1.1 Tên dự án
Tên dự án: Công ty Trách nhiệm hữu hạn thuốc Bảo vệ thực vật Sài Gòn công suất 4000 tấn sản phẩm/năm (Công ty TNHH thuốc BVTV Sài Gòn).
Địa điểm thực hiện: Lô D6, đường số 1, KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
Hình thức đầu tư: 100% vốn đầu tư trong nước dưới hình thức công ty TNHH có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.2 Vị trí địa lý của dự án
Dự án nằm trong lô D6 thuộc khu công nghiệp Hiệp Phước- Nhà Bè, với diện tích 50.000 m2 có vị trí tiếp giáp như sau:
• Phía bắc: giáp với rạch Ông Dinh
• Phía nam: giáp rạch Hộp
• Phía tây: giáp đường số 1 (đường trục bắc-nam của KCN Hiệp Phước)
• Phía đông: giáp rạch Ông Dinh
17 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định vấn đề môi trường quan trọng của dự án Xây dựng Công ty TNHH thuốc BVTV Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ò
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Môn học
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
BTKN
Chủ đề : Xác định vấn đề môi trường quan trọng của dự án Xây dựng Công ty TNHH thuốc BVTV Sài Gòn
Nhóm: 9
Sinh viên
Mã số sinh viên
1
Bùi Quyên Anh
91102003
2
3
4
5
6
Nguyễn Bình
Võ Kim Ngân
Võ Thị Quỳnh Trâm
Lê Thị Mỹ Trinh
Phạm Thụy Thanh Tuyền
91101008
91102208
91102144
91102152
91102162
Nộp bài: 23g30 ngày 27/08/2014
Tp. Hồ Chí Minh, 2014
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình dự án
Bảng 1.2 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt huyện Nhà Bè-09/2010
Bảng 1.3 Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh của huyện Nhà Bè tháng 7 năm 2011.
Bảng 2.1 Xác định các tác động lên dự án bằng phương pháp ma trận
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí địa lý của dự án
1. GIỚI THIỆU DỰ ÁN
1.1 Tên dự án
Tên dự án: Công ty Trách nhiệm hữu hạn thuốc Bảo vệ thực vật Sài Gòn công suất 4000 tấn sản phẩm/năm (Công ty TNHH thuốc BVTV Sài Gòn).
Địa điểm thực hiện: Lô D6, đường số 1, KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM
Hình thức đầu tư: 100% vốn đầu tư trong nước dưới hình thức công ty TNHH có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.2 Vị trí địa lý của dự án
Dự án nằm trong lô D6 thuộc khu công nghiệp Hiệp Phước- Nhà Bè, với diện tích 50.000 m2 có vị trí tiếp giáp như sau:
Phía bắc: giáp với rạch Ông Dinh
Phía nam: giáp rạch Hộp
Phía tây: giáp đường số 1 (đường trục bắc-nam của KCN Hiệp Phước)
Phía đông: giáp rạch Ông Dinh
Hình 1.1: Vị trí địa lý của dự án
1.3 Quy mô của dự án
Công suất nhà máy 4.000 tấn sản phẩm/ năm.
