Chùa Hương hai tiếng ấy dường như đã quá đỗi gần gũi mà thiêng liêng với
tất thảy mỗi người Việt Nam, đểrồi:
"Chẳng đi thì nhớthì thương
Ra đi mến cảnh chùa Hương không về"
Nhưng Hương Sơn không chỉlà một chốn non kỳthuỷtú, là danh thắng biệt
chiếm "nhất Nam thiên". Mà nơi đây còn là cội nguồn của các tín ngưỡng dân gian,
là cõi tâm linh huyền ảo, một trong những trung tâm lớn nhất của Phật giáo Việt
Nam đương đại. Theo nhưPhật tích còn lưu lại cho đến nay thìđây là nơi lưu dấu
Đức Quan ThếÂm BồTát ứng thân làm công chúa Diệu Thiện con vua Diệu Trang
Vương đã tẩy bụi trần tại suối Giải Oan rồi tu hành đắc đạo tại Hương Tích Bảo
Động, trởthành bà mẹđộlượng, bao dung cho mọi sinh linh mà ngày nay linh tượng
của người còn lưu lại ởnơi đây mà dân gian vẫn gọi là Bà Chúa Ba.
Theo những tưliệu lịch sửcho thấy chùa Hương có thểđã ra đời từthời Lê
Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận thứ8 (1476). Khi đi tuần phú phương Nam ngài
đã nghỉởchốn này và cho đến khi Tĩnh đô vương Trịnh Sâm xa giáđến đây vào năm
Canh Dần (1770) thìông đã khẳng định đây chính là "Nam Thiên đệnhất động" và
cho tạc vào cửa động dòng chữnày.
Đểrồi cùng với tạo hoá, con người đã góp công cho chùa Hương trởthành một
quần thểkiến trúc nguy nga tráng lệgiữa ngàn non mà có "cao chất ngất mấy toà cổ
soái". Nhưng đáng tiếc thay, trải qua bao dâu bểthăng trầm giặc ngoại xâm bao lần
gây binh lửa can qua, xoáđi bao công trình tú lệ. Nhưng không vì thếmà "Hương
Tích" ngớt hương thơm, ngược lại hàng năm chùa Hương vẫn rộng mởthiền môn
đón hàng chục vạn chúng Phật tửhành hương vềđất phật. Tạo ra một lễhội tôn giáo
lớn và kéo dài bậc nhất ởnước Nam ta và cũng là lễhội dài hiếm thấy trên thếgiới.
Đây chính là cơhội lớn cho ngành du lịch nước nhà, vì thếtừnhiều năm nay khu
danh thắng di tích Hương Sơn đãđược đưa vào khai thác phục vụngành du lịch, là
một trong những địa chỉquan trọng trên bản đồdu lịch Việt Nam.
66 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3009 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Xây dựng mô hình quản lý khai thác
khu du lịch Chùa Hương.”
2
LỜI NÓI ĐẦU
Chùa Hương! hai tiếng ấy dường như đã quá đỗi gần gũi mà thiêng liêng với
tất thảy mỗi người Việt Nam, để rồi:
"Chẳng đi thì nhớ thì thương
Ra đi mến cảnh chùa Hương không về"
Nhưng Hương Sơn không chỉ là một chốn non kỳ thuỷ tú, là danh thắng biệt
chiếm "nhất Nam thiên". Mà nơi đây còn là cội nguồn của các tín ngưỡng dân gian,
là cõi tâm linh huyền ảo, một trong những trung tâm lớn nhất của Phật giáo Việt
Nam đương đại. Theo như Phật tích còn lưu lại cho đến nay thìđây là nơi lưu dấu
Đức Quan ThếÂm Bồ Tát ứng thân làm công chúa Diệu Thiện con vua Diệu Trang
Vương đã tẩy bụi trần tại suối Giải Oan rồi tu hành đắc đạo tại Hương Tích Bảo
Động, trở thành bà mẹđộ lượng, bao dung cho mọi sinh linh mà ngày nay linh tượng
của người còn lưu lại ở nơi đây mà dân gian vẫn gọi là Bà Chúa Ba.
