Ngày 07/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới, kết thúc 11 năm đàm phán gia nhập. Từ đây tuy phải đối mặt với không ít thách thức những chúng ta cũng có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. Một trong những thuận lợi lớn nhất là vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Các dòng vốn này đã mang lại một luồng sinh khí mới cho kinh tế nước ta, góp phần không nhỏ trong việc tạo ra diện mạo mới cho đất nước, tiêu biểu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Riêng với ngành công nghiệp – xây dựng, xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn, bị chiến tranh kéo dài tàn phá nên cơ sở hạ tầng cũng như trình độ công nghệ kĩ thuật còn rất yếu kém. Khi đó, vốn FDI đi kèm với sự chuyển giao công nghệ mới chính là một cơ hội rất tốt để ngành này có thể phát triển, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, sớm đạt tới mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy, nguồn vốn này cũng tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, môi trường ở nước ta, đòi hỏi chúng ta trong khi tích cực thu hút vốn đầu tư vẫn phải sáng suốt có những quy định hợp lý để hạn chế và ngăn chặn những tác động xấu đó. Tiểu luận sau xin được trình bày khái quát về những tác động tích cực cũng như tiêu cực của đầu tư nước ngoài đến ngành công nghiệp – xây dựng ở nước ta, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đề ra những biện pháp khắc phục.
16 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3197 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việc sử dụng vốn FDI trong ngành công nghiệp – Xây dựng ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
VIỆC SỬ DỤNG VỐN FDI TRONG
NGÀNH CÔNG NGHIỆP – XÂY DỰNG Ở NƯỚC TA
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 07/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới, kết thúc 11 năm đàm phán gia nhập. Từ đây tuy phải đối mặt với không ít thách thức những chúng ta cũng có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. Một trong những thuận lợi lớn nhất là vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Các dòng vốn này đã mang lại một luồng sinh khí mới cho kinh tế nước ta, góp phần không nhỏ trong việc tạo ra diện mạo mới cho đất nước, tiêu biểu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Riêng với ngành công nghiệp – xây dựng, xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn, bị chiến tranh kéo dài tàn phá nên cơ sở hạ tầng cũng như trình độ công nghệ kĩ thuật còn rất yếu kém. Khi đó, vốn FDI đi kèm với sự chuyển giao công nghệ mới chính là một cơ hội rất tốt để ngành này có thể phát triển, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, sớm đạt tới mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy, nguồn vốn này cũng tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, môi trường… ở nước ta, đòi hỏi chúng ta trong khi tích cực thu hút vốn đầu tư vẫn phải sáng suốt có những quy định hợp lý để hạn chế và ngăn chặn những tác động xấu đó. Tiểu luận sau xin được trình bày khái quát về những tác động tích cực cũng như tiêu cực của đầu tư nước ngoài đến ngành công nghiệp – xây dựng ở nước ta, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đề ra những biện pháp khắc phục.
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI)
Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Đặc điểm và hình thức của FDI
2.1.Đặc điểm
Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án đạt mức tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước quy định.
Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý dự án mà họ bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án.
Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên theo tỉ lệ góp vốn và vồn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần (nếu có).
FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động, hoặc mua cổ phiếu để thôn tính, hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau.
Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận.
Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.
Mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không có gánh nặng về nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư.
2.2. Hình thức
Theo xu hướng thế giới hiện nay, hoạt động FDI diễn ra chủ yếu dưới các hình thức:
- Hình thức doanh nghiệp Liên doanh
- Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Đầu tư theo hợp đồng BOT.
- Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company).
- Hình thức công ty cổ phần.
- Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài.
- Hình thức công ty hợp danh.
- Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A).
Các nhân tố ảnh hưởng đến FDI
3.1.Các nhân tố liên quan đến chủ đầu tư
Lợi thế độc quyền riêng (lợi thế gắn với quyền sở hữu) : Các lợi thế này được chia thành 3 nhóm cơ bản : kiến thức/công nghệ, giảm chi phí nhờ hoạt động với qui mô lớn (lợi thế quản lý chung), lợi thế độc quyền tập trung vào công ty đa quốc gia.
Lợi thế về nội bộ hóa
3.2.Các nhân tố liên quan đến nước chủ đầu tư
Các biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bao gồm: Tham gia ký kết các hiệp định song phương và đa phương về đầu tư hoặc có liên quan đến đầu tư, Chính phủ đứng ra bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư ở nước ngoài, ưu đãi thuế và tài chính, khuyến khích chuyển giao công nghệ, trợ giúp tiếp cận thị trường, cung cấp thông tin và trợ giúp kĩ thuật.
