Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn của doanh nghiệp là một trong
những điều quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, bên cạnh
nguồn nhân lực, các phát minh sáng chế, kinh nghiệm, kỹ thuật quản lý ., . Trong hoạt
động thương mại nói chung và trong các doanh nghiệp thương mại nói riêng, vốn còn
là một công cụ hiệu quả nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này
được ông cha ta đúc kết trong câu ngạn ngữ “buôn tài không bằng dài vốn” của ông
cha ta.
Đối với doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng nguồn vốn, khoảng 75%-975%. Đây là bộ phận vốn sinh ra doanh thu của doanh
thương mại và nó quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.
Do sự quan trọng của việc sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp thương
mại, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Phúc Tiến, em đã chọn đề tài về vốn
lưu động với nội dung:
“ Vốn lưu động và các biên pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại công ty TNHH Phúc Tiến”
Đề tài này chỉ giới hạn trong việc phân tích về việc sử dụng vốn lưu động tại 1
công ty TNHH chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu, quy mô vốn
lưu động nhỏ, mới chỉ bắt đầu hoạt động từ tháng 10 năm 2001.
Do vậy, em đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, tập trung nghiên
cứu thực tiễn hoạt động của vốn lưu động trong thực tế kinh doanh của công ty trên cơ
sở kiến thức đã được trang bị trong trường học, Trong quá trình thực hiện chuyên đề
này, em xin cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo Vũ Trọng Dũng, chú giám đốc công ty
Phúc Tiến và các nhân viên phòng kế toán.
56 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2551 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vốn lưu động và các biên pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty TNHH Phúc Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Vốn lưu động và các biên pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty
TNHH Phúc Tiến
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn của doanh nghiệp là một trong
những điều quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, bên cạnh
nguồn nhân lực, các phát minh sáng chế, kinh nghiệm, kỹ thuật quản lý .., . Trong hoạt
động thương mại nói chung và trong các doanh nghiệp thương mại nói riêng, vốn còn
là một công cụ hiệu quả nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này
được ông cha ta đúc kết trong câu ngạn ngữ “buôn tài không bằng dài vốn” của ông
cha ta.
Đối với doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng nguồn vốn, khoảng 75%-975%. Đây là bộ phận vốn sinh ra doanh thu của doanh
thương mại và nó quyết định sự phát triển của doanh nghiệp.
Do sự quan trọng của việc sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp thương
mại, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Phúc Tiến, em đã chọn đề tài về vốn
lưu động với nội dung:
“ Vốn lưu động và các biên pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại công ty TNHH Phúc Tiến”
Đề tài này chỉ giới hạn trong việc phân tích về việc sử dụng vốn lưu động tại 1
công ty TNHH chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu, quy mô vốn
lưu động nhỏ, mới chỉ bắt đầu hoạt động từ tháng 10 năm 2001.
Do vậy, em đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, tập trung nghiên
cứu thực tiễn hoạt động của vốn lưu động trong thực tế kinh doanh của công ty trên cơ
sở kiến thức đã được trang bị trong trường học, Trong quá trình thực hiện chuyên đề
này, em xin cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo Vũ Trọng Dũng, chú giám đốc công ty
Phúc Tiến và các nhân viên phòng kế toán.
Chương I Lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu
động trong doanh nghiệp thương mại
I. Vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp thương
mại
1. Khái niệm vốn lưu động
Trong doanh nghiệp thương mại, vốn kinh doanh là một bộ phận quan trọng
giúp duy trì và mở rộng hoạt động của doanh nghiệp, bên cạnh các yếu tố như lao
động, công nghệ, kỹ thuật, .. . Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh, và
đối với doanh nghiệp thương mại, đây chính là đối tượng lao động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động để mua hàng hoá dự trữ cho quá trình chu
chuyễn, và các công cụ dụng cụ hỗ trợ cho quá trình này diễn ra thường xuyên, liên
tục. Đây là phần vốn trực tiếp tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, và có thể định nghĩa
như sau về vốn lưu động:
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động để đảm
bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục.
