Việc phân cấp quản lý tài chính & quy mô của chính phủ: phân tích thực nghiệm tại 1 quốc gia châu âu

Bài viết này là một đóng góp ban đầu cho sự hiểu biết về mối quan hệ giữa phân cấp quản lý tài khóa và quy mô của chính phủ. Sử dụng một bộ dữ liệu bảng của 15 quốc gia châu Âu, chúng tôi phân tích tác động của việc phân cấp trên tổng thể, quy mô của chính phủ tầm quốc gia và địa phương , bằng cách tách biệt các tác động dài hạn của việc phân cấp ra khỏi tác động ngắn hạn của nó. Trong dài hạn, thuế tự đinh làm giảm chi phí trung ương nhưng làm cho chi tiêu công địa phương nhiều hơn, dẫn đến tổng chi tiêu công cao hơn. Chúng tôi cũng tìm thấy rằng sự mất cân bằng theo chiều dọc có xu hướng làm tăng quy mô của các chính quyền cả địa phương & trung ương.

pdf17 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việc phân cấp quản lý tài chính & quy mô của chính phủ: phân tích thực nghiệm tại 1 quốc gia châu âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH & QUY MÔ CỦA CHÍNH PHỦ: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM TẠI 1 QUỐC GIA CHÂU ÂU Aurélie Cassette · Sonia Paty Tóm tắt: Bài viết này là một đóng góp ban đầu cho sự hiểu biết về mối quan hệ giữa phân cấp quản lý tài khóa và quy mô của chính phủ. Sử dụng một bộ dữ liệu bảng của 15 quốc gia châu Âu, chúng tôi phân tích tác động của việc phân cấp trên tổng thể, quy mô của chính phủ tầm quốc gia và địa phương , bằng cách tách biệt các tác động dài hạn của việc phân cấp ra khỏi tác động ngắn hạn của nó. Trong dài hạn, thuế tự đinh làm giảm chi phí trung ương nhưng làm cho chi tiêu công địa phương nhiều hơn, dẫn đến tổng chi tiêu công cao hơn. Chúng tôi cũng tìm thấy rằng sự mất cân bằng theo chiều dọc có xu hướng làm tăng quy mô của các chính quyền cả địa phương & trung ương. 1 Giới thiệu Từ cuối những năm 80, phân cấp là việc chuyển giao quyền lực chính trị, tài chính và hành chính cho chính quyền địa phương đã nổi lên như một trong những xu hướng quan trọng nhất trong chính sách phát triển. Vì vậy, việc triển khai các mối quan hệ tài chính giữa các cấp của chính phủ tại các nước thành viên Liên minh châu Âu đã thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm về năng lực quản lý và quyền hạn thuế được chuyển giao cho cấp chính quyền địa phương. Các tổ chức thế giới, chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới (2000) hoặc các nước OECD (2002a, 2002b), về việc hỗ trợ tài chính cho việc phân cấp tại các nước Đông Âu, cho rằng một đổi mới theo hướng phân cấp sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như hiệu quả của khu vực công. Bài báo “Bước vào thế kỷ 21 “của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng mong muốn tự quyết định và chuyển giao quyền lực là lực lượng chính “định hình thế giới trong sự phát triển sẽ được xác định và thực hiện”1 trong thập niên đầu của thế kỷ này. Một số giả thuyết khác về hành vi của chính phủ được đề xuất trong các tài liệu tài chính công và các giả thuyết cho rằng phân cấp quản lý tài khóa có thể hạn chế quyền lực của khu vực công. Oates (1972) lập luận rằng chính quyền địa phương nắm thông tin về người dân địa phương mình tốt hơn chính phủ liên bang và trung ương, có nghĩa là việc cung ứng hàng hóa công theo hướng phân cấp sẽ hiệu quả hơn so với chế đô tập trung. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng trong khi hàng hóa công đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân (phù hợp với Tiebout 1956), tăng nhu cầu trong nước đối với các dịch vụ công cộng có thể làm tăng quy mô của khu vực công (Oates 1985). Trong việc giới thiệu giả thuyết Leviathan nổi tiếng của mình, Brennan và Buchanan (1980, p. 185) nêu ra rằng "việc can thiệp của chính phủ trong nền kinh tế nên ít dần, các yếu tố khác không đổi, mức độ phân quyền quản lý về thuế và chi tiêu nên nhiều hơn". Mô tả chính phủ như tối đa hoá doanh thu, các tác giả, và các tài liệu tiếp theo về sự lựa chọn công cộng, cho 1 Báo cáo phát triển thế giới trên Bước vào thế kỷ 21 dẫn lời Ebel và Yilmaz (2002, p. 3). rằng, miễn là căn cứ tính thuế linh động, phân cấp khóa buộc chính phủ phải tham gia vào quản lý việc cạnh tranh về thuế, do đó mô hình của Leviathan hạn chế sự độc quyền về thuế. Tuy nhiên, mô hình cho thấy khi nhiều cấp chính quyền độc lập trong việc định mức thuế, trên cơ sở mức thuế chung (ví dụ, chia sẻ thuế), kết hợp (tổng hợp) thuế suất cân bằng của hai chính quyền vì tối đa hóa doanh thu sẽ chồng lên nhau, cao hơn so với doanh thu đơn, tối đa hóa tỷ lệ thuế của chính phủ (Flower 1988; Shughart và Tollison 1991; Keen 1995; Wrede 1996; Keen và Kotsogiannis 2004). Thật vậy, không có sự đồng thuận đối với lý thuyết về mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và quy mô của khu vực công từ những người đặt câu hỏi về mô hình Leviathan đã lập luận rằng phân cấp có thể không tạo nên một khu vực công gọn nhẹ hơn, đó là hiệu ứng “well known fly” và vấn đề tài sản chung (chi tiết hơn, xem Jin và Zou 2002, trang 273-274). Theo nghiên cứu thực nghiệm chuyên đề của Oates (1972, 1985), nhiều bài báo đã cố gắng để kiểm tra tác động của việc phân cấp lên quy mô của chính phủ. Tuy nhiên, kết quả là không thuyết phục (xem Feld et al. 2003, một nghiên cứu tài liệu đầy đủ). Điều này của lý thuyết cho thấy quy mô của chính phủ thường được đo bằng các biến: doanh thu thuế hoặc chi tiêu chính phủ, trong khi hầu hết các chỉ số về phân cấp quản lý tài khóa bắt nguồn từ Thống kê Tài chính Chính phủ (GFS) do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đo dựa trên cơ sở của một khía cạnh duy nhất của phân cấp, đó là địa phương chia sẻ phần doanh thu / chi tiêu tổng hợp cho chính phủ. Tuy nhiên, các chỉ số tài chính thông thường này đánh giá quá cao mức độ phân cấp tài khóa hoặc tự chủ tài chính trong hầu hết các nước bởi vì chúng không được kiểm soát bởi chính quyền địa phương về căn cứ tính thuế và thuế suất (Stegarescu 2004). Phân cấp chi tiêu cùng với ra quyền hạn thuế địa phương tương ứng có thể không tạo ra sự cạnh tranh thuế làm hạn chế hành vi của Leviathan. Phân cấp được tài trợ bởi nguồn lực chung, như khoản chuyển nhượng hoặc chia sẻ doanh thu được kiểm soát bởi trung ương (tức là, sự mất cân bằng theo chiều dọc), có thể có tác dụng ngược lại, bằng cách phá vỡ các liên kết giữa các loại thuế và lợi ích. Phân cấp có thể hạn chế hoặc tăng cường sự phát triển của chính phủ, tùy thuộc vào bản chất của việc phân cấp (Rodden 2003). Một vài bài báo dựa trên thông tin từ các nước OECD (2001), có tính đến kiểm soát chính quyền địa phương về căn cứ tính thuế hoặc tỷ lệ trong nước đang chuyển đổi ở Châu Âu (Ebel và Yilmaz 2002) và ở một số nước OECD (Rodden năm 2003; Meloche et al. 2004). Một vài trong số những nghiên cứu này kết luận rằng quyền tự chủ tài chính làm cho khu vực nhà nước trờ nên nhỏ hơn trong khi các khoản tài trợ có tác động tích cực đối với quy mô của khu vực công. Tuy nhiên, Jin và Zou (2002), trong một nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng trên 32 quốc