Theo những tư liệu lịch sử cho thấy chùa Hương có thểđã ra đời từ thời Lê
Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận thứ 8 (1476). Khi đi tuần phú phương Nam ngài
đã nghỉở chốn này và cho đến khi Tĩnh đô vương Trịnh Sâm xa giáđến đây vào năm
Canh Dần (1770) thìông đã khẳng định đây chính là "Nam Thiên đệ nhất động" và
cho tạc vào cửa động dòng chữ này.
Để rồi cùng với tạo hoá, con người đã góp công cho chùa Hương trở thành một
quần thể kiến trúc nguy nga tráng lệ giữa ngàn non mà có "cao chất ngất mấy toà cổ
soái". Nhưng đáng tiếc thay, trải qua bao dâu bể thăng trầm giặc ngoại xâm bao lần
gây binh lửa can qua, xoáđi bao công trình tú lệ. Nhưng không vì thế mà "Hương
Tích" ngớt hương thơm, ngược lại hàng năm chùa Hương vẫn rộng mở thiền môn
đón hàng chục vạn chúng Phật tử hành hương vềđất phật. Tạo ra một lễ hội tôn giáo
lớn và kéo dài bậc nhất ở nước Nam ta và cũng là lễ hội dài hiếm thấy trên thế giới.
Đây chính là cơ hội lớn cho ngành du lịch nước nhà, vì thế từ nhiều năm nay khu
danh thắng di tích Hương Sơn đãđược đưa vào khai thác phục vụ ngành du lịch, là
một trong những địa chỉ quan trọng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Tuy nhiên cũng
3
như hầu hết các điểm du lịch khác, nhiều tiềm năng của khu danh thắng Hương sơn
chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đúng mức, nhiều giá trị về tín ngưỡng, tâm
linh, khảo cổ học, dân tộc học… còn chưa được biết đến. Trong khi đó, nhiều vấn
đềđặt ra đãở mức báo động. Vì vậy, đề tài “Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu
du lịch Chùa Hương” là một đề tài mới mẻ và có nhiều ý nghĩa thực tiễn.
Qua đó người viết muốn góp một cái nhìn nhỏ bé cho sự phát triển của khu
danh thắng này trong quá trình chuẩn bị cho việc đề nghị trở thành di sản văn hoá
thế giới. Cũng nhân đây, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Trần
Nhạn, các thầy cô giáo thuộc trường đại học Văn hoá Hà Nội, Sở du lịch Hà Tây,
Ban tổ chức lễ hội chùa Hương, Ban quản lý thư viện quốc gia – TT Thông tin Khoa
học Xã Hội và Nhân văn, các cơ quan tập thể và cá nhân đã giúp đỡ tôi hoàn thành
khoá luận này
4
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. LÝDOCHỌNĐỀTÀI.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như nền
kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, du lịch đã trở thành một nhu
cầu không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Trong xu thế mới, với mong
muốn hiểu biết về văn hoá, nâng cao dân trí, tiếp nối truyền thống thì niềm khát khao
được đi du lịch để tìm hiểu và tận mắt chứng kiến các di tích lịch sử, các phong cảnh
hữu tình ngày càng mạnh mẽ hơn. Đây cũng chính là một động lực chủ yếu thúc đẩy
du lịch phát triển.
Du lịch Việt Nam với khẩu hiệu “ Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới”
sẽ cố gắng để tạo được các sản phẩm du lịch có chất lượng cao vừa mang tính dân
tộc, vừa mang tính hiện đại, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước.
Du lịch Hà Tây cũng không nằm ngoài guồng máy đó.
Đặc biệt, Chùa Hương là một trong những tài sản du lịch vô giá của Hà Tây nói
riêng và của Việt Nam nói chung. Đây là một quần thể di tích và danh lam thắng cảnh
nổi tiếng, bao gồm một hệ thống hang động, đền chùa xen lẫn trong rừng núi, hoa lá
cỏ cây ở một vùng văn hoáđặc sắc với các lễ hội và phong tục nếp sống sinh hoạt đặc
trưng của làng quê Việt Nam. Đây còn là miền đất của đạo Phật với nhiều truyền
thuyết mang ý nghĩa tôn giáo đặc biệt là lễ hội chùa Hương có sức hấp dẫn đặc biệt
với người dân Việt ở mọi miền đất nước. Có thể nói, khu Du lịch thắng cảnh chùa
Hương là một bức tranh “ sơn thuỷ hữu tình” rất đep, rất nên thơ do thiên nhiên và
con người tạo dựng.
