Ngay từ khi thành lập 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
luôn nêu cao mục tiêu xây dựng một khu vực hòa bình ổn định và thống nhất làm tiền
đề để cùng nhau phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Sau hơn 40 năm hình thành và
phát triển thì sự hợp tác, liên kết trong khuôn khổ ASEAN ngày càng mở rộng, từ 5
nước thành viên ban đầu đến nay Hiệp hội đã đưa toàn bộ 10 nước Đông NamÁ vào
một ngôi nhà chung thống nhất.
Đứng trước những thách thức cả về vấn đề chính trị -an ninh, kinh tế và xã hội,
lãnh đạo các nước trong khu vực nhận thấy sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa.
Qua “Tầm nhìn ASEAN 2020” năm 1997, các quốc gia thành viên đã hướng tới ý
tưởng về một Cộng đồng gắn kết với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng
động, một khu vực kinh tế phát triển và một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau.
Sau đó, ý tưởng này đã được chính thức hoá tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9
tháng 10/2003, trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II, khẳng định Cộng đồng ASEAN
được xây dựng trên ba trụ cột là hợp tác chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hoáxã hội.
Việc xây dựng Cộng đồng ASEAN là lợi ích và trách nhiệm chung của tất cảcác
nước thành viên trong đó có Việt Nam. Từ khi gia nhập đến nay, Việt Nam đã có
nhiều biến chuyển về chính sách đối ngoại và cách nhìn nhận về những vấn đề khu
vực. Việt Nam với tư cách là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp hội cũng tán
thành ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEANvà có nhiều đóng góp vào tiến trình này.
Tuy nhiênnhiều ngườichưacó được cái nhìn và nhận thức đầy đủ về quan điểm
và thái độ của Việt Nam đối vớitiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Bài nghiên
cứu này sẽ giúp ta có thêm hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề trên.
Ngay từ đầu, khi thảo luận về đề tài của bài tiểu luận, nhóm chúng tôi đã nhất trí
sẽ không gợi lại những vấn đề nhạy cảm của quan hệ Việt Nam –ASEAN trong quá
khứ, thay vào đó là nhìn nh ận và đón đầu tương lai. Bởi vậy,nhóm đã chọn đề tài là
“Việt Nam với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN: Từ chính sách đến thực
tiễn” trong giai đoạn từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN
ngày 28/7/1995 cho đến nay. Chúng tôi đặt ra câu hỏi nghiên cứu là “Liệu chínhsách
đối ngoại của Việt Nam đối với việc hình thành Cộng đồng đã đáp ứng được xu thế
chung của khu vực hay chưa? Và những gì Việt Nam đã đóng gópcó thực sự đẩy
nhanh tiến trình này hay không?” .
23 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Việt Nam với tiến trình xây dựng cộng đồng Asean từ chính sách đến thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
TIỂU LUẬN
MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM II
ĐỀ TÀI:
VIỆT NAM VỚI TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG CỘNG
ĐỒNG ASEAN
Từ chính sách đến thực tiễn
Sinh viên thực hiện:
Đào Thị Lâm (Nhóm trưởng)
Nguyễn Thùy Anh
Vũ Hà Giang
Nguyễn Vinh Hiển
Nguyễn Nhật Linh
Lớp CT36C
Mục lục
Lời mở đầu........................................................................................................................... 1
I. Khái quát chung về Cộng đồng ASEAN ......................................................................... 3
1. Cơ sở lý luận và quá trình hình thành ý tưởng Cộng đồng ASEAN............................... 3
1.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................... 3
1.2 Bối cảnh và quá trình hình thành ý tưởng Cộng đồng ASEAN........................... 3
2. Cộng đồng ASEAN và các yếu tố cấu thành ................................................................. 4
2.1 Khái niệm và mục tiêu xây dựng cộng đồng ...................................................... 4
2.2 Các trụ cột của Cộng đồng ASEAN................................................................... 5
2.3 Hiến chương ASEAN......................................................................................... 5
II. Nhận thức và chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với tiến trình xây dựng Cộng
đồng ASEAN ....................................................................................................................... 7
1. Nhận thức chung của Việt Nam về Cộng đồng ASEAN................................................. 7
2. Nhận thức và quan điểm của Việt Nam về các trụ cột .................................................. 8
3. Chính sách đối ngoại Việt Nam đối với việc xây dựng Cộng đồng ASEAN ................... 9
III. Triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam.......................................................... 11
1. Đối với Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN........................................................... 12
2. Đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN ............................................................................ 13
3. Đối với Cộng đồng Văn hóa – xã hội ASEAN ............................................................ 14
IV. Đánh giá chính sách đối ngoại Việt Nam và nhận định về tương lai của Cộng đồng
ASEAN .............................................................................................................................. 15
1. Đánh giá về chính sách đối ngoại Việt Nam .............................................................. 15
1.1 Đánh giá chung về hoạch định chính sách đối ngoại....................................... 15
1.2 Đánh giá về đóng góp của Việt Nam ............................................................... 16
1.3 Đánh giá về vị thế của Việt Nam trong ASEAN ............................................... 16
2. Nhận định của Việt Nam về tương lai của Cộng đồng ASEAN ................................... 17
Lời kết ................................................................................................................................ 18
Danh mục tài liệu tham khảo: .......................................................................................... 19
1
Lời mở đầu
Ngay từ khi thành lập 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
luôn nêu cao mục tiêu xây dựng một khu vực hòa bình ổn định và thống nhất làm tiền
đề để cùng nhau phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Sau hơn 40 năm hình thành và
phát triển thì sự hợp tác, liên kết trong khuôn khổ ASEAN ngày càng mở rộng, từ 5
nước thành viên ban đầu đến nay Hiệp hội đã đưa toàn bộ 10 nước Đông Nam Á vào
một ngôi nhà chung thống nhất.
Đứng trước những thách thức cả về vấn đề chính trị - an ninh, kinh tế và xã hội,
lãnh đạo các nước trong khu vực nhận thấy sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa.
Qua “Tầm nhìn ASEAN 2020” năm 1997, các quốc gia thành viên đã hướng tới ý
tưởng về một Cộng đồng gắn kết với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng
động, một khu vực kinh tế phát triển và một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau.
Sau đó, ý tưởng này đã được chính thức hoá tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9
tháng 10/2003, trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II, khẳng định Cộng đồng ASEAN
được xây dựng trên ba trụ cột là hợp tác chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hoá-
xã hội.
Việc xây dựng Cộng đồng ASEAN là lợi ích và trách nhiệm chung của tất cả các
nước thành viên trong đó có Việt Nam. Từ khi gia nhập đến nay, Việt Nam đã có
nhiều biến chuyển về chính sách đối ngoại và cách nhìn nhận về những vấn đề khu
vực. Việt Nam với tư cách là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp hội cũng tán
thành ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN và có nhiều đóng góp vào tiến trình này.
Tuy nhiên nhiều người chưa có được cái nhìn và nhận thức đầy đủ về quan điểm
và thái độ của Việt Nam đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Bài nghiên
cứu này sẽ giúp ta có thêm hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề trên.
Ngay từ đầu, khi thảo luận về đề tài của bài tiểu luận, nhóm chúng tôi đã nhất trí
sẽ không gợi lại những vấn đề nhạy cảm của quan hệ Việt Nam – ASEAN trong quá
khứ, thay vào đó là nhìn nhận và đón đầu tương lai. Bởi vậy, nhóm đã chọn đề tài là
“Việt Nam với tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN: Từ chính sách đến thực
tiễn” trong giai đoạn từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN
ngày 28/7/1995 cho đến nay. Chúng tôi đặt ra câu hỏi nghiên cứu là “Liệu chính sách
đối ngoại của Việt Nam đối với việc hình thành Cộng đồng đã đáp ứng được xu thế
chung của khu vực hay chưa? Và những gì Việt Nam đã đóng góp có thực sự đẩy
nhanh tiến trình này hay không?”.
Trong bài tiểu luận, chúng tôi đã sử dụng các biện pháp phân tích, phương pháp
tổng hợp, so sánh và phân tích dự báo để giải quyết vấn đề này. Ngoài lời mở đầu và
lời kết, bố cục bài tiểu luận được chia làm 4 phần chính như sau:
Phần I: Khái quát chung về Cộng đồng ASEAN
Trong phần này chúng tôi sẽ nêu ra quá trình hình thành Cộng đồng ASEAN dựa trên
cơ sở lý luận, bối cảnh khu vực và tác động của các nước lớn; khái niệm, giới thiệu
chung về Cộng đồng ASEAN và các yếu tố cấu thành gồm ba trụ cột và Hiến chương
ASEAN.
