Xây dựng chiến lược kinh doanh khách sạn Blue Plaza

Hiện nay các khách sạn cấp hạng cao thường nằm gần biển hoặc gần trung tâm thành phố như: - Gần biển: Furama Resort, Life Resort, Silver Shore Resort, Sandy Beach Resort. - Gần trung tâm thành phố: Hoàng Anh Gia Lai, Green Plaza Sau khi khảo sát các cơ sở lưu trú cấp hạng cao tại Đà Nẵng, nhóm quyết định lựa chọn khách sạn sẽ đặt tại đường Bạch Đằng, nằm bên bờ Tây sông Hàn, Tại khu vực này vẫn chưa có khách sạn nào cấp hạng cao. Với vị trí đ ịa lý lý tưởng, bên bờ sông Hàn quyến rũ với đường Bạch Đằng cắt ngang – một trong những con đường đẹp nhất Đà Nẵng, khách sạn BLUE Plaza sẽ là một địa chỉ lưu trú mới cho thị trường khách lưu trú có khả năng chi trả cao. Đồng thời khu vực này lại rất gần với các điểm du lịch như: bãi biển, bán đảo Sơn Trà và cũng gần với khu vực bắn pháo hoa Quốc tế. Đây là sự kiện quan trọng thu hút được lượng lớn khách du lịch Quốc tế và nội địa đến Đà Nẵng. Khoảng cách từ vị trí này đến trung tâm Đà Nẵng cũng không xa. Với trị ví trên, đây cũng được coi là điểm mạnh của khách sạn khi bắt đầu thâm nhập thị trường.

pdf25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh khách sạn Blue Plaza, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NHÓM BLUE GVHD: TH. Nguyễn Thị Hải Đường 1 BÀI TẬP NHÓM MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH LƯU TRÚ Xây dựng chiến lược kinh doanh khách sạn Blue Plaza Thành viên nhóm 1. Trần Thị Kim Anh lớp: 36k3.1 2. Lê Mạnh Chánh lớp: 36k3.1 3. Đặng Thị Kiều Diễm lớp:36k3.2 4. Nguyễn Thị Thu Hiền lớp: 36k3.2 5. Nguyễn Thị Liên lớp: 36k3.1 6. Trần Thị Thuận lớp: 36k3.1 7. Nguyễn Thị Yến lớp: 36k3.1 BÀI TẬP NHÓM BLUE GVHD: TH. Nguyễn Thị Hải Đường 2 MỤC LỤC A. Quyết định cấp hạng, địa điểm và khách hàng mục tiêu: ............. 3 I. Lựa chọn địa điểm ....................................................................... 3 II. Nhu cầu khách du lịch ................................................................. 3 III. Quyết định: ............................................................................... 5 B. Giới thiệu chung về khách sạn BLUE: ........................................... 6 C. Kế hoạch xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn: .......... 7 I. Thiết lập mục tiêu của khách sạn BLUE .................................... 7 II. Lựa chọn chiến lược ..................................................................... 8 1. Phân tích bên trong khách sạn BLUE: .................................... 8 2. Phân tích bên ngoài khách sạn BLUE: .................................... 9 III. Phân tích SWOT ..................................................................... 17 IV. Chiến lược lựa chọn: .............................................................. 18 1. Chiến lược tài chính: .............................................................. 18 2. Chiến lược sản phẩm: ............................................................. 19 3. Chiến lược nhân sự: ............................................................... 21 4. Chin lc giá: .......................................................................... 23 5. Chiến lược quảng cáo: ............................................................ 24 6. Chiến lược về CSVC KT: ....................................................... 