Việt Nam gia nhập Asean từ năm 1995 đến nay: Thành tựu, vấn đề đặt ra và triển vọng

Những khó khăn, hạn chếtrong việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quảhợp tác trên nhiều mặt với ASEAN, nhất là việc tháo gỡnhững vấn đề nhạy cảm còn tồn đọng, đang và sẽtác động không thuận chiều đối với môi trường an ninh chính trị, phát triển kinh tế- xã hội trong nước và tiến trình hội nhập quốc tếcủa Việt Nam, cũng nhưtriển vọng quan hệViệt Nam - ASEAN. Yêu cầu phát triển đất nước trong hội nhập quốc tế đến năm 2020 đang đòi hỏi Việt Nam cần có một chiến lược đối ngoại hoàn chỉnh, trong đó xác định rõ những định hướng phát triển quan hệvới ASEAN. Từ đó sẽcụthểhóa thành những chính sách, giải pháp cụthểnhằm khắc phục những vấn đềcòn tồn đọng, tăng cường hợp tác Việt Nam - ASEAN trong tình hình mới. Đểxây dựng một chiến lược đối ngoại nhưvậy, thì việc nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện và thấu đáo thực tiễn 15 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2010) và triển vọng quan hệViệt Nam - ASEAN có vịtrí, tầm quan trọng nổi bật trong khoa học nghiên cứu các vấn đềquốc tếvà chính sách đối ngoại ởnước ta hiện nay. Từnhững cách tiếp cận nêu cho thấy, việc nghiên cứu đềtài VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN TỪNĂM 1995 ĐẾN NAY: THÀNH TỰU, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ TRIỂN VỌNG không chỉcó ý nghĩa cấp thiết vềmặt lý luận và khoa học, mà còn mang tính chính trịthực tiễn sâu sắc đối với nước ta. Kết quảnghiên cứu đềtài sẽlà một đóng góp vào việc cung cấp luận cứkhoa học cho xây dựng một chiến lược phát triển quan hệcủa Việt Nam với ASEAN thời kỳhội nhập và phát triển. Đặc biệt, đềtài càng trởnên cấp thiết hơn trong bối cảnh Đảng ta đang tiến hành nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn phục vụviệc bổsung, phát triển Cương lĩnh (1991) và xây dựng các văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứXI, trong đó có nội dung vềquốc tếvà chính sách đối ngoại.

pdf209 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8743 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Việt Nam gia nhập Asean từ năm 1995 đến nay: Thành tựu, vấn đề đặt ra và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Häc viÖn chÝnh TrÞ-hµnh chÝnh Quèc Gia Hå ChÝ Minh B¸o c¸o Tæng hîp kÕt qu¶ nghiªn cøu ®Ò tµi khoa häc cÊp bé n¨m 2010 M∙sè: B.10-17 viÖt Nam gia nhËp asean tõ n¨m 1995 ®Õn nay: thµnh tùu, vÊn ®Ò ®Æt ra vµ triÓn väng Cơ quan chủ trì: VIỆN QUAN HỆ QUỐC TẾ Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS NGUYỄN THỊ QUẾ Thư ký đề tài: ThS NGUYỄN THỊ MINH THẢO 8257 Hµ néi - 11/2010 DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN 1. Đặng Thị Lan Anh 2. CN. Hà Ngọc Biên 3. ThS. Nguyễn Văn Dương 4. TS. Hoàng Văn Đồng 5. PGS, TS. Nguyễn Hoàng Giáp 6. ThS. Phan Thị Thu Hằng 7. ThS. Trịnh Thị Hoa 8. PGS,TS. Thái Văn Long 9. ThS. Uông Minh Long 10. Nguyễn Lương Ngọc 11. ThS. Ngô Chí Nguyện 12. ThS. Phan Duy Quang 13. PGS, TS. Nguyễn Thị Quế Chủ nhiệm đề tài 14. PGS,TS. Phan Văn Rân 15. TS. Phạm Minh Sơn 16. TS. Đinh Thanh Tú 17. ThS. Nguyễn Thị Minh Thảo Thư ký khoa học 18. ThS. Tống Đức Thảo 19. CN Nguyễn Đại Thắng 20. CN Nguyễn Thị Thủy NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT AANZFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Ốt-xtơ-rây-lia – Niu Di-lân ACCI Sáng kiến ASEAN về Biến đổi khí hậu ACFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc ACIA Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN ADB Ngân hàng phát triển châu Á ADMM+ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN AFSA Hiệp định khung về Khu vực tự do hóa mậu dịch ASEAN AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AIA Hiệp định về Khu