gia, cho thấy phân cấp tài tài khóa ảnh hưởng khác nhau đến quy mô của các chính quyền trung ương, địa phương và tổng thể. Dựa trên lý thuyết này, các bài nghiên cứu hiện nay tập trung vào những ảnh hưởng của phân cấp tài khóa với quy mô chính phủ sử dụng một dữ liệu bảng được thiết lập từ các nước châu Âu. Nhưng bài báo này là một đóng góp độc đáo cho sự hiểu biết về mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và quy mô chính phủ liên quan đến một số khía cạnh cụ thể. Theo chúng tôi, đây là bài báo đầu tiên kết hợp một chỉ báo về phân cấp thu nhập2 của các nước của OECD với một thước đo của sự mất cân bằng theo chiều dọc, cho một mẫu của nhóm 15 các quốc gia EU. Chúng tôi sử dụng một mô hình dữ liệu bảng chuyển dịch theo không gian để chứng minh cho việc chi tiêu chính phủ có thể thay đổi một cách chậm chạp theo thời gian và rằng có thể có một số mối tương quan giữa chi tiêu công của các nước. Chúng tôi ước lượng cả các mối quan hệ lâu dài giữa phân cấp và chi tiêu công cũng như một mô hình sửa lỗi để phân biệt tác động ngắn hạn và dài hạn của phân cấp. Theo chúng tôi, đây cũng là bài báo đầu tiên phân tích các tác động của phân cấp ở 3 mức độ quy mô của chính phủ là tổng thể, trung ương và địa phương, bằng cách tách biệt các tác động dài hạn của việc phân cấp từ các động lực ngắn hạn. Các đối số liên quan tới việc phân cấp ảnh hưởng đến quy mô của chính phủ có thể được hiểu tốt nhất như đề cập đến điểm cân bằng dài hạn. Đầu tiên, chúng tôi xác nhận mức độ chi tiêu công vẫn rất cao trong các quốc gia EU. Có sự tương tác trong chi tiêu công ở mức độ tổng thể và trung ương của 15 nước EU. Chúng tôi cũng thấy rằng phân cấp ảnh hưởng đến quy mô chính phủ ở mức độ tổng thể, địa phương và trung ương và tác động của phân cấp đến quy mô của mỗi cấp chính quyền phụ thuộc vào bản chất của sự chuyển giao quyền lực. Trong dài hạn, chúng ta thấy rằng quyền tự chủ về thuế sẽ làm tăng quy mô chính quyền địa phương hơn là làm giảm quy mô chính quyền trung ương, dẫn đến bộ máy chính quyền trên tổng thể lớn hơn. Chúng tôi cũng thấy rằng sự mất cân bằng theo chiều dọc có xu hướng làm tăng quy mô của các chính quyền địa phương, trung ương và tổng thể Bài viết này được bố cục như sau. Phần tiếp theo tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm. Trong phần. 3, chúng tôi trình bày các biến thực nghiệm và bộ dữ liệu. Kết quả được trình bày trong phần. 4 và 5. Phần cuối cùng là kết luận 2. Tài liệu thực nghiệm liên quan: Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về phân cấp và quy mô Nhà nước đều cố gắng để kiểm tra giả thuyết Brenan and Buchanan's Leviathan (tham khảo Feld et al.2003 để có cái nhìn toàn diện về giả thuyết trên). Ở đây, chúng ta chỉ bàn về những khảo sát ở mức độ quốc gia. Đầu tiên, Oates (1972, trang 209-213) đánh giá mối tương quan thực tế của Lý thuyết phân cấp trên dữ liệu chéo 57 quốc gia. Oates sử dụng 1 phần doanh thu thuế trong thu nhập quốc gia làm thước đo cho quy mô chính phủ, trong khi đó, thước đo tỷ lệ doanh thu thuế của chính quyền trung ương so với tổng doanh thu thuế thì được dùng làm thước đo sự tập trung hóa . Ông đă tìm ra mối quan hệ tiêu cực giữa chỉ số phản ánh sự tập trung hóa và quy mô chính phủ, nhưng đạt kết quả không đáng kể trong việc kiểm soát thu nhập. Edhaie (1994) phê bình nghiên cứu của Oates, và có ý kiến đối lập rằng thuế và sự lựa chon tiêu dùng phải được xem xét đồng thời và liên quan tới quá trình phân cấp. Edhaie tìm ra rằngvới một mẫu 30 quốc gia