Xây dựng EFAS cho VietcomBank

Khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Điều này tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương Việt Nam: Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường thế giới thường sử dụng công cụ thanh toán là ngân hàng của quốc gia mình. Việt Nam gia nhập WTO sẽ gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu, sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường. Vietcombank hiện có hệ thống quan hệ đại lý rộng khắp bao gồm trên 1300 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng hàng đầu tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2007 Vietcombank có doanh số thanh toán xuất khẩu qua đạt 14,2 tỷ USD, tăng 12% và chiếm khoảng 29,3% thị phần; doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 12,2 tỷ USD, tăng 15,4%, chiếm 24,1% thị phần.

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3045 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng EFAS cho VietcomBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng EFAS cho Vietcombank I.Nhân tố là cơ hội đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: •Mở rộng thị trường: Khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Điều này tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương Việt Nam: Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường thế giới thường sử dụng công cụ thanh toán là ngân hàng của quốc gia mình. Việt Nam gia nhập WTO sẽ gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu, sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường. Vietcombank hiện có hệ thống quan hệ đại lý rộng khắp bao gồm trên 1300 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng hàng đầu tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2007 Vietcombank có doanh số thanh toán xuất khẩu qua đạt 14,2 tỷ USD, tăng 12% và chiếm khoảng 29,3% thị phần; doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 12,2 tỷ USD, tăng 15,4%, chiếm 24,1% thị phần. •Thu nhập của người dân tăng: Theo Tổng giám đốc Vietcombank, Ông Nguyễn Phước Thanh cho biết, trong năm 2007 nguồn vốn của VCB tính đến 31/12/2007 đạt 196.117 tỷ quy đồng, tăng 14,1% so với cuối năm 2006. Vốn huy động từ thị trường I đạt 143.635 tỷ quy đồng, tăng 20,4% so với cuối năm 2006. Vốn huy động VND đạt 70.488 tỷ đồng tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó huy động từ dân cư tăng 34,1%, từ tổ chức kinh tế (TCKT) 14,7%. Vốn huy động USD đạt 4 539 triệu USD, tăng 19,2% so với năm ngoái. Huy động vốn tù dân cư đạt 54.876 tỷ quy đồng, tăng 9,0% so với cuối năm 2006. Nguyên do là hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ mới được đưa vào thử nghiệm với những kết qủa bước đầu rất đáng khích lệ: sms bankmg, dịch vụ quản lý tài khoản tiền đầu tư chứng khoán cho các khách hàng cá nhân, dịch vụ thanh toán vé máy bay, mua tour du lịch qua Intemet, các sản phẩm cho vay trả góp (mua nhà dự án, mua ô tô), cho vay tín chấp, CBCNV, các sản phẩm huy động vốn đa dạng (lãi suất bậc thang, trả lãi định kỳ, kèm theo khuyến mãi hấp dẫn...) được khách hàng tin cậy và sử dụng. Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng (thị trường II) đạt 32.674 tỷ quy đồng, tăng 1,9% so với năm 2006. Có thể thấy thu nhập của người dân ngày càng tăng, làm gia tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đã và đang là cơ hội cho ngân hàn ngoại thương Việt Nam phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. •Thanh toán tiền lương qua tài khoản ngân hàng, cũng như việc sử dụng tài khoản thanh toán ngân hàng: Việc nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thanh toán tiền lương qua tài khoản ngân hàng làm gia tăng việc mở tài khoản tại ngân hàng, tăng việc sử dụng các dịch vụ tiện ích do ngân hàng cung cấp. Do VCB là ngân hàng quốc doanh cùng với uy tín của VCB nên sẽ được các doanh nghiệp lựa chọn để thanh toán cho CBNV. Theo thống kê thì trên thị trường thẻ chiếm 36%tổng thẻ nội địa, 29,7% tổng thẻ quốc tế, 26,6% số thẻ ATM và có 39,8% tổng số Pos rút tiền ở Việt Nam. •Cổ phần hóa doanh nghiệp: Việc ngân hàng ngoại thương Việt Nam “lên” sàn giao dịch cuối năm 2007 đầu năm 2008 đã gia tăng cơ hội thu hút vốn đầu tư vào