24 BÀI TẬP NHÓM BLUE GVHD: TH. Nguyễn Thị Hải Đường 3 A. Quyết định cấp hạng, địa điểm và khách hàng mục tiêu: I. Lựa chọn địa điểm Hiện nay các khách sạn cấp hạng cao thường nằm gần biển hoặc gần trung tâm thành phố như: - Gần biển: Furama Resort, Life Resort, Silver Shore Resort, Sandy Beach Resort. - Gần trung tâm thành phố: Hoàng Anh Gia Lai, Green Plaza Sau khi khảo sát các cơ sở lưu trú cấp hạng cao tại Đà Nẵng, nhóm quyết định lựa chọn khách sạn sẽ đặt tại đường Bạch Đằng, nằm bên bờ Tây sông Hàn, Tại khu vực này vẫn chưa có khách sạn nào cấp hạng cao. Với vị trí địa lý lý tưởng, bên bờ sông Hàn quyến rũ với đường Bạch Đằng cắt ngang – một trong những con đường đẹp nhất Đà Nẵng, khách sạn BLUE Plaza sẽ là một địa chỉ lưu trú mới cho thị trường khách lưu trú có khả năng chi trả cao. Đồng thời khu vực này lại rất gần với các điểm du lịch như: bãi biển, bán đảo Sơn Trà và cũng gần với khu vực bắn pháo hoa Quốc tế. Đây là sự kiện quan trọng thu hút được lượng lớn khách du lịch Quốc tế và nội địa đến Đà Nẵng. Khoảng cách từ vị trí này đến trung tâm Đà Nẵng cũng không xa. Với trị ví trên, đây cũng được coi là điểm mạnh của khách sạn khi bắt đầu thâm nhập thị trường. II. Nhu cầu khách du lịch Theo số liệu thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng: hiện Đà Nẵng có tổng cộng 175 resort và khách sạn với 5.869 phòng gồm 8 khách sạn 5 sao (Furama, Hoàng Anh Gia Lai, Crown Plaza Đà Nẵng,Lifestyle Resort, Fusion BÀI TẬP NHÓM BLUE GVHD: TH. Nguyễn Thị Hải Đường 4 Maia, Vinpearl Luxury Danang Resort, Hyatt Regency Danang Resort and Spa, Khách sạn Hoàng Thủy Sinh), hai khách sạn 4 sao (Green Plaza, Sandy Beach) và 18 khách sạn 3 sao. Đến năm 2012 sẽ có thêm 13 khách sạn với hơn 2.000 phòng nghỉ được đưa vào hoạt động. Những con số này là kết quả đáng mừng và nó chứng minh được rằng hoạt động kinh doanh khách sạn của thành phố đang tăng trưởng rất mạnh mẽ. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 1.326.983 lượt, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 51% kế hoạch năm 2012; trong đó khách quốc tế ước đạt 351.545 lượt, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 64% kế hoạch năm 2012, khách nội địa ước đạt 975.438 lượt, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 48% kế hoạch năm 2012. Tổng thu nhập từ hoạt động du lịch ước đạt 2.916 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ 2011 và đạt 58% kế hoạch năm 2012. Với mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành một “điểm nóng” du lịch trong năm 2012 để tiến tới đạt được con số 2.5 triệu lượt khách du lịch, ngành du lịch Đà Nẵng đã và đang rất nỗ lực đăng cai tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao lớn như Cuộc thi Trình diễn pháo hoa Quốc tế, Thi dù bay Quốc tế, Cuộc thi Hoa hậu báo Tiền phong…Bên cạnh đó UBND Thành phố Đà Nẵng cũng đã quyết định thành lập Đề án đột phá phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2015. Theo đó, khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào du lịch tại Đà Nẵng và đặc biệt là phát triển du lịch tàu biển, bến du thuyền đường sông. Đà Nẵng có cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, có sân bay quốc tế, cảng biển. Hệ thống ngân hàng phát triển mạnh(60 chi nhánh cấp 1 của các tổ chức tín dụng, tài chính, bao gồm 1 ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh , 45 ngân hàng thương mại cổ phần, 8 ngân hàng nhà nước , 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 1 công ty tài chính, 3 công ty cho thuê tài chính, 01 Quỹ Đầu tư Phát triển địa phương và hơn 200 phòng giao dịch ngân hàng . Đà Nẵng hiện được xem là một trong bốn trung tâm bưu điện lớn nhất nước (cùng với Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng) với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện BÀI TẬP NHÓM BLUE GVHD: TH. Nguyễn Thị Hải Đường 5 lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet, chuyển tiền nhanh, Đà Nẵng cũng là trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất của miền Trung, nơi cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin và là đầu mối phân phối linh kiện máy tính cho các tỉnh thành trong khu vực, Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới, khoảng 40% lượng khách du lịch toàn cầu là du lịch công vụ, 30% là du lịch thăm người thân và 30% còn lại là du lịch tự túc và trải nghiệm. Có nhiều quốc gia trên thế giới nắm bắt cơ hội và nhu cầu từ MICE như: Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Áo, Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc... nên họ đã coi MICE là một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia: Hồng Kông hằng năm thu hút trên 4,5 triệu lượt du khách (nhiều gấp 3 lần tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam) tham dự các sự kiện MICE được tổ chức tại đây. Năm 2007, Thái Lan thu hút hơn 850.000 lượt khách, mang lại nguồn thu 69,5 tỷ baht, chiếm hơn 13% tổng doanh thu của ngành du lịch. Đà Nẵng có hệ thống thông tin liên lạc khá hiện đại, dịch vụ internet phát triển rộng với hệ thống ADSL băng thông rộng có thể liên lạc 24/24 giờ. Lợi thế đó giúp Đà Nẵng có thể tiếp đón các loại khách du lịch, đặc biệt, khách nước ngoài theo dạng MICE. Là một trong những trung tâm văn hóa, kinh tế của miền Trung, thành phố Đà Nẵng là nơi tập trung hầu hết các chi nhánh, văn phòng của các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức nước ngoài và của các bộ, ngành; các tổng công ty toàn quốc. Hiện nay, thành phố Đà Nẵng có 750 chi nhánh, văn phòng đại diện các tổ chức, cơ quan Trung ương; có 2 cơ quan đại diện ngoại giao và 11 văn phòng đại diện các tổ chức nước ngoài và có 12.000 công ty, chi nhánh công ty và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó các khách sạn 4, 5 sao tại thành phố còn khá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của khách hàng. III. Quyết định: Vì vậy, nhóm quyết định chọn khách sạn cấp hạng 5 sao, đặt tại 66 Bạch Đằng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng để xây dựng chiến lược BÀI TẬP NHÓM BLUE GVHD: TH. Nguyễn Thị Hải Đường 6 kinh doanh với khách hàng mục tiêu là khách du lịch MICE có khả năng thanh toán cao. B. Giới thiệu chung về khách sạn BLUE: Với vị trí địa lý lý tưởng, bên bờ sông Hàn quyến rũ với đường Bạch Đằng cắt ngang – một trong những con đường đẹp nhất thành phố, BLUE Plaza Hotels Đà Nẵng sẽ là một địa chỉ lưu trú mới cho thị trường khách lưu trú có khả năng thanh toán cao Chỉ với thời gian ngắn bằng đường bộ từ khách sạn Blue Plaza Đà Nẵng, bạn đã có thể tận mắt chiêm ngưỡng 4 di sản thế giới được UNESCO công nhận: Phố cổ Hội An (30 phút), Thánh địa Mỹ Sơn (90 phút), Cố Đô Huế (2 giờ), động Phong Nha – Kẻ Bàng (4 giờ). Hơn thế nữa, Đà Nẵng là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội về phía Bắc, trung tâm thương mại Thành phố Hồ Chí Minh về phía Nam với lợi thế có sân bay Quốc tế (Các đường hàng không trực tiếp nối liền thành phố Đà Nẵng với một số điểm đến quốc tế tại các nước Đông Nam Á như: Hong Kong, Bangkok, Singapore, Taipei,…). Hiện nay, hình thức du lịch bằng đường bộ (Caravan) đang trở nên phổ biến với các tuyến đường nối liền ba nước Thái Lan, Lào, Myanmar… Ngoài khách sạn 5 sao BLUE Plaza còn có khu hội nghị, hội thảo rộng rãi, thoải mái và đầy đủ tiện nghi. Hứa