Xác định và phân tích kết quả kinh doanh Công ty Dược Phẩm An Giang

Trong tiến trình hội nhập AFTA và chuẩn bịgia nhập WTO ởnước ta thì hoạt động của các doanh nghiệp không chỉdừng ởquá trình sửdụng các tưliệu sản xuất chếtạo ra sản phẩm đểthoảmãn nhu cầu xã hội, mà các doanh nghiệp phải hoạch định sách lược sản xuất kinh doanh đểtăng khảnăng cạnh tranh trước áp lực hội nhập không chỉtrên thịtrường trong nước màngay cảthịtrường thế giới. Xét vềmặt tổng thểhoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉchịu tác động của qui luật giá trịmàcòn chịu tác động của qui luật cung cầu và qui luật cạnh tranh. Sau mỗi quá trình sản xuất, mọi sản phẩm của doanh nghiệp phải được đưa ra thịtrường đánh giá. Thịtrường có thểnói là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Những sản phẩmsau khi đem ra thị trường tiêu thụsẽ đem vềmột khoản tiền nhất định và ta gọi đó là doanh thu. Nhờcó doanh thu doanh nghiệp có thểtrang trãi các khoản chi phí đã bỏra trong quá trình sản xuất và trích nộp các khoản bảo hiểm, thuếcho Nhà nước. Nhưvậy doanh thu là sựtái tạo nguồn vốn bỏra. Nếu doanh nghiệp thực hiện được nguyên tắc: “nguồn vốn tái tạo lớn hơn nguồn vốn bỏra” thì doanh nghiệp đã biểu hiện thành công trong kinh doanh, hay nói cách khác là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quảvà thu được lợi nhuận. Doanh thu sau khi trừcác khoản chi phí thì còn lại là lợi nhuận

pdf93 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2284 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xác định và phân tích kết quả kinh doanh Công ty Dược Phẩm An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: .............................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:.......................................................................2 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..............................................................3 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .........................................................................4 PHẦN NỘI DUNG................................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: ........................................5 1.1. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:......................................................................................................5 1.1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA KẾT QUẢ KINH DOANH:............5 1.1.1.1. Khái niệm: ...............................................................................5 1.1.1.2. Ý nghĩa: ...................................................................................6 1.1.2. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH:......6 1.1.2.1. Khái niệm kế toán: ..................................................................6 1.1.2.2. Nguyên tắc kế toán:.................................................................6 1.1.2.3. Nhiệm vụ kế toán: ...................................................................7 1.1.3. NỘI DUNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: .......................................................................................7 1.1.3.1. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:......7 1.1.3.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: ...........7 1.1.3.1.2. Kế toán các khoản làm giảm trừ doanh thu:...................10 1.1.3.1.3. Kế toán doanh thu thuần:................................................11 1.1.3.1.4. Tập hợp chi phí:..............................................................11 1.1.3.2. Kế toán xác định kết quả hoat động tài chính: ......................14 1.1.3.2.1. Tài khoản sử dụng: .........................................................14 1.1.3.2.2. Nguyên tắc hạch toán: ....................................................14 1.1.3.2.3. Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 10) ........................................15 1.1.3.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động khác: ............................15 1.1.3.3.1. Tài khoản sử dụng: .........................................................15 1.1.3.3.2. Nguyên tắc hạch toán: ....................................................15 1.1.3.3.3. Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 11) ........................................15 1.1.3.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:...................................15 1.1.3.4.1. Khái niệm: ......................................................................15 1.1.3.4.2. Nguyên tắc hạch toán: ....................................................15 1.1.3.4.3. Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 12) ........................................16 1.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: ................16 1.2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP:................................................16 1.2.1.1. Khái niệm lợi nhuận:.............................................................16 1.2.1.2. Ý nghĩa lợi nhuận:.................................................................16 1.2.1.3. Nhiệm vụ của phân tích lợi nhuận: .......................................17 1.2.2. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN:........17 1.2.2.1. Mục đích phân tích lợi nhuận:...............................................17 1.2.2.2. Nội dung phân tích: ...............................................................18 1.2.2.2.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận của toàn doanh nghiệp: ............................................................................................18 1.2.2.2.2.Phân tích tình hình lợi nhuận của từng bộ phận:.............18 1.2.2.2.3. Phân tích các chỉ số chủ yếu:..........................................18 1.2.3. CÁC TÀI LIỆU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN:..19 1.2.3.1. Bảng cân đối kế toán: ............................................................19 1.2.3.2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh: ........................................19 1.2.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH: ..................................................19 1.2.4.1. Phân tích theo chiều ngang: ..................................................19 1.2.4.2. Phân tích theo chiều dọc: ......................................................20 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY .........................21 2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: ..................................21 2.2. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI KINH DOANH VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY:.................................................................................................22 2.3. BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ:......................................................23 2.3.1. Cơ cấu tổ chức: ............................................................................23 2.