Xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên môn bóng chuyền năm thứ 2 chuyên ngành sư phạm thể dục thể thao trường đại học Cần Thơ

Kết quả nghiên cứu đã xây dựng và ứng dụng có hiệu quả hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên môn bóng chuyền năm 2 chuyên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ bao gồm 53 bài tập phát triển thể lực, trong đó chỉ tiêu sức nhanh có 12 bài tập: chỉ tiêu sức mạnh có 16 bài tập; chỉ tiêu sức bền có 10 bài tập; chỉ tiêu mềm dẻo khéo léo có 9 bài tập; thả lỏng, hồi phục có 7 bài tập, góp phần bổ sung và làm phong phú thêm số lượng các bài tập được sử dụng trong quá trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất ở Trường Đại học Cần Thơ.

pdf13 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2642 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên môn bóng chuyền năm thứ 2 chuyên ngành sư phạm thể dục thể thao trường đại học Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO NAM SINH VIÊN MÔN BÓNG CHUYỀN NĂM THỨ 2 CHUYÊN NGÀNH SƢ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Nguyễn Văn Hòa Nguyễn Hữu Tri Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu đã xây dựng và ứng dụng có hiệu quả hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên môn bóng chuyền năm 2 chuyên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ bao gồm 53 bài tập phát triển thể lực, trong đó chỉ tiêu sức nhanh có 12 bài tập: chỉ tiêu sức mạnh có 16 bài tập; chỉ tiêu sức bền có 10 bài tập; chỉ tiêu mềm dẻo khéo léo có 9 bài tập; thả lỏng, hồi phục có 7 bài tập, góp phần bổ sung và làm phong phú thêm số lượng các bài tập được sử dụng trong quá trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất ở Trường Đại học Cần Thơ. TỪ KHÓA: Hệ thống bài tập, phát triển thể lực, nam sinh viên, Cần Thơ. Abstract: The research results show the fact that a system of physical exercises was developed and applied effectively for improving the physical strength of volleyball male students majored in physical education in their second year at Can Tho University. The system consists of 53 physical development exercises in cluding 12 criteria foe speed development, 16 ones for strength, 10 ones for endurance, 9 ones for flexibility and ingenuity, and 7 ones for relaxation and recovery. This makes a great contribution to enrich the amount of the exercises applied in the training of physical education majored students at Can Tho University. KEYWORDS: System of physical exercises, improve physical strength, male student, Can Tho. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Đại học Cần Thơ là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở bằng sông Cửu Long, là trung tâm văn hóa – khoa học kỹ thuật của vùng. Nhiệm vụ chính của trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Hàng năm, trường Đại học Cần Thơ đào tạo hàng ngàn giáo viên, cử nhân, kỹ sư, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý cho các địa phương, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực đa dạng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất 2 nước. Năm 2004, trường Đại học Cần Thơ được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên thể dục thể thao có trình độ cử nhân sư phạm cho các trường phổ thông, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục của đất nước. Ngành học Sư phạm Thể dục thể thao của trường Đại học Cần