Với diện tích tổng thể của nhà máy là 50.000 m2, bao gồm các hạng mục công trình như bảng sau:
Bảng 1.1 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình dự án
STT
Hạng mục xây dựng
Diện tích (m2)
Tỉ lệ (%)
I
Các hạng mục công trình chính
1
Khu nhà văn phòng
500
1
2
Khu nhà xưởng sản xuất
13.000
26
3
Khu nhà xưởng đóng gói
2.000
4
4
Khu nhà kho nguyên liệu
2.000
4
5
Khu nhà kho thành phẩm
5.000
10
6
Khu nhà kho nhiên liệu
500
1
7
Nhà kho vật tư
200
0.4
8
Nhà kho chứa phế liệu
1.000
2
9
Khu vực nhà ăn công nhân
1.000
2
10
Khu vực trạm máy phát điện
500
1
11
Khu vực trạm điện hạ thế
50
0.1
II
Các hạng mục công trình phụ trợ
1
Bãi đậu xe
1.000
2
2
Hệ thống thoát nước mưa
700
1.4
3
Hệ thống xử lý nước thải
2.000
4
4
Đường giao thông sân, bãi
8.000
16
5
Khu chứa chất thải nguy hại
1.000
2
6
Nguồn nước cấp
800
1.6
7
Cây xanh
6.000
12
8
Các hạng mục công trình khác
250
0.5
Tổng Cộng
50.000
100
1.4 Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực dự án
1.4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Dự án nằm trong khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè nên có cùng điều kiện về khí tượng với huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.1.1 Đặc điểm khí hậu
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo: nền nhiệt độ cao, quanh năm nóng ẩm, không có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. Khí hậu phân hóa theo hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11;
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Theo số liệu khí tượng thống kê nhiều năm (giai đoạn 2006 – 2011) của trạm Tân Sơn Hòa và đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, đặc điểm khí hậu của khu vực dự án như sau:
1.4.1.2 Đặc điểm nhiệt độ
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong không khí.Nhiệt độ không khí càng cao, tốc độ phản ứng hóa học diễn ra càng nhanhkéo theo thời gian tồn lưu của các chất ô nhiễm càng ngắn.Hơn nữa, sự biến thiên về nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến sự phát tán bụi và khí thải, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động. Do nằm gần xích đạo nên Thành phố Hồ Chí Minh có nền nhiệt độ cao và ổn định giữa các tháng trong năm.
Nhiệt độ trung bình năm là 27,9oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm lớn.
Nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 (30,1oC).
Tháng 12 có nhiệt trung bình thấp nhất(25,9oC).
Tuy nhiên, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn, vào mùa khô trị số này lên đến 8oC - 10oC.
1.4.1.3 Đặc điểm lượng mưa
Mưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Khi mưa rơi sẽ cuốn theo bụi và các chất ô nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất ô nhiễm trên mặt đất nơi nước mưa chảy tràn qua. Chất lượng nước mưa tùy thuộc vào chất lượng khí quyển và môi trường khu vực.
Tại TP.HCM, mùa mưa thường bắt đầu vào khoảng tháng 5 và kết thúc vào khoảng tháng 11 hàng năm. Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm khoảng 84% tổng lượng mưa cả năm.Lượng mưa trung bình năm khoảng 1800 – 1900 mm.
Nhìn chung, mưa ở Thành phố Hồ Chí Minh mang tính chất mưa rào nhiệt đới (mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh), thường một cơn mưa kéo dài không quá 3 giờ nhưng cường độ mưa khá lớn và dồn dập, có những cơn mưa gây ngập đường phố. Những nơi thấp trũng có thể ngập sâu khoảng 20 – 80cm.
1.4.1.4 Đặc điểm số giờ nắng
Các tháng mùa khô có số giờ nắng khá cao, trên 60% giờ nắng trong năm.
Tổng số giờ nắng trong năm 1.900 – 2.081 giờ.
Số giờ nắng trung bình mỗi tháng: 170 giờ.
Số giờ nắng cao nhất (tháng 3):252,9 giờ.
Số giờ nắng thấp nhất (tháng 12): 90,5 giờ.
1.4.1.5 Đặc điểm chế độ gió
Gió là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí. Vận tốc gió càng lớn thì khả năng lan truyền bụi và các chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn.
Thành phố Hồ Chí Minh tồn tại 2 hướng gió chủ đạo, phân bố theo 2 mùa trong năm.
Từ tháng 2 đến tháng 5 gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam hoạt động với vận tốc trung bình 1,5 – 10 m/s.
Từ tháng 5 đến tháng 9 chủ yếu là gió Tây – Tây Nam hoạt động với vận tốc trung bình từ 1,5 – 7 m/s.
1.4.1.6 Đặc điểm bức xạ
Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngày trong cả năm 365,5 calo/cm2. Tổng lượng bức xạ các tháng mùa khô cao hơn các tháng mùa mưa gần 100 calo/cm2/ngày, cường độ bức xạ lớn nhất trong ngày vào các tháng 3, tháng 4, trong năm từ 0,8 – 10 calo/cm2/phút xảy ra từ 10 giờ sáng đến 14 giờ.
