Nghiên cứu ở Indonexia của Grooteart (1998); ở TanZania của Narayan và Pritchet (1997); ở Kenya của La Ferrar (2002)
Đo lường vốn xã hội bằng cách xác định mức độ tham gia sinh hoạt cộng đồng của các cá nhân trong hộ gia đình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tỷ lệ thuận của vốn xã hội đến phúc lợi của hộ là rất lớn.
46 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vốn xã hội gợi ý về tư duy phát triển dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỐN XÃ HỘI Giảng viên: Ths Huỳnh Thanh Điền TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH GỢI Ý VỀ TƯ DUY PHÁT TRIỂN DỰ ÁN Mục tiêu tham luận Thảo luận tính khả thi của vốn xã hội trong đóng góp vào sự thành công của các dự án đầu tư Gợi ý xây dựng về vốn xã hội Giải thích hiện tượng tăng trưởng kinh tế như thế nào? Trong tiến trình truy tìm nguồn lực giải thích hiện tượng tăng trưởng và phát triển kinh tế Có hai dòng lý thuyết chính được hình thành Dòng thứ nhất giải thích nguồn lực tăng trưởng kinh tế là vốn vật chất và trình độ công nghệ (lý thuyết tân cổ điển) Dòng thứ thuộc về thể chế, trong đó yếu tố lịch sử, văn hoá, xã hội làm trung tâm Thể chế Lịch sử, văn hoá và xã hội Lý thuyết Tân cổ điển Vốn vật chất và trình độ công nghệ Tiếc thay Cả hai dòng lý thuyết này chưa giải thích thoả mãn các vấn đề đang xãy ra: Dòng lý thuyết tân cổ điển đã không giải thích được các hiện tượng suy thoái kinh tinh tế vào những năm 60, 70 của thế kỹ 20 và các cuộc khủng hoãng kinh tế gần đây trên thế giới. Dòng lý thuyết thể chế tuy nêu bậc được nhiều lý lẽ giải thích sự tăng trưởng và phát triển kinh tế mang tính logic nhưng vẫn chưa đưa ra được các kiến nghị chính sách cụ thể giúp giải quyết vấn đề kinh tế vĩ mô cũng như vi mô. Lý thuyết thể chế Lý thuyết Tân Cổ Điển Thất bại Truy tìm nguồn lực mới Trong bối cảnh đó, một vài năm gần đây nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của xã hội trong sinh hoạt kinh tế Dưới gốc độ xã hội học, có những luận đề về sự suy giảm “tính cộng đồng” của Robert Putnam (1995), Frances Fukuyama (1994) ở phương Tây Ở Châu Mỹ La Tinh thì có Hernando De Soto (2000) bàn về vai trò của thể chế phát triển kinh tế. Các luận đề này tuy chưa đưa ra được lời giải thích thoả đáng, nhưng đã gợi ý được sự xuất hiện của nguồn lực vô hình đóng góp vào tiến trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vốn xã hội là gì? Góc độ xã hội học: Brodieu (1986); coleman (1998, 2000); Putnam (1995) Góc độ kinh tế: Hernaldo De Soto (2000), Fukuyama (1995), Réjean và cộng sự (2000) Kết quả nghiên cứuvốn xã hội trong kinh tế VĨ MÔ VI MÔ Vốn xã hội và các vấn đề kinh tế vĩ mô Vốn xã hội tác động đến phúc lợi hộ gia đình Nghiên cứu ở Indonexia của Grooteart (1998); ở TanZania của Narayan và Pritchet (1997); ở Kenya của La Ferrar (2002) Đo lường vốn xã hội bằng cách xác định mức độ tham gia sinh hoạt cộng đồng của các cá nhân trong hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tỷ lệ thuận của vốn xã hội đến phúc lợi của hộ là rất lớn. Nghiên cứu của Eward Miguel, Paul Gerler và David I Levine (2002) về sự tác động của quá trình công nghiệp hoá ở Indonexia đến vốn xã hội. Kết quả nghiên cứu đề nghị nên dự báo vốn xã hội trong phân tích các chính sách kinh tế xã hội, Nghĩa là cần có một mô hình đầu tư vốn xã hội để gợi ý chính sách cho quá trình công nghiệp hoá của Indonexia từ năm 1997. Vốn xã hội tác động đến quá trình công nghiệp hóa Nghiên cứu của John Maliccio, Lawrance Haddad, And Julia N May (1999) về vốn xã hội và sự sinh ra thu nhập ở Nam Phi giai đoạn 1993 – 1998. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu điều tra từ ở những tỉnh lớn nhất của Nam Phi để ước lượng hàm thu nhập bình quân đầu người với vốn xã hội. Nghiên cứu cố định các yếu tố tác động khác để xem vốn xã hội tác động đến thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội không có tác động đến thu nhập bình quân đầu người trong năm 1993 nhưng lại có tác động tỷ lệ thuận và có ý nghĩa vào năm 1998. Tác giả giải thích điều này do sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế Nam Phi, mà nguyên nhân là nạn phân biệt chủng tộc ở Nam phi đã được tháo bỏ. Vốn xã hội tác động đến thu nhập Nghiên cứu của Christan Bjonskov (2004) về tác động của các yếu tố cấu thành vốn xã hội tác động đến thu nhập. Ông chỉ ra rằng mạng lưới xã hội của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho người đó. Tuy nhiên, phụ nữ nhận được thu nhập từ mạng lưới xã hội nhiều hơn nam giới. Vốn xã hội tác động đến thu nhập Nghiên cứu tác động của vốn xã hội đến các căn bệnh xã hội được thực hiện bởi Dr.Holtgrave và R A Crosby (2003) ở Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội có tác động đến việc phát sinh các căn bệnh xã hội như lậu, giang mai, Sida. Vốn xã hội tác động đến các căn bệnh xã hội Vốn xã hội là lời giải cho bài toán phối hợp Vốn xã hội giúp giải quyết sự thất bại của bài toán phối hợp “bài toán phối hợp” (coordination problems) – coordination failures Vốn xã hội tác động đến quá trình toàn cầu hóa Vốn xã hội được cải thiện sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và phân công lao động (Maskell, 1999). Vốn xã hội, qua dạng tin cẩn, sẽ tăng mức khả tín của quan chức nhà nước, đặc biệt là khi họ tuyên bố về chính sách kinh tế và tài chính. Do đó vốn xã hội sẽ nâng cao mức đầu tư và những hoạt động kinh tế khác. Vốn xã hội quyết định tính khả thi của chính sách Đảm bảo các khế ước xã hội được thực thi, tham nhũng càng ít, quyết định của nhà nước càng minh bạch, dễ kiểm soát, và bộ máy hành chính càng hữu hiệu. Vốn xã hội giúp hài hòa những xung khắc mà một cơn khủng hoảng kinh tế sẽ phơi trần. Thiếu vốn xã hội, ảnh hưởng của các cú sốc kinh tế sẽ trầm trọng và lâu dài hơn. Vốn xã hội và hậu khủng hoảng kinh tế Một xã hội đoàn kết, ít chia rẽ sẽ dễ hồi phục sau những cú “sốc” kinh tế. Theo Rodrik (1999), những cú sốc này đòi hỏi sự quản lí những quyền lợi khác nhau trong xã hội. Giúp người ta tiến thân bằng con đường học vấn hơn là việc tìm cách móc nối Vốn xã hội và các loại vốn khác Ảnh hưởng đến chất lượng và tốc độ tích lũy của những loại vốn khác. Chẳng hạn, vốn xã hội có thể làm tăng vốn con người (Coleman 1988). Vốn xã hội trong doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tế bào đóng góp vào tiến trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia, không nhiều nghiên cứu bàn về vai trò của vốn xã hội trong quản trị doanh nghiệp, Nghiên cứu của Réjean. L, Nabil. A và Moketar (2000) về vai trò của vốn xã hội vào sự đổi mới doanh nghiệp, Eleni Z. Gabre-Madhin (2000) nghiên cứu về tác động của vốn xã hội vào đến chi phí giao dịch của doanh nghiệp. Vốn xã hội trong doanh nghiệp Vốn xã hội trong doanh nghiệp tồn tại với những hình thức khác nhau như sự tín cẩn (trust), sự có đi có lại hay sự hỗ tương (reciprocity), quy tắc (norms) và mạng lưới xã hội (networks) (Colleman, 2000; Dasgupta và Serageldin, 2000; Fountain, 1998; Lesser, 2000; Putnam, 1995). Nhờ vào sự tín cẩn lẫn nhau nên doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ (reciprocity) và hành xử (norms) theo chuẩn mực từ các chủ thể khác, tạo nên nghĩa vụ lâu dài với đối tác. Mạng lưới (networks) liên kết giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các thông tin để thực hiện cải tiến quản trị doanh nghiệp. Vốn xã hội trong doanh nghiệp Sự tín cẩn (trust) được phát triển qua thời gian trên cở sở nhiều lần làm ăn với nhau. Sự tín cẩn tiết kiệm thời gian để theo dõi và kiểm tra nhau, thay vào đó họ dành nhiều thời gian, công sức để tập trung nghiên cứu các giải pháp cải tiến. Đóng góp của VXH trong doanh nghiêp Vốn xã hội góp phần cắt giảm chi phí giao dịch, đáng kể nhất là chi phí thông tin, sự mặt cả, chi phí thủ tục hành chính (Maskell, 1999). Vốn xã hội sẽ giúp giảm những hành động phi pháp, thông tin chính xác tạo ra sự tình nguyện gia nhập các hiệp hội, hỗ trợ thông tin trong cộng đồng doanh nghiệp. PHÂN BIỆT VỐN XÃ HỘI & VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Văn hoá doanh nghiệp Văn hóa DN được gầy dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chúng trở thành các giá trị tin thần chi phối hành vi của các thành viên của DN theo đuổi và thực hiện các mục đích Biểu hiện VHDN Cấp độ hữu hình là những đồ vật: báo cáo, bàn ghế, phim… hoặc máy móc, thiết bị, nhà xưởng… hoặc ngôn ngữ, hoặc chuẩn mực hành vi, hoặc các nguyên tắc Cấp độ giá trị thể hiện: hình thành khách quan hoặc tự phát; và do mong muốn của lãnh đạo; Cấp độ ngầm định: đó là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc được coi là đương nhiên. Đó là nền tảng cho hành động của nhân viên Vốn xã hội và văn hóa doanh nghiệp Vốn xã hội có thể được xem như là nguồn vốn đầu tư ban đầu cho một dự án khởi sự kinh doanh; Văn hóa doanh nghiệp phát sinh sau khi dự án kinh doanh đó đi vào hoạt động Vốn xã hội có thể đo lường nhiều hay ít Văn hóa doanh nghiệp chỉ có thể là mạnh hay yếu Vốn xã hội và văn hóa doanh nghiệp Vốn xã hội và văn hóa doanh nghiệp Vốn xã hội là nguồn lực kinh doanh Trong khi văn hóa doanh nghiệp là nghệ thuật sử dụng nguồn vốn Vốn xã hội và văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp và vốn xã hội sẽ tăng trưởng và phát triển theo thời gian Tùy thuộc vào tư duy của người lãnh đạo Đo lường vốn xã hội Đo lường vốn xã hội Đo lường vốn xã hội Đo lường vốn xã hội CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỐN XÃ HỘI VỐN VẬT THỂ Yếu tố thành công của một dự án khởi nghiệp Vốn vật thể và trình độ công nghệ là điều kiện cần nhưng không đủ để một dự án thành công Vốn xã hội sẽ tạo nên sự khác biệt giữa các chủ đầu tư Làm sao để huy động được vốn vật thể Bài toán hiện nay là làm sao để huy động vốn vật thể Điều này không chỉ cần nghệ thuật mà còn cần đến nguồn lực Đó là những nguồn lực thuộc về thể chế (vốn xã hội, pháp luật và chính trị) Thường biểu hiện dưới các vấn đề như môi trường đầu tư kinh doanh, cơ chế quản lý ngành, tính thực thi của cơ quan hành pháp và lập pháp.... Phải chăng đó chính là quan điểm mới để giải bài toán về sự phát triển kinh tế. Những tranh luận về vốn xã hội Đã không ít học giả bàn tán về việc sử dụng ý niệm “vốn” trong “vốn xã hội”, những tranh luận xung quanh câu hỏi thật sự căn bản: tại