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban :...............................23 2.4. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ: ...............................................................24 2.4.1. Thị trường tiêu thụ hiên tại: .........................................................24 2.4.2. Dự báo thị trường sắp tới: ............................................................25 2.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI: ......................................................................................26 2.5.1. Thuận lợi: .....................................................................................26 2.5.2. Khó khăn:.....................................................................................26 2.5.3. Phương hướng trong thời gian tới:...............................................27 CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI CÔNG TY ..............................28 3.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP:....................................................................................................28 3.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HẠCH TOÁN:.......................28 3.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:.....................................................28 3.2.2. Hình thức kế toán Công ty đang áp dụng: Nhật ký chung...........29 3.2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: ..............................................29 3.2.2.2. Phương pháp ghi chép:..........................................................30 3.2.2.3. Các báo cáo kế toán sử dụng trong công ty: .........................31 3.2.3. Các chứng từ sổ sách liên quan:...................................................31 3.2.3.1. Các chứng từ sử dụng:...........................................................31 3.2.3.2. Các loại sổ sử dụng: ..............................................................31 3.3. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:....................................................................................................31 3.3.1. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: ..........31 3.3.1.1. Kế toán doanh thu: ................................................................31 3.3.1.1.1. Phương thức bán hàng: ..................................................31 3.3.1.1.2. Hình thức thanh toán: .....................................................32 3.3.1.1.3. Kế toán doanh thu:..........................................................32 3.3.1.2. Kế toán chi phí: .....................................................................40 3.3.1.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán: ..............................................40 3.3.1.2.2. Kế toán chi phí bán hàng: ...............................................45 3.3.1.2.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:...........................46 3.3.2. Kế toán xác định kết quả hoạt động tài chính:.............................48 3.3.2.1. Thu nhập hoạt động tài chính:...............................................48 3.3.2.2. Chi phí hoạt động tài chính: ..................................................49 3.3.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động khác: ...................................49 3.3.3.1. Thu nhập khác: ......................................................................49 3.3.3.2. Chi phí khác: .........................................................................50 3.3.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:..........................................51 3.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: ................54 3.4.1. Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua 3 năm:.......57 3.4.2. Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của công ty năm 2003:...............................................................................................66 3.4.2.1. Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch của hoạt động sản xuất kinh doanh: .................................................................................66 3.4.2.2. Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch hoạt động khác: ......67 3.4.3. Phân tích các tỷ số: ......................................................................68 3.4.3.1. Phân tích tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn:................................68 3.4.3.1.1. Phân tích tình hình thanh toán:.......................................68 3.4.3.1.2. Phân tích khả năng thanh toán:.......................................70 3.4.3.2. Phân tích các tỷ số hoạt động:...............................................71 3.4.3.2.1. Vòng quay hàng tồn kho: ...............................................71 3.4.3.2.2. Vòng luân chuyển các khoản phải thu:...........................72 3.4.3.2.3. Vòng quay vốn: ..............................................................72 3.4.3.3. Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu vốn kinh doanh: ..........74 3.4.3.3.1. Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ:.......................................74 3.4.3.3.2. Tỷ suất đầu tư và tỷ trọng TSLĐ trong tổng tài sản:......74 3.4.3.4. Phân tích khả năng sinh lời: ..................................................75 3.4.3.4.1. Chỉ số lợi nhuận hoạt động:............................................75 3.4.3.4.2. Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu: ............................76 3.4.3.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): ....................76 3.4.3.4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): ..............77 PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................82 1. GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ:......................................................................82 1.1.Về công tác tổ chức kế toán trong công ty: .........................................82 1.2.Về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: ..................................84 2. KẾT LUẬN: ..............................................................................................87 Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy Công ty Dược Phẩm An Giang PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong tiến trình hội nhập AFTA và chuẩn bị gia nhập WTO ở nước ta thì hoạt động của các doanh nghiệp không chỉ dừng ở quá trình sử dụng các tư liệu sản xuất chế tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu xã hội, mà các doanh nghiệp phải hoạch định sách lược sản xuất kinh doanh để tăng khả năng cạnh tranh trước áp lực hội nhập không chỉ trên thị trường trong nước mà ngay cả thị trường thế giới. Xét về mặt tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ chịu tác động của qui luật giá trị mà còn chịu tác động của qui luật cung cầu và qui luật cạnh tranh. Sau mỗi quá trình sản xuất, mọi sản phẩm của doanh nghiệp phải được đưa ra thị trường đánh giá. Thị trường có thể nói là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Những