2
Phần II: Nhận thức và chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với tiến trình xây dựng
Cộng đồng ASEAN
Phần này chúng tôi sẽ đưa ra nhận thức và quan điểm của Việt Nam về Cộng đồng
ASEAN nói chung và cụ thể hơn là về ba trụ cột: chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-
xã hội. Từ đó sẽ phân tích chính sách đối ngoại Việt Nam đối với việc xây dựng Cộng
đồng trên cơ sở các văn kiện Đại hội Đảng đặc biệt là văn kiện Đại hội Đảng X (2006).
Để làm rõ thêm về chính sách của nước ta, chúng tôi còn trích dẫn một số bài phát
biểu, bài viết của các nhà lãnh đạo Việt Nam chủ yếu là của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao – Phạm Gia Khiêm.
Phần III: Triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam
Trong phần này các nỗ lực tích cực của Việt Nam đối với tiến trình xây dựng Cộng
đồng ASEAN từ khi gia nhập cho đến nay được làm rõ. Cụ thể là đóng góp với từng
trụ cột thông qua các chương trình hành động, các Hội nghị thượng đỉnh cùng với
nhiều đề xuất, sáng kiến mang tính khả thi cao. Có thể nói, đóng góp nổi bật nhất của
Việt Nam được thể hiện rõ nét qua năm Việt Nam làm Chủ tịch luân phiên ASEAN
2010.
Phần IV: Đánh giá chính sách đối ngoại Việt Nam và nhận định về tương lai của Cộng
đồng ASEAN
Phần này, chúng tôi không chỉ nêu những đánh giá chung về chính sách đối ngoại
mà cụ thể hơn là đánh giá về đóng góp của Việt Nam đối với quá trình hình thành
Cộng đồng ASEAN. Đồng thời nhóm cũng nêu ra vị thế của Việt Nam trong
ASEAN và nhận định của Việt Nam về tính khả thi của Cộng đồng trong tương lai.
3
I. Khái quát chung về Cộng đồng ASEAN
1. Cơ sở lý luận và quá trình hình thành ý tưởng Cộng đồng ASEAN
1.1 Cơ sở lý luận
Hiện nay có hai luồng tư tưởng chính phân tích những yếu tố cơ bản đảm bảo cho
việc hợp tác trong nội khối ASEAN, hay tiến xa hơn là thành lập Cộng đồng ASEAN
(AC).
Thứ nhất, theo cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện thực, cân bằng quyền lực là yếu tố
then chốt duy trì hòa bình và ổn định. Ở Đông Nam Á, ASEAN được thành lập và phát
triển dựa trên những tính toán cân bằng quyền lực của các thành viên. Một khi tập hợp
được với nhau thành một khối thống nhất, các nước Đông Nam Á sẽ có địa vị lớn hơn
trong thương lượng với các cường quốc bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản hay Trung Quốc.
Trên thực tế đây cũng là một trong những mục tiêu mà các nước thành viên hướng tới
khi cùng nhau hiện thực hóa ý tưởng AC vào năm 2015.
Thứ hai, cách giải thích của chủ nghĩa kiến tạo về hợp tác ASEAN lại nhấn mạnh
vào vai trò của các giá trị, chuẩn mực và một bản sắc chung giữa các nước thành viên.
Điều đó góp phần khiến chính sách của các nước là có thể dự đoán được, vì thế các
thách thức tiềm ẩn có thể được giải quyết trước khi phát sinh.1
Trong khi cuộc tranh luận giữa hai trường phái lý thuyết về bản chất hợp tác trong
ASEAN vẫn chưa ngã ngũ, một thực tế là hoạt động của ASEAN trong suốt 40 năm
qua luôn tăng cường hợp tác kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trên tinh thần
bình đẳng và hợp tác giữa các nước thành viên.2 Mục tiêu của Hiệp hội được ghi trong
Tuyên bố Bali 1976 là tăng cường nền tảng cho một Cộng đồng các nước Đông Nam
Á hòa bình và thịnh vượng, cho đến nay ý tưởng Cộng đồng này đã được thể chế hóa
trong nhiều văn kiện và cụ thể hóa thông qua nhiều Hội nghị được nêu ở phần tiếp
theo.