Các biện pháp hạn chế đầu tư: hạn chế chuyển vốn ra nước ngoài, hạn chế bằng thuế, hạn chế tiếp cận thị trường, cấm đầu tư vào một số nước.
3.3.Các nhân tố liên quan đến nước nhận đầu tư
Khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư, bao gồm các quy định liên quan trực tiếp đến FDI và các quy định có ảnh hưởng gián tiếp đến FDI
Các yêu tố môi trường kinh tế: các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường, các chủ đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu và tài sản, các chủ đầu tư tìm kiếm hiệu quả.
Yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh
3.4. Các nhân tố của môi trường quốc tế
Đó là các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu có ổn định hay không, có thuận lợi hay không thuận lợi cho nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư cũng như cho chính phủ đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG VỐN FDI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP – XÂY DỰNG
Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI
1.1.Số vốn FDI đăng kí và thực hiện
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Giai đoạn 2007-2008: Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO các chính sách ngoại thương cởi mở hơn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhờ đó thu hút được một lượng lớn FDI vào trong nước, đưa Việt Nam lọt vào top 10 nền kinh tế hấp dẩn vốn đầu tư FDI nhất. Năm 2007 đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam là 21,348 tỷ USD; đến năm 2008 vốn FDI đạt kỷ lục trên 64 tỷ USD với 1171 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Mức vốn FDI thực hiện cũng có tăng trưởng từ năm 2007 là 8 tỷ USD lên 11,5 tỷ USD (cao nhất trong hơn 20 năm qua) trong năm 2008.
Giai đoạn 2009-2010: Lượng vốn FDI vào Việt Nam trên thực tế vẫn tăng khoảng 9,6%; vốn FDI đăng ký năm 2009, ước đạt 23,107 tỷ USD bằng 1/3 so với năm 2008. Năm 2010 vốn đăng ký là 19,886 tỷ USD. Số vốn FDI thực hiện năm 2009 tuy chỉ đạt 10 tỷ USD, giảm khoảng trên 10% so với năm 2008 nhưng đây vẫn là kết quả đáng khích lệ trong điều kiện vốn FDI quốc tế giảm nhiều và FDI của nhiều nước trong khu vực giảm 20-30%. Đến năm 2010, vốn thực hiện tăng lên lại 10% là 11 tỷ USD.
11 tháng đầu năm 2011: đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 12,697 tỷ USD, bằng 84% so với cùng kỳ 2010 với mức vốn thực hiện vào khoảng 10,05 tỷ USD. Cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới trong 11 tháng của 2011, trong đó Hải Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 2,498 tỷ USD, chiếm 25,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến Tp.HCM với 1,919 tỷ USD, chiếm 19,35%.
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
1.2.Cơ cấu FDI trong nền kinh tế theo khu vực kinh tế
Cơ cấu FDI theo khu vực kinh tế diễn biến phức tạp qua các năm nhưng nhìn chung, từ năm 2007 đến nay, tỷ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp tăng từ 0,28% lên 0,77%, tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng cũng tăng từ 56,9% lên 78,7% trong khi tỷ trọng khu vực dịch vụ giảm từ 42,82% xuống còn 20,53%.
Ngoài ra, dựa vào số liệu trên, ta nhận thấy có sự phân hóa nguồn vốn FDI ở các khu vực kinh tế. Nguồn vốn FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ; trong khi ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ lệ vốn đầu tư FDI rất thấp.