hẹn sẽ mang đến sự hài lòng tối ưu cho thị trường khách du lịch MICE. ĐỊA CHỈ: 66 Bạch Đằng, quận Hải Châu, tp Đà Nẵng EMAIL: blueplazagroup.hotel@gmail.com.vn WEBSITE: blueplaza.vn BÀI TẬP NHÓM BLUE GVHD: TH. Nguyễn Thị Hải Đường 7 C. Kế hoạch xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn: I. Thiết lập mục tiêu của khách sạn BLUE a) Viễn cảnh: Trở thành địa điểm lưu trú được ưa thích nhất đối với khách du lịch MICE trong 3 năm tới, là trung tâm hội nghị hàng đầu Việt Nam. b) Sứ mệnh: Đối với khách hàng: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ cao cấp với chất lượng đẳng cấp quốc tế. Bên cạnh giá trị chất lượng vượt trội, trong mỗi sản phẩm – dịch vụ đều chứa đựng những thông điệp văn hóa, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu chính đáng của khách hàng. Đối với cổ đông và đối tác: Đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển, cam kết trở thành người đồng hành tin cậy của các đối tác và cổ đông, luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững. Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn. Tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên. Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên tạo ra nhiều giá trị mới cho khách hàng, cổ đông và toàn xã hội. Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân và niềm tự hào dân tộc. Làm việc hướng tới bảo tồn môi trường và thiên nhiên. BÀI TẬP NHÓM BLUE GVHD: TH. Nguyễn Thị Hải Đường 8 II. Lựa chọn chiến lược 1. Phân tích bên trong khách sn BLUE: a) Nguồn lực hữu hình: CSVC KT: Khách sạn mới thành lập và được công nhận đạt tiêu chuẩn 5 sao nên cơ sở vật chất kỹ thuật đều có chất lượng cao. Bên cạnh đó, CSVCKT đều hiện đại, tiện nghi, theo những công nghệ mới, tiên tiến nhất hiện nay. Tài chính: Khách sạn có nguồn tài chính mạnh, tổng vốn đầu tư ban đầu là 40 triệu USD, nhà đầu tư chính là tập đoàn BLUE GROUP b) Nguồn lực vô hình: - Văn hóa khách sạn: * Tác phong làm việc của nhân viên: Nhân viên khách sạn bao gồm lễ tân, phục vụ, và toàn bộ các nhân viên ở các bộ phận khác nhau. Nhân viên trong khách sạn đều có kỹ năng giao tiếp tốt, nhất là khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Thái độ phục vụ khách rất thân thiện, cởi mở, nhiệt tình, tôn trọng khách hàng, nên đã được sự phản hồi rất tốt từ khách hàng. Các nhân viên trong khách sạn đều có tác phong gọn gàng, tươm tất, chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong ngành. Ngoài ra, các nhân viên còn được trang bị khả năng giải quyết và xử lý các tình huống một cách linh hoạt. * Phong cách lãnh đạo, hành xử của nhà quản trị Phần lớn văn hóa của một tổ chức chịu ảnh hưởng nhiều nhất là từ phong cách lãnh đạo và ứng xử của các nhà quản trị. Đối với khách sạn cũng vậy, các nhà lãnh đạo luôn cố gắng tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, thoải mái nhất cho các nhân viên của mình, nhưng cũng rất chuyên nghiệp và nguyên tắc, đòi hỏi các nhân viên của mình phải luôn nỗ lực hết mình cho mục tiêu chung của khách sạn. Các nhà quản trị luôn quan tâm các nhân viên của mình với chế độ BÀI TẬP NHÓM BLUE GVHD: TH. Nguyễn Thị Hải Đường 9 lương thưởng và các chế độ đãi ngộ khác, phù hợp với nguyện vọng của nhân viên. Cách làm việc của các nhà lãnh đạo cấp cao chuyên nghiệp, nghiêm túc luôn làm tấm gương cho các nhân viên học hỏi. Đội ngũ lãnh đạo cấp cao được tuyển chọn nghiêm túc từ những người có kinh nghiệm và trình độ cao. * Phong cách học trong khách sạn: Khách sạn luôn đề cao việc học hỏi của các nhân viên. Các nhân viên