Trong đó, tài sản lưu động của doanh nghiệp thương mại bao gồm:
- Vốn bằng tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
- Các khoản đầu tư ngắn hạn.
- Các khoản phải thu ngắn hạn: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ,
Thuế GTGT được khấu trừ, phải thu khác
- Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi
- Vốn hàng hoá: hàng trong kho, hàng đi đường, hàng gửi bán
- Các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, cầm cố, ký quỹ
Đặc điểm của vốn lưu động là nó thường xuyên vận động, luôn thay đổi hình
thái biểu hiện qua các khâu của quá trình kinh doanh và giá trị của nó được chuyển
dịch một lần vào giá trị của hàng hoá tiêu thụ và kết thúc một vòng tuần hoàn sau mỗi
chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đặc điểm của doanh nghiệp thương mại là lưu thông hàng hoá nên vốn lưu
động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Vốn cố định của
doanh nghiệp thương mại thông thường chỉ tồn tại dưới dạng những tài sản phục vụ
cho việc tạo ra doanh thu như các thiết bị máy móc phục vụ trong công tác quản lý, trụ
sở công ty, kho bãi, cửa hàng… và nó chỉ chiếm khoảng 20 % tổng nguồn vốn của
doanh nghiệp. Còn lại khoảng 80% vốn của doanh nghiệp tập trung vào vốn lưu động.
Vốn lưu động là điều kịn tiền đề trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
thương mại . Vì vậy, để đảm bảo cho chu kỳ kinh doanh đựoc tiến hành một cách
thường xuyên, liên tục thì trong quản lý cần xác định đúng nhu cầu vốn lưu động và
các biện pháp để nhanh chóng thu hôì vốn. Mặt khác, vốn lưu động cần phải luôn vận
động và chu chuyển, tránh lãng phí vốn lưu động.
2. Kết cấu của vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng của từng loại bộ phận chiếm trong tổng số
vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh nhất định
Trong doanh nghiệp thương mại , vốn lưu động tồn tại dưới nhiều hình thức
khác nhau và rất phong phú, đa dàng. Do đó, để có cái nhìn tổng quát về vốn lưu động
thì ta phải đi tiến hành phân loại chúng. Qua mỗi cách phân loại, nhà quản trị doanh
nghiệp sẽ đánh giá chính xác tình hình sử dụng vốn, tìm ra các biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn.
Dựa vào sự vận động của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh,
vốn lưu động được chia ra thành:
Vốn lưu động trong khâu dự trữ : Đây là số vốn doanh nghiệp bỏ ra để mua
hàng hoá, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế để để dự trữ nhằm đảm bảo cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục. Đây chính
là số tiền doanh nghiệp bỏ ra để mua hàng hoá dự trữ gối hàng, phòng ngừa sự biến
động của nhu cầu thị trường cũng như của giá cả từ phía nhà cung cấp. Một doanh
nghiệp thương mại không bao giờ được phép bán hết hàng rồi mới tiến hành đặt đơn
hàng mới, mà phải tiến hành đặt hàng khi mức hàng hoá dự trữ giảm xuống một mức
nào đó. Mức này phụ thuộc vào thời gian đặt hàng (khoảng thời gian từ lúc doanh
nghiệp gửi đơn đặt hàng đến nhà cung cấp cho đến khi hàng về đến kho của doanh
nghiệp), tốc độ bán hàng của doanh nghiệp, chính sách dự trữ của doanh nghiệp
….Đối với các doanh nghiệp trong nước, thời gian đặt hàng là rất ngắn và có thể tính
được tương đối chính xác. Nhưng đối với một doanh nghiệp thương mại chuyên bán
hàng nhập khẩu thì việc tính toá này là cả một vấn đề lớn. Bởi vì, thời gian đặt hàng
của doanh nghiệp nhập khẩu phụ thuộc vào sự sản xuất của bên đối tác nước ngoài,
giao hàng, tốc độ chạy của tầu biển, sự luân chuyển của chứng từ thanh toán qua các
ngân hàng.