sao gọi nguồn lực này là “vốn”? Người biện hộ cho bản chất “vốn” của nguồn lực này đưa ra ba lí do chính. Thứ nhất, nó giống những loại vốn (đã được công nhận) khác ở chỗ có thể tích lũy từ các loại nguồn lực khác với mong mỏi sẽ có thêm thu hoạch (dù không chắc) trong tương lai. Thứ hai, vốn xã hội có thể được sử dụng trong nhiều việc khác nhau (Coleman 1988). Thứ ba, vốn xã hội có thể được chuyển thành những loại nguồn lực khác, vốn khác (Bourdieu 1985). Bảo vệ ý niệm “vốn” Tất nhiên, vốn xã hội có vài dị biệt với những loại vốn khác. Chẳng hạn, khác vốn tài chính (nhưng giống vốn vật thể và vốn con người), vốn xã hội cần được nuôi dưỡng, bảo trì, để tiếp tục có ích. Rồi, cũng không thể tiên đoán suất chiết khấu của vốn xã hội. Về đặc tính này, vốn xã hội giống với vốn con người, nhưng khác với vốn vật thể Bảo vệ ý niệm “vốn” Căn bản hơn, không giống mọi loại vốn khác, vốn xã hội là sản phẩm của tập thể, không của chỉ một cá nhân. Nó tùy vào “lòng tốt” của kẻ khác, sự “có đi có lại” của nhiều người, và lợi ích của nó cũng là của chung. Dùng thuật ngữ kinh tế, có thể nói vốn xã hội là một loại hàng hóa công. Không một ai có thể độc quyền “sở hữu” mạng lưới xã hội, ngăn chặn lợi ích đến người khác. Song, ngược lại, chỉ một vài cá nhân thôi cũng đủ làm đổ vỡ vốn xã hội mà tập thể đã dày công xây dựng. Bác bỏ ý niệm “vốn” Gần đây, nhiều nhà kinh tế chính thống (Arrow, Solow, Stiglitz) đã phân tích cặn kẽ khái niệm vốn xã hội và nêu ra một số dè dặt về sự thích hợp của chữ “vốn” trong cụm từ này. Arrow nhắc lại rằng vốn vật thể có ba đặc tính: trải ra trong thời gian (extension in time), hàm chứa những hi sinh cho lợi ích mai sau, và có thể được chủ thể này chuyển nhượng cho chủ thể khác. Theo Arrow, “vốn xã hội” có đặc tính thứ nhất nhưng thiếu đặc tính thứ hai và thứ ba. Solow đặt thêm câu hỏi: vốn vật thể có thể đo lường “suất thu hoạch”, còn vốn xã hội thì làm sao đo? “Suất thu hoạch” của nó là cái gì? Và Ostrom châm thêm: vốn xã hội có đặc tính là càng sử dụng thì giá trị càng tăng, hoàn toàn trái ngược với vốn vật thể Lời bình dành cho Arrow So sánh của Arrow giống như so sánh con Chó với con Mèo Dựa vào những đặc tính của con Mèo rồi nói con Chó không có vài đặc tính của con mèo Sau đó kết luận con mèo không phải là con Thay lời kết Dòng lý thuyết tân cổ điển đang dần trở nên siêu thực khi không giải thích các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra gần đây Thế giới đang phẳng dần Nguồn lực tự do di chuyển theo quy luật từ thấp đến cao, từ ít hiệu quả đến nơi có hiệu quả Sự khác biệt về tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia không còn là sự khác biệt về vốn vật thể Mà là sự khác biệt về vốn xã hội Chính phủ cần quan tâm dự báo sự thay đổi của vốn xã hội trong việc ban hành các chính sách kinh tế xã hội Thay lời kết Cần có kế hoạch đầu tư khai thác hợp lý Cần sử dụng nó để sinh ra các nguồn lực khác Cũng như điều phối các nguồn lực khác một cách hợp lý Như vây sẽ giảm bớt những cuộc khủng hoảng và sẽ dễ dàng vượt qua được cơn khủng hoảng Gợi ý nghiên cứu Từ những luận điểm trên, có đủ cơ sở để ta tin rằng vốn xã hội là một nguồn lực đóng góp vào tiến trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia cung như doanh nghiệp Rất cần có nhiều nghiên cứu về vốn xã hội trong lĩnh vực nghiên cứu để làm cơ sở cho việc xây dựng khung chính sách của quốc gia và doanh nghiệp THẢO LUẬN