Thơ là ngành học còn khá mới mẻ. Mục đích đào tạo chuyên ngành sư phạm Thể dục thể thao là sinh viên sau khi tốt nghiệp đảm nhận được nhiệm vụ của giáo viên giảng dạy bóng chuyền trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông; có khả năng quản lý, phát triển các phong trào tập luyện tại cơ sở Trong quá trình đào tạo, nhà trường cần quan tâm đến nhiều mặt: trí tuệ, đạo đức, hình thái cơ thể, kỹ-chiến thuật, thể lực, tâm lý, nghiệp vụ sư phạmTrong đó, phát triển thể lực cho sinh viên Sư phạm Thể dục thể thao chuyên ngành bóng chuyền là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Để đạt hiệu quả cao nhất trong vấn đề phát triển thể lực cho sinh viên, đối với các môn học chuyên sâu cần phải dựa trên hệ thống bài tập khoa học, phù hợp. Việc xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực là việc làm cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng công tác của trường. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống phát triển thể lực cho nam sinh viên môn bóng chuyền năm thứ 2 chuyên ngành Sư phạm Thể dục thể thao trường Đại học Cần Thơ”. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: đánh giá thực trạng thể lực của nam sinh viên môn bóng chuyền chuyên ngành Sư phạm Thể dục thể thao năm thứ 1; xây dựng và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên môn bóng chuyền chuyên ngành Sư phạm Thể dục thể thao; đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên môn bóng chuyền chuyên ngành sau 1 năm tập luyện. Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy trong thể dục thể thao như: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Xác định các test đánh giá thể lực nam sinh viên môn bóng chuyền chuyên ngành Sƣ phạm Thể dục thể thao Cơ sở để chúng tôi lựa chọn các test đánh giá thể lực cho đối tượng nghiên cứu là hệ thống các test của Viện khoa học Thể dục thể thao, các test đánh giá thể lực đã được sử dụng trong thực tiễn giảng dạy và huấn luyện của các tác giả khác trong những công trình nghiên cứu khoa học đã được công nhậnCăn cứ vào yêu cầu cần có sự đánh giá toàn diện về trình độ thể lực của đối tượng nghiên cứu, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của trường, chúng tôi đã chọn 10 test đánh giá trình độ thể lực cho nam sinh viên môn bóng chuyền chuyên ngành Sư phạm Thể dục thể 3 thao trường Đại học Cần Thơ. Đó là các test: Chạy 30m xuất phát cao (s), bật xa tại chỗ (cm), bật cao tại chỗ (cm), bật cao có đà (cm), bóp lực kế tay thuận (kg), nắm bóng rổ bằng hai tay từ sau đầu ta trước (m), chạy cây thông 92m (s), chạy 9 – 3 – 6 – 3 – 9 (s), chạy 1500m, đứng dẻo gập thân (cm). 2.2. Xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên môn bóng chuyền chuyên ngành Sƣ phạm Thể dục thể thao Để xác định được hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên môn bóng chuyền chuyên ngành Sư phạm Thể dục thể thao trường Đại học Cần Thơ, đề tài tiến hành theo các bước: tiến hành lựa chọn sơ bộ các bài tập qua các tài liệu tham khảo và quan sát sư phạm, lựa chọn sàng lọc qua phỏng vấn và các lần kiểm tra sư phạm, xây dựng cách thức tập luyện , phù hợp với giáo trình, giáo án giảng dạy và khoa học trong huấn luyện. Trên cơ sở vấn đề lý luận đã phân tích, dựa trên những cơ sở khoa học của quá trình giảng dạy – huấn luyện bóng chuyền cho sinh viên và vận động viên tại các địa phương, trung tâm, chúng tôi nhận thấy: để xây dựng hệ thống các bài tập phát triển thế lực ứng dụng trong quá trình giảng dạy – huấn luyện cho nam sinh viên môn bóng chuyền trường Đại học Cần Thơ phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Dựa vào thời gian và chương trình giảng dạy để xây dựng hệ thống bài tập. - Hệ thống các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo có chi tiêu đánh giá cụ thể. Hình thức tập luyện đơn giản, phù hợp với đặc điểm của đối tượng, điều kiện thực tiễn của công tác giảng dạy – huấn luyện cho nam sinh viên chuyên môn bóng chuyền ở bộ môn giáo dục thể chất trường Đại học Cần Thơ. - Hệ thống các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo tính định hướng phát triển toàn diện cho các bộ phận cơ thể tham gia vào hoạt động thể lực trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền. - Việc xây dựng hệ thống các bài tập phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông tin cần thiết với đối tượng nghiên cứu. Để thực hiện được mục đích xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu 47 giáo viên, huấn luyện viên, các nhà chuyên môn và các chuyên gia liên quan. Từ kết quả phỏng vấn thu được, chúng tôi lựa chọn các bài tập với số ý kiến tán đồng từ 70% trở lên. Theo đó, số bài tập được chỉ lựa chọn bao gồm 53 bài tập ứng dụng vào mục đích phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu (trình bày ở bảng 1) 4 Bảng 1: Tổng hợp hệ thống các bài tập phát triển thể lực cho đối tƣợng nghiên cứu đƣợc lựa chọn TT Bài tập Kết quả phỏng vấn N n % Sức nhanh 1 Chạy 30m xuất phát cao (s) 47 37 78.72% 2 Chạy tốc độ cao 4 x 10m (s) 47 34 72.34% 3 Chạy biến tốc từ chậm đến nhanh (s) 47 46 97.87% 4 Chạy theo tín hiệu, bật cao mô phỏng động tác đập bóng (lần/phút) 47 41 87.23% 5 Du chuyển tiến, lùi, sang trái, sang phải 30s 47 36 76.60% 6 Chạy tiến - lùi theo tín hiệu 47 43 91.49% 7 Nhảy dây tốc độ hai chân (lần/phút) 47 34 72.34% 8 Bật nhảy di động song song với hướng đối diện, chạm tay nhau hoặc đưa bóng cho nhau lên lưới (lần/phút) 47 36 76.60% 9 DĐứng chân trước chân sau, bật nhảy liên tục, tăng dần biên độ (lần/phút) 47 35 74.47% 10 Bật một chân, hai chân tốc độ trên bục có độ cao hợp lý (lần/phút) 47 38 80.85% 11 Chạy 9-3-6-3-9 (s) 47 34 72.34% 12 Bật chắn bóng 3 vị trí trên lưới (lần/phút) 47 44 93.62% Sức mạnh 13 Bật xa 3 bước liên tục (m) 47 35 74.47% 14 Bật nhảy hố cát (lần) 47 45 95.74% 15 Bật nhảy đổi chân ở bục (lần) 47 47 100.00% 16 Bật nhảy cóc (s) 47 42 89.36% 17 Bật đập bóng treo (lần) 47 37 78.72% 18 Gập - đuôi cổ tay với dây thun hoặc tạ tay (kg) 47 42 89.36% 5 19 Nhảy cừu: xếp vòng tròn, người sau nhảy qua người trước (m) 47 45 95.74% 20 Gánh tạ 30% trọng lượng cơ thể đứng lên ngồi xuống (lần) 47 34 72.34% 21 Gánh tạ có trọng lượng nhẹ, bật nhảy qua ghế dài (lần) 47 35 74.47% 22 Đứng lên ngồi xuống nhanh (lần/phút) 47 37 78.72% 23 Ném bóng nhồi bằng 1 tay từ sau ra trước (m) 47 44 93.62% 24 Ném bóng nhồi bằng 2 tay từ sau ra trước (m) 47 39 82.98% 25 Nằm sấp chống đẩy (lần/phút) 47 40 85.11% 26 Nằm ngửa gập bụng (lần/phút) 47 42 89.36% 27 Gập lưng nằm sấp, hai tay sau đầu (lần/phút) 47 43 91.49% 28 Nằm sấp chống hai tay trên đất, di chuyển trên hai bàn tay sang phải và sang trái, thân người thẳng (m) 47 43 91.49% Sức bền 29 Bật bục tại chỗ 60 -90s (lần/phút) 47 35 74.47% 30 Bật cao hai chân liên tục (lần/5 phút) 47 41 87.23% 31 Bật nhảy liên tục chạm tay vào bảng hoặc vành rổ; di