1.2 Bối cảnh và quá trình hình thành ý tưởng Cộng đồng ASEAN
Ngay từ khi quyết định gắn kết với nhau, các nước khu vực đã nói tới mục tiêu
"tăng cường nền tảng cho một cộng đồng các Quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh
vượng" trong Tuyên bố Bangkok, thành lập ASEAN năm 1967.
Bước vào thế kỷ XXI, ASEAN đứng trước những cơ hội phát triển mới nhưng
cũng phải đối phó với những thách thức không nhỏ. Sau chiến tranh lạnh, cục diện
chính trị tại khu vực Đông Nam Á có những chuyển biến phức tạp. Các nước lớn như
Mĩ, Nga, Nhật, Ấn Độ và Trung Quốc đều có ý đồ phát triển ảnh hưởng của mình hơn
nữa với các nước ASEAN, tranh giành quyền lực và tạo thế cân bằng chiến lược tại
khu vực này. Trong số các nước kể trên, Trung Quốc và Mĩ là hai cường quốc có ảnh
hưởng mạnh nhất. Đặc biệt cùng với sự phát triển của mình thì nước láng giềng trực
tiếp là Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng tới ASEAN.
1 “Tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN và vai trò của Việt Nam” – Hà Anh Tuấn - Tạp chí Nghiên cứu quốc tế
số 71.
2
4
Để cân bằng với các nước lớn, xác lập cho mình vị thế chủ động, ASEAN phải
xây dựng một Cộng đồng vững mạnh về kinh tế và hợp tác an ninh chặt chẽ. Ngoài ra
các vấn đề về an ninh truyền thống như vấn đề Triều Tiên, Đài Loan hay tranh chấp về
chủ quyền trên biển Đông và các phong trào li khai, xung đột tôn giáo, sắc tộc vẫn đe
dọa lớn tới nền an ninh khu vực. Lại thêm vấn đề chống khủng bố đã đặt ASEAN
trước những nguy cơ mới.
Về kinh tế, sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ, sự tăng cường ảnh
hưởng của Nhật Bản, Mĩ trở thành những thách thức lớn đối với các nước ASEAN.
Cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ năm 1997 để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Tiến trình hợp tác trong lĩnh vực kinh tế được khởi động từ đầu những năm 90 song
vẫn chưa có được nhiều tiến triển gì lớn. Nhiều nhà đầu tư vẫn nhìn ASEAN như một
nền kinh tế biệt lập, chia nhỏ với 10 thành viên.
Đứng trước những vấn đề như vậy, vấn đề hợp tác ở mức độ cao hơn trong
ASEAN là một vấn đề rất bức thiết. Hợp tác, liên kết cao hơn nữa sẽ giúp các nước
ASEAN tránh khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế và nâng cao vai trò, vị thế của mình
trên trường quốc tế.
Ý tưởng "Cộng đồng ASEAN" được nêu ra trong Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN
2020 tại Kuala Lumpur năm 1997. Sau đó, ý tưởng này đã được chính thức hoá tại Hội
nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9 tháng 10/2003, trong Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II
(Tuyên bố Bali II) khẳng định Cộng đồng ASEAN được xây dựng trên ba trụ cột là
hợp tác chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hoá-xã hội.3 Vào năm 2007, tại Hội
nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 diễn ra tại Philippines, các nước thành viên đã
nhất trí đẩy nhanh tiến độ thực hiện Cộng đồng ASEAN lên năm 2015, sớm hơn 5 năm
so với dự kiến ban đầu.
2. Cộng đồng ASEAN và các yếu tố cấu thành
2.1 Khái niệm và mục tiêu xây dựng cộng đồng
Sự phát triển khái niệm về Cộng đồng ASEAN có thể được chia làm hai giai đoạn:
Từ Tuyên bố Bangkok đến Tuyên bố Bali II: cộng đồng mà ASEAN xây dựng chỉ là
"cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á sống hòa bình với nhau". Giai đoạn hai từ
Tuyên bố Bali II đến Hiến chương ASEAN: cộng đồng mà ASEAN hướng tới là
"Cộng đồng ASEAN" không những chung sống hòa bình mà còn "đùm bọc và chia
sẻ", đoàn kết vì "một tầm nhìn, một bản sắc" và gắn bó với nhau không chỉ bởi "vị trí
địa lý" mà còn bởi "mục tiêu và vận mệnh chung". Cộng đồng ASEAN không còn coi
"sự đa dạng phong phú" của các nước thành viên là một thực tế phải chấp nhận mà
quyết tâm "chuyển sự đa dạng về văn hóa và sự khác biệt của ASEAN thành thịnh
vượng và các cơ hội phát triển công bằng trong một môi trường đoàn kết, tự cường
khu vực và hòa hợp".