ngân hàng, kể cả vốn đầu tư nước ngoài. Ngân hàng ngoại thương có cơ hội bắt tay với các nhà đầu tư lớn trên thế giới để mở rộng hơn nữa thị trường của mình. Hiện nay, chỉ riêng 5 NHTMNN vẫn chiếm khoảng 70% thị phần huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng và gần 60% tổng tài sản tài chính của nền kinh tế. Điều này đã thể hiện vai trò của các NHTMNN trong nền kinh tế. Hơn thế, lượng vốn huy động qua các NHTMNN để phục vụ cho đầu tư phát triển ngày một tăng, nếu như năm 1995 chỉ mới huy động được khoảng 35-37 ngàn tỷ đồng, thì năm 2004 con số này đã tăng lên gấp 8-9 lần. Tuy nhiên, nếu so với các ngân hàng trung bình trong khu vực thì quy mô hiện tại của NHTMNN Việt Nam còn nhỏ, năng lực tài chính thấp và chất lượng tài sản chưa cao, các chỉ số khác về dư nợ tín dụng, hệ số an toàn vốn (CAR), khả năng sinh lời… cũng ở mức rất thấp. Vốn tự có của bốn NHTMNN chỉ bằng khoảng một nửa con số này của một ngân hàng trung bình ở châu Á; khả năng sinh lời (ROA) của các NHTMNN thấp, chỉ bằng 38% so với yêu cầu quốc tế; chỉ số ROE mới bằng 43.6% so với chuẩn quốc tế. Thêm vào đó, trình độ quản trị của các NHTMNN còn rất thấp, công nghệ ngân hàng lạc hậu đã ảnh hưởng đến việc vận hành một hệ thống có khả năng phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế, sàng lọc và phân tán rủi ro tốt, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp và cuối cùng là vận hành hệ thống thanh toán một cách trội chảy. Cổ phần hóa không chỉ giải quyết bài toán về tiềm lực tài chính cho các ngân hàng mà nhờ có sự tham gia của cổ đông bên ngoài, của các nhà đầu tư chiến lược sẽ giúp các ngân hàng có khả năng nâng cao trình độ quản lý tốt hơn, cải thiện công nghệ ngân hàng và tuân thủ các chuẩn mực thị trường. •Hệ thống phân phối rộng khắp: Thành lập ngày 01/04/1963, Vietcombank được nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Sau 44 năm hoạt động ngân hàng đã có vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn bên cạnh đó ngân hàng còn xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng lớn và đa dạng phục vụ hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (kinh doanh vốn, tài trợ thương mại….). Thông qua các công ty con ngân hàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như: kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng… Mạng lưới hoạt động của Vietcombank rộng khắp và đa dạng đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể gồm có: 01 Sở giao dịch, 58 chi nhánh và 87 Phòng giao dịch trên toàn quốc. 04 Công ty con trong nước: Công ty cho thuê tài chính Vietconbank (VCB Leasing), Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS), Công ty quản lý nợ và Khai thác tài sản Vietconbank (VCB AMC), Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower). 01 Công ty con ở nước ngoài: Công ty tài chính Việt Nam - Vinafaco Hongkong. 02 Văn phòng đại diện tại Singgapore và Paris. 03 Công ty liên doanh: Công ty quản lý quỹ Vietcombank (VCBF), Ngân hàng liên doanh ShinhanVina, Công ty Liên doanh TNHH Vietcombank-Bonday-Bến Thành. 1300 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, tham gia tích cực các hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Asean Pacific Banker’s Club. Điều này tạo ra cơ hội cho việc phát triển hoạt động cũng như gia tăng lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. •Thương mại điện tử ở Việt Nam bắt đầu phát triển và sẽ khởi sắc: Thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển trong thời gian gần đây đã và đang tạo đà phát triển cho ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng. Khi thương mại điện tử phát triển, chắc chắn thanh toán trong thương mại điện tử sẽ sử dụng dịch vụ ngân hàng. Do vậy đây sẽ là cơ hội để Vietcombank mở rộng thị phần của mình. Tuy nhiên nếu không tận dụng cơ hội này phát triển thì sẽ bị các ngân hàng khác chiếm dụng thị phần của Vietcombank. II.Nhân tố tạo ra thách thức trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. • Tăng cường độ cạnh tranh trong ngành: Hàng loạt tổng công ty là các khách hàng ruột của Vietcombank đang ráo riết thành lập ngân hàng, công ty tài chính. Ngân hàng Nhà nước vừa đồng ý nguyên tắc thành lập cho 4 