1.4.1.7 Các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm
Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực ít có bão, thiên nhiên ôn hòa, thường thởi tiết chỉ bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới hoặc chịu ảnh hưởng của bão từ khu vực miền Trung. Các số liệu theo dõi, quan trắc 100 năm qua cho thấy vị trí này không xảy ra lũ lụt.
1.4.1.8 Hiện trạng môi trường nước mặt
Tại TP.HCM, từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn.Tuy nhiên, diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác đã được mở rộng. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố
Bảng 1.2 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt huyện Nhà Bè-09/2010
Vị trí
Thông số
Đơn vị
Giá trị
QCVN 08:2008/BTNMT
Cột A1
Ph
-
6.9
6 - 8.5
TSS
mg/l
5.7
>= 6
DO
mg/l
7.0
4
BOD
mg/l
1.4
2
Tổng N
mg/l
0.19
0.1
Tổng P
MNP/100ml
1100
2500
Coliform
Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM, 2010
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực huyện Nhà Bè cho thấy vẫn còn một số chỉ tiêu phân tích vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể như sau:
TSS gấp 5.81 lần giới hạn cho phép.
DO thấp hơn tiêu chuẩn 1.05 lần.
Tổng P gấp 1.9 lần giới hạn cho phép.
BOD gấp 1.75 lần giới hạn cho phép.
1.4.1.9 Hiện trạng môi trường không khí
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, ô nhiễm môi trường không khí là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Trong tiến trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại huyện Nhà Bè, mật độ dân cư ngày càng tăng cao. Vấn đề ô nhiễm không khí do giao thông, hoạt động xây dựng và hoạt động sản xuất đang ngày một trầm trọng trong khu vực.
Bảng 1.3 Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh của huyện Nhà Bè tháng 7/2011
Thông số
Kết quả quan trắc
QCVN05:2009/BTNMT
SO2
3.67
125
CO
70.9
5000
O3
34.14
80
TSP
5.14
200
PM10
2.8
150
Nguồn: Viện Tài Nguyên và Môi Trường TP.Hồ Chí Minh, 2011
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh khi đo đạc tại khu vực huyện Nhà Bè cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích đều đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường không khí xung quanh QCVN 05:2005/BTNMT (trung bình 24 giờ) của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.4.1.10 Hiện trạng tài nguyên đất
Cấu tạo lớp địa tầng tại khu vực triển khai dự án gồm:
Lớp 1: Sét pha cát lẫn sạn, có chỗ là cát hạt vừa thô màu xám vàng.
Lớp 2: bùn sét màu xanh xám, xám nâu, trạng thái chảy đến dẻo chảy.
Lớp 3: cát pha xen kẹp sét pha đôi chỗ màu xám vàng, xám trắng, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng.
Lớp 4: sét pha màu xám vàng, xám xanh, xám nâu, nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng.
Lớp 5: cát pha xen kẹp sét pha đôi chỗ lẫn sạn, màu xám vàng, trạng thái dẻo.
Lớp 6: sét pha đôi chỗ kẹp cát pha màu xám vàng, xám trắng, kết cấu chặt đến chặt vừa.
Lớp 7: cát hạt vừa đến thô lẫn sạn màu xám vàng, xám nâu, xám trắng, kết cấu chặt đến chặt vừa.
Lớp 8: sét màu xám vàng, xám nâu, xám trắng, trạng thái cứng.
1.5 Đặc điểm điều kiện kinh tế- xã hội của dự án
Xã Hiệp Phước là một trong năm xã nông thôn của huyện Nhà Bè, có diện tích tự nhiên là 3.808 ha, chiếm gần 1/3 diện tích toàn huyện. Toàn xã có 1.702 hộ dân, với 10.781 nhân khẩu. So với các xã khác trong huyện, xã Hiệp Phước có KCN Hiệp Phước, hệ thống sông bao bọc xung quanh tạo điều kiện phát triển giao thông đường thủy, đường bộ nối với các khu vực khác, thuận lợi để xây dựng cảng, phát triển công nghiệp. Chính vì vậy, TPHCM đã chấp thuận chủ trương xây dựng xã Hiệp Phước thành khu đô thị công nghiệp – cảng.
Trong thời gian qua, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã tương đối rõ nét. Nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ được đầu tư xây dựng (chưa kể cơ sở, doanh nghiệp trong KCN). Bên cạnh đó, 800 ha trồng lúa 1 vụ được người dân bao đê thủy lợi nội đồng để nuôi trồng thủy sản, đã mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Số hộ chăn nuôi gia súc với quy mô từ 20 – 200 con trở lên ngày càng nhiều, từ 300 hộ lên đến 500 hộ.
Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng: Ngoài trục đường chính Nguyễn Văn Tạo được huyện đầu tư mở rộng, trải nhựa, toàn xã có 35 tuyến đường đắp mới được trải đá đỏ và đến nay xã hoàn toàn xóa cầu khỉ trên sông rạch; 95% số hộ sử dụng điện và nước sạch. Thu ngân nhà nước năm vượt 10 – 20% trở lên so với các tiêu chí được giao.
Về văn hóa – xã hội: Công tác giáo dục được xã đặc biệt quan tâm, hàng năm tỷ lệ huy động học sinh ra học ở các cấp ở tỷ lệ cao. Đến nay, xã giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trung học cơ sở, đang thực hiện phổ cập bậc trung học. Bên cạnh đó, xã đã giới thiệu việc làm cho 2.317 lao động và giải quyết tại chỗ thông qua hỗ trợ của các nguồn vốn được 1500 lao động, công tác chăm lo đối tượng chính sách và người nghèo được thực hiện tốt, đồng thời xóa hộ nghèo có thu nhập dước 2.5 triệu đồng/người/năm. Sức khỏe của nhân dân được chăm lo tốt về phòng bệnh và chữa bệnh, không để dịch bệnh xảy ra, thực hiện tiêm chủng mở rộng cho trẻ trong độ tuổi hàng năm đạt 96% trở lên.
2. VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG CỦA DỰ ÁN
2.1. Khái quát các vấn đề của dự án
2.1.1 Giai đoạn xây dựng
Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển.
Bụi từ quá trình rơi vãi, khuyếch tán bụi từ mặt đất khi vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.
Bụi, khí thải phát sinh từ máy móc, thiết bị thi công tại công trường.
Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng sẽ kéo theo chất thải xuống nguồn nước.
Nước thải sinh hoạt cần xử lý để giảm thiểu các tác động đến sức khỏe con người và môi trường.
Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng phát sinh chất thải rắn từ việc phát quang, chặt bỏ thực vật trong khu vực dự án.
Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân.
Chất thải rắn xây dựng gồm các loại vật liệu như: cừ, tràm, sắt, thép vụn, gạch vỡ, bê tông rơi vãi,
Chất thải nguy hại Chủ yếu là dầu nhớt thải, thùng chứa sơn, giẻ lau dính dầu phát sinh từ quá trình vệ sinh, bão dưỡng máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tiếng ồn và độ rung của các thiết bị, máy móc và phương tiện thi công.
2.1.2 Giai đoạn hoạt động
Bụi và khí thải phát sinh từ quy trình sản xuất.
Bụi và khí thải từ hoạt động giao thông vận tải.
Bụi và khí thải từ máy phát điện dự phòng
Mùi từ khu vực lưu chứa rác thải
Mùi hôi phát sinh từ trạm xử lý nước thải
Nước thải sinh hoạt của công nhân
Nước thải từ các công đoạn sản xuất
Nước mưa chảy tràn cuốn theo bụi và đất, cây cỏ, chất bẩn, rác thải...
Chất thải rắn sinh hoạt có chứa những thành phần nguy hại.
Chất thải rắn sản xuất cần xử lý bao gồm chất thải rắn công nghiệp nguy hại và chất thải rắn công nghiệp không nguy hại.
Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ sản xuất công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải, máy móc sử dụng trong nhà máy.
Nhiệt độ từ hoạt động các thiết bị máy móc, máy phát điện, từ phương tiện giao thông, từ công nhân trực tiếp sản xuất trong nhà xưởng,
Nguy cơ cháy nổ.
Sự cố về hóa chất.
Nguy cơ về an toàn giao thông trong khu vực dự án.
Nguy cơ về tai nạn lao động trong quá trình xây dựng và sản xuất.
Thành phần
môi trường
Hoạt động môi trường
Không khí
Nước
Đất
Yếu tố văn hóa và con người
Chất lượng khí (khí thải, bụi)
Nhiệt độ
Mùi
Ồn rung
Nước mặt
Nước ngầm
Tầng đất
Tệ nạn xã hội
Sức khỏe
con người
Giai đoạn xây dựng nhà máy
Phương tiện vận chuyển
x
x
x
Vận chuyển nguyên liệu
x
x
x
Máy móc, thiết bị ở công trường
x
x
x
x
Sinh hoạt của công nhân
x
Quá trình xây dựng
x
x
x
x
Giai đoạn vận hành nhà máy
Quá trình sản xuất
x
x
x
x
x
Vận chuyển
x
x
x
Vận hành máy phát điện dự phòng
x
x
x
Xử lý nước thải
x
x
x
Lưu giữ rác thải
x
x
x
x
x
x
Vệ sinh nhà xưởng
x
x
Hoạt động của công nhân
x
x
x
Bảng 2.1 Xác định các tác động lên dự án bằng phương pháp ma trận
2.2 Vấn đề môi trường quan trọng của dự án
Ba vấn đề môi trường quan trọng nhất khi triển khai dự án được lựa chọn là:
Bụi và khí thải phát thải từ quá trình sản xuất.
Nước thải sinh ra qua các công đoạn sản xuất.
Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các công đoạn sản xuất.
2.2.1 Bụi và khí thải phát sinh từ quy trình sản xuất
Bụi phát sinh chủ yếu từ các công đoạn như nạp liệu, phối liệu, các dây chuyền sản xuất và từ công đoạn đóng bao tạo thành phẩm. Thành phần bụi phát sinh tùy thuộc vào nguyên liệu đầu vào, thành phần nguyên liệu của sản phẩm thuốc bột và thuốc hạt.
Với công suất khoảng 4.5 tấn thuốc hạt/ngày thì khối lượng bụi có thể ước tính khoảng 45 kg/ngày, nồng độ bụi tại đây trong trường hợp không có hệ thống hút bụi có thể đạt tới 15 – 20 mg/m3. Kết quả tính toán cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm không khí cao hơn tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp tại các công đoạn này.
Trong quá trình sản xuất các sản phẩm thuốc nước, một lượng rất lớn dung môi sẽ được sử dụng. Các dung môi này bao gồm Xylene và các Hợp chất hidrocacbon (THC). Với thành phần sản xuất sản phẩm thuốc nước và công suất khoảng 8.6 tấn thuốc nước/ngày thì lượng dung môi sử dụng trong một ngày trong sản xuất ổn định có thể lên đến 2.44 tấn (tỷ trọng trung bình là 0,87 kg/dm3). Với nhu cầu sử dụng mỗi ngày và công nghệ sản xuất như Dự án thì lượng Xylene bay hơi có tải lượng là khoảng 24.4 kg/ngày. Nồng độ Xylene cho phép trong môi trường làm việc là 100 mg/m3 (trung bình 8 giờ) và 300 mg/m3 (từng lần đo tối đa).
Bụi và khí thải khi tiếp xúc thường xuyên liên tục có thể bị một số tác động sau:
Bệnh đường hô hấp: các bụi vô cơ rắn, cạnh sắc nhịn có thể gây viêm mũi, tiết nhiều niêm dịch làm cho hít thở khó khan, lâu ngày có thể làm teo mũi, giảm chức năng giữ lọc bụi, làm bệnh phổi nhiễm bụi dễ phát sinh.
Bệnh ngoài da: bụi tác động đến tuyến nhờn làm cho khô da, phát sinh các bệnh về da như viêm da trức cá, lở loét da,
Bệnh gây tổn thương mắt: nếu không có kính phòng hộ, bụi bắn vào mắt có thể gây kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt sinh ra mộng mắt, nhài quạt,Ngoài ra bụi có thể làm giảm thị lực, bỏng giác mạc, thậm chí gây mù mắt.
2.2.2 Nước thải sinh ra qua các công đoạn sản xuất
Tổng lưu lượng nước cấp cho hoạt động sản xuất của Công ty khi đã được hoàn công Dự án và đưa vào hoạt động ước tính khoảng 24,9 m3/ngđ. Dựa vào một số công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tại các công ty khác có công đoạn vệ sinh bao bì, bình chứa dựng nguyên liệu hóa chất thì lượng nước thải chiếm 80% lượng nước cấp cung cấp cho quá trình sản xuất. Lưu lượng nước thải sản xuất phát sinh khoảng 24,9×80%=19,92 m3/ngđ, và đặc trưng của nước thải sản xuất của ngành sản xuất gia công thuốc bảo vệ thực vật có đặc tính chung là hòa tan các chất độc hại khó phân hủy; bao gồm các nguồn sau:
Nước thải tử hệ thống xử lý bụi, khí chứa chất lơ lửng, các chất hữu cơ cao.
Nước thải sản xuất phát sinh từ công đoạn rửa thiết bị dây chuyền sản xuất thuốc, nước vệ sinh xưởng.
Nước thải từ quá trình vệ sinh thiết bị, máy móc và nhà xưởng thường chứa các hợp chất có trong thành phần thuốc bảo vệ thực vật như một số cacbonat hữu cơ, phosphat hữu cơ, các dung môi như xylen và các chất phụ gia khác như keo, cát
Nước thải từ quá trình rửa chai, bao bì và thùng chứa. Đối với các chai đã qua một lần sử dụng công ty sẽ tái sử dụng. Các chai này phải được làm vệ sinh trước khi sử dụng và sẽ làm phát sinh một lượng nước thải.
2.2.3 Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các công đoạn sản xuất
Thuốc BVTV là những hợp chất độc được tổng hợp từ các chất hóa học do đó khả năng tác động đến môi trường, sức khỏe cộng đồng rất lớn. Trong sản xuất thuốc BVTV, những bao bì, vỏ chai lọ chứa hóa chất để sản xuất thuốc BVTV sẽ là nguồn chất thải rắn nguy hại cần được xử lý thật kỹ để không ảnh hưởng đến môi trường.
Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động ước lượng khoảng 1700kg/tháng bao gồm:
Thùng phuy rỗng dính thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật bị lỗi hoặc quá đát sử dụng.
Tro xỉ từ lò đốt chiếm 2,94% khối lượng chất thải nguy hại.
Găng tay, giẻ lau dính thuốc bảo vệ thực vật.
Bao bì PP, PE, giấy dính thuốc bảo vệ thực vật.
Bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải.
Than hoạt tính từ hệ thống xử lý khí thải.
Rác sinh hoạt bao gồm các loại không có khả năng phân hủy sinh học như vỏ đồ hộp, bao bì nilon, thủy tinh và các loại có hàm lượng hữu cơ cao, có khả năng phân hủy sinh học như vỏ trái cây, thực phẩm thừa. rác sinh hoạt phát sinh từ công nhân làm việc tại nhà máy. Nếu không có biện pháp thu gom xử lý hợp lý thì khả năng tích tụ chất thải ngày càng nhiều sẻ gây tác động đến môi trường không khí do phân hủy các hợp chất hữu cơ gây mùi hôi. Rác sinh hoạt nếu vứt bỏ bừa bãi hay không thu gom xử lý hợp lý sẽ là nơi chuột, gián và các loài vi sinh vật gây bệnh ẩn náo và phát triển sẽ ảnh hưởng đến ảnh quan, tiềm ẩn khả năng lan truyền các dịch bệnh cho người lao động của công ty cũng như khu vực xung quanh.. Ngoài ra, quá trình phân hủy các loại rác hữu cơ sẽ tạo ra mùi hôi ảnh hưởng đến chất lượng không khí của toàn khu vực hay nước mưa chảy tràn qua khu vực để rác có thể kèm theo các chất ô nhiễm vào hệ thống thoát nước chung làm tăng nồng độ các thành phần ô nhiễm đòi hỏi khả năng xử lý nước thải của Khu công nghiệp, đồng thời, lượng nước chảy tràn còn có khả năng làm ô nhiễm vùng chất chưa bê tông hóa
Bên cạnh đó, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất nếu không được thu gom, vận chuyển đúng quy định sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng xấu đối với người lao động. Do đó lượng chất