năm 1987 và 1977, sự phân cấp 2 Chúng tôi sử dụng dữ liệu của Stegarescu (2004) trong đó sử dụng cách phương pháp tiếp cận các nước OECD (1999) trong tự chủ nguồn thu của chính quyền địa phương. Stegarescu mở rộng số lượng các quốc gia và mở rộng dữ liệu để đạt được một bảng dữ liệu tập hợp đầy đủ. đồng thời của thuế chính quyền trung ương và sức mua có xu hướng làm giảm quy mô khu vực công. Tuy vậy, cũng có vài nghiên cứu đã tìm ra tác động tích cực có ý nghĩa thống kê vềsự phân cấp đối với quy mô chính phủ: Stein (1999) nghiên cứu trên 19 quốc gia Mỹ Latin từ 1990 -1995, và Heil (1991) với dữ liệu chéo của 22 quốc gia OECD và 39 quốc gia IMF. Nhiều nghiên cứu lại cho rằng phân cấp tài khóa có thể kiềm hãm hoặc thúc đẩy sự tăng trưởng của chính phủ, phụ thuộc vào cách thức phân cấp. Phân cấp chi tiêu mà không đi kèm với mức thuế hợp lý tại địa phương sẽ không tạo ra sự cạnh tranh về thuế nhằm hạn chế hạn chế hành vi Leviathan. Và phân cấp quản lý được tài trợ bởi nguồn chung, chẳng hạn như tiền trợ cấp hoặc một phần doanh thu được cấp từ trung ương, có thể gây ra tác dụng ngược lại bằng việc phá vỡ mối liên hệ giữa các loại thuế và lợi ích. Hơn nữa, theo Brennan và mô hình Leviathan Buchanan, hệ thống trợ cấp có thể được hiểu như là một hình thức thông đồng giữa các chính quyền địa phương để phá vỡ những tác động kìm hãm của phân cấp quản lý tài khóa (Feld et al. 2003). Dựa vào số liệu IMF GFS (thống kê tài chính của Chính phủ) của 17 nước công nghiệp và 15 nước đang phát triển Jin và Zou (2002) cho thấy rằng phân cấp quản lý chi tiêu và sự mất cân bằng theo chiều dọc làm tăng quy mô của khu vực công trên tổng thể, trong khi phân cấp doanh thu tạo ra kết quả ngược lại. Họ cũng chỉ ra rằng phân cấp tài khóa có ảnh hưởng khác nhau đối với quy mô chính phủ ở mức độ trung ương, địa phương và tổng thể. Phân cấp doanh thu cho thấy rằng việc gia tăng quy mô chính quyền địa phương ít hơn so với giảm quy mô chính quyền trung ương dẫn đến chính phủ xét trên tổng thể sẽ nhỏ hơn. Ebel và Yilmaz (2002) và Fiva (2006) sử dụng chỉ số mới của phân cấp tài khóa dựa trên phân loại nhóm các nước OCED (1999) , cung cấp thông tin bổ sung thêm về doanh thu thuế và về tỷ lệ mà chính quyền địa phương có quyền kiểm soát đáng kể. Ebel và Yilmaz (2002) tìm ra rằng quyền tự quản về thuế của chính quyền địa phương có tác động tiêu cực và quan trọng tới quy mô khu vực công ở 10 nước chuyển đổi trong giai đoạn1997 - 1999, trong khi sử dụng dữ liệu của 18 quốc gia OECD, Fiva (2006) cho thấy rằng vấn đề tự chủ thuế của địa phương ảnh hưởng đến cả quy mô tổng thể và thành phần chi tiêu chính phủ. Ước lượng một mô hình sửa lỗi (ECM) cho dữ liệu bảng thiết lập từ 59 quốc gia giai đoạn 1978 - 1997, Rodden (2003) thấy rằng phân cấp được đo bằng nguồn thu của địa phương, có tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của chính phủ, trong khi phân cấp tài khóa đo bởi các khoản chi chuyển nhượng liên chính phủ, tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của khu vực công. Cuối cùng, Ashworth et al. (2008) sử dụng một phương pháp tiếp cận hội tụ dữ liệu bảng để tách biêt những ảnh hưởng dài hạn của việc phân cấp vơi các động lực ngắn hạn. Kết quả cho thấy sự gia tăng lượng doanh thu của chính quyền địa phương càng nhiều dẫn đến một sự suy giảm xét trong dài hạn với quy mô tổng thể của chính phủ (nghĩa là tổng chi tiêu công…), trong khi các khoản trợ cấp lại có tác dụng ngược lại. 3 Đặc điểm kỹ thuật và dữ liệu thực nghiệm Trong bài