ngân hàng mới với quy mô rất lớn và sẽ tiếp tục cấp phép. Các ngân hàng nước ngoài HSBC, ANZ và Standard Charterred Bank cũng đã nộp đơn xin thành lập ngân hàng con tại Việt Nam. Vietcombank sẽ chịu áp lực về sự ra đi của các khách hàng lớn và các nhân viên chủ chốt khi hàng loạt ngân hàng thành lập mới dự kiến cần tới hàng ngàn nhân sự cao cấp từ cấp trưởng phó phòng chi nhánh. Cuộc đua tăng lãi suất huy động đầu tháng 2 năm 2008 đến nay giữa các ngân hàng đang ngày càng quyết liệt. Các ngân hàng thương mại cổ phần đang có ý định thành lập tập đoàn có mạng lưới lớn và nguồn nhân lực dồi dào cũng đang làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong ngành. Khi miếng bánh thị phần Việt Nam chưa “phình to” ra được thì hàng loạt các công ty xin gia nhập đã làm gia tăng cuồng độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Mặt khác, các ngân hàng nước ngoài với vốn lớn, công nghệ và trình độ quản lý với sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới đã và đang là thách thức lớn với các ngân hàng trong nước trong đó có ngân hàng ngoại thương Việt Nam. • Lạm phát ở Việt Nam vẫn ở mức cao: Tỷ lệ lạm phát tháng Tám của Việt Nam đứng ở mức 28,3%, cao nhất trong vòng 17 năm qua, giữa lúc thâm hụt thương mại dãn rộng. Tổng cục Thống kê cho hay, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao do giá lương thực, vận tải, nhà cửa và vật liệu xây dựng tăng. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam được coi là cao nhất ở châu Á. Trong vòng bốn tháng qua, lạm phát không có dấu hiệu giảm. Tỷ lệ tháng bảy là 27,04%, một tháng trước đó là 26,8% và tháng năm là 25,2%. So với một năm trước, giá lương thực tăng tới 44,15%. Giá nhà và vật liệu xây dựng tăng 27,4%. Giá vận tải tăng 25,6%. Bộ Kế hoạch - Đầu tư VN từng dự đoán con số lạm phát cả năm sẽ vào khoảng 25%. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam trong năm nay có thể lên tới trên 30%. Khi một quốc gia đang lâm vào tình trạng lạm phát, NHNN sẽ tìm cách giảm lượng cung tiền đang được lưu thông trên thị trường bằng việc thắt chặt tiền tệ. NHNN có thể sử dụng những công cụ truyền thống như tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, phát hành tín phiếu, trái phiếu ra công chúng… để có thể “hút” tiền về. Do thị trường đang khan hiếm tiền, lạm phát cao, các doanh nghiệp cần vốn để tung ra để kinh doanh, mua bất động sản, mua vàng… mà không gửi tiền ngân hàng. Người dân thấy lạm phát cao, lãi suất tiết kiệm thấp nên chưa gửi tiền lại. Trong mấy ngày đầu năm rất căng về tiền cho các ngân hàng hoạt động, cho sản xuất, kinh doanh, cho các dự án, cho đầu tư và phát triển… Đây là một khó khăn rất lớn đối với ngành ngân hàng trong thời gian này. • Lãi suất USD: Chính thế mạnh về ngoại tệ của Vietcombank đôi khi trở thành thách thức đối với ngân hàng này khi đồng USD bấp bênh do ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ. Theo ước tính khoảng trên 40% tài sản sinh lời của Vietcombank có gốc ngoại tệ, chủ yếu là USD. Ảnh hưởng của đồng USD là do thị trường Mỹ, mặt khác nền kinh tế Mỹ suy giảm trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Từ tháng 9 năm 2007 tới tháng 4/2008, Cục dự trữ liên bang Mỹ - FED liên tục cắt giảm lãi suất để hạn chế tối đa thiệt hại của khủng hoảng tín dụng. Còn trong hai cuộc họp vừa qua, FED đã duy trì lãi suất ở mức 2% và tỏ ra lo ngại về những áp lực lạm phát bắt nguồn từ giá hàng hóa, nhất là giá dầu, tăng cao. • Thị trường chứng khoán, bất động sản Việt Nam phát triển mạnh: Khi thị trường chứng khoán ở Việt Nam bắt đầu phát triển thì việc các nhà đầu tư sẽ đưa tiền vào đầu tư chứng khoán sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn so với việc gửi tiền vào ngân hàng. Trong năm 2006 đến đầu năm 2007, thị trường chứng khoán bắt đầu phát triển và phát triển rất sôi động. Mặc dù hiện nay việc đầu tư vào thị trường chúng khoán cũng còn nhiều bấp bênh nhưng trong tương lai khi thị trường phát triển ổn định hơn, theo đúng qui luật thị trường thì đây quả là thách thức lớn đối với ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng ngoại thương nói riêng. Đối với thị trường bất động sản, vàng, ngoại tệ cũng là thách thức đối với