Bảng 1: Cơ cấu FDI theo khu vực kinh tế từ năm 2007 đến nay
Năm
Nông – Lâm – Nghiệp (%)
Công nghiệp – Xây dựng (%)
Dịch vụ (%)
2007
0,28
56,9
42,82
2008
0,35
56,61
43,04
2009
0,58
22,4
77,02
2010
0,18
54,08
45,74
2011
0,77
78,7
20,53
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI trong ngành công nghiêp – xây dựng
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Từ khi gia nhập WTO đến nay, lượng FDI đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp – xây dựng luôn chiếm tỷ trong lớn trong cơ cấu kinh tế (thường trên 50%, chỉ trừ năm 2009 FDI đầu tư vào ngành này chỉ chiếm 22,4%). Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng vốn FDI lớn nhất trong các ngành công nghiệp nhưng đã giảm dần qua các năm trong khi ngành tỷ trọng vốn đầu tư ngành công nghiệp Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng nhanh qua các năm từ 0,07% vào năm 2007 lên 25,29% vào năm 2011 (tính đến tháng 11)
Bảng 3: Thay đổi trong cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng về tỷ trọng vốn FDI qua các năm
Năm
Công nghiệp chế biến, chế tạo (%)
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí (%)
Xây dựng (%)
Khai khoáng (%)
2007
89.58
0.08
8.18
2.16
2008
79.75
0.01
1.36
18.88
2009
76.18
3.55
12.6
7.67
2010
55.6
27.46
16.89
0.05
2011
62.45
25.29
11.95
0.31
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tác động của vốn FDI đến ngành công nghiệp
3.1. Tích cực
Đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước. Khu vực này trong công nghiệp đã và đang phát triển khá nhanh và ổn định, luôn có xu hướng tăng nhanh hơn các khu vực khác. Điều này được thể hiện thông qua tỷ trọng của đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần từ 16,9% (1991) lên 23,65% (1995), lên tới 41,3% năm 2000 và 43,8% năm 2007, duy trì ở mức 42% vào năm 2010 và đạt tỷ trọng lớn nhất trên 46% vào tháng 4 năm nay. Chất lượng của các dự án FDI vào lĩnh vực công nghiệp đang có sự cải thiện rõ rệt. Có thêm nhiều dự án quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại…
Việc đầu tư nước ngoài trong công nghiệp phát triển nhanh cũng đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp cũng được nâng cao thông qua việc áp dụng các công nghệ, máy móc và thiết bị sản xuất hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến từ các dự án FDI, tạo điều kiện ra đời và thay đổi diện mạo của nhiều ngành công nghiệp như khai thác dầu khí, sản xuất, lắp ráp ôtô, điện tử và công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật điện và điện gia dụng, chế biến thực phẩm và đồ uống, các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép... thu hút hàng hàng trăm ngàn lao động...
Ngoài ra, đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp đã gián tiếp đào tạo cho Việt Nam một đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, được tiếp xúc với công nghệ mới, cũng như các kỹ năng quản lý tiên tiến, kỷ luật công nghiệp chặt chẽ.
Đặc biệt FDI đã tạo nên ngành nghề, sản phẩm mới: khai thác dầu khí, sản xuất xe máy, điện tử - viễn thông… góp phần thỏa mãn nhu cầu trong nước cũng như làm tăng năng lực ngành công nghiệp Việt Nam.
Một số dự án có quy mô, nguồn vốn lớn trong ngành công nghiệp và xây dựng đăng ký trong năm 2010 là: Cty TNHH điện lực AES - TKV Mông Dương (BQT nhiệt điện Mông Dương 2), với vốn đầu tư đăng ký trên 2 tỉ USD; Formosa Plastics Group, một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất Đài Loan dành 8 tỷ USD xây dựng một nhà máy thép cácbon tại VN…; trong năm 2011 là: Dự án Nhiệt điện BOT Hải Dương, với quy mô vốn 2,258 tỷ USD, diện tích đất sử dụng 400 ha với công suất dự tính lên đến 1200 MW; Dự án sản xuất động cơ cho thiết bị vận chuyển vật liệu, trục xe cho xe có động cơ, máy nâng có động cơ, máy nâng xếp, xe kéo loại nhỏ của Công ty TNHH thiết bị công nghiệp TOYOTA Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký 25 triệu USD…
3.2. Tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực đó vẫn còn tồn tại những tiêu cực trong hoạt động của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt trong ngành công nghiệp.
Đầu tư FDI vốn là nhằm chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các nước phát triển sau nhằm tạo điều kiện cho các nước này nhanh chóng thu hẹp chênh lệch với các nước đi trước. Tuy nhiên, nếu việc chuyển giao công nghệ không được thực hiện đầy đủ, hoặc chỉ chuyển giao những công nghệ lạc hậu, khiến những lợi thế tương đối của nước bắt đầu muộn sẽ bị tước bỏ trong khi nước tiếp nhận còn phải chịu thêm gánh nặng nuôi dưỡng và dỡ bỏ những công nghệ lạc hậu này. Giai đoạn 2004-2009, hệ số TFP (hệ số năng suất các nhân tố tổng hợp) của các khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp có FDI lần lượt là: 8,6; 3,1 và -17,6. “Như thế nghĩa là ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, sự tăng trưởng chủ yếu nhờ các yếu tố khác, ví dụ lao động rẻ mạt, chứ không phải do công nghệ. Trên thực tế, khảo sát ở nhiều doanh nghiệp FDI cho thấy máy móc, công nghệ được đối tác nhập vào Việt Nam đều cũ kỹ hoặc đã khấu hao hết” (Bùi Trinh, Cảnh cáo hiệu quả cảu FDI, Báo điện tử Pháp luật Tp HCM, 04/3/2010
). Ngoài ra, tình trạng phụ thuộc một chiều vào đối tác nước ngoài về kinh tế – kỹ thuật của nước tiếp nhận dòng đầu tư cũng làm hiệu quả tiếp nhận vốn đầu tư sẽ không tương xứng với chi phí của nước chủ nhà bỏ ra, cả về chi phí tài chính, nhân lực và môi trường.