Chẳng thế Chùa Hương đãđược thi sĩ Tản Đà phác họa bằng bốn câu thơ :
“ Chùa Hương trời điểm lại trời tô
Một bức tranh tình trải mấy thu
Xuân lại xuân đi không dấu vết
Ai về ai nhớ vẫn thơm tho”
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Việt Nam nói chung và Quy hoạch tổng
5
thể phát triển Du lịch Hà Tây nói riêng thời kì 1995 ( 2010 đã xác định Chùa Hương
làđiểm Du lịch quan trọng cóý nghĩa quốc gia và Quốc tếở khu Du lịch Bắc Bộ. Do
cách Hà Nội không xa và tương đối thuận lợi trong giao thông, chùa Hương là một
trong những điểm du khách quốc tế quan tâm hàng đầu khi đặt chân đến thủđô Hà
Nội.
Tuy nhiên, việc khai thác các hoạt động du lịch ở Chùa Hương thực sự vẫn
chưa tương xứng với những tiềm năng to lớn về tài nguyên nhân văn và tự nhiên của
khu vực. Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên
cứu một cách nghiêm túc trước những thực trạng đang đặt ra đối với vấn đề phát triển
của khu du lịch. Một trong những vấn đề bức xúc kìm hãm sự phát triển của Chùa
Hương là cho đến nay khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương vẫn chưa tìm được mô
hình quản lý phù hợp làm cơ sở cho sự phát triển của khu vực.
Việc xây dựng một mô hình quản lý khai thác tài nguyên khu Du lịch chùa
Hương là một yêu cầu cấp thiết mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao không chỉđối
với sự phát triển của du lịch Hà Tây mà còn góp phần tích cực cho sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra, sự phát triển bền vững của khu Du
lịch thắng cảnh chùa Hương còn đáp ứng được yêu cầu chiến lược, phát triển trung
tâm Du lịch Hà Nội và phụ cận, cũng như của vùng Bắc Bộ và Du lịch cả nước.
Với những lý do trên, được sự giúp đỡ tận tình của TS. Trần Nhạn cùng các
thầy cô giáo khoa Văn hoá du lịch trường ĐH Văn Hoá, ban lãnh đạo, các chuyên
viên tại Sở du lịch Hà Tây em đã mạnh dạn chọn vấn đề:
“ Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương”
làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. ĐỐITƯỢNG, PHẠMVINGHIÊNCỨU.
- Đối tượng: Mô hình quản lý khai thác tài nguyên khu Du lịch - thắng cảnh –
lễ hội chùa Hương.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian lãnh thổ: Đề tài có giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khu
6
vực địa bàn xã Hương Sơn và các xã liền kề, và một sốđặc điểm chung khu vực
huyện MỹĐức. Nhưng chủ yếu tập trung vào khu di tích thắng cảnh, lễ hội chùa
Hương đặc biệt là một số khu quan trọng nhưĐền Trình, động Hương Tích...
+ Về thời gian : Phân tích dựa trên cơ sở số liệu theo báo cáo tổng kết các năm
1997 đến năm 2003 và dự báo phát triển toàn khu đến năm 2010
+ Nội dung: Mô hình quản lý hiện tại và giải pháp cho tương lai.
3. MỤCTIÊUNGHIÊNCỨU.
- Mục tiêu chung: Xây dựng một mô hình quản lý tối ưu cho khu Du lịch chùa
Hương phù hợp với vị trí tiềm năng phát triển, trở thành khu Du lịch Văn hoá có sức
hấp dẫn đặc biệt của Hà Tây nói riêng và của trung tâm Du lịch Hà Nội và phụ cận
nói chung.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giáđúng tiềm năng của khu Du lịch chùa Hương
+ Nghiên cứu xem xét hiện trạng phát triển chùa Hương (1997 - 2003) đặc biệt
là những mô hình tổ chức quản lý khai thác tài nguyên khu Du lịch chùa Hương, tìm
ra những mặt đãđạt được cần phát huy và những mặt hạn chế tồn tại cần khắc phục.