Tốc độ bán hàng của doanh nghiệp là thời gian cần thiết để doanh nghiệp bán
hết một lô hàng. Doanh nghiệp bán hàng càng nhanh thì càng phải nhanh chóng tiến
hành đặt đơn hàng mới.
Chính sách dự trữ của doanh nghiệp có nghĩa là doanh nghiệp suy nghĩ như thế
nào về việc để xảy ra tình trạng thiếu hàng trong kinh doanh. Nừu doanh nghiệp thấy
rằng, nếu trong một khoảng thời gian ngắn mà không có đủ hàng để phục vụ thị
trường sẽ dẫn đến việc mất thị trường vào tay đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ
tăng mức dự trữ bắt buộc lên trên cả mức cần thiết. Tuỳ từng doanh nghiệp, qua quá
trình hoạt động một vài chu kỳ kinh doanh, họ sẽ tìm ra được mức dự trữ cần thiết
phải duy trì trong kho.
Vốn lưu động trong khâu lưu thông:
Đây chính là số tiền doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện việc lưu thông hàng hoá,
bao gồm hàng hoá đang trong quá trình bán, tiền cho khách hàng mua chịu, tiền mặt
trong quỹ và trong ngân hàng. Số vốn này đảm bảo cho quá trình mua bán của doanh
nghiệp diễn ra bình thường. Trong đó:
Vốn bằng tiền cần thiết để thanh toán các khoản nợ đến hạn với nhà cung cấp,
và thông thường là ngắn hạn, từ 1-3 tháng. Đây là phần vốn rất quan trọng, phản ánh
sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp. Không có doanh nghiệp nào có thể coi là thành
đặt nếu có vốn bằng tiền thấp. Đây còn là thước đo khả năng thanh toán của doanh
nghiệp. Trên thực tế, vốn bằng tiền chính là số tiền thu được trong bán hàng của doanh
nghiệp. Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
Trong đó tiền đang chuyển là số tiền doanh nghiệp đã được khách hàng thanh toán
thanh toán nhưng đang trong giai đoạn chuyển khoản giữa các ngân hàng hay đang
trên đường về
Vốn hàng hoá là số tiền doanh nghiệp bỏ ra để mua hàng hoá phục vụ cho việc
bán hàng, ngoài phần đã để dự trữ.
Vốn nằm trong thanh toán là khoản tiền doanh nghiệp cho khách hàng trả
chậm, tuỳ từng doanh nghiệp và mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp mà chính
sách tín dụng khách nhau. Doanh nghiệp bán lẻ thì các khoản tiền khách hàng nợ hầu
như không phát sinh. Doanh nghiệp bán buôn thì bắt buộc phải cho khách hàng trả
chậm.
Mỗi doanh nghiệp đều đặt ra một tiêu chuẩn tín dụng để cấp cho khách hàng.
Nếu chính sách của doanh nghiệp là tín dụng rộng rãi thì doanh thu sẽ tăng, nhưng
đồng thời sẽ làm tăng độ rủi ro của các khoản phải thu. Để đề phòng những tổn thất từ
những khoản nợ xấu, hạn chế ảnh hưởng của nó đến việc kinh doanh của doanh
nghiệp thì doanh nghiệp cần phải lập dự phòng.
Vốn lưu động khác:
Vốn lưu động khác là một bộ phận của vốn lưu động trong doanh nghiệp, biểu
hiên bằng giá trị của các khoản chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, các khoản ký
quỹ, ….
Khoản tạm ứng là số tiền doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực
hiện nhiệm vụ được giao, giải quyết một công việc nào đó.