ngành ngân hàng. • Tâm lý của người Việt Nam Từ trước tới nay thì tâm lý của người Việt Nam là muốn có sự đảm bảo sự an toàn chắc chắn về tài chính, và lợi nhuận cao. Do vậy việc đầu tư mua vàng tích trữ tiền mặt hay đầu tư vào bất động sản sẽ đem lại sự thỏa mãn hơn so với gửi tiền vào ngân hàng. • Cơ sở hạ tầng: Hiện nay so với các ngân hàng trong nước thì ngân hàng Vietcombank được đánh giá là có cơ sở hạ tầng cũng như dịch vụ khách hàng là cao. Nhưng so với các ngân hàng quốc tế, chi nhánh ngân hàng toàn cầu tại Việt Nam thì hiện tại là thách thức đối với ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng. Kết luận Tổng điểm độ quan trọng của ngân hàng Vietcombank là 3.28 đã cho thấy khả năng nắm bắt cơ hội tốt và vượt qua thách thứ c của ngân hàng, giảm thiểu những khó khăn do thách thức đó gây ra cho Vietcombank. Đây là điều tín hiệu rất tốt của ngân hàng Vietcombank trong ngành ngân hàng Việt Nam.  Mô thức EFAS, IFAS: Phân tích Môi trường bên trong và Môi trường bên ngoài của Ngân hàng VPBank *** Bản đầy đủ có kèm hình vẻ, bảng, số liệu kinh họa trong file đính kèm!!! Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư; cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; cung cấp các hoạt động giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Giá trị cốt lõi của ngân hàng này là: ·Kết hợp hài hoà lợi ích khách hàng, nhân viên, cổ đông và cộng đồng là sợi chỉ xuyên suốt mọi hành động ·Xây dựng văn hoá ngân hàng theo phương châm tạo dựng 1 tập thể đoàn kết, tương trợ, văn minh, không ngừng học hỏi hoàn thiện; luôn trao đổi thông tin để cùng tiến bộ ·Công nghệ tiên tiến và quản trị thông tin có khoa học là cơ sở để tăng tốc và duy trì sức mạnh ·Đội ngũ nhân viên luôn minh bạch và có tinh thần trách nhiệm, luôn thể hiện tính chuyên nghiệp và sáng tạo là cơ sở cho thành công của ngân hàng. I/ Môi trường bên ngoài 1/ Cơ hội a)Thị trường thẻ thanh toán hấp dẫn Tháng 12/2006 cùng với việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020, Chính phủ cũng đã ban hành nghị định 161/2006/ND-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt. Ông Basel Abdelmoneim – Phó chủ tịch BGS ( smartcard Systems AG) tỏ ra khá am hiểu về thị trường Việt Nam khi đưa ra những con số khá chính xác: 86% chi phí mua sắm của người dân Việt Nam hiện nay được trả bằng tiền mặt; 32% tiền thuế được thu bằng tiền mặt; và 22% dịch vụ khác thanh toán bằng tiềng mặt. ông cho rằng Việt Nam là một trong những nền kinh tế mạnh trong khu vực, cộng với vai trò là thành viên của WTO chắc chắn việc thanh toán phi tiền mặt sẽ tăng trong tương lai. Và theo ông, ngay từ bây giờ phải xây dựng nền tảng cho hệ thống thanh toán đa mục tiêu. Từ đầu năm 2006, ông Michael Cannon, Tổng giám đốc phụ trách thẻ thưông mại khu vực châu Á-Thái Bình Dương Tập đoàn Visa đã nhận định: Nếu Việt Nam đạt được mức chi tiêu thương mai trung bình trong khu vực thì sẽ có hơn 200 triệuUSD được thanh toán bằng thẻ tín dụng. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các donah nghiệp và khu vực chính phủ. Nhờ đó các ngân hàng có thể phát triển thị trường bán lẻ. Bên cạnh đó, hiện nay, thương mại điện tử ngày càng phát triển, rất nhiều cửa hàng online, buôn bán trên mạng ngày càng phổ biến. Khi mua hàng trực tuyến như vậy, người mua phải có tài khoản tại ngân hàng. Điều này làm tăng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, chính là cơ hội cho các ngân hàng thương mại. b)Việt Nam gia nhập WTO. Cam kết mở rộng dịch vụ Ngân hàng-Tài chính sau khi gia nhập WTO cho phép Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động và mở chi nhánh tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/4/2007, được phép mua cổ phần của các Ngân hàng Việt Nam. Việc các Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho các Ngân hang trong nước tăng vốn, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm , công nghệ quản lý hiện đại từ các Ngân hàng nước ngoài và tiếp cận với thị trường quốc tế. Đối với Vpbank, nhờ cam kết của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phê duyệt để Vpbank được bán cổ phần cho Ngân hàng OCBC của Singapore. Hiện tại, OCBC chiếm 20% cổ phần và là đối tác chiến lược