chuyển bật nhảy động tác chắn bóng vào hai bên bảng rổ (lần/5 phút) 47 34 72.34% 32 Bật cóc liên tục (lần/5 phút) 47 43 91.49% 33 Chạy 1500m (s) 47 34 72.34% 34 Chạy biến tốc 100m x 4 )s) 47 35 74.47% 35 Chạy cây thông 92m (s) 47 44 93.62% 36 Mô phỏng động tác đập bóng số 4, chắn bóng số 3, chắn bóng số 2 (lần/3 phút) 47 36 76.60% 37 Nhảy dđập bóng liên tục do giáo viên tung lên (lần/3 phút) 47 38 80.85% 6 38 Nhảy chắn bóng liên tục do giáo viên tung sang (lần/3 phút) 47 35 74.47% Mềm dẻo, khéo léo 39 Bật cao tại chỗ, quay 900, 1800, 3600 ở trên không (lần) 47 39 82.98% 40 Chạy rẽ quạt (s) 47 45 95.74% 41 Chạy ziczac qua chướng ngại vật 30m (s) 47 46 97.87% 42 Bật xoay 90 kết hợp chạy 20m xuất phát cao theo tín hiệu (s) 47 39 82.98% 43 Các bải tập trên thang gióng (lần/phút) 47 35 74.47% 44 Các bài tập căng cơ, ép dẻo thụ động 47 43 91.49% 45 Các bài tập ép dẻo hai người 47 38 80.85% 46 Cầm gậy xoay vai trước sau 47 34 72.34% Các bài tập thả lỏng, hồi phục 47 Các trò chơi thả lỏng 47 35 74.47% 48 Chạy nhẹ nhàng thả lỏng các cơ tay, thân người 47 45 95.74% 49 Cúi người về trước, thả lỏng vung vẩy hai tay 47 39 82.98% 50 Hai tay giơ cao, thả lỏng bàn tay, cẳng tay, cánh tay, đầu, vai, thân rồi từ từ hạ xuống thấp và chuyển sang tư thế ngồi xổm. 47 46 97.87% 51 Nằm ngửa, thả lỏng hoàn toàn các cơ vai, tay, chân và thân 47 34 72.34% 52 Rung và vẫy tay từ các tư thế khác nhau dưới thấp, dang ngang, trên đầu 47 35 74.47% 53 Tự rung và giữ từng chân 47 35 74.47% 2.3. Xây dựng tiến trình huấn luyện, giảng dạy và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực nam sinh viên bóng chuyền chuyên ngành Sƣ phạm thể dục thể thao trƣờng Đại học Cần Thơ trên cơ sở hệ thống các bài tập đã lựa chọn 7 Việc nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu được tiến hành trong 2 giai đoạn ứng với học kỳ I và học kỳ II trong chương trình giảng dạy năm học 2011 – 2012 tại trường Đại học Cần Thơ: + Giai đoạn I: Học kỳ I, năm học 2011 – 2012 từ tháng 8 đến tháng 11/2011. + Giai đoạn II: Học kỳ II, năm học 2011 – 2012 từ tháng 01 đến tháng 4/2012. Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi kiểm tra thành tích ban đầu của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, cùng các nội dung như nhau với 60 sinh viên nam môn bóng chuyền năm 2 (khóa 36) chuyên ngành Sư phạm Thể dục thể thao trường Đại học Cần Thơ là những sinh viên đã qua 1 năm học tập, tập luyện ở trường đã tích lũy được những tố chất thể lực chung, cùng như các kỹ năng cơ bản về một số môn thể thao. - Mục tiêu và phương pháp tập luyện, tập trung vào việc phát triển thể lực chuyên môn bóng chuyền nhằm nâng cao thành tích cũng như hiệu quả giảng dạy – học tập môn chuyên sâu để sau này các em sinh viên ra trường tham gia giảng dạy, huấn luyện và nghiên cứu khoa học Căn cứ vào chương trình, kế hoạch, tiến trình và giáo án giảng dạy của bộ môn giáo dục Thể chất trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi xây dựng chương trình giảng dạy – huấn luyện phát triển thể lực cho nhóm thực nghiệm. Trong cả hai giai đoạn thực nghiệm 1 và giai đoạn thực nghiệm 2 chúng tôi lần lượt áp dụng hệ thống 53 bải tập phát triển thể lực cho nhóm sinh viên thực nghiệm theo tiến trình giảng dạy đã được xây dựng. Thời gian tập luyện 4 tiết/1 tuần (theo thời khóa biểu của trường). Thời gian tập từ 100 đến – 120 phút. Tổng số giáo án dạy môn bóng chuyền ở giai