sản phẩm sau khi đem ra thị trường tiêu thụ sẽ đem về một khoản tiền nhất định và ta gọi đó là doanh thu. Nhờ có doanh thu doanh nghiệp có thể trang trãi các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất và trích nộp các khoản bảo hiểm, thuế cho Nhà nước. Như vậy doanh thu là sự tái tạo nguồn vốn bỏ ra. Nếu doanh nghiệp thực hiện được nguyên tắc: “nguồn vốn tái tạo lớn hơn nguồn vốn bỏ ra” thì doanh nghiệp đã biểu hiện thành công trong kinh doanh, hay nói cách khác là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và thu được lợi nhuận. Doanh thu sau khi trừ các khoản chi phí thì còn lại là lợi nhuận. Lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường bởi nó có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp. Có lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng, đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế; đồng thời một phần lợi nhuận sẽ được dùng để trả cổ tức cho các cổ đông, trích lập các quỹ để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 1 Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy Công ty Dược Phẩm An Giang Vì vậy khi doanh nghiệp bước vào một thị trường cạnh tranh, hội nhập thì việc đánh giá, xem xét một cách chính xác doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay có lợi nhuận không thông qua công tác hạch toán các khoản doanh thu, chi phí có hệ thống, đúng nguyên tắc và đúng chuẩn mực kế toán là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp hiện nay. Ngược lại, có thể làm cho nhà quản trị nhận định sai lầm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể làm cho nhà quản trị đưa ra những quyết định sai lầm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh việc xác định lợi nhuận một cách chính xác thông qua công tác hạch toán các khoản doanh thu, chi phí phù hợp, đúng nguyên tắc, đúng chuẩn mực thì việc phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua việc phân tích lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ tăng trưởng lợi nhuận và mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp nhằm tìm ra những nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp, chính sách để phát huy nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu cực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Từ đó cho thấy: việc xác định và phân tích xem doanh nghiệp hoạt động thật sự có hiệu quả không hay có lợi nhuận không là vấn đề quan trọng hàng đầu trong công tác quản trị hiện nay. Vì vậy trong thời gian thực tập được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong công ty Dược Phẩm An Giang em đã chọn và thực hiện đề tài: “Xác định và phân tích kết quả kinh doanh công ty Dược Phẩm An Giang” để hoàn thành luận văn của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 2 Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy Công ty Dược Phẩm An Giang và tất cả vì lợi nhuận. Để biết được doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận không đòi hỏi phải có hệ thống kế toán ghi chép một cách chính xác, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Quá trình xử lý nghiệp vụ, lưu chuyển chứng từ, hạch toán chi tiết tổng hợp doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống kế toán của doanh nghiệp, và đề ra một số kiến nghị để góp phần vào việc xây dựng hệ thống kế toán của doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn. Đồng thời đề tài còn nghiên cứu, đánh giá tình hình lợi nhuận của toàn doanh nghiệp, tìm ra những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận để đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ¾ Thu thập số liệu: ƒ Thông qua quan sát, tìm hiểu tình hình thực tế của công ty trong thời gian thực tập. ƒ Đồng thời thu thập số liệu thông qua các báo cáo và tài liệu của công ty cung cấp. ƒ Qua đó thu thập thêm các thông tin trên báo chí, internet. ¾ Phân tích số liệu: Công cụ phân tích số liệu chủ yếu là so sánh, tổng hợp các kết quả đạt được qua các năm để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời so sánh kết quả thực tế đạt được với kế hoạch để đánh giá xem doanh nghiệp có hoàn thành kế hoạch đề ra không? Trên cơ sở đó còn vận dụng công cụ phân tích để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống kế toán của doanh nghiệp, từ đó đề ra các phương hướng để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu giúp hệ thống kế toán của doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn. SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 3 Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy Công ty Dược Phẩm An Giang 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Trong quá trình chọn đề tài và thực hiện đề tài được sự hướng dẫn của thầy cô em đã chọn công ty Dược An Giang trụ sở đặt tại số 27 đường Nguyễn Thái Học, Phường Mỹ Bình, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang làm nơi thực tập. Do thời gian thực tập tại công ty có giới hạn và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp nên đề tài nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là chủ yếu. Do kiến thức còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi sai sót kính mong sự chỉ bảo nhiều hơn của Thầy Cô và các anh chị trong công ty. SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 4 Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy Công ty Dược Phẩm An Giang PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: 1.1. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: 1.1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA KẾT QUẢ KINH DOANH: 1.1.1.1. Khái niệm: Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. ƒ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là số còn lại của doanh thu thuần sau khi trừ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: ∗ Kết quả của hoạt động sản xuất, chế biến. ∗ Kết quả của hoạt động thương mại. ∗ Kết quả của hoạt động lao vụ, dịch vụ. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN ƒ Kết quả hoạt động tài chính: Là số còn lại của các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính sau khi trừ các khoản chi phí hoạt động tài chính như: mua bán chứng khoán, cho vay, góp vốn liên doanh… Kết quả hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính ƒ Kết quả hoạt động khác: Là số còn lại của các khoản thu nhập khác (ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp) sau khi trừ các khoản chi phí khác như: nhượng bán, thanh lý tài sản…. SVTH:Nguyễn Hồ Phương Thảo Trang 5 Xác định và phân tích kết quả kinh doanh GVHD:Th.s Nguyễn Vũ Duy Công ty Dược Phẩm An Giang Kết quả hoạt động khác = Thu nhập hoạt động khác _ Chi phí hoạt động khác 1.1.1.2. Ý nghĩa: Mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường được quan tâm nhất là kết quả kinh doanh và làm thế nào để kết quả kinh doanh càng cao càng tốt (tức lợi nhuận mang lại càng nhiều). Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát các khoản doanh thu, chi phí và xác định, tính toán kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải biết kinh doanh mặt hàng nào để có kết quả kinh doanh cao