Cơ cấu vốn FDI vào ngành công nghiệp cũng có một số bất hợp lý, dẫn đến hiệu quả kinh tế của khu vực đầu tư nước ngoài chưa cao: FDI tập trung chủ yếu vào các khu công nghiệpở những địa phương có điều kiện thuận lợi (TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Bà rịa-vũng tàu…).
Ngoài ra, doanh nghiệpcó vốn FDI có thể kìm hãm các doanh nghiệp trong nước bởi vì các doanh nghiệp này thường có công nghệ khoa học tiên tiến hơn, tính hiệu quả cao hơn, dẫn đến giá thành có thể rẻ hơn và chất lượng lại được nâng cao. Nếu các doanh nghiệp Nhà nước không có sự điểu chỉnh đúng đắn và hợp lý thì sẽ bị “biến mất” trên thị trường.
Theo một báo cáo năm 2010 của Công ty Chứng khoán Artex, trong giai đoạn 10 năm từ 1999 đến 2009, đặc biệt trong ba năm từ 2007 - 2009, đã đánh giá: “Khu vực FDI kém hiệu quả nhất, hầu như các doanh nghiệp FDI đều lỗ”. Trong 10 năm, hệ số ICOR (đo lường hiệu quả đầu tư, tính trên lượng vốn cần tăng thêm để đạt mức gia tăng một đơn vị sản lượng) của khu vực nhà nước, tư nhân và FDI lần lượt là: 7,76; 3,54; và 7,91. Vậy Khối FDI có chỉ số ICOR cao nhất và điều đó chứng tỏ hiệu quả là thấp nhất trong khi khối doanh nghiệp này vốn được kỳ vọng sẽ thu hút lao động và chuyển giao công nghệ mới cho nền kinh tế.
Gần đây, còn có một bộ phận những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng những hình thức rất tinh vi được gọi là “chuyển giá ” để trốn thuế. Chuyện này thường xảy ra trong các công ty con đặt tại Việt Nam và công ty mẹ đặt tại nước ngoài. Các cuộc điều tra cũng đã cho thấy, khi nhập hàng vào gia công, các công ty con thường khai khống giá thành nguyên liệu nhập của công ty mẹ lên rất cao và khai thấp đi giá bán hàng khi xuất; kê khai giá nhập thiết bị cao chót vót để rồi hạch toán khấu hao lớn, làm tăng chi phí giá thành sản phẩm, dẫn đến việc trong sổ sách chứng từ kế toán họ triền miên khai thua lỗ. Tổng cục Thuế vừa hoàn tất báo cáo thanh tra doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có dấu hiệu chuyển giá trong 9 tháng đầu năm 2011. Theo báo cáo, thanh tra 600 doanh nghiệp thì 494 doanh nghiệp lỗ và có dấu hiệu chuyển giá, chiếm 90%.
PHẦN 3: ĐIỂM QUA MỘT VÀI NGUYÊN NHÂN CHÍNH
Tình trạng thu hút vốn FDI suy giảm cũng như việc sử dụng không hiệu quả nguồn vốn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan
Chi phí nguyên nhiên liệu tăng
Chi phí sản xuất gia tăng do giá cả một số mặt hàng ,nhất là giá nguyên nhiên liệu (giá điện,than,dầu khí tăng đáng kể sẽ ảnh hưởng đến giá thành và tính cạnh tranh trong một số sản phẩm).
Thời gian gần đây, giá điện và xăng tăng liên tục. Giá điện năm 2011 tăng từ 1.058 đồng mỗi kWh lên 1.220 đồng mỗi kWh bắt đầu từ 1/3/2011 và mới đây nhất , Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lại thông báo điều chỉnh giá điện bình quân tăng 5% so với giá bán hiện hành.Theo đó, giá bán điện bình quân sẽ tăng 62 đồng/ từ 1.242 đồng/kWh lên 1.304 đ/kWh bắt đầu từ 20/12/2011. Bên cạnh đó, giá xăng cũng tăng nhanh không kém với mức tăng 2.900 đồng/lít, lên 19.300 đồng/lít vào ngày 24/2/2011 và ngay sau đó vào ngày 29/3/2011 lại tiếp tục tăng 2.000 đồng một lít, loại A92 từ 19.300 lên 21.300 đồng/lít. Mặc dù có giảm nhẹ vào cuối tháng 8 nhưng nhìn chung giá xăng vẫn khá cao. Sự tăng giá nguyên nhiên liệu đầu vào ảnh hưởng hưởng lớn đến sức cạnh tranh của sản phẩm nhất là trên thị trường thế giới.