quan trọng của Vpbank. Trở thành cổ đông chiến lược của Vpbank, OCBC sẽ hỗ trợ VPBank về mặt kỹ thuật, côn nghê, đào tạo các biện pháp quản trị rủi ro và công nghệ thông tin… Ngân hàng này sẽ giúp VPBank mở rộng hợp tác với các Ngân hàng nước ngoài, nhanh chóng tiếp cận công nghệ hiện đại. Đây sẽ là môi trường rất tốt cho các cán bộ điều hành của VPBank bắt nhịp được với công nghệ quản trị Ngân hàng tiên tiến trên thế giới, giúp VPBank nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập. Bên cạnh đó, khi Việt Nam gia nhập WTO, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng có thể giúp ngân hàng phát triển vốn, công nghệ… Bên cạnh đó, xuất khẩu gia tăng là cơ hội giúp các ngân hàng phát triển các loại hình dịch vụ của mình. c)Thị trường bán lẻ tiềm năng đang trở thành xu hướng tất yếu. Trong nền kinh tế mở, nhu cầu về dịch vụ Ngân hàng ngày càng tăng, nhất là dịch vụ Ngân hàng bán lẻ (NHBL). Dịch vụ NHBL được định nghĩa là việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua mạng lưới chi nhánh. Khách hàng còn có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng qua các phương tiện viễn thông và công nghệ thông tin tiên tiến, khi sử dụng dịch vụ online hoặc qua điệ thoại di động. Đối tượng của ngân hàng bán lẻ là các cá nhân, doanh nghiệp vùă và nhỏ, nên dịch vụ thường đơn giản, thuận tiện, phục vụ nhu cầu thường nhật, tập trung và dịch vụ tiền gửi và tài khoản, vay vốn, thẻ thanh toán… Việt Nam với dân số khoảng 85 triệu người và mức thu nhập ngày càng tăng, là thị trường đầy tiềm năng cho dịch vụ NHBL. Các ngân hàng trong nước đã quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán, như đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ, phát triển dịch vụ mới, đa tiện ích và được xã hội chấp nhận như máy giao dịch tự động (ATM), internet banking, home banking, PC banking… Thực tế này đã đánh dấubước phát triển mới của thị trường dịch vụ NHBL tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Nhờ đó tỉ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư tăng lên đáng kể và chiếm 35-40% vốn huy động. VPBank cũng nhận ra đây là một cơ hội lớn, khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ, phấn đấu trong 1 vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 ngân hàng dẫn đầu các ngân hàng TMCP trong cả nước. VPBank hiện đang là 1 trong những ngân hàng tiên phong trong quá trình phát triển kinh doanh thẻ và mạng lưới ATM rộng lớn tại Việt Nam. VPBank cũng khẳng định thế mạnh của ngân hàng bán lẻ thông qua quyết định đầu tư 1000 máy ATM tên cả nước trong khoảng thời gian 3 năm, từ 2007-2010 (hiện đã lắp đặt được gần 300 máy). Nếu thực hiện theo đúng kế hoạch này, VPBank sẽlà ngân hàng có số lượng máy ATM lớn thứ hai trong hệ thống ngân hàng, sau Vietcombank d)Nhu cầu về vốn ở thị trường Việt Nam vẫn là rất lớn. Việt Nam là thị trường mới nổi, đối với hoạt động ngân hàng, xét về khía cạnh cung vốn sẽ tiếp tục phát triển. Việt Nam là nước đang phát triển cần rất nhiều vốn trong việc xây dựng cơ sỏ hạ tầng, phát triển kinh tế… Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong 20 năm đầu của thế kỷ 21, Việt Nam phải hoàn tất củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng. Điều này yêu cầu một nguồn vốn khổng lồ, bao gồm quỹ Nhà nước và vốn từ các cá nhân cả trong nước và nước ngoài, cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước và cá nhân trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng. Đối với nhu cầu đầu tư vốn để nâng cao hệ thống giao thông cho đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam cần 117.744 tỉ VND (gần 7,4 tỉ USD), trong khi hiện tại, khả năng đáp ứng nhu cầu trên chỉ ở mức 2-3 tỉ USD, chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, ODA và trái phiếu Chính phủ. Theo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), con số này chỉ đáp ứng 20- 30% tổng nhu cầu. Theo ông Tống Quốc Đạt, Phó Lãnh đạo Viện Phát triển Cơ sở Hạ tầng và Đô thị, thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, nghiên cứu về thực thi mô hình hợp tác giữa Nhà nước và cá nhân sẽ giúp hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, với việc tập trung phát t
Luận văn liên quan