Chi phí trả trước là chi phí thực tế đã phát sinh nhưng vì số phát sinh tưong đối
lớn và có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên không thể tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh của kỳ phát sinh mà phải phân bổ vào chi phí kinh doanh của nhiều
kỳ. Mục đích phân bổ là để cho chi phí kinh doanh không tăng quá cao trong một kỳ
kinh doanh, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Các khoản thế chấp ký quỹ là một bộ phận của vốn lưu động nhưng tạm thời
doanh nghiệp không được sử dụng chuyển nhượngtrong thời gian ký quỹ, nhằm để
đảm bảo hợp đồng hay đảm bảo thanh toán.( Trong doanh nghiệp nhập khẩu, nếu
thanh toán với nước ngoài bằng thư tín dụng thì nhà nhập khẩu phải ký quỹ tại ngân
hàngmột khoản tiền trị giá bằng 10-30% trị giá hàng nhập khẩu để đảm bảo thanh toán
với ngân hàng.
Dựa vào nguồn hình thành thì vốn lưu động được chia thành vốn chủ sở hữu và
vốn vay ngoài.
Vốn chủ sở hữu:
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì vốn chủ sở hữu được hình
thành theo các nguồn khác nhau. Các doanh nghiệp nhà nước thì vốn do ngân sách nhà
nước cấp. Đối với các công ty cổ phần thì vốn do cổ đông đóng góp, công ty TNHH là
do các thành viên đóng góp. Đó là số vốn ngay lúc đầu thành lập, còn trong quá trình
hoạt động, để mở rộng quy mô kinh doanh của mình, các doanh nghiệp không ngừng
bổ xung vốn từ lợi nhuận giữ lại, hay kêu gọi thêm các nhà đầu tư khác tham gia góp
vốn với công ty . Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm là toàn bộ vốn
ban đầu và vốn tự bổ xung luỹ kế tính đến thời điểm đó. Đây là nguồn vốn dài hạn
nhất của doanh nghiệp thương mại, và doanh nghiệp không phải có nghĩa vụ trả lãi
cho việc sử dụng số vốn này.Tuy nhiên, những người chủ doanh nghiệp luôn ý thức
được nghĩa vụ của họ là phải bảo toàn và tăng trưởng vốn. Vốn chủ sở hữu thể hiện sự
tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng cao trong tổng
nguồn vốn thì càng cho thấy sự tự chủ cao của doanh nghiệp. Thông thường tỷ lệ cho
phép là 1/2. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng tự chủ về tài chính càng lớn và ngược lại.
Tuy nhiên, đôi khi tỷ lệ này thấp lại thể hiện uy tín của doanh nghiệp cao, luôn có thể
dễ dàng vay vốn bất kỳ lúc nào. Trong tài chính, người ta thường nói, doanh nghiệp
không cần vốn thì lại dễ vay vốn, còn doanh nghiệp nào mà thiếu vốn thì lại khó vay
vốn, là nói đến uy tín của doanh nghiệp và khả năng tự chủ về tài chính của doanh
nghiệp đó. Khi doanh nghiệp có uy tín cao thì rất dễ vay vốn, mặc dù tỷ số vốn chủ sở
hữu trên tổng vốn nhỏ hơn 1/2, Hoặc là doanh nghiệp vẫn còn nhiều tài sản đảm bảo
nợ vay.
Vốn lưu động huy động từ ngoài doanh nghiệp bao gồm vốn vay ngắn hạn từ
ngân hàng, vốn vay dưới hình thức phát hành các chứng chỉ có giá, và các khoản vay
của các đối tượng khác. Đây là bộ phận vốn quan trọng trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng của từng bộ phận vốn trong tổng mức vốn lưu
động của doanh nghiệp trong một thời kỳ hoặc tại một thời điểm nào đó. Việc nghiên
cứu kết cấu vốn có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý vốn lưu động của doanh
nghiệp . Qua việc nghiên cứu này có thể thấy được tính hợp lý hoặc bất hợp lý của cơ
cấu vốn trong doanh nghiệp mà từ đó có biện pháp điều chỉnh. Chẳng hạn tỷ trọng vốn
khai thác từ bên ngoài quá lớn cho thấy doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc
đảm bảo chi trả cho các chủ nợ hoặc nguợc lại, vốn trong khâu dự trữ quá lớn sẽ dẫn
đến tình trạng ứ đọng vốn, phải gánh chịu chi phí lớn và hiệu quả kinh doanh sẽ thấp.