Cộng đồng ASEAN có mục tiêu bao trùm là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức
hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và vững mạnh hơn, nhưng vẫn mở rộng
hợp tác với bên ngoài, đồng thời hướng mạnh tới người dân, phục vụ và nâng cao cuộc
sống của người dân. Hơn hết, Cộng đồng ASEAN với cơ sở pháp lý là Hiến chương
ASEAN phản ánh sự trưởng thành của Hiệp hội, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính
trị mạnh mẽ của các nước thành viên, nhất là mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết
3
5
chặt chẽ hơn và ràng buộc pháp lý hơn. Đẩy nhanh tiến trình xây dựng cộng đồng và
khẩn trương đưa Hiến chương vào cuộc sống là trọng tâm hợp tác ASEAN trong
những năm tới. 4
2.2 Các trụ cột của Cộng đồng ASEAN
Về cơ cấu của Cộng đồng ASEAN bao gồm ba trụ cột: Cộng đồng chính trị - an
ninh (APSC), Cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng văn hóa xã hội (ASCC).
Ý tưởng xây dựng Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) lần đầu tiên được
Indonesia đưa ra nhằm tạo nên một sự cân bằng giữa các hợp tác chính trị và kinh tế
của ASEAN, biến ASEAN từ “cơ chế quản lý xung đột” sang “cơ chế giải quyết xung
đột”. ASC không hướng tới một thỏa thuận quốc phòng, một liên minh quân sự hay
một cộng đồng với chính sách an ninh và đối ngoại chung. ASC được thực hiện dựa
trên khái niệm an ninh toàn diện cho tất cả các nước thành viên; tuân thủ các nguyên
tắc cơ bản của ASEAN như nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau. Ban đầu, ASEAN dùng tên gọi Cộng đồng An ninh cho đến sau khi
có Hiến chương (2007), Cộng đồng An ninh ASEAN mang tên gọi mới là Cộng đồng
Chính trị-An ninh ASEAN (APSC) để phản ánh đúng tính chất của trụ cột này là hợp
tác chính trị-an ninh ASEAN. Để đảm bảo tính chính xác, tên gọi ASC dưới đây sẽ
được sử dụng khi đề cập đến các sự kiện diễn ra trước khi có Hiến chương.
AEC là một cộng đồng kinh tế với sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu
tư và các nguồn vốn, lao động có kỹ năng. Ý tưởng về việc xây dựng cộng đồng này là
do Philippines và Indonesia đề xướng nhằm hướng tới một cộng đồng Kinh tế ASEAN
vào năm 2015. Mục tiêu của AEC là: Thiết lập một thị trường chung để tăng cường
khả năng cạnh tranh của nền kinh tế khu vực; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các
nước thành viên và tăng cường hội nhập của khu vực vào nền kinh tế thế giới.