có thể học hỏi lẫn nhau, học hỏi kinh nghiệm từ nhtững nhân viên khác, từ nhà lãnh đạo, quản lý. Phong cách học trong khách sạn đã trở thành một thói quen đối với các nhân viên cũng như nhà quản trị, “học hỏi mọi lúc mọi nơi”_ là câu khẩu hiệu trong toàn khách sạn. 2. Phân tích bên ngoài khách sn BLUE: a) Môi trường tầm xa (1) Yếu tố kinh tế - Sự phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Đà Nẵng năm 2010 đạt 10.400 tỉ đồng, tăng bình quân 11%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 33,2 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung cả nước. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng đạt 11,2% và là một thành phố có chỉ số tiêu dùng cao nhất nước Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2009 đạt 50,5%; công nghiệp - xây dựng đạt 46,5% và nông nghiệp đạt 3%. Cơ cấu lao động chuyển biến tích cực, đến năm 2010, tỷ lệ lao động nông nghiệp (thủy sản - nông - lâm) ước còn 9,6%, lao động công nghiệp - xây dựng là 35,1% và dịch vụ 55,3%. Kinh tế phát triển giúp Đà Nẵng trở thành một nơi đầu tư lí tưởng. Việc thu hút đầu tư vừa giúp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hạ tầng cho thành phố nhằm thu hút khách du lịch, vừa mang đến một lượng khách du BÀI TẬP NHÓM BLUE GVHD: TH. Nguyễn Thị Hải Đường 10 lịch dồi dào, là những người có thu nhập cao từ nước ngoài đến làm ăn, hợp tác . Với vị trí tọa lạc trong trung tâm thành phố Đà Nẵng bên cạnh phục vụ khách du lịch đây là điều kiện lí tưởng để khách sạn Blue phát triển Thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam được xác định chủ yếu là từ các nước và vùng lãnh thổ ở Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc); khu vực Tây Âu (Pháp, Anh, Đức) và từ các châu lục khác như Mỹ, Úc. Sự gia tăng nhanh chóng lượng khách du lịch đến từ các nước trong khu vực ASEAN như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore trong khoảng 2-3 năm trở lại đây cũng làm phong phú thêm thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Trong giai đoạn tới, 2010-2030, Du lịch quốc tế sẽ tiếp tục phát triển, nhưng với một tốc độ vừa phải hơn so với những thập kỷ qua, với lượng khách tăng trung bình 3,3% một năm. Theo tính toán mỗi năm trung bình sẽ có thêm 43 triệu người tham gia vào thị trường du lịch quốc tế. Với tốc độ tăng trưởng dự báo, lượng khách du lịch quốc tế từ 940 triệu năm 2010 sẽ vượt qua mốc 1 tỷ vào năm 2012 và đến 2030, lượng khách dự kiến sẽ đạt 1,8 tỷ.  Sự tăng trưởng đều của nhu cầu du lịch thế giới, đặc biệt là các nước là khách du lịch truyền thống của Đà Nẵng là cơ hội lớn cho Khách sạn Blue, vấn đề đặt ra là cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để thu hút khách du lịch. (2) Yếu tố tự nhiên: Biển Đà Nẵng kéo dài gần 60km với nhiều bãi tắm liên hoàn đẹp tuyệt vời kéo dài từ chân đèo Hải Vân đến Non Nước được du khách thập phương biết đến là một trong những điểm nghỉ ngơi, thư giãn, tắm biển lý tưởng nhất khu vực Châu Á. Việt Nam sẽ hình thành và phát triển năm khu vực du lịch biển có sức cạnh tranh cao trong khu vực. Đó là khu Hạ Long-Cát Bà; Lăng Cô-Sơn Trà-Hội An; Nha Trang-Cam Ranh, Phan Thiết-Mũi Né và khu du lịch Phú Quốc ( theo tổng cục du lịch). Blue nằm ở vị trí đắc địa của thành phố Đà Nẵng có thể di chuyển dễ dàng đến biển cũng như các khu du lịch khác trong địa bàn BÀI TẬP NHÓM BLUE GVHD: TH. Nguyễn Thị Hải Đường 11  Thuận lợi : Với nhiều tài nguyên du lịch sẵn có tạo nguồn khách lớn đối với khách sạn Blue , Mặc dù nằm ở trung tâm thành phố tuy nhiên khách sạn cũng là nơi ngỉ lí thú không chỉ khách du lịch biển mà còn nhiều khách tham quan khác Tuy nhiên, Đà Nẵng lại nằm trong khu vực miền trung - là khu vưc chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai bão lũ cao nhất cả nước. Các nguồn tài nguyên ngày càng trở nên khan hiếm và môi trường tự nhiên bị xâm hại nghiêm trọng trong quá trình phát triển khiến cho áp lực bảo vệ môi trường và chú trọng phát triển bền vững ngày càng gia tăng.  