vực đầu tư ASEAN AICO Hiệp định hợp tác công nghiệp ASEAN AIPO Liên minh Nghị viện ASEAN AMBDC Hợp tác ASEAN về phát triển lưu vực sông Mê Công AMM Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu ¸-Thái Bình Dương APSC Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN ARF Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN ASC Cộng đồng an ninh ASEAN ASCC Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam ¸ ASEM Hội nghị ¸-Âu ASOEN Tổ chức các quan chức cao cấp ASEAN về môi trường ATIGA Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN AU Liên minh châu Phi BSA Thoả thuận hoán đổi song phương CAFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc CA-TBD Châu Á - Thái Bình Dương CEPT Hiệp định ưu đãi có hiệu lực chung CLMV Các nước ASEAN-4 (Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam) CNĐQ Chủ nghĩa đế quốc CNXH Chủ nghĩa xã hội CNTB Chủ nghĩa tư bản COC Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông DOC Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông EAEC Cộng đồng Kinh tế Á - Âu EAS Hội nghị cấp cao Đông Á EEC Cộng đồng kinh tế châu Âu EHP Chương trình Thu hoạch sớm trong khuôn khổ ACFTA EMU Liên minh kinh tế và tiền tệ EU Liên minh châu Âu EWEC Hành lang kinh tế Đông - Tây GDP Tổng thu nhập quốc nội GMS Chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng Mêkông mở rộng GNP Tổng thu nhập quốc dân IAI Sáng kiến thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN IDCF Diễn đàn hợp tác và phát triển IAI IMF Quỹ tiền tệ quốc tế JIM Cuộc găp không chính thức Jakarta KHCN Khoa học công nghệ MRC Ủy hội sông Mê Công NSEC Hành lang kinh tế Bắc - Nam OAU Tổ chức thống nhất châu Phi ODA Viện trợ phát triển chính thức PTCSQT Phong trào cộng sản quốc tế SAARC Hiệp hội hợp tác khu vực Nam ¸ SEANWFZ Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân SEC Hành lang kinh tế phía Nam SNG Cộng đồng các quốc gia độc lập TAC Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam ¸ WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa ZOPFAN Khu vực ASEAN hòa bình, tự do và trung lập MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Phần thứ nhất: VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - ASEAN TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY 13 1. Một số lý thuyết về liên kết khu vực 13 2. Việt Nam gia nhập ASEAN - sự mở đầu tiến trình liên kết của Việt Nam với khu vực 28 3. Những nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ Việt Nam- ASEAN sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN 38 Phần thứ hai: NHỮNG THÀNH TỰU, KHÓ KHĂN HẠN CHẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - ASEAN TỪ 1995 ĐẾN NAY 61 1. Quá trình Việt Nam tham gia hợp tác, liên kết ASEAN 61 2. Những thành tựu và đóng góp chủ yếu của Việt nam trong hợp tác, liên kết ASEAN 76 3. Những khó khăn, hạn chế và vấn đề đặt ra trong hợp tác, liên kết Việt Nam - ASEAN 99 4. Vai trò của hợp tác, liên kết Việt Nam - ASEAN đối với sự phát triển của Việt Nam 111 Phần thứ ba: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT NAM - ASEAN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC LIÊN KẾT ASEAN ĐẾN NĂM 2020 134 1. Triển vọng quan hệ Việt Nam - ASEAN đến năm 2020 134 2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sự tham gia của Việt Nam trong hợp tác, liên kết ASEAN đến năm 2020 162 KẾT LUẬN 176 TÀI LIỆU THAM KHẢO 180 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập ngày 8/8/1967. Từ 5 nước thành viên sáng lập ban đầu, sau 4 lần mở rộng (1984, 1995, 1997, 1999), ngày nay ASEAN đã quy tụ sự tham gia của 10 quốc gia Đông Nam Á. Trên chặng đường hơn 40 năm xây dựng và phát triển, ASEAN từ Hiệp hội của những nước nghèo, chậm phát triển đã vươn lên trở thành khu vực