+ Đề xuất một mô hình quản lý khai thác mới cho khu Du lịch chùa Hương
nhằm khắc phục những hạn chếđến sự phát triển du lịch, phát huy được tiềm năng, lợi
thếđể có thể phát triển đa dạng và bền vững.
4. PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU.
Nhằm thực hiện những mục tiêu đãđặt ra ở trên trong quá trình thực hiện tuỳ
theo từng giai đoạn công việc khác nhau, các phương pháp được sử dụng thích hợp
bao gồm các phương pháp sau: Duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, phương pháp thu
nhập số liệu (thứ cấp, sơ cấp), phương pháp khảo sát thực địa, thống kê, phân tích,
tổng hợp.
5. KẾTCẤUCỦAĐỀTÀI.
Ngoài phần mởđầu và kết luận đề tài nghiên được bố cục làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về khu Du lịch chùa Hương.
7
Chương 2: Thực trạng phát triển Du lịch và tổ chức quản lý khai thác tài
nguyên khu Du lịch chùa Hương.
Chương 3: Một số kiến nghị xây dựng mô hình quản lý khai thác tài nguyên
khu Du lịch chùa Hương.
B. PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG I.
KHÁIQUÁTVỀKHU DULỊCHCHÙA HƯƠNG.
1.1. VỊTRÍĐỊALÝCỦAKHU DULỊCHCHÙA HƯƠNG.
Khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương bao gồm phân giới hành chính của 4 xã
Hương Sơn, An Tiến, Hùng Tiến và An Phú thuộc huyện MỹĐức tỉnh Hà Tây, với
diện tích 5131 ha.
Khu Du lịch chùa Hương nằm trong toạđộđịa lý từ 20029' đến 20024' vĩđộ Bắc
và 105041' kinh độĐông. Phía Nam giáp tỉnh Nam Hà, phía Bắc vàĐông thuộc tỉnh
Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình. Khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương cách Hà
Nội về phía Tây- Nam khoảng 60km.
1.2. ĐIỀUKIỆNDÂNSỐVÀLỊCHSỬ.
1.2.1. Dân số.
Khu Du lịch Hương Sơn nằm ngay trong khu dân cư bao gồm 4 xã Hương Sơn,
An Tiến, Hùng Tiến, An Phú. Trong đó Hương Sơn là xãđông dân cư nhất với gần
7000 hộ có 32.210 nhân khẩu.Đây là vùng đất nông nghiệp nên nhân dân chủ yếu
sống bằng nghề nông. Khi vào hội nhân dân trong vùng tập chung chủ yếu là phục vụ
khách du lịch. Nhân dân xã Yến Vĩ chủ yếu sống bằng nghề chèo đò còn các xã khác
chủ yếu là bán hàng lưu niệm hoặc gánh hàng thuê cho khách.
1.2.2. Lịch sử chùa Hương.
Theo Phật Thoại thìđây là nơi Đức Quan ThếÂm Bồ Tát tu hành đắc đạo .
8
BồTát đãứng thân làm công chúa Diệu Thiện, con vua Diệu Trang Vương ở nước
Hưng Lâm, tu hành trong 9 năm trong động Hương Tích. Khi đắc đạo rồi Người trở
về chữa bệnh cho cha ,trừ nghịch cho đất nước và phổđộ chúng sinh.
Khi câu chuyện này được truyền bá ra, các thiền sư , cổđức đã chống gậy tích
tới đây, nhàn du mây nước. Kết quả ba vị hoà thượng đời vua Lê Thánh Tông (1442-
1497) đã tìm thấy động Hương Tích và dựng lên thảo am Thiên Trù . Kể từđóđộng
Hương Tích thường được gọi là Chùa Trong, Thiên Trùđược gọi là Chùa Ngoài, rồi
người ta lấy tên chung cả hai chùa và cả khu vực là Chùa Hương, hay “Hương Thiên
Bảo Sái”. Hương Tích có nghĩa là dấu vết thơm tho, ý nói đây từng là nơi tu hành của
Bồ Tát Quan ThếÂm, còn Thiên Trùđọc theo âm Hán Việt nghĩa là Bếp Trời, vì chùa
nằm trong khu vực ứng với một ngôi sao chủ về việcẩm thực. Do đó nói đi trẩy hội
Chùa Hương tức làđi chiêm bái cả khu vực Hương - Thiên của vùng núi Hương Sơn.