Vốn khác
Trong thực tế hoạt động kinh doanh có những khoản phải trả, phải nộp như
phải trả người bán, phải trả nội bộ nhưng chưa đến kỳ hạn phải trả, phải nộp hay
những khoản người mua trả tiền trước. Doanh nghiệp có thể sử dụng những khoản
nảytong một thời gian nhất định. Những khoản này được coi như là vốn của doanh
nghiệp mặc dù doanh nghiệp không có quyền sở hữu nhưng có thể sử dụng tạm thời
trong kinh doanh mà không phải trả lãi suất.
3. Chu chuyển vốn lưu động trong doanh nghiệp thương mại
Đặc điểm của vốn lưu động là không ngừng vận động, luôn thay đổi hình thái
biểu hiện, giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị hàng hoá và hoàn thành
một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại diễn ra thường xuyên,
liên tục. Do vậy vốn lưu động cũng liên tục biến đổi qua các giai đoạn biến đổi hình
thái biểu hiện tiền tệ ( T ) và hiện vật (H) khác nhau. Trong các doanh nghiệp khác
nhau, sự vận động của vốn lưu động cũng khác nhau. Sự khác nhau đó do đặc điểm
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định. Quá trình vận động của vốn lưu
động trong doanh nghiệp thương mại bao gồm cả quá trình vận
động và chu chuyển của hàng hoá. Trong các doanh nghiệp thương mại hoạt
động
trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, sự vận động của vốn lưu động trải qua hai
giai đoạn theo trình tự T-H-T’ .
Giai đoạn 1 : để dảm bảo quá trình lưu chuyển hàng hoá, doanh nghiệp phải
ứng trước một số tiền nhất định mua vật tư hàng hoá từ nhiều nguồn khác nhau về dự
trữ. Vốn lưu động trong giai đoạn này chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện
vật ( T-H ).
Giai đoạn 2 : Doanh nghiệp đưa hàng hoá dự trữ đi tiêu thụ và thu tiền về,
vòng tuần hoàn của vốn được kết thúc. Vốn lưu động của doanh nghiệp chuyển từ
hình thái hiện vật ( H) sang trạng thái tiền tệ ( T’= T + t), ở đây T’ lớn hơn T ban đầu
một khoản ( t ) để ngoài việc bù đắp chi phí còn phải thu về một khoản lợi nhuận. Kết
thúc một vòng tuần hoàn, vốn lưu động không nằm im mà tiếp tục một vòng tuần hoàn
mới. Cứ như vậy, vốn lưu động vận động không ngừng và càng ngày càng phát triển.
Như vậy có thể nói chu chuyển vốn lưu động là quá trình vận động tuần hoàn của vốn
lưu động, kể từ khi vốn được ứng ra dưới hình thái ban đầu là tiền tệ, qua một số giai
đoạn vận động nhất định lại quay trở về hình thái ban đầu. Để đánh giá tính năng động
của việc chu chuyển vốn lưu động, người ta sử dụng chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn
lưu động.
Tốc độ chu chuyển vốn lưu động được thể hiện qua hai chỉ tiêu sau đây:
+Số vòng chu chuyển vốn lưu động : Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kì
nhất định , vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng
Số vòng chu
chuyển vốn lưu động
Doanh thu trong kỳ tính theo giá vốn
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
.+Số ngày của một vòng chu chuyển vốn lưu động : Chỉ tiêu này phản ánh thời
gian cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng chu chuyển .