đoạn 1 (08/2011 đến 11/2011) theo phân phối năm học của chương trình thực nghiệm sư phạm là 30 giáo án, giai đoạn 2 (01/2012 đến 04/2012) theo phân phối năm học của chương trình thực nghiệm sư phạm là 30 giáo án. Thời gian tập luyện căn cứ vào nội dung, chương trình môn học. Thời gian giảng dạy – huấn luyện phát triển thể lực cho nam sinh viên môn bóng chuyền năm 2 được giáo viên quản lý chặt chẽ từng nhóm, loại trừ yếu tố khách quan ảnh hưởng đến huấn luyện, chỉ còn lại sự tác động của các bài tập đến từng nhóm nghiên cứu. Sau khi đã xác định được chương trình thực nghiệm cho nhóm thực nghiệm trên cơ sở chương trình, kế hoạch, tiến trình và giáo án giảng dạy của Bộ môn Giáo dục thể chất trường Đại học Cần Thơ. Để tổ chức thực nghiệm đảm bảo tính khách quan, quá trình nghiên cứu được tổ chức thực nghiệm theo phương pháp thực 8 nghiệm song song trên hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Nhóm thực nghiệm tập theo hệ thống bài tập đã được xây dựng. Các bài tập được sắp xếp luân phiên tương ứng với nhiệm vụ giảng dạy – huấn luyện trong từng giáo án, đảm bảo các nguyên tắc của quá trình giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. Nhóm đối chứng tập hệ thống bài tập cũ theo chương trình giảng dạy của bộ môn giáo dục thể chất trường Đại học Cần Thơ. 2.4. Đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đối tƣợng nghiên cứu sau 1 năm tập luyện Trước khi tiến hành quá trình thực nghiệm, chúng tôi kiểm tra thành tích ban đầu của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng cùng các nội dung như nhau với 60 sinh viên nam môn bóng chuyền (khóa 36) chuyên ngành Sư phạm Thể dục thể thao trường Đại học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm: Để đánh giá một cách khách quan, chúng tôi tiến hành lấy kết quả kiểm tra trước thực nghiệm cả hai nhóm nam sinh viên môn bóng chuyền khóa 36 chuyên ngành Sư phạm Thể dục thể thao trường Đại học Cần Thơ. Kết quả kiểm tra ở các test lựa chọn giữa hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm không có sự khác biệt đáng kể (ttính < tbảng = 2.048 ở ngưỡng xác suất P < 0.05). Điều đó chứng tỏ rằng, trước khi tiến hành thực nghiệm, trình độ thể lực của 2 nhóm là đồng đều nhau (bảng 2). Bảng 2: So sánh giá trị trung bình ở các chỉ tiêu của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trƣớc thực nghiệm (n=30) T T Tên các test NTN NĐC So sánh % (𝑥 ± 𝜎) (𝑥 ± 𝜎) t P 1 Chạy 30m xuất phát cao (s) 4.36 ± 0.23 4.26 ± 0.26 2 Bật xa tại chỗ (cm) 244.27 ± 12.08 248.95 ± 14.50 1.36 >0.05 3 Bật cao tại chỗ (cm) 72.88 ± 1.42 73.52 ± 1.44 1.74 >0.05 4 Bật cao có đà (cm) 80.32 ± 1.56 81.10 ± 1.84 1.80 >0.05 5 Bóp lực kế tay thuận (kg) 45.37 ± 4.38 46.84 ± 4.09 1.37 >0.05 6 Ném bóng rổ bằng 2 tay từ sau đầu ra trước (m) 18.36 ± 1.50 18.90 ± 1.82 1.27 >0.05 9 7 Chạy cây thông 92m (s) 24.52 ± 0.99 24.05 ± 1.05 1.81 >0.05 8 Chạy 9-3-6-3-9 (s) 8.03 ± 0.26 7.96 ± 0.23 1.23 >0.05 9 Chạy 1500m(s) 362.67 ± 31.73 350.20 ± 25.01 1.72 >0.05 10 Đứng gập thân (cm) 20.18 ± 2.36 20.35 ± 1.69 0.33 >0.05 Kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm Đánh giá thể lực của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm: Kết quả so sánh thể lực của nhóm đối chứng trước thực nghiệm và sau giai đoạn thực nghiệm được trình bày ở bảng 3. Bảng 3: Đánh giá thể lực nhóm đối chứng sau giai đoạn thực nghiệm so với nhóm đối chứng trƣớc thực nghiệm (n=30) TT