Xác định và hạch toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp

Mục lục I./ Sự cần thiết phải lập dự phòng II/ Các loại dự phòng III/ Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1/ Mục đích và sự cần thiết lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 2/ Đối tượng và điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 3/ Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 4/ Phương pháp hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 5/ Xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. IV/ Hạch toán dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư 1/ Mục đích và sự cần thiết lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư 2/ Đối tượng và điều kiện lập dự phòng giảm giá chứng khoán. đầu tư 3/ Phương pháp lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư 4/ Phương pháp hạch toán dự phòng giảm chứng khoán. đầu tư 5/ Xử lý khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư V/ Hạch toán dự phòng các khoản phải thu khó đòi 1/ Mục đích và sự cần thiết lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi 2/ Đối tượng và điều kiện lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi 3/ Phương pháp lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. 4/ Phương pháp hạch toán dự phòng các khoản phải thu khó đòi. 5/ Xử lý khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi. VI/ Một vài ý kiến về việc xác định và lập các khoản dự phòng trong doanh nghiệp ở Việt nam. 1/ Về việc xác định và lập các khoản dự phòng đầu tư tài chính. 2/ Về việc xác định và lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 3/ Về việc xác định và lập các khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi. 4/ Xử lý các khoản dự phòng nợ khó đòi khi trích thêm. 1/ Mục đích và sự cần thiết phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: ? Mục đích: Xuất phát từ thực tế giá cả của hàng hoá tồn kho thường xuyên biến động tăng (giảm) do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan như giảm giá, lỗi thời . Để hạn chế bớt những thiệt hại xảy ra trong kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho. Cuối kỳ kế toán nếu nhận thấy có bằng chứng chác chắn về sự giảm giá thường xuyên cụ thể xảy ra trong kỳ kế toán thì tiến hành lập dự phòng. Việc lập dự phòng hàng tồn kho đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thực tế thuần tuý hàng tồn kho của doanh nghiệp nhằm đưa ra một hình ảnh trung thực về hình ảnh của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán. Giá trị thuần của hàng tồn kho thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp là giá trị điều chỉnh giữa giá trị hàng tồn kho thực tế trên sổ kế toán và trị giá dự phòng giảm giá hàng tồn kho đ• lập ở cuối kỳ hạch toán. ? Sự cần thiết phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: . Theo chế độ kế toán hiện hành, hàng tồn kho được ghi chép trên sổ kế toán theo giá thực tế. Nhưng trên thực tế giá mua hàng tồn kho trên thị trường có thể bị giảm so với giá gốc. Để thực hiện nguyên tắc thận trọng của kế toán thì cần phải lập dự phòng cho phần giá trị hàng tồn kho bị giảm sút. Qua đó, phản ánh giá trị thực hiện thuần của hàng tồn kho, giá trị thực hiện thuần của hàng tồn kho là giá có thể bán được trên thị trường 2/ Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: Theo qui định (Thông tư số 107/2001TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 31/12/2001 việc trích lập dự phòng hàng tồn kho phải có hoá đơn, chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo qui định của Bộ Tài chính. là những vật tư, hàng hoá thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thu hồi hoặc giá thị trường thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán. Các loại vật liệu chính dùng cho sản xuất, các loại vật tư, hàng hoá, thành phẩm tồn kho để bán mà giá thị trường thấp hơn giá thực tế đang ghi sổ kế toán. Vật tư hàng hoá tồn kho có giá trị bị giảm so với giá ghi trên sổ kế toán nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ vật tư, hàng hoá ngày không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 3/ Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình giảm giá số lượng hàng tồn kho thực tế của từng loại vật tư, hàng hoá để xác định mức lập dự phòng theo công thức sau:

doc21 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3439 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xác định và hạch toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan