Cơ sở khoa học của mọi biện pháp tác động nhằm chăm sóc, giáo dục thể
chất cho bất kỳ đối tượng nào là có đầy đủ thông tin về thực trạng thể chất của đối
tượng đó. Nhận biết những mặt phát triển tốt và chưa tốt của trẻ về thể chất thông
qua đánh giá thể chất trẻ để từ đo có những can thiệp, điều chỉnh trong chăm sóc,
giáo dục nhằm phát huy tối đa tiềm năng của trẻ.
Vừa qua, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ban hành bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
Dù chưa phải là bộ chuẩn đánh giá nhưng cũng đã nhận được nhiều ý kiến tranh
luận. Điều đó cho thấy đánh giá sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển thể
chất nói riêng là vấn đề đang được xã hội quan tâm.
5 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3297 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng bộ công cụ đo lường thể lực của trẻ 3-4 tuổi tại thành phố hồ chí mình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG THỂ LỰC CỦA TRẺ 3-4 TUỔI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH
Đỗ Vĩnh
Nguyễn Đình Phát
Tóm tắt:
Hiện tại ở nước ta vẫn còn thiếu các bộ công cụ đo lường định lượng thể lực
của trẻ ở tuổi mẫu giáo. Bằng việc xác định những hoạt động vận động thể lực mà
trẻ có thể làm được và thông qua các bước lập test và kỹ thuật phân tích nhân tố
bộ công cụ đo lường thể lực trẻ 3-4 tuổi TP HCM đã được xây dựng và ứng dụng.
TỪ KHÓA: Công cụ đo lường định lượng; Hình thái; Thể lực; Mẫu giáo 3-4
tuổi; Sự phát triển thể chất.
Abstract:
There is currently a lack of instruments for measuring the physical fitness of
children in their early years in Vietnam. Through the determination of the
activities that they can perform, testing procedures, and the technique of factor
analysis, the first instrument for measuring physical health of 3-4 year old kids in
Ho Chi Minh City was developed.
KEYWORDS: Instrument of quantitative measurement; morphology;
physical fitness; 3-4 year old children; physical development
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơ sở khoa học của mọi biện pháp tác động nhằm chăm sóc, giáo dục thể
chất cho bất kỳ đối tượng nào là có đầy đủ thông tin về thực trạng thể chất của đối
tượng đó. Nhận biết những mặt phát triển tốt và chưa tốt của trẻ về thể chất thông
qua đánh giá thể chất trẻ để từ đo có những can thiệp, điều chỉnh trong chăm sóc,
giáo dục nhằm phát huy tối đa tiềm năng của trẻ.
Vừa qua, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ban hành bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
Dù chưa phải là bộ chuẩn đánh giá nhưng cũng đã nhận được nhiều ý kiến tranh
luận. Điều đó cho thấy đánh giá sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển thể
chất nói riêng là vấn đề đang được xã hội quan tâm.
Bộ chuẩn phát triển mới chỉ mang tính định hướng. Để đo lường, đánh giá
cần phải có bộ công cụ đo lường. Cho đến nay ở TP.HCM nói riêng và Việt Nam
2
nói chung chưa có bộ công cụ đo lường thể lực trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Trước mắt
chúng tôi bắt đầu bằng việc xây dựng bộ công cụ đo lường thể lựa cho trẻ 3-4 tuổi.
Khách thể nghiên cứu: 216 cháu (114 trai – 102 gái) từ 36 đến 48 tháng tuổi
của hai trường mầm non quận 11 và trường mầm non phường 1, quận 10 TP.HCM.
Phương pháp nghiên cứu: các phương pháp nghiên cứu được áp dụng bao
gồm:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp kiểm tra sư phạm
- Phương pháp tính tuổi thập phân
- Phương pháp toán học thống kê, trong đó có phân tích nhân tố.
Thời gian nghiên cứu: từ 11/2009 đến 30/06/2010.
Sau các bước tổng hợp các test đã được sử dụng để đo lường thể lực trẻ 3-4
tuổi của các tác giả trong và ngoài nước và phỏng vấn 200 cán bộ quản lý, các
chuyên gia và giáo viên dạy tại các trường mầm non thuộc 24 quận – huyện
TP.HCM chúng tôi xác định được các hoạt động thể lực và trẻ có thể thực hiện
được (thể hiện ở bảng 1)
Bảng 1: Những hoạt động thể lực trẻ 3-4 tuổi có thể thực hiện được.
Số TT Chỉ số
NHANH
1 Chạy nhanh 10 mét
2 Cầm bút chấm nhanh trên giấy (10gy) - Tapping test
MẠNH
3 Ném xa bằng tay thuận
4 Ném xa bằng 2 tay về trước
5 Bật xa (không đà)
PHỐI
HỢP
VẬN
ĐỘNG
6 Đi trên ghế thể dục (2m x 0.35 x 0.25 cm) đầu đội túi cát (100g)
7 Thả bắt bóng bằng hai tay
8 Thăng bằng trên chân thuận (5 giây)
DẺO 9 Ngồi duỗi thằng hai chân gập thân về trước
BỀN
10 Bật hai chân liên tục vào 10 vòng tròn đường kính 40cm
11 Bật hai chân liên tục vào 7 vòng tròn đường kính 40cm
3
Các hoạt động trên phản ánh những năng lực vận động khác nhau của trẻ.
Tuy nhiên, để có thể trở thành test để đo lường thể lực của trẻ thì độ tin cậy và tính
thông báo (hay tính giá trị) của test cần được kiểm định.
Đánh giá độ tin cậy
Độ tin cậy được đánh giá bằng phương pháp retest. Các test được chọn ở
bảng 1 được các khách thể thực hiện 02 lần cách nhau 05 ngày. Kết quả retest được
phân tích tương quan bằng phương pháp tích moment của Pearson. Các test đủ độ
tin cậy bao gồm:
1. Ngồi gập thân về trước
2. Bật xa (không đà)
3. Chạy 10 mét
4. Ném xa bằng tay thuận
5. Ném xa bằng 2 tay
6. Thả, bắt bóng bằng 2 tay
7. Đi trên ghế thể dục (2m x 0.35 x 0.25 cm) đầu đội túi cát (100g)
8. Đứng thăng bằng trên chân thuận (5 giây)
9. Bật hai chân liên tục vào 7 vòng tròn đường kính 40cm
10. Bật hai chân liên tục vào 10 vòng tròn đường kính 40cm
Đánh giá tính thông báo
Có 10 test thể lực được chọn. Các test này tuy phù hợp với hoạt động vận
động của trẻ, tuy nhiên vấn đề cần quan tâm là chúng có thực sự là những test tiêu
biểu để đo lường thể lực của trẻ 3-4 tuổi TP.HCM? Do vậy, cần đánh quá tính
thông báo của những test này đối với thể lực của trẻ 3-4 tuổi TP.HCM.
Phương pháp được sử dụng để đánh giá tính thông báo (tính giá trị) là phân
tích nhân tố - factor analysis. Mục đích của phân tích nhân tố trong trường hợp này
là biến đổi một tập hợp 10 biến gốc thành một biến tổng hợp (thể lực) sau đó tính
tương quan giữa biến tổng hợp này với các biến thành phần.
Thông thường khi hệ số thông báo 0.4 thì test đó được coi là đủ tính thông
báo và có thể sử dụng được.
Khách thể để nghiên cứu tính thông báo là 114 bé trai 3-4 tuổi và 104 bé gái
3-4 tuổi đã được sử dụng để đánh giá độ tin cậy. Chương trình được sử dụng để
thực hiện phân tích nhân tố IBM SPSS Statistics 19.
4
Sau toàn bộ quy trình tuyển chọn test chúng tôi đã xác định được các chỉ số
và test dùng để đo lường, đánh giá hình thái, thể lực của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
TP.HCM. (xem bảng 2)
Bảng 2: Các test đo lường thể lực của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi TP.HCM
Yếu tố Chỉ số test
Dẻo Ngồi gập thân
Sức mạnh nhóm cơ chân Bật xa không đà
Sức nhanh Chạy 10 mét
Sức mạnh nhóm cơ tay -
vai
Ném xa bằng tay thuận
Khả năng phối hợp vận
động
Thả bắt bóng bằng hai tay
Thăng bằng
Đi trên ghế thể dục (2m x 0.35 x 0.25 cm) đầu đội túi
cát (100g)
Bền - mạnh
Bật hai chân liên tục vào 10 vòng tròn đường kính
40cm
2. KẾT LUẬN
Bộ công cụ đo lường thể lực trẻ 3-4 tuổi bao gồm 07 test đã chứng tỏ được
tính giá trị và độ tin cậy qua việc sử dụng để đo lường đánh giá thể lực trẻ 3-4 trên
23 quận – huyện thuộc TP.HCM năm 2011. Do vậy có thể tham khảo để tham
khảo đo lường và đánh giá rộng rãi thể lực trẻ 3-4 tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD & ĐT, Trung tâm nghiên cứu GDMN, vụ GDMN (2004), Hướng
dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 3-4 tuổi, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, tr.131.
2. Bộ GD & ĐT (2000), Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục mầm
non, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.167.
3. Bộ GD&ĐT (1999), chiến lược GDMN từ năm 1998 đến năm 2020, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, tr 167.
4. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2008), Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ
mầm non – Thực trạng và giải pháp, Trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục, Hà Nội.
5
5. Đặng Hồng Phương (2003), Nghiên cứu phương pháp dạy học bài tập vận
động cơ bản cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi). Luận án TS giáo dục học, Hà Nội, tr
68.
6. Trần Thị Sinh, Đền Thị Sinh (1994), Giáo dục học mầm non, Trường
CĐSP Nhà trẻ - Mẫu giáo TW 1, tr40.
7. Đỗ Vĩnh, Trịnh Hữu Lộc (2010), Giáo trình Đo lường thể thao, Nxb
TDTT TPHCM, tr73.
8. Bredekamp Ed Sue (1987), Developmentally appropriate practice on early
childhood programs serving children from birth though age 8, NAEYC,
Washington D.C, pages 132-135.
9. Edward F.Zigler, Finn Matia – Stuvenson (1986), Cheapter 7 – Physical
development in the pre – school period, Toronto, pages 318-347.
10. Early childhood Program Stander – Massachusetts Board Early
childhood Advisory Counsil.