Số ngày một vòng chu chuyển
vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu trong kỳ tính theo giá vốn
Vốn lưu động bình quân trong kì
Tốc độ chu chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu pảhn ánh chất lượng hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Tốc độ chu chuyển vốn lưu động càng nhanhthì lợi nhuận
thu được trên mỗi đồng vốn càng nhiều. Vì vậy, các doanh nghiệp đều hướng tới mục
tiêu tăng lợi nhuận với biện pháp cụ thể là tăng nhanh vòng quay của vốn.
Đối với mỗi doanh nghiệp có chức năng kinh doanh khác nhau thì tố độ chu
chuyển vốn lưu động cũng khác nhau. Vốn lưu động trong các doanh nghiệp thương
mại có thị tốc độ luân chuyển nhanh hơn vốn lưu động trong doanh nghiệp sản xuất.
4.Vai trò của vốn lưu động .
Vốn là tiền đề vật chất không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách
liên tục từ khâu mua hàng đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp phải có một
số vốn nhất định phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, và số vốn này
phải đủ để tồn tại trong cạnh tranh. Nhiều khi trong kinh doanh, câu nói dân gian sau
vẫn đúng : “ Buôn tài không bằng dài vốn” . Dài vốn ở đây có thể hiểu là có nhiều
vốn, hơn cả nhu cầu cần thiết của công việc kinh doanh và hơn vốn của đối thủ cạnh
tranh. Dài vốn còn có nghĩa là đồng vốn đó doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời
gian dài. Bởi vì trong hoạt động thương mại, rất cần có lượng vốn lớn để dự trữ hàng
hoá, phòng khi khan hiếm hàng hoặc khi hàng tăng giá. Những lúc như thế, phần
thắng trong cạnh tranh luôn thuộc về các doanh nghiệp trường vốn.
Để có được một nguồn vốn lớn và ổn định đáp ứng được nhu cầu kinh doanh
của mình, doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu vốn lưu động của mình và có kế
hoạch huy động vốn hiệu quả nhất. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp mới có thể không
ngừng nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ tốt hoạt động kinh doanh của mình
và phục vụ tốt nhu cầu thị trường, tăng doanh thu, lợi nhuận và có được chỗ đứng trên
thương trường.
Vốn là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh cả chiều sâu lẫn
chiều rộng. Nó tạo điều kiện tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó cải
thiện đời sốn của nhân viên công ty. Trong điều kiện hiên nay, vốn là một trong những
tiền đề vật chất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, vốn kinh doanh nói
chung và vốn lưu động nói riêng cá vai trò cực kỳ quan trọng. Đối với doanh nghiệp
thương mại, vốn lưu động là yếu tố trực tiếp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, là
công cụ phản ánh sự vận động của vật tư hàng hoá trong từng thời điểm, thời kỳ của
doanh nghiệp. Cho nên, việc sử dụng vốn lưu động hợp lý có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong các doanh nghiệp thương mại. Nó sẽ góp phần vào viêc tăng doanh thu,
giảm chi phí và kết quả là lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên
Dựa vào vốn doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển, đồng thời làm tròn
nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp phải có ý thức bảo toàn và phát
triển vốn, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, tránh tình trạng lãi giả lỗ thật.
II Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong DNTM
1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Nếu chi phí càng ít mà kết quả thu được càng nhiều thì có nghĩa là hiệu quả
cao. Ngược lại, chi phí lớn mà kết quả thu được lại thấp thí không co hiệu quả hoặc
hiệu quả thấp.
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường phải thực hiện đúng chế độ
hạch toán kinh tế đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi. Điều này đòi hỏi sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể tồn tại
và phát triển trong nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo nghĩa rộng là phạm trù kinh tế
phản ánh những lợi ích đạt được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện trên hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có
sẵn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đặt được nhữn