phát triển kinh tế năng động, với dân số hơn 500 triệu người, diện tích 4,5 triệu km2, quy mô GDP đạt gần 900 tỷ USD và tổng giá trị thương mại khoảng 800 tỷ USD. Thành tựu ấn tượng này đã đưa ASEAN trở thành một đối tác giàu tiềm năng của nhiều nước và tổ chức quốc tế, một trong những tổ chức hợp tác khu vực thành công nhất, một thực thể chính trị - kinh tế có vai trò ngày càng nổi bật ở châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Do những lợi thế về vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế- xã hội nên ASEAN có vị thế quan trọng trong quan hệ quốc tế, gắn liền với lợi ích chiến lược và cuộc cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, khu vực này đã từng là một tiêu điểm nóng bỏng của cuộc đối đầu Đông - Tây với sự chi phối, tương tác rất phức tạp của hình thái tam giác chiến lược Xô - Mỹ - Trung. Quan hệ giữa các nước khu vực, cũng vì thế, bị phân tuyến sâu sắc, thường xuyên căng thẳng giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN. Bởi vậy, chiến tranh lạnh kết thúc mở ra cơ hội lớn cho các nước ASEAN thực hiện ý tưởng ngay từ khi mới thành lập về thúc đẩy hợp tác, liên kết trên quy mô toàn Đông Nam Á. Sự mở rộng ASEAN-6 thành ASEAN-10 là bước phát triển có ý nghĩa nhất đối với ASEAN trong thập niên 90 của thế kỷ XX. Đây là hệ quả tất yếu của sự điều chỉnh và thích ứng của ASEAN trước bối cảnh quốc tế và khu vực thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Bước sang thế kỷ XXI, tình hình khu vực và thế giới tiếp tục có những thay đổi to lớn và nhanh chóng. Để kịp thích ứng với tình hình mới, ASEAN một lần nữa lại tự điều chỉnh và đổi mới. Hướng đi cho tương lai của Hiệp hội đã được các nước thành viên nhất trí xác định rõ ràng, đó là phải đẩy mạnh liên kết nội khối sâu và toàn diện hơn, hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột (chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội) vào năm 2015, dựa trên cơ sở pháp lý chung là Hiến chương ASEAN. Sự kiện này mở ra bước ngoặt 2 mới đối với sự phát triển của ASEAN trong thế kỷ XXI, đưa ASEAN từ một hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ. Gần hai thập niên qua kể từ năm 1991, sự phát triển năng động của ASEAN cùng với những thành tựu đạt được trong hợp tác, liên kết nội khối và những nỗ lực mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, nhất là với các nước lớn, làm cho ASEAN ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Vị thế của ASEAN càng trở nên quan trọng hơn không chỉ xét từ góc độ địa - chính trị và quân sự - chiến lược như trước đây, mà cả ý nghĩa địa - kinh tế và văn hoá... Cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và các nước ASEAN là những nước láng giềng, có quan hệ hữu nghị truyền thống gắn bó lâu đời. Vào thời điểm tiến hành đổi mới, Việt Nam đứng trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng: kinh tế - xã hội khủng hoảng gay gắt, an ninh quốc gia bị đe dọa bởi tình trạng vừa có hòa bình vừa có chiến tranh, các thế lực đế quốc và thù địch xiết chặt bao vây cấm vận, quan hệ đối ngoại bị thu hẹp trước hết là do những trở ngại từ “vấn đề Cam-pu-chia”. Đối với Việt Nam, đòi hỏi bức bách đặt ra là phải tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá được thế bị bao vây cô cô lập về đối ngoại, tiếp tục phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam nhận thức một cách sâu sắc rằng, để có môi trường quốc tế hoà bình và ổn định đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, thì trước tiên phải xây dựng được mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng khu vực. Do vậy, Việt Nam ngày càng chủ động đổi mới tư duy đối ngoại, vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về “thêm bạn, bớt thù”, từng bước hình thành và triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, dành ưu tiên xứng đáng cho việc cải thiện, củng cố, phát triển quan hệ với các nước láng giềng khu vực, trong đó có các nước ASEAN. Sự cải thiện quan hệ với các nước ASEAN, tiến tới gia nhập ASEAN (7/1995) là một quá trình Việt Nam xử lý hàng loạt vấn đề đối ngoại phức tạp. Từ sau Đại hội VI của Đảng (1986), Việt Nam chú trọng thúc đẩy đối thoại với ASEAN, coi việc nhanh chóng đạt được giải pháp chính trị toàn bộ cho vấn đề Cam-pu-chia là khâu đột phá trong quan hệ với ASEAN. Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia được ký kết ngày 23/10/1991 mở ra bước phát triển mới của quan hệ Việt Nam- ASEAN. Sự kiện này còn tác động tích cực đến tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Trung, Việt - Mỹ, từng bước đưa Việt Nam thoát ra khỏi vòng bị bao vây, cô lập kéo dài của các thế lực quốc tế thù địch. 3 Từ khi gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam năng động phát triển quan hệ với các nước trong Hiệp hội trên cả bình diện song phương lẫn đa phương. Thành tựu đạt được trong quá trình tham gia ASEAN không chỉ giúp Việt Nam tạo lập, củng cố môi trường hòa bình bình xung quanh đất nước, đáp ứng yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam bảo đảm những lợi ích chiến lược thiết yếu. Việt Nam tranh thủ được các nguồn lực trong khu vực, khai thác lợi thế của ASEAN, phát huy nội lực, phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với ASEAN đồng thời cũng góp phần cải thiện rõ rệt thế trong quan hệ của Việt Nam với các nước lớn. Nói cách khác, nếu không là thành viên ASEAN, quan hệ của Việt Nam với các nước lớn khó có thể phát triển như thực tế đã diễn ra. Gia nhập ASEAN cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên trường quốc tế. Trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam ngày càng tham gia một cách chủ động, tích cực và đầy đủ vào mọi hoạt động của Hiệp hội. Qua đó, Việt Nam có nhiều đóng góp đối với sự phát triển các lĩnh vực hợp tác chính của ASEAN, góp phần tạo dựng nền tảng vững chắc để ASEAN đi đến quyết định lịch sử là tăng cường liên kết, tiến tới xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Vào thời điểm 15 năm của quá trình hội nhập ASEAN, với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của Hiệp hội, Việt Nam tiếp tục khẳng định ASEAN là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và hợp tác phát triển ở khu vực. Một ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn kết và thống nhất, có vai trò và vị thế quốc tế quan trọng, là hoàn toàn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của Việt Nam. Xét cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, ASEAN là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và láng giềng hữu nghị của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, quá trình hơn một thập niên Việt Nam gia nhập ASEAN cũng đặt ra những vấn đề bức xúc, với những khó khăn, hạn chế rất cần thiết phải khắc phục, tháo gỡ. Quan hệ Việt Nam- ASEAN vẫn còn những biểu hiện hạn chế về chất lượng, hiệu quả và chiều sâu, còn thiếu các nhân tố cho sự phát triển vững chắc, ổn định, lâu dài. Các mối quan hệ kinh tế, an ninh, chính trị nhiều khi chưa gắn kết mật thiết với nhau, trong một số trường hợp cụ thể hợp tác kinh tế - thương mại chưa theo kịp những tiến bộ đạt được 4 về chính trị, ngoại giao, chưa tạo được nhiều bước đột phá mới về chất, chưa xây dựng được và khai thác tốt quan hệ lợi ích đan xen tùy thuộc lẫn nhau. Hợp tác Việt Nam - ASEAN vẫn còn bị động đối phó với những vấn đề nhạy cảm và mới nảy sinh, nhất là các vấn đề liên quan đến tranh chấp biên giới lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên, khủng hoảng và suy thoái