báo này, chúng tôi kiểm tra xem liệu phân cấp tài khóa có ảnh hưởng đến kích thước của chính phủ các nước châu Âu hay không. Các đặc điểm kỹ thuật chung của mô hình thực nghiệm của chúng tôi được mô tả như sau: i ∈ [1, 15] và t ∈ [1, 33], với GOVSIZE là biến phụ thuộc thể hiện quy mô chính phủ, DEC là những chỉ số phân cấp, X là một vector của các biến kiểm soát, ηi là một hiệu ứng cố định quốc gia, ηt là một hiệu ứng cố định khoảng thời gian và ε là sai số. 3.1 Quy trình kinh tế lượng Do chúng tôi muốn kiểm tra sự tồn tại của chi tiêu tương tác giữa các nước châu Âu ở cấp độ tổng hợp và trung ương, chúng tôi cần phải xem xét sự phụ thuộc về không gian trong một dữ liệu tổng hợp chọn lọc. Chúng tôi chọn hai phương pháp định lượng: một phương pháp định lượng dựa trên khoảng cách địa lý3 (WDist) và một phương pháp định lượng tương tự nhau cho tất cả các quốc gia không xét đến khoảng cách địa lý (WNW). Cả hai ma trận định lượng được chuẩn hóa để tổng các nhân tố cuả từng dòng tiến đến 1. Nếu mỗi nước đều phản ứng lại với những lựa chọn chi tiêu của nước khác, thì quyết định chi tiêu của các nước láng giềng là nội suy và tương quan với sai số (ε). Chúng tôi chọn sử dụng phương pháp tiếp cận dựa vào các biến công cụ (IV),4 là phương pháp sử dụng trung bình có trọng số của các biến ngoại suy hoặc biến kiểm soát liên quan, (WX), như là một công cụ (Kelejian và Robinson năm 1993; Kelejian và Prucha 1998). Hơn nữa, vì có một số sự tồn tại của chi phí, nên nó có thể phù hợp trong hệ thống ước lượng - GMM (Veiga và Veiga 2007). Với việc có hoặc không có sự phụ thuộc không gian, chúng tôi sử dụng việc ước lượng hệ thống GMM phát triển bởi Blundell và Bond (1998).5 Giá trị của các công cụ sử dụng để hồi quy được đánh giá sử dụng hai phương pháp kiểm định khác nhau. Kiểm định Sargan (hoặc kiểm định overidentifying restriction test) kiểm tra giả thuyết rằng các công cụ không tương quan với các số dư. Phương pháp kiểm định thứ hai được đề xuất bởi Arellano và Bond (1991). Kiểm định này xem xét các giả thuyết cho rằng các số dư từ phương trình ước lượng sai số bậc một không phải là tương quan bậc hai. Một N nhỏ (như trong trường hợp của chúng tôi) giới hạn số lượng các công cụ có thể được sử dụng để ước lượng, nhưng có thể để lại hậu quả cho các thuộc tính của các ước lượng. Tuy nhiên, Soto (2007), phân tích hiệu suất của các hệ thống GMM khi số lượng các đơn vị chéo là nhỏ đã sử dụng mô phỏng Monte Carlo. Ông ta chỉ ra rằng một số lượng nhỏ các đơn vị chéo dường như không ảnh hưởng quan trọng đến các thuộc tính đã được xác định trong hệ thống ước lượng GMM. Cuối cùng, để tập hợp dữ liệu với một số lượng nhỏ các quan sát trong bảng sữ liệuchéo mà không phụ thuộc vào không gian, ước lượng LSDVC được phát triển bởi Kiviet 3 Chương trình này sử dụng khoảng cách là đường thẳng tương đối, với các trọng số Wij tính bằng 1/dij trong đó dij là khoảng cách Euclide giữa các nước i và j (I # j) 4 Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương pháp IV để ước lượng hệ số không gian của Ladd (1992), Kelejian và Robinson (1993), Ngân hàng Thế giới (2000), Heyndels và Vuchelen (1998), Figlio et al. (1999), Buettner (2001), và Revelli (2001) 5 Blundell và Bond (1998) cho thấy ước lượng GMM mở rộng của hiệu quả hơn của Arellano và Bond (1991) nếu biến phụ thuộc và / hoặc các biến độc lập liên tục (1995) có thể được sử dụng do nó có thể hiệu chỉnh cho bất kỳ xu hướng nào và tương đối hiệu quả. Trong bước thứ hai, nếu chuỗi thời gian thống trị dữ liệu chéo, chúng ta cần phải thực hiện các kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định tính hội tụ và ước tính một mô hình hiệu chỉnh sai số (xem phần. 5). 