Tên các test NTN NĐC W% So sánh % (𝑥 0± 𝜎0) (𝑥 2± 𝜎2) ttính Pbảng 1 Chạy 30m xuất phát cao (s) 4.26 ± 0.26 4.16 ± 0.24 2.51 2.09 <0.05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 248.95 ± 14.50 250.90 ± 11.88 0.78 0.86 >0.05 3 Bật cao tại chỗ (cm) 73.52 ± 1.44 74.52 ± 2.59 1.35 1.98 >0.05 4 Bật cao có đà (cm) 81.10 ± 1.84 81.95 ± 2.85 1.04 1.25 >0.05 5 Bóp lực kế tay thuận (kg) 46.84 ± 4.09 47.06 ± 3.61 0.46 0.50 >0.05 6 Ném bóng rổ bằng 2 tay từ sau đầu ra trước (m) 18.90 ± 1.82 19.03 ± 1.80 0.72 0.63 >0.05 7 Chạy cây thông 92m (s) 24.05 ± 1.05 23.71 ± 1.02 0.11 1.70 >0.05 8 Chạy 9-3-6-3-9 (s) 7.96 ± 0.23 7.93 ± 0.25 0.33 0.71 >0.05 9 Chạy 1500m(s) 350.20 ± 25.01 355.93 ± 19.54 -1.57 1.44 >0.05 10 Đứng gập thân (cm) 20.35 ± 1.69 20.87 ± 2.28 2.53 1.65 >0.05 10 Kết quả đánh giá thể lực của nhóm đối chứng sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm có những thay đổi, cụ thể chỉ có test: chạy 30m xuất phát cao có sự tăng tiến mang ý nghĩa thống kê (ttính > tbảng = 2.048 ở ngưỡng xác suất P < 0.05), 09 test còn lại tuy có sự tăng tiến về thành tích nhưng không có ý nghĩa thống kế (P > 0.05). Riêng thành tích chạy 1500m sau thực nghiệm còn kém hơn thực nghiệm, song sự khác biệt vẫn không có ý nghĩa thống kê (P < 0.05). Đánh giá thể lực của nhóm thực nghiệm trƣớc và sau thực nghiệm: Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm thực nghiệm được trình bày ở bảng 4. Bảng 4: Đánh giá thể lực nhóm đối chứng sau giai đoạn thực nghiệm so với nhóm đối chứng trƣớc thực nghiệm (n=30) T T Tên các test NTN NĐC W% So sánh % (𝑥 0± 𝜎0) (𝑥 2± 𝜎2) t P 1 Chạy 30m xuất phát cao (s) 4.36 ± 0.23 3.86 ± 0.15 12.07 10.08 <0.05 2 Bật xa tại chỗ (cm) 244.83 ± 12.86 260.61 ± 10.55 6.48 10.08 <0.05 3 Bật cao tại chỗ (cm) 72.88 ± 1.42 81.78 ± 5.53 11.50 8.92 <0.05 4 Bật cao có đà (cm) 80.32 ± 1.56 88.11 ± 4.01 9.25 9.63 <0.05 5 Bóp lực kế tay thuận (kg) 45.37 ± 4.38 49.54 ± 4.05 8.80 6.19 <0.05 6 Ném bóng rổ bằng 2 tay từ sau đầu ra trước (m) 18.36 ± 1.50 21.10 ± 1.81 13.92 9.18 <0.05 7 Chạy cây thông 92m (s) 24.52 ± 0.99 22.04 ± 1.24 10.64 8.00 <0.05 8 Chạy 9-3-6-3-9 (s) 8.03 ± 0.26 7.59 ± 0.26 5.60 9.76 <0.05 9 Chạy 1500m(s) 362.67 ± 31.73 333.47 ± 23.11 8.39 7.59 <0.05 1 0 Đứng gập thân (cm) 20.18 ± 2.36 22.94 ± 2.08 12.80 5.22 <0.05 Qua kết quả kiểm tra ở bảng 4 cho thấy, tất cả 10 test đều có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P tbảng = 2.048 ở ngưỡng xác suất P < 0.05), trong đó kết quả sau thực nghiệm đều phát triển tốt hơn so kết quả trước thực nghiệm (P < 0.05). 11 So sánh thể lực 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng trước và sau thực nghiệm Đánh giá về nhịp phát triển Nếu so sánh tổng nhịp phát triển giữa 2 nhóm có thể thấy nhóm thực nghiệm có tổng nhịp phát triển sau giai đoạn thực nghiệm là 99.43%, trong khi đó nhóm đối chứng chỉ được 8.26%, nghĩa là nhóm thực nghiệm có nhịp tăng trưởng tăng hơn 12.03 lần so với nhóm đối chứng. So sánh nhịp phát triển ở 10 chỉ tiêu giữa 2 nhóm được mình họa ở biểu đồ. Kết quả trên cho thấy: sau quá trình thực nghiệm, trình độ thể lực nam sinh viên bóng chuyền chuyên ngành Sư phạm Thể dục thể thao tập theo các bài tập hiện hành tuy cũng có cải thiện nhất định về mặt thể lực nhưng ở mức thấp và chưa đảm bảo cho sự phát triển ở mọi chỉ tiêu, nhất là về sức bền di chuyển và sức bền tốc độ. Nhóm thực nghiệm tập luyệ
Luận văn liên quan