hoặc liên doanh, các doanh nghiệp nước ngoài ) Có kết cấu về nghề nghiệp, về dạng hoạt động rất đa dạng, phức tạp và thường năng động trong sự chuyển đổi từ sản xuất nhỏ đến sửa chữa, buân bán vừa và nhỏ, dịch vụ các loại. Khong tạo được giá trị tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân gì lớn mà nhiều hoạt động chỉ là hoạt đoọng tái phân phối nhằm có thu nhập để sống (nhiều người có mức thu nhập dưới mức sống tối thiểu ). Ngoài ra, vấn đề quan trọng được đặc biệt chú ý tại đô thị là còn tồn tại nạn thất nghiệp, tỷ lệ số người này nhiều khi chiếm khá cao (12-15% các nguần nhân lực ở đô thị ). Cơ cấu cũng biến đổi nhưng thường thanh niên chiếm đại bộ phận. Sự mất cân bằng giữa cung và cầu về các nguần nhân lực ở đô thị là một trong nhiều nguyên nhân làm nảy sinh những vấn đề phức tạp về kinh tế, xã hội ở đô thị và cuộc sống của những người thất nghiệp. Việc sử dụng nguần nhân lực đô thị còn biểu hiện ra ở một dạng thất nghiệp khác gọi là “thất nghiệp trá hình “ ẩn náu trong biên chế của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước có quá nhiều người so với yêu cầu của công việc. Khả năng tạo ra cầu về công việc làm của doanh nghiệp lớn hiện đại để sử dụng nguần nhân lực mới tăng hàng năm ở cả nước chậm phát triển còn yếu. Đó là bức tranh chưa có gì sáng sủa tại đô thị ở nước châm phát triển. iii- Tác động của việc làm thất nghiệp lên đời sống của người lao động ở đô thị và phát triển kinh tế xã hội. Thật vậy, khi nói đến ảnh hưởng cửa thất nghiệp, người ta tập thường trung vào ảnh hưởng tiêu cực của nó, thất nghiệp ảnh hưởng đến kinh tế lẫn xã hội. Việc xác định cụ thể và chính xác ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế xã hội rất khó khăn và phức tạp. Xét về mặt kinh tế, thất nghiệp gắn chặt với nghèo đói. Tỷ lệ thát nghiệp cao không những gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế mà còn gây nhiều khó khăn đối với cuộc sống cá nhân người lao đoọng. Những người thâts nghiệp tuy không sản xuất ra sản phẩm nhưng vẫn phải tiêu dùng một lượng nhất địng, đặc biệt ở độ tuổi trưởng thành, mức tiêu dùng thương lớn hơncác độ tuổi khác. Bởi lẽ ở đô thị dân số trẻ có nhu cầu làm việc nếu họ không có việc làm thì đây là một vấn đề phức tạp. Nếu người thất nghiệp tiêu dùng ở mức tối thiểu, tương ứng với mức lương tối thiểu 144000đ/tháng như hiện nay, thì một năm tiêu dùng hết gần 2triệu đồng. Thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của những người thất nghiệp. Đói với nước ta, những người thất nghiệp là những người không có thu nhập phải sống nhờ vào thu nhập cửa những người khác trong gia đình. Hơn nữa những người thất nghiệp phần lớn là những người chủ trong gia đình nguần thu nhập của họ ảnh hưởng rất lớn nhiều khi có tính quyết định đến đời sốngkinh tế của cả gia đình họ nữa. Do tính chất quyết định của kinh tế, khi đời sống kinh