3.2 Dữ liệu Chúng tôi ước lượng mô hình (1) dựa trên dữ liệu hàng năm cho các nước thành viên EU. Chúng tôi có dữ liệu chéo cho 15 nước thành viên EU trong 33 năm (1972-2004). Bảng 1 là báo cáo thống kê tổng hợp và các nguồn dữ liệu trong bài viết này. 3.2.1 Kích thước Chính phủ Chúng tôi phân tích ba biến phụ thuộc khác nhau. Trong khi Fiva (2006) nghiên cứu quy mô và thành phần của chi tiêu chính phủ ở mức độ tổng hợp (chi chuyển nhượng an sinh xã hội và tiêu dùng của Chính phủ), chúng tôi muốn điều tra quy mô của khu vực công ở các tầng cấp khác nhau của chính phủ. Biến phụ thuộc đầu tiên của chúng tôi đo lường tổng quy mô của chính phủ mà cu thể là tổng chi tiêu của khu vực công (như là một tỷ lệ phần trăm của GDP). Vì chúng tôi cũng muốn phân tích phân cấp ảnh hưởng đến chính quyền địa phương và trung ương như thế nào, nên chúng tôi sử dụng chi tiêu khu vực công của địa phương (như là một tỷ lệ phần trăm của GDP) và chi tiêu khu vực công của trung ương (như là một tỷ lệ phần trăm của GDP). Tất cả các biến được tính theo % trừ GDP Bình quân đầu người và mật độ dân số (người/km2). Số quan sát: 495. TDEC: tỷ lệ thuế tự quản của chính quyền địa phương với tổng doanh thu thuế của chính phủ. VI: chuyển nhượng liên chính phủ như là một phần trong chi tiêu chính quyền địa phương. AMECO: dữ liệu hằng năm về tình hình kinh tế vĩ mô của Ủy ban Châu Âu 3.2.2 Phân cấp tài khóa Rất khó để xác định và đo lường mức độ phân cấp vì bản thân khái niệm rất rộng, và cũng phức tạp về số lượng các chỉ số định lượng (Ngân hàng Thế giới 2004). Thật vậy, phân cấp quản lý bao gồm các lĩnh vực như chính trị, hành chính và ngân sách. Tuy nhiên, các biện pháp thông thường đo lường mức độ phân cấp quản lý tài khóa trong các tài liệu sử dụng doanh thu của chính quyền địa phương (hoặc chi tiêu) để hợp nhất tính toán doanh thu chung của chính phủ (hoặc chi tiêu), như cách tính theo IMF GFS. Tuy nhiên, các chỉ số tài chính chung có xu hướng đánh giá quá cao mức độ phân cấp quản lý tài khóa, đặc biệt là ở các quốc gia liên bang so với các nước đơn nhất, vì nó không cung cấp bất kỳ thông tin nào dựa trên tỷ lệ sở hữu mà chính quyền địa phương có quyền kiểm soát đáng kể. Do đó, họ xuyên tạc mức độ thực tế của phân cấp quản lý tài khóa ở một số nước (như Áo và Đức) và dẫn đến sai lệch trong kết quả nghiên cứu thực nghiệm (Stegarescu 2004). Dựa theo nghiên cứu gần đây về chủ đề này, chúng tôi sử dụng hai chỉ số đại diện cho các khía cạnh khác nhau của phân cấp. Để kiểm tra giả thuyết cho rằng quyền tự chủ tài chính dẫn đến một nhà nước nhỏ hơn, đầu tiên chúng tôi sử dụng thước đo sự phân cấp quản lý doanh thu đó là dựa trên một khung phân tích được cung cấp bởi các nước OECD (1999), trong đó phân loại thuế theo mức độ tự chủ của địa phương. Chúng tôi cũng sử dụng thước đo sự mất cân bằng theo chiều dọc, có nghĩa là, mức độ mà chính quyền địa phương dựa vào thu ngân sách trung ương để hỗ trợ cho chi tiêu của họ. Sự mất cân bằng theo chiều dọc có khả năng làm tăng quy mô của khu vực công khi trách nhiệm chi tiêu của chính quyền địa phương không phù hợp với khả năng tăng doanh thu của họ. Chúng tôi sử dụng hai thước đo sau đây: 1. Một thước đo sự phân cấp quản lý doanh thu (TDec) đại diện cho thuế tự quản của chính quyền địa phương trong trường hợp
Luận văn liên quan