kinh tế, sự phối hợp hành động trước các vấn đề khu vực và quốc tế, v.v... Những khó khăn, hạn chế trong việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác trên nhiều mặt với ASEAN, nhất là việc tháo gỡ những vấn đề nhạy cảm còn tồn đọng, đang và sẽ tác động không thuận chiều đối với môi trường an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trong nước và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, cũng như triển vọng quan hệ Việt Nam - ASEAN. Yêu cầu phát triển đất nước trong hội nhập quốc tế đến năm 2020 đang đòi hỏi Việt Nam cần có một chiến lược đối ngoại hoàn chỉnh, trong đó xác định rõ những định hướng phát triển quan hệ với ASEAN. Từ đó sẽ cụ thể hóa thành những chính sách, giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn đọng, tăng cường hợp tác Việt Nam - ASEAN trong tình hình mới. Để xây dựng một chiến lược đối ngoại như vậy, thì việc nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện và thấu đáo thực tiễn 15 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2010) và triển vọng quan hệ Việt Nam - ASEAN có vị trí, tầm quan trọng nổi bật trong khoa học nghiên cứu các vấn đề quốc tế và chính sách đối ngoại ở nước ta hiện nay. Từ những cách tiếp cận nêu cho thấy, việc nghiên cứu đề tài VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY: THÀNH TỰU, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ TRIỂN VỌNG không chỉ có ý nghĩa cấp thiết về mặt lý luận và khoa học, mà còn mang tính chính trị thực tiễn sâu sắc đối với nước ta. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là một đóng góp vào việc cung cấp luận cứ khoa học cho xây dựng một chiến lược phát triển quan hệ của Việt Nam với ASEAN thời kỳ hội nhập và phát triển. Đặc biệt, đề tài càng trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnh Đảng ta đang tiến hành nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn phục vụ việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh (1991) và xây dựng các văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XI, trong đó có nội dung về quốc tế và chính sách đối ngoại. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong hơn 20 năm Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, những thành tựu đối ngoại, hội nhập quốc tế thu được là hết sức ấn tượng, có sức thu hút lớn đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Một trong những thành tựu đối ngoại nổi bật của Việt Nam là sự phát triển quan hệ với các nước ASEAN, đặc biệt tiến trình hội nhập năng động và ngày càng sâu rộng của Việt Nam với 5 ASEAN kể từ khi chính thức trở thành thành viên của tổ chức này (7/1995). Tuy nhiên, cho đến nay trong nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - ASEAN cả ở trong cũng như ngoài nước còn ít các công trình chuyên sâu và tổng hợp, phân tích và đánh giá một cách toàn diện các mặt của quá trình 15 năm Việt Nam gia nhập ASEAN. 2.1. Ở ngoài nước: Trước hết, cần khẳng định trong những năm qua, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về Việt Nam nói chung, trong đó có một số đề cập đến hoạt động đối ngoại Việt Nam. Nhưng số các công trình lấy quan hệ Việt Nam - ASEAN từ sau năm 1995 đến nay làm đối tượng nghiên cứu chuyên sâu thì hầu như còn quá ít ỏi. Mặc dù vậy, trong khi đánh giá vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như phân tích về đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam, một vài bài viết đã chỉ ra những đóng góp của Việt Nam trong hợp tác, liên kết ASEAN. Trong số đó đáng chú ý là các công trình sau: - Vietnam's Foreign Relations: Dynamics of Change của tác giả Frank Frost (Pacific Affairs, Vol. 67, No. 4/1995); - Ideology and Foreign Policy: Vietnam's Marxist Leninist Doctrine and Global Change, 1986-96 của Eeo