Thách thức khách sạn trong việc phòng chống và khắc phục ảnh hưởng của bão lũ, đặc biệt trong khu vực gần biển nơi ảnh hưởng nặng nề nhất. Cần có những biện pháp để bảo quản cơ sở vật chất kĩ thuật, bảo đảm an toàn cho khách du lịch (3) Yếu tố công nghệ- kĩ thuật: Sự phát triển và ngày càng hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của miền Trung. Việc phát triển thần tốc về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, đặc biệt với cơ chế tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư so với các địa phương đã khiến nhiều dự án chọn làm nơi đây làm điểm đến. Thuận lợi : Sự phát triển công nghệ, giúp các khách sạn có khả năng nâng cấp năng lực phục vụ của mình nhanh hơn đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các đối thủ mới gia nhập vào thị trường. (4) Yếu tố nhân khẩu học: Dân số ngày càng tăng Đà Nẵng là một thành phố đang trên đà phát triển có tốc độ đô thị hóa cao, nên dân số cũng tăng nhanh trong những năm qua. Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân hằng năm của thành phố từ năm 1999 đến 2010 khoảng 2,6%, xếp thứ 6 trên cả nước về tốc độ tăng trưởng. Trong đó, tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 12‰ và tỷ lệ BÀI TẬP NHÓM BLUE GVHD: TH. Nguyễn Thị Hải Đường 12 tăng do di cư khoảng 14‰. Đây cũng là lợi thế cho thành phố trẻ năng động có cơ hội phát triển kinh tế. Thành phố Đà Nẵng đang bước vào thời kỳ “Dân số vàng”, tỷ lệ những người dưới 15 tuổi trên 35%, tỷ lệ những người trên 60 tuổi dưới 10%, tỷ lệ phụ thuộc của dân số ở mức 50/100. Tuổi bình quân dân số Đà Nẵng trong những năm gần đây đang dao động ở độ tuổi 30. Đây cũng là thời kỳ dân số có độ tuổi lý tưởng cho thành phố Đà Nẵng phát triển kinh tế-xã hội. Thuận lợi : Sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số trẻ ở thành phố Đà Nẵng tạo một nguồn cung lao động tại chỗ dồi dào cho Khách sạn Blue trong tương lai. Sự gia tăng dân số sẽ tăng lượng khách trong thời gian tới (5) Yếu tố văn hóa – xã hội Các yếu tố văn hóa của Việt Nam: ngôn ngữ , tôn giáo, nghệ thuật, truyền thống quan niệm sống, thái độ đối với tự nhiên môi trường,di sản văn hóa,các giá trị vật chất tinh thần có sự độc đáo, khác lạ, thuận lợi trong thu hút khách du lịch. Tổng cục du lịch Việt Nam đã đưa ra các biện pháp để tổ chức khai thác tốt hơn nữa các bảo tàng như: Bảo tàng thành phố, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Đồng Đình, Bảo tàng điêu khắc Chăm để đưa vào chương trình phục vụ khách tham quan, du lịch. Nghiên cứu thời gian phục vụ khách cho đến 22 giờ đêm (6) Yếu tố chính trị, pháp luật Việt Nam là một quốc gia có chính trị tương đối ổn định. Đây là cơ hội dành cho các nhà đầu tư. Chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển du lịch ở Thành phố Đà Nẵng : Trong tháng 01/2012, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 190.693 lượt, tăng 30% so với cùng kỳ 2011, trong đó khách quốc tế ước đạt 60.372 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ 2011, khách nội địa ước đạt 130.321 lượt, tăng 47% so với cùng kỳ 20
Luận văn liên quan