Hàng năm có mấy chục vạn lượt người hành hương tới đây để dâng lên đức Phật một
lời nguyện cầu, một nén tâm hương hoặc thả hồn bay bổng hoà quyện với thiên nhiên
ở vùng rừng núi thơm tho in dấu Phật này.
Kể từ khi vua Lê Thánh Tông đi tuần thú Phương Nam lần thứ II và chư vị Liệt
Tổ chống tích trượng khai sơn phát hiện đến nay. Trải qua mấy trăm năm với chiều
sâu lịch sử và bề dầy truyền thống văn hoáđã tô bồi cho vùng thiên nhiên hùng vĩ này
một bức tranh “kỳ sơn tú thuỷ”. Dãy núi đã bị sự xâm thực lâu đời của thiên nhiên
nên mạch nước khoét núi đã tạo thành nhiều hang động với nét đẹp tự nhiên.
Năm 1687 hoà thượng Trần Đạo Viên Quang mới chống thiền trượng hoằng
truyền và xiển dương đạo Phật khiến vùng này trở thành nơi linh sơn phúc địa.
Đến đầu năm 1947 chùa Hương đã trải qua 9 đời tổ sư nối tiếp xây dựng và
luôn được sựủng hộ của thiện tín muôn phương và nhân dân sở tại. Ngày 17/02/1947
giặc Pháp đã tàn phá Thiên Trù và Tiên Sơn nhưng sau hoà bình lập lại với sự chỉđạo
của nghành văn hoá và chủ trương đúng đắn của nhà nước, thắng cảnh chùa Hương
không những được khôi phục mà ngày càng được mở rộng và phát triển đến hôm nay.
1.3. TÀINGUYÊN DULỊCHCHÙA HƯƠNG.
9
Toàn bộ khu thắng cảnh là một bức tranh toàn mỹ cả về bố cục lẫn màu sắc,
nội dung vàđường nét. Âm hưởng chính của bức tranh ấy là sự hoà quện của đạo với
đời, của thiên nhiên hoang sơ với bóng dáng con người. Hàng năm Chùa Hương đón
tiếp đông đảo nhân dân ở các mọi miền đất nước, kiều bào ở nước ngoài và khách
quốc tếđến thăm. Trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam, Chùa Hương được coi
là báu vật của quốc gia, một tài sản vô giá của hôm qua, hôm nay và mai sau.
Đây là nơi hội tụ của những giá trị to lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn đã khiến Chùa Hương trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước.
1.3.1. Tài nguyên Du lịch tự nhiên.
1.3.1.1. Vị tríđịa lý.
Vị tríđịa lý của Du lịch chùa Hương có lợi thế hơn hẳn các điểm Du lịch khác.
Từ thủđô Hà Nội hoặc các tỉnh đồng bằng có thể liên hệ thuận tiện với khu Du lịch
bằng đường bộ, đường sông. Ngoài ra, nơi dừng chân của khách quốc tếở khu vực
phía Bắc thường là Hà Nội nên chùa Hương chính làđiểm thu hút khách tới tham
quan để tìm hiểu phong tục tập quán của người Việt Nam cũng như tín ngưỡng Phật
Giáo. Đây làđiểm du lịch văn hoá, tham quan, nghiên cứu cóý nghĩa quốc gia và quốc
tế, không chỉđối với Hà Tây mà còn với trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, vùng
du lịch Bắc Bộ.
1.3.1.2. Địa hình, địa mạo, địa chất.
Khu Du lịch chùa Hương thuộc phần cuối của dẫy núi đá vôi kéo dài từ Lan
Nhi Thăng, cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu, vùng đá vôi Hoà Bình - Ninh
Bình đến tận bờ biển Nga Sơn - Thanh Hoá, với độ cao từ 1444m (đỉnh Bu Lan Nha
Thăng) giảm xuống 100m - 300m về phía biển đi xuống. Khu vực này tiếp giáp với
châu thổ sông Hồng, đây chính là ranh giới giữa rừng núi, đồng bằng về phía Tây
Nam, đồng bằng sông Hồng. Do vậy, dẫy núi Hương Sơn cũng chỉ là núi thấp, đỉnh
cao nhất là 381m.