ASCC được xây dựng với mục tiêu xây dựng một cộng đồng của các xã hội quan
tâm và chia sẻ dựa trên một bản sắc chung, ban đầu thuộc Ủy ban về phát triển xã hội
(COSD) - một cơ chế được 5 nước thành viên đầu tiên của ASEAN sáng lập. ASCC sẽ
đóng góp vào việc cải thiện mức sống của các dân tộc, chống các bệnh dịch, đảm bảo
công bằng xã hội, và duy trì phát triển bền vững. ASCC cũng thúc đẩy bản sắc
ASEAN để nâng cao vị trí của Hiệp hội trên trường quốc tế.5
2.3 Hiến chương ASEAN
Xây dựng Hiến chương ASEAN là một nhu cầu tất yếu khách quan của ASEAN
sau 40 năm tồn tại và phát triển. Trong suốt thời gian 4 thập kỷ qua, bên cạnh những
thành tựu đạt được, trên thực tế, Hiệp hội vẫn là một tổ chức khu vực lỏng lẻo, chưa có
tư cách pháp nhân (vì Hiệp hội ra đời trên cơ sở một tuyên bố chính trị, chứ không
phải là một văn kiện pháp lý), các quyết định đưa ra chưa có sự ràng buộc về mặt pháp
lý, cơ cấu tổ chức chưa xác định rõ ràng, việc thi hành các quyết định còn nhiều hạn
chế. Bởi vậy, bản Hiến chương được kí kết năm 2007 và có hiệu lực từ ngày
4 “Sự tiến triển quan điểm của ASEAN về Cộng đồng ASEAN” – Nguyễn Thành Văn, Viện nghiên cứu Đông
Nam Á – Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á 1/2008
5“Tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và vai trò của Việt Nam” – Hà Anh Tuấn - Tạp chí Nghiên cứu quốc
tế số 71 và “Cộng đồng an ninh ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực” - Nguyễn Thu Mỹ -
tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á 4/2006.
6
15/12/2008 đã làm cho ASEAN trở thành một tổ chức hợp tác khu vực có đầy đủ tư
cách pháp nhân, tạo ra một khuôn khổ thể chế và bộ máy tổ chức mới phù hợp hơn
mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.6
Nhìn chung, nội dung Hiến chương là kết quả của quá trình đàm phán kéo dài và
phức tạp, đã thể hiện khá cân bằng và dung hòa quan điểm của các nước thành viên,
phản ánh mức độ “thống nhất trong đa dạng” của ASEAN vào thời điểm hiện nay.
Những nguyên tắc cơ bản và phương thức hoạt động chủ đạo của ASEAN như không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, ra quyết định bằng tham vấn và đồng thuận
tiếp tục được đảm bảo trong nội dung của Hiến chương. Những điểm mới chủ yếu là
về đổi mới về tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của ASEAN và trao tư cách
pháp nhân cho tổ chức ASEAN.
Tóm lại đây là một văn kiện lịch sử của ASEAN, và là một trong những mốc phát
triển quan trọng của Hiệp hội, là nền tảng trong tiến trình xây dựng AC. Bởi Hiến
chương đã khẳng định lại tính chất của ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực liên
chính phủ và nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các nước thành viên (không phải là
tổ chức siêu quốc gia như Liên minh Châu Âu).7
6 “Hiến chương ASEAN và việc xây dựng cộng đồng ASEAN” – Nguyễn Hùng Sơn – Tạp chí nghiên cứu quốc tế
số 4 (79) (tháng 12/2009).
7
7
II. Nhận thức và chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với tiến
trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
1. Nhận thức chung của Việt Nam về Cộng đồng ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN đang ngày càng hợp tác và phát triển.
Trong tuyên bố Bali 2003, các nhà lãnh đạo của 10 nước ASEAN đã thông qua tuyên
bố hòa hợp ASEAN II, chính thức tuyên bố việc thành lập Cộng đồng ASEAN (AC)
dựa trên ba trụ cột về hợp tác chính trị-an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hoá-xã
hội nhằm mục đích bảo đảm hòa bình lâu dài, ổn định và chia sẻ thịnh vượng trong
khu vực.8
Đối với vấn đề này, cũng như các nước ASEAN khác, cả ASEAN 5 và Việt Nam
đều hoan nghênh kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN. Các nước ASEAN 5 thì cho
rằng việc thành lập AC không chỉ là cấp thiết mà còn là cấp bách để ứng phó với các
thách thức mà Hiệp hội sẽ phải đối diện trong kỉ nguyên toàn cầu hóa. Còn theo quan
điểm của Việt Nam, việc xây dựng Cộng đồng ASEAN chính là một hoạt động
“hướng tới tương lai” và là “lí tưởng cao đẹp” của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Mục tiêu bao trùm của việc xây dựng AC theo quan điểm Việt Nam là xây dựng
Hiệp hội thành một tổ chức liên chính phủ sâu rộng và vững mạnh hơn trên cơ sở pháp
lí là Hiến chương ASEAN nhưng vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài đồng thời hướng
mạnh tới người dân, phục vụ và nâng cao đời sống của nhân dân.
Như vậy quan điểm trên gồm ba nét chính:
Thứ nhất, Cộng đồng ASEAN là một tổ chứ