Thủ tục phức tạp, hoạt động quản lý chưa hiệu quả
Việt Nam chưa khắc phục được những hạn chế cố hữu về thể chế, luật lệ, tính dự báo của luật lệ. Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán dẫn tới lúng túng trong việc triển khai thực hiện. Nhiều thủ tục hành chính kéo dài ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh.
Bà Lê Thị Bé Tuyết, Trưởng phòng xuất nhập khẩu của Công ty Yazaki EDS Việt Nam (Nhật Bản), than rằng công ty bà đang gặp nhiều khó khăn trong việc phải khai báo chi tiết khi nhập khẩu máy móc thiết bị cho việc sản xuất các linh kiện ô tô. Trong khi ông Jung Eui Kwan, giám đốc kế hoạch của công ty TNHH Shingsung Việt Nam góp ý "Cơ quan quản lý thay đổi chính sách thì nên theo hướng tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp chứ không nên tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp” (Doanh nghiệp FDI tiếp tục than về thủ tục, Thời báo kinh tế Sài Gòn, 8/4/2009
)
Sự phối hợp trong quản lí hoạt động FDI giữa các bộ ngành địa phương chưa chặt chẽ, nặng về số lượng, chưa coi trọng chất lượng, còn tồn tại bệnh thành tích trong cơ quan quản lí các cấp. Công tác quản lý, thanh tra, giám sát trong đầu tư và xây dựng ở các ngành, các cấp rất yếu kém.
Bên cạnh đó, việc thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài ở các địa phương nhiều khi thậm chí không cân nhắc thật cẩn trọng ba yếu tố mấu chốt: quỹ đất; vấn đề đào tạo và sử dụng lao động tại chỗ; chất lượng sản phẩm đầu ra. Hai yếu tố sau có liên quan trực tiếp tới công nghệ. Từ đó gây ra hệ quả là các công ty ở Việt Nam giống như các “phân xưởng” của công ty mẹ ở nước ngoài: lương lao động rất rẻ, bệnh nghề nghiệp nhiều, các máy móc, trang thiết bị thì cũ kỹ, lạc hậu. Do vậy cũng dễ hiểu tại sao hiệu quả của nhiều dự án đầu tư rất thấp.
Ngoài ra, công tác thông tin, tổng hợp còn những bất cập khiến cho thông tin thiếu thông suốt, không đầy đủ và chưa kịp thời, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành.
Khả năng hấp thụ vốn kém
Thứ nhất, công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn yếu và thiếu, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý đầu tư về các địa phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung. Qui hoạch ngành còn nặng về xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế. Thời điểm khó khăn, ta tranh thủ vốn FDI nhưng khi điều kiện thuận lợi lại có xu hướng không khuyến khích FDI mà để trong nước tự làm, làm nản lòng nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, nền kinh tế nước ta có điểm xuất phát thấp, qui mô nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém, trình độ công nghệ và năng xuất lao động thấp, chi phí sản xuất cao. sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào (hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa) là nhân tố quan trọng gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư.
Hệ thống cấp điện nước hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội, giao thông đô thị ách tắc thường xuyên cũng như cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém gây trở ngại cho đầu tư FDI vào nước ta. Theo Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại VN Jeff thì "VN đã thành công trong việc phát triển năng lực sản xuất. Nhưng nếu không chú ý đến vấn đề giao thông vận tải và các cơ sở hạ tầng khác sẽ không thể giải quyết được sự tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai" (Cơ sở hạ tầng yếu kém cản bước nhà đầu tư, Tin nhanh Việt Nam, 5/12/2005
)
Ngoài ra, tình trạng thiếu vốn, nhà xưởng, thiết bị công nghệ cao, trong khi số sản phẩm tiêu thụ còn hạn chế khiến các doanh nghiệp vẫn lắp ráp bằng linh kiện nước ngoài
Thứ ba, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng rõ rệt, không chỉ xảy ra ở các khu kinh tế mới hình thành như Chân Mây, Dung Quất, Nhơn Hội… mà c