Tuy nhiên, do độ chia cắt ngang dày đặc với hệ thống hố rụt, phễu, máng trũng;
những dẫy chuỗi, các hố nhỏ riêng biệt dạng tháp và tháp cụt được liên kết với nhau ở
10
mạng phức tạp, các hệ thống khe dòng chẩy, những mảng rừng nhiệt đới gió mùa xen
kẽđã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về một vùng núi non hùng vĩ, đa dạng cạnh đồng
bằng.
Địa hình, địa mạo của khu du lịch mang đặc điểm của một thời kỳ chấn động
của vỏ trái đất được tạo thành từ thời Triat cách đây xấp xỉ 250 triệu năm. Hiện nay,
do quá trình xâm thực, rửa lũ vẫn đang diễn ra nên khối núi Hương Sơn chính là mẫu
tiêu biểu cho quá trình địa chất, đã vàđang diễn biến.
Mang đặc trưng rất rõ nét của karst nhiệt đới ẩm đa dạng về hình thái trong
các thung lũng đã tạo thành những phong cảnh trông như viện bảo tàng đá tuyệt đẹp.
Khu vực Chùa Hương có ba nhóm dạng địa hình :
+Nhóm dạng địa hình nguồn gốc karst xâm thực tích tụ.
+Nhóm dạng địa hình nguồn gốc karst.
+Nhóm dạng địa hình bãi bồi.
Một số hang động dạng karst ngầm đẹp nh Hinh Bồng, Long Vân, đặc biệt
Hương Tích được chúa Trịnh Sâm khắc vào động: "Nam thiên đệ nhất động" với
chiều dài từ 20-25m, cao 10-15m.
Hệ thống núi ởđây không chỉđẹp ở chiều cao mà còn đẹp ở chiều dầy, chiều
rộng ở các quần tụ bố cục nhịp nhàng giữa núi với núi và núi với nước. Những dãy
núi ởđây đều có hình dáng độc đáo và cóý nghĩa ở chốn cửa phật như núi mâm xôi
với hình ảnh mâm xôi con gà hay núi voi phục mang vẻđẹp tự nhiên của tạo hoá.
Đánh giá chung vềđịa hình, địa mạo khu vực Chùa Hương cho thấy đây là nơi
cóđịa hình núi thấp xâm thực nhưng nằm ngay cạnh đồng bằng, có phong cảnh “sơn
thuỷ hữu tình” có lợi thế rất lớn về mức độ hâp dẫn du khách.
1.3.1.3. Khí hậu, thời tiết.
Khí hậu thời tiết luôn là yếu tốảnh hưởng lớn tới khách du lịch. Chính khí hậu
tạo ra từng loại thời tiết vàđịnh ra mùa du lịch. Khu du lịch chùa Hương nằm hoàn
toàn trong vành đai khí hậu nóng, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh.
Đặc biệt với lễ hội chùa Hương thì thời tiết mùa xuân là quan trọng vì nó trực
11
tiếp tác động tới hoạt động của lễ hội. Thòi tiết mùa xuân với nhiệt độ dễ chịu 16-
200C. Mặt trời chuyển dịch lên cao,nắng xuân ấm dịu. Mưa chủ yếu là mưa bay, mưa
bụi, mưa phùn lên một màn trắng hưảo, mong manh trước cổng chùa và trên cả núi
rừng Hương Sơn. Đó là yếu tố thuận lợi cho khách vì khách sẽ cảm thấy bầu không
khí khác lạ, yên tĩnh, tôn nghiêm, linh thiêng và phần nào bớt mệt khi leo núi.
- Tổng nhiệt độđạt từ 80000C – 85000C/năm. Nhiệt độ trung bình năm là
23.30C/năm. Một năm chia làm hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Thời kỳ nóng nhất nhiệt
trung bình là 270C . Thời kỳ lạnh nhất có nhiệt độ trung bình 180C. Thời kỳ tháng
3,4,9,10,11 tương đối thích nghi với sức khoẻ con người thuận lợi cho tham quan,
nghỉ dưỡng.