Palmujoki (Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, 1999); - Dosch, Jorn (2006), Vietnam's ASEAN Membership Revisited: Golden Opportunity or Golden Cage?, Contemporary Southeast Asia, Journal of International and Strategic Affairs, Volume 28, Number 2, August - Việt Nam quan tâm đến việc xây dựng những cân bằng chiến lược mới, của Madhur Singh (Hindustan Times, New Delhi, 20/6/2007); - Vị thế Việt Nam tiếp tục được khẳng định trên trường quốc tế và khu vực (Tổng thuật bài viết của các nhà nghiên cứu nước ngoài, Thông tin Những vấn đề chính trị - xã hội, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, số 9-2007). Các công trình kể trên, khi phân tích những bước điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam từ giữa thập niên 80 - đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã khẳng định những thành tựu đối ngoại chủ yếu của Việt Nam, đồng thời cũng chỉ ra một số điểm thay đổi chủ yếu trong quan hệ của Việt Nam với các nước ASEAN. Tuy vậy, các công trình này mới chỉ tiếp cận một số mặt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN, chưa có được cái nhìn tổng thể, toàn diện. Do đó, những nhận định, đánh giá của họ còn biểu hiện phiến 6 diện, nhất là lại được nhìn qua lăng kính hệ tư tưởng và lợi ích quốc gia của cá nhân các nhà nghiên cứu. Trong số các công trình liên quan đến đề tài ở ngoài nước, đáng chú ý hơn cả là sự xuất hiện các bài viết và tác phẩm của các nhà nghiên cứu Trung Quốc bàn về chính sách đối ngoại Việt Nam như: Thử bàn chiến lược ngoại giao và chính sách ngoại giao của Việt Nam sau Chiến tranh lạnh của tác giả Trịnh Thuý Anh (T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/2001); Bàn về mở cửa đối ngoại và chính sách ngoại giao của Việt Nam của Lưu Man Na - Triệu Thụ Hải (Học báo Học viện Dân tộc Tây Nam, số 5/1997); Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam từ khi đổi mới của Vương Quốc Bình (T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1/2006); Ngoại giao Việt Nam từ “nhất biên đảo” đến “đi cân bằng” của Hoàng Thắng Vĩ (T/c Tri thức thế giới, số 11/2001), v.v... Các công trình này đánh giá cao hiệu quả hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới, trong đó cũng chỉ ra một số thành tựu và hạn chế trong quan hệ Việt Nam - ASEAN. Tuy còn khá mờ nhạt, nhưng quan hệ Việt Nam - ASEAN cũng được giới học giả nước ngoài đề cập trong một số công trình nghiên cứu chung về ASEAN như: Đông Nam Á- Chặng đường dài phía trước (Lim Chong Yah, Nxb Thế giới, HN 2002); ASEAN - Tri dexatiletia vnhesnhây politiki (1967- 1997) (N.P Malentin, MIMO, 1999); A New ASEAN in the New Millennium (Simon Tay, Jusus Estanislao, Hadi Soesastro, Centre for Strategic and International Studies, Singapore.2001); ASEAN Beyond the Regional Crisis: Challenges and Initiatives (Mya Than, ISEAS. 2001; Free Trade Agreement in Southeast Asia (Rahui Sen, ISEAS 2004); Roadmap to an ASEAN Economic Comunity (Denis Hew, ISEAS 2005); ASEAN Economic Co-operation (Linda Low, ISEAS 2005); ASEAN and Regionalism (Rodolfo Severino, ISEAS. 2005);... Các tác giả nêu trên, khi phân tích về tiến trình liên kết ASEAN đã có cách nhìn khá khách quan đối với sự tham gia của Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh những khó khăn mà Việt Nam cũng như các nước thành viên mới khác của ASEAN phải đối mặt khi triển khai các chương trình hợp tác, liên kết kinh tế của Hiệp hội do sự chênh lệch về trình độ phát triển. 2.2. Những nghiên cứu trong nước: Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, thì ở nước ta cũng diễn ra một sự “bùng nổ” rất đáng khích lệ của công tác nghiên cứu về quốc tế và quan hệ đối ngoại. Các nhà nghiên cứu trong nước không chỉ ngày càng quan tâ
Luận văn liên quan