Chếđộ gió nói chung không gây tác động xấu đến sức khoẻ con người, tạo độ
thông thoáng vừa phải tương đối thuận lợi cho các hoạt động tham quan Du lịch, nghỉ
dưỡng.
- Chếđộ bức xạ nắng,mây, mưa tương đối thích nghi với sức khoẻ con người
thuận lợi cho hoạt động tham quan nghỉ dưỡng.
- Lượng mưa trung bình 1800-2000mm /năm với ngày mưa 140-150 ngày/năm
ở ngưỡng thích hợp đến khá thích hợp .Tuy có lượng mưa nhiều nhưng số ngày mưa
không quá cao do vậy ít cản trởđến hoạt động tham quan du lịch ngoài trời.
Với số giờ nắng cao và lượng nhiệt như vậy nên ởđây cây cối có thể ra hoa kết
quả quanh năm.
Các học giảấn Độđãđưa ra các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người như
sau :
Bảng 1: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người.
Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ
trung bình
năm (độ C)
Nhiệt độ
trung bình
tháng (độ C)
Biên độ của
t0độ trung bình
(độ C)
Lượng
mưa trung
bình năm
12
(mm)
1 Thích nghi 8-24 24-27 <6 1250-1902
2 Khá thích nghi 24-27 27-29 6-8 1900-2550
3 Nóng 7-29 29-32 8-14 >2550
4 Rất nóng 29-32 32-35 14-19 <1250
5 Ko thích nghi >32 >35 >19 <650
(Nguồn : Viện nghiên cứu và phát triển du lịch)
Qua bảng số liệu trên và tình hình khí hậu khu du lịch Chùa Hương ta thấy khí
hậu ởđây thuộc vào loại thích nghi và khá thích nghi, phù hợp với sức khoẻ con
người. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn thu hút khách du lịch. Trên cơ sởđó
khu du lịch cần khai thác triệt để khía cạnh này, một mặt cũng cần có những biện
pháp phòng chống những khó khăn do khí hậu gây ra như nhiệt độ vào mùa hè cao,
cần có những thiết bị chống nóng trong nhà nghỉ cho khách, hay trồng nhiều cây để
lấy bóng mát và tạo cảnh quan thêm đẹp.
1.3.1.4. Thuỷ văn.
Để phục vụ cho khách du lịch thì nguồn nước đóng vai trò quan trọng. Nguồn
nước ảnh hưởng tới môi trường sống còn lại trong khu vực và phục vụ cho môi
trường sinh hoạt vệ sinh của dân c và khách du lịch.Mạng lới thuỷ văn của huyện
MỹĐức rất phong phú gồm lưu lượng nước của hai con sông lớn: sông Đáy, sông
Thanh Hà và hệ thống suối : suối Yến, suối Long Vân … đều do nguồn nước ngầm
Karst cung cấp tạo ra dòng chảy quanh năm.
Đặc biệt với dòng suối Yến hiền hoà thơ mộng uốn lượn quanh co chạy dài
3km mất khoảng một giờđi đòđưa du khách đến chùa Thiên Trùđể vào động Hương
Tích. Không chỉđóng vai trò là dòng chảy đón đưa du khách mà suối Yến còn tạo cho
du khách cảm giác lãng mạn, thả hồn trước cảnh “Sơn thuỷ hữu tình “. Chẳng thế mà
Chu Mạnh Trinh đã phải thốt lên khi tới Chùa Hương “ kìa non non, nước nước, mây
mây\ Đệ nhất động hỏi rằng đây có phải”. Đây chính là một yếu tố tăng sức hấp dẫn ở
Chùa Hương.
13
Theo điều tra nghiên cứu của Viện nghiên cứu và phát triển du lịch thì hệ thống
thuỷ văn rất phong phú, với tầng nước ngầm dồi dào sẽ là một điểm mạnh để cung
cấplượng nước đảm bảo cho việc khai thác, phục vụ các nhu cầu du lịch, sinh hoạt
của khách và dân cư.
Bảng 2: Thành phần cán cân nước trong khu vực
P (mm) R(mm) E(mm) α
1900 1083 817 0.57
( Nguồn : Viện nghiên cứu và phát triển du lịch)
P : lượng nước mưa năm E : lượng bốc hơi năm
R : lượng dòng chảy năm α : hệ số d